Quần đảo Bà Lụa – nơi được ví như một Vịnh Hạ Long thu nhỏ với khung cảnh thiên nhiên đầy thu hút khi vẫn còn giữ được nét hoang sơ, mộc mạc. lôi cuốn lòng người. Đảo Bà Lụa sẽ là địa điểm du lịch lý tưởng để bạn rủ bỏ những xô bồ, muộn phiền ở nơi phố thị náo nhiệt để tận hưởng sự bình yên nhưng không kém phần hấp dẫn ở nơi đây. Hãy cùng Gonatour khám phá vẻ đẹp tại quần đảo Bà Lụa Kiên Giang này nhé.
Quần đảo Bà Lụa
1. Nguồn gốc tên gọi của quần đảo Bà Lụa
- Đảo Bà Lụa còn có tên gọi khác là Bình Trị. Về nguồn gốc tên gọi Bà Lụa thì tới tận bây giờ vẫn chưa có lời giải đáp thật sự cho tên gọi này mà chỉ là những câu chuyện, lời kể truyền lại giữa người dân với nhau. Có thông tin cho rằng, Bà Lụa là tên của một vị nữ tướng hậu cần đã lập xưởng dệt lụa ở đây để cung ứng cho nghĩa quân Nguyễn Trung Trực trong phong trào chống Pháp vào cuối thế kỷ 19, bà được người đời tôn vinh nên dùng tên bà để đặt cho hòn đảo này.
- Nguồn khác lại giải thích rằng, nơi đây từng được khai hoang bởi một vị tướng Pháp, ông có một bà vợ người Việt gốc Hoa tên là Lụa, vì để làm vui lòng bà, ông để bà đứng tên mọi giấy tờ, đất đai từ đó quần đảo có tên là Bà Lụa. Tuy nhiên lại có thuyết cho rằng vào khoảng năm 1858, có một vị quan lớn lấy được một cô vợ hiền lành, xinh đẹp. Bà tìm tới quần đảo này để lánh xa chốn quan trường, tìm sự bình yên với công việc hàng ngày là nuôi tằm, dệt lụa và từ đó người ta đặt tên cho quần đảo này theo nghề của bà và giữ đến ngày hôm nay.
2. Đảo Bà Lụa ở đâu?
- Quần đảo Bà Lụa nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc địa phận xã Sơn Hải, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ quần đảo bao gồm khoảng 40 đảo lớn nhỏ, trải rộng trên diện tích 70 km2 , được cấu tạo từ đá trầm tích Paleozoi hạ-trung. Nơi đây là đoạn cuối của dãy Tà Lơn của Capuchia, được hình thành do sự vận động của thời kỳ tạo sơn của dãy Himalaya cách đây hàng triệu năm.
- Trong tổng số 40 quần đảo thì chỉ có khoảng 10 đảo có người dân bản địa sinh sống số đảo còn lại chỉ có vài hộ dân hoặc còn hoang sơ, chưa được khai thác. Người dân ở đây đặt tên cho những hòn dựa theo hình dạng và truyền thuyết cha ông như: Hòn Heo, Hòn Dê, Hòn Ngang, Hòn Đước, Hòn Thơm, Hòn Dừa,…
- Khu vực biển xung quanh quần đảo Bà Lụa là biển nông với nhiều bãi sỏi được bào mòn nhẵn mịn, óng ánh với nhiều sắc màu đẹp mắt, nhiều nơi có thể đi bộ từ hòn này sang hòn khác. Quần đảo Bà Lụa nằm trong vùng ít gặp sóng to, gió lớn, ngược lại khí hậu trong lành, làn nước biển trong xanh cùng với vẻ đẹp nên thơ, còn nguyên nét hoang sơ mà tự nhiên ban tặng khiến nhiều du khách đến đây trải nghiệm, khám phá.
Quần đảo Bà Lụa
3. Nên đi quần đảo Bà Lụa vào thời gian nào?
- Thời tiết và khí hậu của quần đảo Bà Lụa thường được chia thành 2 mùa là mùa khô và mùa mưa. Trong đó, mùa khô thường bắt đầu từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, còn mùa mưa thì kéo dài trong suốt từ tháng 4 tới tháng 9. Vậy nên thời điểm tốt nhất để tham quan đảo Bà Lụa là khoảng thời gian mùa khô.
Mùa thấp điểm
- Mùa thấp điểm du lịch của Bà Lụa thường rơi vào cuối tháng 4 đến đầu tháng 10 âm lịch (Tháng 5 đến tháng 11 Dương lịch). Trong khoảng thời gian này thời tiết thường nắng quá gắt hoặc mưa bão nhiều khiến cho trải nghiệm du lịch trở nên khó khăn hơn. Bù lại đây là khoảng thời gian lượng du khách tham quan giảm đi đáng kể, giá cả dịch vụ cũng “nhẹ túi” rất nhiều nếu muốn tiết kiệm chi phí. Có thể cân nhắc đi vào đầu tháng 4 và cuối tháng 10 âm lịch vì vào thời điểm này ít mưa hơn.
Mùa cao điểm
- Thời gian lý tưởng để du lịch tham quan đảo Bà Lụa là từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 3 âm lịch (Tháng 10 đến Tháng 4 Dương lịch) vì thời tiết ít mưa, biển êm, cảnh đẹp, khí hậu dễ chịu, nắng không quá gắt. Đặc biệt là giai đoạn tháng 11 đến tháng 1 âm lịch (Tháng 12 đến tháng 2 Dương lịch), thời điểm này trời trong xanh, mát mẻ, thuận lợi cho việc trải nghiệm vui chơi trên đảo tuy nhiên thời gian này lượng du khách đến đây khá đông và chi phí tương đối đắt đỏ.
Quần đảo Bà Lụa
4. Di chuyển đến đảo Bà Lụa bằng cách nào?
Di chuyển bằng xe máy, ô tô
- Nếu bạn chọn đi phượt bằng xe máy hay có ô tô riêng để đi du lịch đảo Bà Lụa thì là một ý kiến rất hay đấy. Vì quãng đường từ Sài Gòn đến Bà Lụa không quá xa xôi, đường đi dễ cộng thêm quang cảnh hai bên rất đẹp nên tự đi xe riêng rất phù hợp.
- Để phượt bằng xe máy từ Tp.Hồ Chí Minh đến quần đảo Bà Lụa có 2 tuyến đường để các bạn lựa chọn:
- Tuyến 1: Sài Gòn – Quốc lộ 1A – Ngã 3 An Hữu rẽ phải – TP Cao Lãnh – Hồng Ngự - Tân Châu – Châu Đốc – Tịnh Biên – Hà Tiên – Ba Hòn – Bến tàu Tiến Triển Bình An, xã Bình An, huyện Kiên Lương, Kiên Giang.
- Tuyến 2: Sài Gòn – Sa Đéc – Phà Vàm Cống – Long Xuyên – Rạch Giá rẽ phải ra QL 80 – Ba Hòn – Bến tàu Tiến Triển Bình An, xã Bình An, huyện Kiên Lương, Kiên Giang.
- Khi đến được bến tàu Tiến Triển Bình An, các bạn mua vé tàu để di chuyển sang quần đảo Bà Lụa.
Di chuyển bằng xe khách
- Từ Tp.Hồ Chí Minh, các bạn có thể tới bến xe miền Tây bắt xe đi Hà Tiên – Kiên Giang, rồi nhắn tài xế cho dừng tại điểm xuống Ba Hòn. Từ Ba Hòn di chuyển ra bến tàu Tiến Triển Bình An, xã Bình An, huyện Kiên Lương, Kiên Giang để mua vé lên tàu ra quần đảo Bà Lụa. Với lựa chọn đi bằng xa khách, bạn có thể tham khảo một số nhà xe uy tín chạy tuyến Sài Gòn – Hà Tiên dưới đây:
- Xe Kumho: giá vé từ 170.000 – 200.000đ/vé, điện thoại: 0803 752 7878
- Xe Phương Trang: giá vé từ 180.000 – 200.000đ/vé, điện thoại: 0838 309 309
Di chuyển từ đất liền ra đảo
- Tại bến tàu Ba Hòn bạn có thể lựa chọn mua vé cano hoặc tàu gỗ để di chuyển. Thông tin giá vé đi quần đảo Bà Lụa và ưu điểm các loại phương tiện bạn có thể tham khảo bảng sau:
-
Di chuyển bằng cano
- Đây là phương tiện được nhiều du khách lựa chọn để di chuyển sang đảo Bà Lụa. Ưu điểm của loại phương tiện này là di chuyển nhanh (chỉ mất khoảng 20-30p để tới đảo), không say sóng, thuận tiện cho việc ngắm cảnh. Giá vé thường dao động từ 1.700.000 – 2.500.000VNĐ/cano/2 lượt đi và về (Giá vé tùy thuộc vào đoàn và thời gian cao điểm du lịch).
-
Di chuyển bằng tàu gỗ
- Tàu gỗ cũng là phương tiện phổ biến để di chuyển đến đảo Bà Lụa. Giá vé tàu là 200.000VNĐ/người/2 chiều. Tàu thường chạy hàng ngày vào buổi sáng từ 7h – 9h cho khách lẻ (nếu đi sau 9h thì phải thuê cả tàu). Thời gian từ bến tàu đến đảo khoảng 25 – 35 phút.
Quần đảo Bà Lụa
5. Quần đảo Bà Lụa có gì nổi bật
Hòn Heo
- Đây là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Bà Lụa với diện tích 1,5 km2. Tên gọi Hòn Heo bắt nguồn từ thời Pháp thuộc khi họ ra đảo và lập trại nuôi heo ở đây vào năm 1918. Hòn đảo sở hữu một vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, nét thơ mộng của những rặng dừa, sự nguyên sơ của những làng chài. Trên đảo còn có chùa Sơn Hải Tự thờ phật – nơi bạn có thể tới chiêm bái và ngắm cảnh.
Ba Hòn Đầm
- Ba Hòn Đầm là ba hòn đảo đẹp nhất và được du khách lựa chọn để tham quan nhiều hơn vì chúng nằm khá gần nhau nên rất dễ dàng cho việc di chuyển từ hòn này sang hòn khác. Ba Hòn Đầm bao gồm:
- Hòn Đầm Dương: Đây là hòn đảo có bảo cát đẹp nhất Ba Hòn Đầm. Bên cạnh sự trong xanh của nước biển, nơi đây còn được tô điểm với hàng dừa thơ mộng đậm chất hoang sơ. Là một nơi lý tưởng để tắm biển và thoải mái vui chơi.
- Hòn Đầm Đước: Đúng như tên gọi của nó, tại đây là nơi sinh trồng bạt ngàn cây đước biển. Với diện tích khoảng 12ha, đến với Hòn Đầm Đước bạn sẽ được nghỉ ngơi, hóng mát trên những chòi tre mắc võng men theo dọc bờ đảo.
- Hòn Đầm Giếng: Sở dĩ hòn đảo này có tên như vậy là vì trên đảo có một chiếc giếng chưa bao giờ cạn nước. Đặc biệt, điều khiến nhiều du khách yêu thích chính là con đường đi bộ giữa biển lộ thiên tuyệt đẹp. Dù chưa được khai thác du lịch nhiều như hai hòn còn lại nhưng hòn Đầm Giếng vẫn hấp dẫn du khách bởi nét đẹp tự nhiên, những bãi cát, bãi đá sỏi trải dài.
Hòn 3 Đầm
Hòn Phụ Tử
- Một trong những cảnh quan thiên nhiên đẹp của quần đảo Bà Lụa mà không thể bỏ lỡ phải kể đến là Hòn Phụ Tử.
- Hòn Phụ Tử gồm hai khối đá dính liền với nhau đứng trên một bệ đá cao khoảng 5m cách mặt biển, trong đó Hòn Phụ cao khoảng 33,6m còn Hòn Tử có chiều cao khoảng 30m.
- Theo truyền thuyết kể của người dân kể lại rằng: Ngày xưa ở vùng biển này xuất hiện một con quái vật thuồng luồng chuyên ăn thịt ngư dân, phá hoại thuyền bè. Bất bình trước sự hung bạo đó, hai cha con làm nghề chài lưới sống cạnh chùa Hang đã quyết tâm tiêu diệt con quái vật kia để trừ hại cho người dân. Người cha đã nằm bên bờ biển, biến mình thành miếng mồi ngon dụ con quái vật đến khi khắp mình đã tẩm thuốc cực độc. Quái vật thuồng luồng mắc bẫy, cắn đứt lìa ông rồi trúng độc mà chết. Tuy nhiên, qua bao nhiêu ngày, người con trai không thấy cha mình ở đâu bèn đi tìm rồi bắt gặp xác cha bên biển, ôm chầm lấy cha mà khóc thảm thiết vô tình khiến chất độc thấm vào người rồi cũng chết theo. Ở nơi hai cha con nằm sau nhiều ngày trời nổi mưa giông, bỗng từ đâu nổi lên hai hòn đá, một lớn một nhỏ. Từ đó, người dân đặt tên cho nó là Hòn Phụ Tử với ý nghĩa biểu tượng cho tình cảm cha con thiêng liêng, nơi canh giữ biển, bảo vệ dân làng.
- Hòn Phụ Tử được công nhân Danh lam thắng cảnh quốc gia từ năm 1989 và được xem là biểu tượng của du lịch Kiên Giang.
Chùa Hang
- Chùa Hang hay còn được gọi là Hải Sơn Tự, là một ngôi chùa nổi tiếng nằm sâu trong động dưới chân núi An Hải Sơn, Kiên Giang. Chùa nằm sâu 40m trong hang đá tự nhiên, phía sau thông ra biển, cửa chính hướng vào đất liền. Bên trong hang đá là những khối thạch nhũ do nước ăn mòn tạo nên nhiều hình dáng lạ kỳ, đẹp mắt, được ví như một “động Phong Nha thu nhỏ”..
Chùa Hang
6. Những trải nghiệm mới lạ, thú vị tại quần đảo Bà Lụa
Cắm trại trên biển
- Nếu bạn muốn thử một trải nghiệm mới thì cẳm trại trên biển là một hoạt động không nên bỏ qua. Trải nghiệm quây quần trò chuyện vui đùa bên đống lửa trại giữa thiên nhiên mây trời đầy sao, thưởng thức những món hải sản tươi ngon, trải qua cảm giác nằm ngủ với tiếng sóng vỗ bên tai hay bị đánh thức bởi ánh nắng xuyên qua những túp lều sẽ đem lại cho bạn một kỷ niệm khó quên.
Cắm trại trên biển
Tự tay bắt cá, ốc, nhum,…
- Với sự phong phú của các loại hải sản ở đảo Bà Lụa, bạn không cần đến tàu thuyền, cũng chẳng cần phải ra ngoài khơi xa thì bạn cũng đã có thể trải nghiệm tự tay bắt cá, ốc, cua, hàu,... ngay tại bãi biển, ghềnh đá như một ngư dân thực thụ.
Ngắm bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp giữa lòng biển
- Bình minh và hoàng hôn là hai thời khắc đẹp nhất của thiên nhiên nơi đây. Chiêm ngưỡng bầu trời chuyển sang một màu vàng rực rỡ trên nền nước biển trong xanh khi hoàng hôn xuống hay ánh mặt trời bắt đầu le lói đằng xa xa khi bình minh lên khiến cho lòng người thêm xao xuyến, chìm đắm.
Ngắm bình minh tại đảo Bà Lụa
7. Ăn gì ngon ở đảo Bà Lụa ?
- Ngoài việc chiêm ngưỡng cảnh đẹp mà đảo Bà Lụa mang lại thì ẩm thực là điêu không thể thiếu khi đã đến trải nghiệm nơi đây. Cũng như các vùng biển khác, quẩn đảo Bà Lụa hấp dẫn du khách với những món ăn biển cả, những loại hải sản tươi sống như ốc, sò, nghêu, mực,… cực kỳ tươi ngon.
- Du khách có thể tự mình đánh bắt và nướng dùng ngay bên bờ biển bất cứ lúc nào hoặc mua từ những người dân trên đảo với giá cả hợp lý mà không lo bị chặt chém. Đặc biệt, du khách không nên bỏ qua những đặc sản nơi đây như cá bớp – được chế biến làm canh chua cá bớp, lẩu cá bớp, nhum biển nướng mỡ hành, mực nướng sa tế, cháo hải sản, là những món ăn nổi tiếng mà bạn nhất định phải thưởng thức khi có dịp đặt chân tới đảo Bà Lụa.
Ăn gì ở quần đảo Bà Lụa
8. Một vài lưu ý khi tham quan quần đảo Bà Lụa
- Nên chuẩn bị lều hoặc túi ngủ phòng trường hợp hết phòng khách sạn
- Mang theo thuốc chống muỗi, nón, kem chống nắng
- Chuẩn bị tiền mặt vì trên đảo rất khó tìm được cây ATM
- Dùng dép cao su thay cho giày cao gót và giày thể thao để thuận tiện cho việc di chuyển
Quần đảo Bà Lụa
Nếu bạn đang muốn khám phá, tận hưởng kỳ nghỉ tại quần đảo Bà Lụa một cách trọn vẹn nhất mà không phải bận tâm về chỗ nghỉ ngơi, ăn uống, phương tiện đi lại thì hãy đặt ngay Chương trình tham quan quần đảo Bà Lụa 3N2D tại Gonatour để được phục vụ từ A tới Z.
Xem thêm: