Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Việt Nam

Việt Nam có những thiên đường thật sự, truyền thống, văn hóa dân tộc được hòa quyện hoàn hảo với thiên nhiên đất trời. Du lịch Việt Nam được Nhà nước Việt Nam xem là một ngành kinh tế mũi nhọn vì cho rằng đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. 
Điểm đến nổi bật
SÀI GÒN - Thành Phố Hoa Lệ
Nếu Hà Nội được biết đến là thủ đô ngàn năm văn hiến với vẻ đẹp yên bình, trầm mạc cùng nhịp sống chậm rãi thì Sài Gòn lại là thành phố của những chuyển động, sự sôi nổi, sầm uất bậc nhất cả nước nhưng lại đan xen một chút cổ kính, một chút châu Âu giữa lòng Việt Nam. 
MIỀN TÂY Sông Nước
Bỏ hết những mệt mỏi của thành thị, xách ba lô lên và về với mảnh đất miền Tây bạn sẽ có những khoảng thời gian thư giãn đúng nghĩa. Mang trong mình vẻ đẹp khung cảnh sông nước hữu tình và những nét đẹp văn hóa được kế thừa từ ngàn xưa, Miền Tây được quan tâm và phát triển nền dịch vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.
HUẾ - Thành Phố Cố Đô
Mảnh đất là Cố đô của Thu Bồn – Huế có gì mà làm xuyến xao kẻ ở người đi tới vậy? Có lẽ do cảnh sắc nên thơ, trữ tình, những công trình kiến trúc thời Vua Chúa, cái tình chân phương và chất giọng nghe là “nghiện” của người Huế đã làm nô nức lòng người khi đến xứ sở mộng mơ - Huế 

 

ĐÀ NẴNG - Thành Phố Đáng Đến Nhất
Đà Nẵng – nơi được mệnh danh là “thành phố đáng đến nhất Việt Nam” – nơi đây đang dần trở thành điểm sáng của cả nước trong lĩnh vực du lịch, thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm bởi vẻ trẻ trung, văn minh, và hiện đại.
HÀ NỘI - Ngàn Năm Văn Hiến
Hà Nội, ngàn năm văn hiến – trái tim của cả nước, nơi lưu giữ biết bao tinh hoa của dân tộc. Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh đẹp và những món ăn nổi tiếng, người Hà Thành còn mang một dấu ấn đặc trưng riêng, đó là sự duyên dáng, thanh lịch và tinh tế trong từng câu nói, cử chỉ.
Thông tin cơ bản
Cần hỗ trợ thông tin tại Việt Nam
Cần hỗ trợ thông tin tại Việt Nam

Một số Hotline hỗ trợ tại Việt Nam: 

Tổng đài phòng cháy chữa cháy : 114

Tổng đài hỗ trợ an ninh              : 113

Tổng đài cấp cứu, hỗ trợ y tế     : 115

 

Địa điểm
Địa điểm
Việt Nam là quốc gia ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Đông và Nam giáp Biển Đông. Thủ đô là Hà Nội từ năm 1976, với Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất.
Thủ đô
Thủ đô
Hiện thủ đô Việt Nam là Hà Nội. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao thủ đô của Việt Nam lại là Hà Nội mà không phải Sài Gòn không?

Sài Gòn chỉ cách bờ biển vài km, dễ trở thành mục tiêu của tàu chiến. Bên cạnh đó, nước biển dâng khiến thành phố bị ngập nhiều lần trong năm. Kinh tế là thứ duy nhất Thành phố Hồ Chí Minh hơn Hà Nội, nhưng kinh tế không phải yếu tố quan trọng nhất để làm thủ đô.

Hà Nội có khoảng cách an toàn tối thiểu 120km từ Hà Nội tới bất kỳ biên giới trên bộ hoặc trên biển nào. Trong thời chiến, địch phải đi một quãng đường dài để tiến vào nội địa => an toàn hơn.

 

Sân bay chính
Sân bay chính

Việt Nam có 2 sân bay theo hai miền Nam và Bắc

Ở miền Nam : Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất là cảng hàng không lớn nhất ở miền Nam và đứng thứ nhất về mặt công suất nhà ga và cũng là sân bay có lượng khách lớn nhất Việt Nam.

Ở miền Bắc : Sân bay Quốc tế Nội Bài là cảng hàng không quốc tế lớn nhất của miền Bắc Việt Nam, phục vụ chính cho Thủ đô Hà Nội và vùng lân cận, thay thế cho sân bay Gia Lâm cũ.

 

Ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ nói
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính được sử dụng ở Việt Nam. Nhưng ở một số nơi dành cho khách du lịch như chợ ở trung tâm, khu du lịch, một vài siêu thị thì bạn có thể sử dụng tiếng Anh. 
Tiền Tệ
Tiền Tệ
Việt Nam sử dụng đồng tiền Việt Nam Đồng. Mã tiền tệ là VND. Bạn có thể mua VND tại một số sàn giao dịch tiền tệ trước chuyến đi của bạn, tại sân bay, khi đến hoặc rút tiền từ ATM và ngân hàng ở Việt Nam
Mùa thấp điểm
Mùa thấp điểm

Từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 11 hằng năm là mùa mưa ở miền Nam Việt Nam, nên thời gian này có thể sẽ gây ra hạn chế trong việc đi tham quan một số địa điểm du lịch của bạn. Nếu bạn quyết định đi vào thời gian này, bạn nhớ mang ô hoặc áo mưa cá nhân,ủng để có thể sử dụng.

Ngoài ra, từ giữa tháng 6 - 8 là thời gian nghỉ hè của học sinh ở Việt Nam, thời điểm này nhà nhà đi du lịch, người người đi du lịch nên không tránh được các khu du lịch đều quá tải về phòng và dịch vụ. Nhớ đặt lịch trước nếu bạn đi du lịch vào thời gian này nha.

Thời tiết miền Bắc vào thời gian này cũng cực kì khó chịu, nhưng nếu bạn muốn đi du lịch miền Bắc vào thời gian này thì Sapa là lựa chọn không tệ với bạn.

Mùa cao điểm
Mùa cao điểm

Khí hậu Việt Nam nằm trong vùng Nhiệt đói, không phân chia mùa rõ rệt. Nhưng nếu bạn muốn đi du lịch Việt Nam thuận lợi nhất đó là vào từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 4. Đó được coi là mùa khô ở miền Nam, thời tiết thời gian này sẽ không có mưa hoặc rất ít mưa. Vì thế bạn có thể du lịch vào thời gian này để có thể trải nghiệm du lịch Việt Nam mà không hề phải lăn tăn.

Ngoài ra, từ tháng 11 - tháng 4 miền Bắc sẽ vào đông và xuân, thời tiết lạnh vào tháng 11 - 01 và ấm dần vào tháng 02-04, đây là thời tiết lý tưởng để bạn có thể đi du lịch miền Bắc. 

Câu hỏi thường gặp
Có nên Tip ở Việt Nam ?
Ở Việt Nam tiền tip tùy tâm, đôi khi để chứng tỏ đẳng cấp nhưng nhiều nước số tiền này là bắt buộc.

Ở Việt Nam tiền tip không bắt buộc.

Ở các khách sạn 5 sao hoặc nhà hàng cao cấp, tiền tip thường được tính trực tiếp vào hoá đơn nhưng khách hàng vẫn sẵn sàng “bo” thêm nếu thấy hài lòng. Nhưng với những nhà hàng, dịch vụ bình dân thì hầu như không có khoản tiền này dù chất lượng phục vụ tốt, nhân viên nhiệt tình. 

Tôi có thể truy cập vào Internet như thế nào?
Phần lớn các khách sạn cung cấp wi-fi miễn phí, mặc dù một số vẫn sẽ tính phí theo gia số 24 giờ. Các nền tảng xe lửa và tàu điện ngầm và Starbucks cung cấp wi-fi miễn phí, mặc dù đôi khi tín hiệu yếu. Hoặc bạn có thể mua sim sử dụng 3G ở Việt Nam hay tại sân bay của Việt Nam
Tôi có thể sử dụng thể tín dụng của mình không?

Việt Nam đa số những quán ăn ngon đều ở lề đường, nên Việt sử dụng thẻ hơi khó khăn. Thường du lịch ở Việt Nam bạn nên thủ sẵn tiền mặt để có thể chi tiêu. 

Hãy chắc chắn rằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng, thẻ visa của bạn có biểu tượng “cirrus" hoặc “plus" trên đó (hầu hết mọi thẻ Visa hoặc MasterCard sẽ có). Thẻ có logo này được dùng khá nhiều trên khắp các quốc gia.

Ngoài các loại thẻ trên, một số du khách có lựa chọ sử dụng séc khi đi du lịch. Tuy nhiên phương thức thanh toán này khá rắc rối, ít nơi chấp nhận và không được sử dụng phổ biến, vì vậy đây chỉ là phương án dự phòng mà thôi.

Lưu ý: Đừng nên mang theo quá nhiều tiền mặt khi đi du lịch Việt Nam, bạn chỉ nên lưu trữ số ít bạn có thể sử dụng trong ngày để chuyến đi chơi an toàn, vui vẻ và tránh bị trộm cướp nhé!

Việt Nam có những ngày lễ đặc biệt gì?

Việt Nam là một đất nước không sở hữu diện tích lớn nhưng lại chứa đựng một nền văn hóa độc đáo, đặc sắc từ chính hơn 65 dân tộc anh em sinh sống dọc khắp đất nước :

Lễ hội Đền Hùng (Giỗ tổ Hùng Vương) – Phú Thọ : Hẳn chúng ta đều đã quá quen thuộc với câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày Giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Đây là một trong những lễ hội lớn mang tính chất quốc gia, được tổ chức hàng năm nhằm để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước.  Lễ hội diễn ra và kéo dài từ mùng 8 – 11/03 âm lịch, trong đó mùng 10 là chính hội.

Lễ hội Katê : Là lễ hội lớn nhất, đông vui nhất của tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, nơi có đông đảo đồng bào dân tộc Chăm sinh sống, lễ hội Katê (tên khác là lễ tưởng niệm đấng cha) diễn ra vào ngày 1-7 Chăm lịch (khoảng từ 25-9 đến 5-10 dương lịch) hàng năm. Lễ hội Katê để tưởng niệm các vị anh hùng dân tộc, tổ tiên, ông bà, thần linh cùng các vua Pôklông Garai, vua Prôme.

Hội đua voi : Được tổ chức hằng năm vào tháng Ba âm lịch, hội diễn ra ở Buôn Đôn hoặc ở những cánh rừng thưa nằm ven dòng sông Sêvepốc. Trước khi vào cuộc đua, một tiếng tù và cất lên, từng tốp voi được nhưng người quản tượng điều khiển đứng vào vị trí xuất phát. Khi có lệnh xuất phát, những chú voi sẽ thi nhau phóng về phía trước trong tiếng chiêng, trống, hò reo cổ vũ vang cả núi rừng.

Lễ hội Ok Om Bok : Lễ hội có tên khác là lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, được tổ chức vào đúng hôm rằm và được bắt đầu từ khi trăng lên. Người Khmer thường tổ chức lễ hội Ok Om Bok vào ngày rằm tháng 10 âm lịch hằng năm như để cảm ơn các vị thần đã cho mưa thuận, gió hòa và mùa bội thu.