Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Du lịch hành hương Đức Mẹ Tà Pao

Thứ tư, 08/02/2023, 07:14 GMT+7

Đức Mẹ Tà Pao là một trong những công trình kiến trúc của Công Giáo lớn nhất Việt Nam được khánh thành vào 13/5/2007, là địa điểm hành hương mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến du lịch tại Bình Thuận nói riêng và miền Nam nói chung. Các giáo dân của đạo Công Giáo sẽ tràn về đây mỗi năm để bày tỏ lòng kính trọng và tôn sùng đối với Đức Mẹ và làm lễ cầu nguyện tại quảng trường Đức Mẹ Tà Pao. Về tên gọi Tà Pao hay Đức Mẹ Tà Pao có tên tiếng Pháp là Notre Dame de Ta Pao, tên được đặt theo tiếng của những người dân tộc K’Ho có nghĩa là “Một giấc mơ đẹp”. Tà đẹp theo nghĩa linh thiêng, Pao giấc mơ. Nhưng khi viết hay phát tâm thường sẽ giống như Tàmpao nghĩa là Suối mơ.

Đức Mẹ Tà PaoĐức Mẹ Tà Pao

1. Địa chỉ Đức Mẹ Tà Pao

  • Đức Mẹ Tà Pao nằm ở xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.

2. Cách đi đế Đức Mẹ Tà Pao

  • Cung đường di chuyển đến Đức Mẹ Tà Pao rất đẹp.
  • Nếu bạn xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, lấy khoảng cách từ Bến Xe Miền Đông cũ (TP HCM) đến Đức Mẹ Tà Pao quảng đường khoảng 171 km theo hướng Đông Bắc, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 120km về hướng Tây Nam, thông thường mất khoảng 3giờ 30 phút di chuyển từ TP HCM, quảng đường đi sẽ từ Thành phố Hồ Chí Minh qua Long Thành, qua Dầu Giây/ĐCT01, QL 1A và QL 55 sẽ đến xã Đồng Kho, nơi có tượng đài Đức Mẹ Tà Pao.
  • Nếu bạn lo sợ hoặc không may bị lạc đường trên đường đến với Đức Mẹ Tà Pao, đừng ngại ngầng mà hãy hỏi người dân ở xung quanh đường đến với Đức Mẹ, bạn sẽ được tận tình hướng dẫn đến đúng địa điểm một cách nhanh nhất.

3. Tượng Đức Mẹ Tà Pao

  • Linh đài của Đức Mẹ Tà Pao nằm trên triền đồi núi cao xây dựng trên nền cũ với diện tích 200m2, được làm bằng xi măng trắng cao 3m được đặt trên một bệ vuông cao 2m tại Trung tâm Thánh Mẫu Tà Pao, bức tượng Đức Mẹ cách bãi đỗ xe khoảng 500m, quảng đường đi lên bức tượng khá dốc dần từ dưới lên cao uốn lượng phía dưới những tán cây rừng xanh mát. Cầu thang bộ lên núi có chiều dài 250m gồm 400 bậc phục vụ du khách hành hương được xây dựng vô cùng khang trang và thiêng liêng.

4. Sự tích Đức Mẹ Tà Pao

  • Sự tích Đức Mẹ Tà Pao bắt đầu từ câu chuyện truyền miệng của ba em học sinh tại Phương Lâm khi thấy hình ảnh Đức Mẹ hiện ra sau đó bay về phía bên kia của ngọn núi. Đến ngày 29/9/1999, tại lễ kính các Tống Lãnh Thiên Thần, một nhóm giáo dân khác ở vùng Phương Lâm và vùng lân cận như Dốc Mơ, Gia Kiệm, Hố Nai, Sài Gòn,.. thi nhau đổ về khu vực giữa Phương Lâm và Tánh Linh để cầu nguyện và mong ước có thể nhìn thấy Đức Mẹ Tà Pao hiện về và ban phước cho dân chúng xung quanh.
Đức Mẹ Tà PaoĐức Mẹ Tà Pao

5. Phép lạ Đức Mẹ Tà Pao

  • Sau sự tích về sự hiện thân của Đức Mẹ Tà Pao trước các con dân của mình, bắt đầu từ những năm 2000, du khách hành hương thành từng đoàn người đổ về đỉnh núi Tà Pao để hành hương, bày tỏ lòng thành kính lên đức mẹ của mình. Và từ đó bắt đầu truyền tai nhau những câu chuyện phép lạ xunh quanh bức tượng Đức Mẹ. Niềm tin về Mẹ đang hiện diện và sẵn sàng nâng đỡ ủi an con cái của Mẹ giữa cuộc đời gian nan đau khổ càng ngày càng tăng. Bởi vì Mẹ thương các con phải vất vả đi bộ trên đoạn đường gồ ghề và nhiều bùn lầy và dốc trơn trượt để lên đến được bức tượng đài của Mẹ.
  • Sau đó 6 tháng, Đức Mẹ Tà Pao đã được xây dựng với một diện mạo mới, sự thay đổi theo hướng mới mẻ và khang trang hơn làm những người con của Công Giáo vô cùng vui mừng. Con đường đã không còn gập ghềnh, tỉnh Bình Thuận đã cho phép Giáo phận Phan Thiết thực hiện trùng tu bao gồm Xây dựng lễ đài và Xây bậc thang trên núi và có tên gọi chính thức là Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ rộng lớn như ngày nay.

6. Thánh lễ Đức Mẹ Tà Pao

  • Giờ lễ tại nhà nguyện: 5 giờ mỗi ngày
  • Giờ lễ tại Linh đài Đức Mẹ: 8 giờ hằng ngày
  • Riêng thứ Bảy hàng tuần diễn ra vào các giờ: 8 giờ, 16 giờ và 20 giờ
  • Chủ Nhật diễn ra vào: 5 giờ, 8 giờ, 10 giờ, 16 giờ.
  • Giờ lễ vào ngày 13 hàng tháng theo thứ tự sau:
  • 6:30: Giờ khấn
  • 7:00: Thánh Lễ đồng tế
  • 16:30: Cầu nguyện lòng chú thương xót, dâng hoa
  • 17:00: Thánh lễ
  • Nơi dự lễ rộng khoảng 1ha, một lễ đài rộng 200m2 và tượng đài Đức Mẹ cách mặt đất 70m theo chiều thẳng đứng tính từ chân núi đến tượng Đức Mẹ.

7. Những điều chú ý khi đến với Đức Mẹ Tà Pao

  • Đến với Đức Mẹ là một nơi vô cùng thành kính và thiêng liêng, ngoài sự thành tâm hướng về Đức mẹ, chúng ta cần có một số chú ý như sau khi đến làm lễ tại đây:
  • Trang phục phải lịch sự và khiêm tốn khi hành lễ.
  • Khi đến đây vào những ngày lễ đông đúc, hạn chế mang theo tư trang có giá trị trán trường hợp bị kẻ gian chuộc lợi
  • Hãy thể hiện sự tôn trọng và chân thành của bạn khi đến với Đức Mẹ Tà Pao, không cần phải vội vàng khi thờ cúng và không được nói to, giỡn hớt khi đến những địa điểm liêng thiêng.

8. Những điểm lưu trú và du lịch gần Đức Mẹ Tà Pao

Một số địa điểm lưu trú và du lịch khác gần với Đức Mẹ Tà Pao mà bạn có thể tham khảo kết hợp khi đến hành hương tại Đức Mẹ Tà Pao.

  • Bởi vì sự phát triển du lịch của Trung tâm Thánh Mẫu, các địa điểm lưu trú như nhà nghỉ, các khách sạn nhỏ tại địa phương cung cấp đủ nhu cầu lưu trú cũng như ăn uống tại các nhà hàng của du khách hành hương. Một số cái tên quen thuộc như là Nhà nghỉ Hùng Liên - Đức Mẹ Tà Pao, Homestay Thiện Hoài, Nhà Nghỉ Ngọc Phấn,..

Những địa điểm du lịch lân cận gần khu vực Đức Mẹ Tà Pao:

  • Khu du lịch Sinh Thái Thác Bà Tánh Linh

    • Địa chỉ: xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
    • Khu du lịch Sinh Thái Thác Bà Tánh Linh nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên núi Ông, nằm cách Đức Mẹ Tà Pao khoảng 25km. Nơi đây sở hữu thiên nhiên trong lành với hương vị của núi rừng mang lại cảm giác sảng khoái mà mát mẻ khi đến đây. Vẻ đẹp của núi rừng cùng với những dòng thác nước sừng sững giữa núi rừng cùng với âm thanh vang vọng của chim chóc, nước chảy sẽ đưa bạn như lạc vào một khung cảnh của vùng quê thanh bình và yên ả.
  • Hồ Biển Lạc

    • Địa chỉ: xã Gia An, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
    • Hồ Biển Lạc cách Đức Mẹ Tà Pao khoảng 30km được ví như một bức tranh thủy mặc êm đềm và bình yên, được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên trù phú tại Hồ Biển Lạc, xung quanh hồ là những khu rừng già nguyên sinh và rừng cao su rộng lớn cùng với hệ sinh thái phong phú gồm những loại chim quý như công, trĩ và nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao,..
Đức Mẹ Tà PaoĐức Mẹ Tà Pao

Đức Mẹ Tà Pao ngày nay là điểm hẹn tâm linh của không chỉ những người theo đạo Công giáo mà cả những người ngoài đạo về sự thiêng liêng và đức độ của mẹ đối với chúng con của mình.

Ý kiến bạn đọc