Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Di hòa viên – thiên đường hạ giới của Trung Quốc

Thứ hai, 29/01/2024, 07:46 GMT+7

Không ngoa khi nói Trung Quốc chính là cái nôi của văn hóa Đông Á với những công trình kiến trúc có bề dày lịch sử lâu đời. Được xem là “Cung điện mùa hè” dưới thời nhà Thanh, Di Hòa viên là một công trình kiến trúc thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan hàng năm. Khi dừng chân tại Di hòa viên, bạn sẽ không chỉ hiểu hơn về lịch sử mà còn được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cực đẹp Trung Quốc.

Di Hòa Viên Trung QuốcDi Hòa Viên Trung Quốc

1. Di hòa viên Trung Quốc

  • Di Hòa viên hay còn được gọi là “Cung điện mùa hè” được xây dựng dưới triều đại nhà Thanh ở Trung Quốc. Di Hòa viên ở ngoại ô cách thủ đô Bắc Kinh 15km về phía Tây Bắc. Đây được xem là một công trình xây dựng với quy mô lớn, cảnh quan nổi bật bao gồm hồ Côn Minh và núi Vạn Thọ, lấy ý tưởng xây dựng từ Hồ Tây Hàng Châu và dựa trên kỹ thuật thiết kế của các khu vườn Giang Nam.
  • Di Hòa Viên là công trình nổi tiếng nhất của nghệ thuật lâm viên (vườn hoàng gia) của Trung Quốc với quy mô rộng lớn nhất nhưng vẫn đạt đến sự tinh tế hoàn hảo về mặt kiến trúc tầng lớp chặt chẽ và tuân theo những quy luật phong thủy nghiêm ngặc nhất. Tổng số các kiến trúc trong không gian của Di Hòa Viên gồm 3000 gian và được phân thành ba khu chính: khu hành chính, nơi sinh hoạt, và khu vườn để thể ngoạn.
  • Theo lịch sử Trung Hoa, Di Hòa Viên có nghĩa là khu vườn mang đến sự thư thái, thanh tịnh trong tâm hồn. Chính vì vậy, nơi đây trở thành địa điểm thưởng ngoạn, vui chơi giải trí nổi tiếng của giới hoàng tộc Trung Hoa xưa.
  • Trước khi vui Càn Long kế vị thì cung điện đã được xây dựng ở phía tây Bắc Kinh. Tuy nhiên đến thời vua Càn Long thì công trình không chỉ được mở rộng ra mà còn được xây dựng hoành tráng thêm. Vào năm Càn Long thứ mười lăm (1750), hoàng đế Càn Long đã dùng 4.48 triệu ‘lạng bạc’ xây dựng nên Thanh Hoa Ý viên để báo hiếu cho mẹ là Trùng Khánh Thái Hậu. Tạo ra một vườn thượng uyển dài 20km từ Thanh Hoa Ý viên đến Tương Sơn hiện nay. Đến năm 1860, Thanh Hoa Ý viên bị quân đồng minh Anh và Pháp đốt cháy. Sau đó được trùng tu lại vào năm Quang Tự thứ 14 (1888) và đổi tên thành Di Hòa viên. Vào năm Quang Tự thứ 16 (1900), Di Hòa viên lại một lần nữa bị “Bát quốc liên quân” phá hủy, tất cả bảo vật đểu bị cướp sạch. Cho đến khi nhà Thanh sụp đổ, Di Hòa viên lại bị phá hủy trong cuộc hỗn chiến giữa các lãnh chúa và sự cai trị của Quốc dân đảng.
  • Vào ngày 4 tháng 3 năm 1961, Di Hòa viên được công bố là một trong những di tích quốc gia cần được bảo vệ. Và được liệt kê vào danh sách di sản thế giới vào ngày 2 tháng 12 năm 1998. Vào ngày 8 tháng 5 năm 2007, Di Hòa viên đã chính thức được Tổng cục Du lịch Quốc gia phê duyệt là điểm thu hút khách du lịch cấp quốc gia. Năm 2009, Di Hòa viên được hiệp hội kỷ lục Thế giới Trung Quốc chọn là vườn thượng uyển lớn nhất Trung Quốc.

2. Ý nghĩa phong thủy của Di Hòa Viên

  • Di Hòa Viên không chỉ thành công trong việc làm nổi bật nét đẹp cổ kính của lối kiến trúc Trung Hoa mà còn mang ý nghĩa phong thủy đặc sắc. Đây chính biểu hiện rõ nét cho tầm nhìn xa trông rộng của bậc đế vương cũng như tôn vinh tín ngưỡng, bản sắc văn hóa Trung Hoa.
  • Di Hòa Viên mang hai tầng lớp ý nghĩa đặc biệt được thể hiện sâu sắc của các công trình kiến trúc. Đó chính là ý nghĩa phong thủy Phúc - Lộc - Thọ và ý nghĩa “Quốc thái dân an”.

Ý nghĩa Phúc Lộc Thọ

  • Di Hòa Viên với lối kiến trúc độc đáo được thiết kế chặt chẽ và thuận theo phong thủy. Hình ảnh Hồ Côn Minh nổi bật trong khuôn viên với biểu tượng trái đào tiên có cuống dẫn xuống nước. Theo quan điểm của người Trung Quốc, trái đào tượng trưng cho Lộc. Ngoài ra, dãy hành lang men theo hồ giống như một đôi cánh dơi đẹp mắt. Dơi chính là biểu tượng cho Phúc. Bên cạnh đó, trong Di Hòa Viên còn có những biểu tượng rùa tượng trưng cho Thọ

Ý nghĩa quốc thái dân an

  • Ý nghĩa quốc thái dân an của Di Hòa Viên được thể hiện rõ nét với hình ảnh Vạn Thọ Sơn. Ngọn núi này hiện lên như một viên ngọc giữa vùng để thực hiện sứ mệnh che chắn, bảo vệ, mong cầu bình an.
Di Hòa Viên Trung QuốcDi Hòa Viên Trung Quốc

3. Thời điểm nên đi tham quan Di Hòa Viên

  • Mỗi mùa tại Di Hòa Viên sẽ mang đến cho bạn những cảm nhận rất khác. Tuy nhiên, hãy bố trí thời gian đi từ tháng 9 đến tháng 10 để được thả mình trong bầu không khí mùa thu mát mẻ, tận hưởng làn gió mát từ các tòa nhà, khu vườn toả ra.
  • Vào tiết đông, thời tiết tại Di Hòa Viên khá khắc nghiệt, bạn nên chuẩn bị thêm nhiều áo ấm để có thể tham quan Di Hòa Viên vào thời điểm này.
  • Ngoài ra, một típ nhỏ là bạn nên tham quan Di Hòa Viên vào buổi sáng lúc vừa mới mở cửa. Thời điểm ấy, ánh sáng tại Di Hòa Viên rất đẹp trong làn sương sớm. Bạn sẽ cảm nhận như mình vừa bước vào một chốn tiên cảnh bồng bềnh.

4. Giờ hoạt động và giá vé tham quan Di Hòa Viên

Giờ giấc hoạt động

  • Vào thời điểm khác nhau, ban quản lý sẽ thành 2 khung giờ khác nhau. Điều này sẽ giúp Di Hòa Viên tránh tình trạng quá tải do lượng khách lớn ồ ạt đổ về cũng như mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho mọi du khách.
    • Mùa cao điểm (kéo dài từ 01/04 đến 31/10): Di Hòa Viên mở cửa tham quan cho khách du lịch từ 6 giờ sáng đến 20 giờ tối.
    • Mùa thấp điểm (kéo dài từ 01/11 đến 31/03): Di Hòa Viên mở cửa từ 6 giờ 30 phút sáng đến 19 giờ tối.

Giá vé tham quan

  • Tương tự như giờ mở cửa, giá vé tham quan Di Hòa Viên cũng sẽ được chia thành từng thời điểm như:
    • Mùa cao điểm (kéo dài từ 01/04 đến 31/10): Giá vé là 60 NDT/người (tương đương 200.000 VNĐ/người).
    • Mùa thấp điểm (kéo dài từ 01/11 đến 21/03): Giá vé là 50 NDT/người (tương đương 160.000 VNĐ/người).

5. Đi đến Di Hòa Viên bằng cách nào?

  • Có những cách sau để bạn có thể tham quan Di Hòa Viên từ trung tâm Thành phố Bắc Kinh.
    • Tàu điện ngầm: Bạn có thể đi tàu điện ngầm Line 4 đến trạm Beigongmen rồi đi bộ thêm 3 phút nữa đến cổng phía Bắc của Di Hòa Viên
    • Taxi: Từ trung tâm Bắc Kinh đến Di Hòa Viên khoảng 40 phút di chuyển và mất khoảng từ 80 đến 100 tệ.
    • Xe buýt: Bạn có thể đi xe Sightseeing Bus Line 3 và xuống tại bến Beigongmen

6. Những công trình kiến trúc khách bên trong Di Hòa Viên

Khu hồ Côn Minh

  • Hồ Côn Minh là công trình kiến trúc kỳ công nhất Di Hòa Viên với diện tích lên đến 200 hecta. Vào mùa đông, cả mặt hồ Côn Minh được phủ lên một lớp băng cứng cáp, tạo nên khung cảnh huyền ảo, ma mị. Và khi mùa hè đến, cả Di Hòa Viên đều bừng lên sức sống căng tràn với cơn gió dịu êm, mát mẻ. Đây cũng là thời điểm lý tưởng mà Từ Hy Thái hậu thường đến đây nghỉ dưỡng, thưởng ngoạn. Chính vì lý do đó mà Di Hòa Viên còn có một cái tên khác là “Cung điện mùa hè”.
  • Từ trên cao nhìn xuống, hồ Côn Minh trông như một trái đào khổng lồ, dáng cuống tựa là một con sông dẫn nước vào hồ qua cửa Tây Môn. Nếu có dịp đến hồ Côn Minh, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng con đường Tô Châu sầm uất khi tản bộ dọc hai bên bờ sông.
  • Tương truyền rằng trong những chuyến Nam tuần, Càn Long đều đưa Sùng Khánh Thái hậu thưởng ngoạn. Thế nhưng, với tuổi già sức yếu nên Thái hậu không còn nhiều cơ hội du hành. Với tấm lòng hiếu thảo bao la, vua Càn Long quyết định xây dựng phố thị mang phong cách Tô Châu ngay giữa lòng Tử Cấm Thành nhân dịp đại thọ 60 tuổi của bà. Điều này giúp Thái hậu được ngắm nhìn phố Tô Châu mà không cần phải xuất chinh đến phương Nam xa xôi.

Tiêu Vân Điện

  • Nằm ở trung tâm phía trước núi Vạn Thọ Sơn, ban đầu được vua Càn Long xây dựng vào dịp sanh thần của mẹ ông. Nhìn từ xa, sảnh Tiêu Vân Điện được nối với cổng tò vò, cổng Tiêu Vân Điện, Cầu Kim Thủy tạo thành một đường thẳng tăng dần từng lớp. Các tòa nhà trong Tiêu Vân Điện là nhóm kiến trúc nổi bật nhất trong Di Hòa viên.

Trường lang

  • Trường Lang tọa lạc tại ở phía nam chân núi Vạn Thọ, đối diện là hồ Côn Minh thơ mộng. Đây còn được biết đến là dãy hành lang dài nhất trong kiến trúc hoa viên Trung Hoa với tổng chiều dài 728 mét. Song đó, Trường lang còn được kỷ lục Guiness thế giới công nhận là “Hành lang dài nhất thế giới”. Xung quanh hành lang được trang trí hơn 14.000 bức ảnh bích họa bao gồm chim muông, cá, hoa lá, phong cảnh,...

Phố Tô Châu mang đậm dấu ấn truyền thống

  • Phố Tô Châu là một gian hàng truyền thống nằm ven sông được mô phỏng theo lối kiến trúc cổ điển của kênh Giang Tô. Đây là ơi các vua và phi tần thường tìm đến để đóng vai dân thường và mua sắm cũng như tìm hiểu đời sống người dân.

Thính Ly Quán

  • Thính Ly quán được biết đến là nơi nghe chim vàng anh ban đầu được vua Càn Long xây dựng cho mẹ ông. Bên trong là một sân khấu hai tầng, vì do khi xưa người ta thường ví tiếng hót chim vàng anh với vẻ đẹp âm nhạc nên được đặt tên là “Thính Ly quán”. Trước khi xây dựng Nhà hát Đức Hòa Viên, Từ Hy Thái Hậu thường xem kinh kịch và tổ chức yến tiệc tại đây.
  • Vào năm 1860, nơi đây bị quân đồng minh Anh và Pháp đốt cháy, sau được xây dựng lại vào thời Quang Tự. Và sau này trở thành một nhà hàng cung đình chuyên phục vụ những món ăn truyền thống mang đậm phong cách ẩm thực hoàng cung vô cùng đặc sắc. Du khách khi đến đây sẽ được thưởng thức mùi vị của những món ăn đậm đà hương vị dân tộc cổ truyền Trung Hoa vừa được ngắm khung cảnh thơ mộng hữu tình và nghe tiếng chim Vàng anh hót rạo rực bên tai.

Cầu Thập Thất Khổng

  • Cầu Thập Thất Khổng là công trình kiến trúc được làm hoàn toàn bằng đá với 17 nhịp, dài 150 mét, rộng 18 mét. Cây cầu là nhịp nối giữa bờ và hòn đảo nhỏ ở hồ Côn Minh lại với nhau. Khi tham quan trên thành cầu, du khách sẽ được chiêm ngưỡng 500 tác phẩm điêu khắc với nhiều hình hài và biểu cảm khác nhau.

Nhạc Thọ Đường

  • Nhạc Thọ đường là tòa nhà chính trong Di Hòa viên, được xây dựng vào thời Càn Long thứ mười lăm (1750), bị phá hủy vào năm 1860 và được xây dựng lại vào năm Quang Tự thứ mười ba (1887). Nhạc Thọ đường được xây dựng quay mặt ra hồ Côn Minh, dựa vào núi Trường Sinh. Phía trước có bến tàu “Lạc Thủ Đường”, nơi Từ Hy Thái Hậu du thuyền và tấm hoành phi được viết bằng tay của vua Quang Tự. Trong sân có các loại hoa như mộc lan, bách hợp, mẫu đơn,…
Di Hòa Viên Trung QuốcDi Hòa Viên Trung Quốc

7. Một số lưu ý khi tham quan Di Hoà Viên

  • Những điều cần lưu ý khi tới Di Hoà Viên (Cung điện mùa hè):
  • Khi đến Di Hòa Viên, các bạn cần nghiêm túc chấp hành tất cả các nội quy như không leo trèo, hút thuốc…
  • Không sử dụng các thiết bị máy ảnh trong cung điện.
  • Không nên thuê hướng dẫn viên bên ngoài mà nên thuê người trong cung điện để được chia sẻ những thông tin chính xác nhất có thể.
  • Khi ghé Di Hoà Viên vào mùa đông, các bạn cần mặc thật ấm. Nếu đến vào mùa hè thì nên mang theo mũ nón để không bị nắng nóng.

Di Hòa Viên hay Cung điện mùa hè là địa điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất ở Bắc Kinh. Đây là điểm nghỉ dưỡng yêu thích của các vị vua và hoàng gia qua nhiều thời đại, một kiệt tác kiến ​​trúc thiết kế sân vườn cổ điển Trung Quốc, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Một khi đã đến thủ đô Bắc Kinh mà không tham quan Di Hòa Viên thì xem như phí hoài “thanh xuân”.

Ý kiến bạn đọc