Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

LỆ GIANG CỔ TRẤN TRUNG QUỐC– MỘT NƠI NÊN ĐẾN MỘT LẦN TRONG ĐỜI.

Thứ sáu, 05/01/2024, 08:33 GMT+7

Trong bài viết trước, Gonatour đã giới thiệu đến các bạn một “Phượng Hoàng cổ trấn” với những truyền thuyết cũng như những điều chưa kể về một cổ trấn luôn mang nhiều điều bí ẩn, một vùng đất đậm mùi tâm linh, và đầy huyền bí. Hôm nay, Gonatour sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn tiếp một cổ trấn cũng rất hot không hề giảm nhiệt so với “Phượng Hoàng cổ trấn” mà vị trí cũng nằm tại Vân Nam, Trung Quốc đó là “Lệ Giang cổ trấn”. Nào hãy cùng Gonatour khám phá về “Lệ Giang cổ trấn” nhé.

Lệ Giang cổ trấn

Lệ Giang cổ trấn

1. ĐÔI NẾT VỀ THÀNH PHỐ CỔ LỆ GIANG CỔ TRẤN

  • LỆ GIANG CỔ TRẤN Ở ĐÂU?

- Thành cổ Lệ Giang là một thành phố trực thuộc cấp tỉnh nằm ở phía Tây Bắc, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; gồm ba địa danh là: Lệ Giang cổ trấn, khu phố cổ Bạch Sa và Thúc Hà cổ trấn.

- Lệ Giang cổ trấn có một địa hình khá là ấn tượng được xây dựng dọc theo những ngọn núi và có dòng chảy của các con sông lượn quanh thành cổ. Có thể nói kiến trúc tại Lệ Giang cổ trấn là một nơi điển hình cho tinh hoa kiến trúc thời xưa của người dân Trung Quốc thời bấy giờ. Lệ Giang cổ trấn được cho là một vùng đất "thiên hòa địa lợi", phía Tây được bao bọc vững chải của ngọn nứi Su Tử, phía Bắc được che chở chắn gió bởi Núi Voi, thành cổ Lệ Giang được ví như một nơi có vượng khí về phong thủy tốt với thế “tựa sơn hướng thủy” (được hiểu là lưng tựa núi, mặt hướng sông, rất tốt cho việc kinh doanh buôn bán). Nếu đã đến Phượng Hoàng cổ trấn rồi thì các bạn cũng khó để nhận ra điểm tương đồng của hai vùng đất này rất vượng khí về phong thủy phải không ạ?

- Năm 1997, Lệ Giang cổ trấn được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế Giới và là một trong bốn cổ trấn có nền lịch sử, văn hóa lâu đời được bảo tồn tốt nhất ở Trung Quốc cho đến ngày nay. Ngoài ra, Lệ Giang cổ trấn còn được biết đến với cái tên “Phố cổ Dayan” (có nghĩa là Đại Nghiên cổ trấn, vì nơi đây có hệ thống thủy lợi dày đặc, lâu đời và vẫn còn sử dụng đến ngày nay, dòng chảy chảy khắp quanh các con phố cổ trong cổ trấn, nhìn từ trên cao xuống toàn phố cổ cứ như một cái nghiên mực to lớn lúc nào cũng đầy mực vậy).

- Cái tên Lệ Giang được người dân ưu ái gọi bởi vì nó còn thể hiện nơi đây là một vùng đất xinh đẹp, chữ “Lệ” trong từ “diễm lệ” ý chỉ cái đẹp đoan trang, nhẹ nhàng không diêm dúa; chữ “Giang”  trong từ "sông" ý chỉ dòng sông; một dòng sông với nét đẹp hiền hòa, yên bình.

- Có thể thấy là hệ thống kênh rạch uốn lượn quanh các ngóc ngách của Lệ Giang cổ trấn đã có từ rất lâu đời. Nước ở Lệ Giang cổ trấn được người dân nơi đây xem là linh hồn, là tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây. Từ xưa, người dân nơi đây đã biết vận dụng sức nước vào các công việc hàng ngày như một người đồng hành cùng nhau làm việc.

- Đời sống của người dân tại Lệ Giang cổ trấn gắng liền với nước. Ở các nhà dân, hay các con phố chúng ta đều thấy nước chảy khắp nơi. Nguồn nước chảy từ trên cao xuống, người dân có thể lấy nước tại các dòng chảy này vào sử dụng ngay hoặc có thể di chuyển đến các giếng nước bên ngoài phố và xách nước về dùng. Không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ ra ngoài xách nước về nhà dùng, rửa rau qua hay thậm chí là giặt đồ ở những cái giếng nước lộ thiên bên ngoài thành cổ. Giếng nước này được chia làm ba khoan và được người dân địa phương gọi là “Tam nhãn tịnh” (tức giếng ba mắt). Nước ở ngăn đầu tiên người dân có thể dùng trực tiếp hoặc mang về để nấu ăn; nước chảy qua ngăn thứ hai thì dùng để rửa thức ăn; nước của ngăn còn lại thì người dân dùng để giặt giũ quần áo hay chà rửa các vật dụng gia đình (tuy nhiên theo quy định thì những việc giặt giũ hay chà rửa vật dụng không được thực hiện trước 9 giờ sáng của mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh cho nguồn nước).

- Ở Lệ Giang cổ trấn có hệ thống kênh rạch nhiều, một bên phố, một bên là dòng chảy và để nối giữa hai nơi với nhau là thông qua các cây cầu. Tại cổ trấn này có thể nói số lượng các cây cầu lên đến hàng trăm chiếc với các kích thước cũng như chất liệu khác nhau như gỗ, đá .... Thức dậy chào sớm mai ở một nơi có không khí trong lành, tiếng nước chảy róc rách, một khung cảnh rất ư là chill với hàng liễu rũ điểm vài bông hoa màu đổ trên nền lá xanh cùng tiếng chim hót cứ ngỡ như đang lạc mình vào một xứ sở thần tiên vậy. Chính vì lẽ đó mà Lệ Giang cổ trấn còn được ví như “Venice của Phương Đông”.

Một nơi với đầy vẻ cổ kính, lãng mạn, yên bình liệu rằng các bạn có muốn cùng Gonatour lên một chương trình cùng khám phá Lệ Giang cổ trấn không nhỉ?!

Lệ Giang cổ trấnLệ Giang cổ trấn
  • LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LỆ GIANG CỔ TRẤN

- Theo như tìm hiểu, Lệ Giang cổ trấn được xây dựng vào khoảng giai đoạn cuối thời nhà Tống đầu thời nhà Nguyên (tức cuối thế kỷ 13 sau Công nguyên). Tính đến nay, Lệ Giang cổ trấn đã có khoảng hơn 800 năm tuổi và là một trong những điểm tham quan thu hút khá nhiều khách du lịch hàng năm đến nơi đây để nghỉ dưỡng cũng như tìm hiểu về nét đẹp văn hóa bản sắc của người dân địa phương.

- Vào thời xa xưa, Lệ Giang cổ trấn còn được biết đến là một trung tâm nổi tiếng về thêu lụa ở  vùng Tây Bắc, Trung Quốc và là địa điểm quan trọng trên “Con đường tơ lụa Phương Nam cổ đại” (hay còn gọi là “Con đường trà cổ” đi qua các nước như Miến Điện, Lệ Giang, Tây Tạng, ... điểm cuối là Biển Địa Trung Hải).

- Trong giai đoạn loạn lạc, giữa chính quyền mới và cũ, cùng những thế lực xâm lược khác, người dân Naxi (người dân Nạp Tây) đã ra sức ủng hộ chính quyền mới, giúp đỡ cũng như sự ủng hộ nên thành cổ Lệ Giang đã được sát nhập nhưng vẫn do người Naxi cai quản. Để ghi công cũng như nhớ đến sự hi sinh mà người dân đã bỏ ra, vua đã ban thưởng cho tộc người dân Naxi một cho một chữ “Mộc” làm họ của cả tộc.

- Bên cạnh đó Lệ Giang cổ trấn còn là một cổ trấn vô cùng đặc biệt vì nó được xây dựng nhưng hoàn toàn không có bất cứ một bờ tường thành nào bao xung quanh như các nơi khác tại Trung Quốc. Điều này được lý giải có liên quan đến người đứng đầu dòng họ Mộc khi xưa lúc tiến hành xây dựng Lệ Giang cổ trấn vì không muốn bản thân bị bó buộc cũng như mất đi sự tự do nên ông đã quyết định không cho xây dựng tường thành bao xung quanh, mà chỉ có các ngôi nhà nối tiếp nhau và đến ngày nay đây lại là một điểm vô cùng kỳ thú thu hút nhiều sự khám phá tò mò của du khách đến tham quan Lệ Giang cổ trấn.

  • LỆ GIANG CỔ TRẤN LÀ MỘT THÀNH PHỐ CÓ ĐA BẢN SẮC CỦA CÁC DÂN TỘC

- Điều này hoàn toàn chính xác vì Lệ Giang cổ trấn là một nơi đa sắc tộc. Đại đa số người dân sống tại đây phần đông là người Naxi (hay người Nạp Tây), người Hán, người Bạch, Người Lô Lô, Tây Tạng....

- Vì lý do đa sắc tộc nên các công trình, cũng như kiến trúc nhà ở nơi đây mạng đậm nét đặc trưng của loại hình nhà ở dân gian Trung Quốc. Phải nói ở đây là sự kết hợp cũng như có sự giao thoa giữa các loại hình kiến trúc với nhau tạo nên một tổng thể vô cùng hài hòa của một Lệ Giang cổ trấn.

- Địa hình của Lệ Giang cổ trấn có thể khá đặc thù do nằm trên cao nguyên Châu Quý, Vân Nam, giáp với Tây Tạng, thêm nữa còn nằm dưới chân núi Ngọc Long quanh năm tuyết bao phủ, cao hơn mực nước biển 2.400 mét, băng tuyết trên núi Ngọc Long tan ra cung cấp một lượng nước dồi dào cho nơi đây góp phần không nhỏ trong việc trồng trọt của người dân.

- Lệ Giang cổ trấn trong tiếng của người Nạp Tây là “Gongbenzhi” có nghĩa là khu một buôn bán lớn với nhiều mặt hàng chiếm đa số là nông sản. Vì vậy không khó hiểu khi xưa Lệ Giang cổ trấn là một nơi buôn bán giao thương quan trọng của các nước lân cận.

Mặc dù đã trải qua nhiều năm tháng lịch sử nhưng nét đẹp đặc sắc của một cổ trấn vẫn gìn giữ được theo thời gian. Du khách đến với Lệ Giang cổ trấn như lạc vào một thế giới thần tiên với muôn hoa khoe sắc, vạn vật sống chung hòa với nhau, thiên nhiên hòa hợp và luôn tràn ngập sức sống tươi mới.

2. ĐÔI NÉT VỀ NGƯỜI DÂN NAXI (HAY NGƯỜI NẠP TÂY) SINH SỐNG TẠI LỆ GIANG CỔ TRẤN

- Có thể nói Trung Quốc là một nơi có số lượng các bộ tộc sống nhiều nhất trên thế giới nói chung, và ở Lệ Giang cổ trấn nói riêng. Như ở Phượng Hoàng cổ trấn thì người của dân tộc chiếm phần đông là người Miêu thì ở Lệ Giang cổ trấn là người Naxi (hay người Nạp Tây). Vì thế nếu đã từng đến với Lệ Giang cổ trấn một lần thì các bạn sẽ không khó nhận ra bản sắc văn hóa nơi đây mang đậm phong cách của người Nạp Tây từ trang phục, tính ngưỡng, ẩm thực, cho đến cả lối kiến trúc xây dựng của các ngôi nhà bên trong thành cổ.

Lệ Giang cổ trấnĐôi điều về người Naxi (Nạp Tây) sống ở Lệ Giang cổ trấn
  • TÍNH NGƯỠNG

- Người dân Nạp Tây theo chế độ tính ngưỡng đa thần, vạn vật trong tự nhiên đều tương ứng với một vị thần, sông, núi, nước, mặt trời, mặt trăng, cây cỏ cũng có sự thiên liêng tính ngưỡng trong đó.

- Khi nhắc đến chế độ “Mẫu hệ” ắc hẳn cũng không xa lạ gì với những ai đã từng đến vùng đất Ninh Thuận nổi danh với “cái nóng như rang, cái nắng như phan” phải không ạ? Vâng, người dân Nạp Tây sống tại Lệ Giang cổ trấn cũng là một dân tộc theo chế độ “Mẫu hệ”, người phụ nữ Nạp Tây cũng không khác gì mấy so với những người phụ nữ khác trên thế giới, phần công việc nội trợ họ vẫn đảm nhiệm, các công việc nặng nhọc khác thì người đàn ông sẽ gánh vác tuy nhiên nếu cần ý kiến trao đổi thì người phụ nữ sẽ được ưu tiên cũng như vị trí và vai trò của họ trong gia đình chiếm một vị thế nhất định.

- Một điều khá thú vị cũng như là nét văn hóa đặc sắc bản địa tại Lệ Giang cổ trấn là ở trên mỗi mái của những ngôi nhà nơi đây đều có một chú mèo bằng sứ, đây là một nét văn hóa của người Trung Hoa có ý nghĩa đem tiền về nhà, mang vận may đến, xui đuổi những điều không may đi vì vậy mèo sứ đã trở thành linh vật của người dân Lệ Giang cổ trấn nói chung và người dân Nạp Tây nói riêng.

  • KIẾN TRÚC

- Kiến trúc nhà ở của người dân Nạp Tây nơi Lệ Giang cổ trấn là một sư pha trộn giữa lối kiến trúc của người Hán, Bạch, Lô Lô, Tây Tạng... Hầu như các ngôi nhà nơi đây đều sẽ có một cái khoảng trống ở giữa nhà hay còn gọi là giếng trời, người dân còn tận dụng các khoảng trống bên trong để lấy được khoảng không khí tốt nhất vào nhà. 

  • NGÔN NGỮ

- Có thể nói người Nạp Tây có loại ngôn ngữ khá đặc biệt và ấn tượng, ngôn ngữ chữ tượng hình. Ngày này loại chữ viết này dương như thất truyền vì còn rất ít người biết sử dụng loại ngôn ngữ cổ này. 

  • TRANG PHỤC

- Trang phục thường ngày của Nạp Tây cũng không quá cầu kỳ chỉ vào những dịp Lễ Hội thì họ sẽ diện các bộ quần áo nhiều màu sắc hơn. Điều đặc trưng trong trang phục của người phụ nữ Nạp Tây là không thể thiếu miếng da dê trên lưng áo kèm theo bảy viên đá (tượng trưng cho cho những vì sao lấp lánh trên bầu trời)

- Người phụ nữ Nạp Tây rất là khéo léo cũng như rất tỉ mỹ trong từng việc mình làm. Đồ thủ công do họ làm ra được đánh giá khá cao về độ đẹp cũng như sắc sảo. 

Cái nhìn đầu tiên về người dân Nạp Tây họ có một nét đẹp riêng, lối sống của người dân khá bình dị, chân chất, rất hiếu khách, nhìn họ sẽ có nét giống với người Mông Cổ (Lệ Giang cổ trấn có địa hình cao, vị trí lại nằm ở nơi thuận lợi giao thương giữa nhiều quốc gia, nên khó tránh việc giao thoa các nền văn hóa với nhau, đây cũng là nhận định cá nhân thui còn như thế nào thì các bạn cho ý kiến thêm nhé!).

Có dịp đến thăm Lệ Giang cổ trấn một lần các bạn sẽ được trải nghiệm những khoảnh khắc ấn tượng về cảnh sắc nơi đây cũng như lối sống bình dị của người dân Nạp Tây nơi thành cổ như thế nào, có khác gì so với những thành cổ khác ở Trung Quốc không nhé!

3. LỆ GIANG CỔ TRẤN NÊN ĐI VÀO THỜI GIAN NÀO TRONG NĂM?

Nếu đã có kế hoạch muốn đi khám phá nơi đâu thì điều đầu tiên các bạn quan tâm và đặt nhiều câu hỏi có lẽ sẽ liên quan về thời gian đi nơi đó lúc nào là đẹp? Giai đoạn nào là mùa cao điểm, khi nào là thấp điểm để sắp xếp lịch trình cá nhân cho phù hợp phải không ạ? Vâng cũng đã có nhiều câu hỏi của các bạn liên quan đến việc nên đi du lịch Lệ Giang cổ trấn vào mùa nào thì đẹp thì xin thưa mùa nào ở Lệ Giang cổ trấn cũng đẹp cả và còn tùy vào sở thích cá nhân của mỗi người nữa!

Lệ Giang cổ trấn có địa hình cao, lại nằm ở cao nguyên Châu Quý do đó khí hậu ở đây mang đặc tính cao nguyên cận nhiệt đới khá ôn hòa. Mùa đông ở Lệ Giang cổ trấn thời tiết khá ôn hòa, khô và có nắng. Mùa xuân ở thành phố cổ này thường đến sớm hơn so với những nơi khác tuy nhiên thời tiết nhìn chung vẫn là cảm giác khô, nắng và sẽ kéo dài đến khoảng tầm tháng 5. Mùa hè nơi đây cũng là lúc thời tiết dễ chịu nhất vì có mưa, lượng mưa khá nhiều và kéo dài đến khoảng  tháng 9. Mùa thu ở Lệ Giang cổ trấn với tiết trời khô ráo, dễ chịu, mưa giảm rõ rất phù hợp cho những ai thích đi du lịch mà sợ lạnh, sợ nóng, sợ mưa thì nên canh thời điểm này nhé!

Lệ Giang cổ trấnLệ Giang cổ trấn

Cũng như những địa điểm tham quan du lịch khác, Gonatour cũng tìm hiểu, thăm dò ý kiến nhiều bạn thì thời điểm đến Lệ Giang cổ trấn phù hợp và nói là đẹp nhất chính là vào mùa thu. Bởi vì sao à? Thứ nhất, không gian vào thu nơi đây dường như khoát lên mình chiếc áo vàng óng, bầu trời thì trong xanh mây trắng, nước hồ thì trong veo thấy cả đáy. Thứ hai thời tiết thì vô cùng dễ chịu, không hanh khô. Dạo chơi trong một khung cảnh như thế này thì cảm giác yên bình đến lạ! Thứ ba, tạo cảm giác thư thái có động lực để chuẩn bị công sức cho những định cuối năm được mỹ mãn.

Gonatour xin nhắc lại là mùa nào, thời gian nào trong năm thì đến với Lệ Giang cổ trấn đều đẹp cả, tuy nhiên ở mỗi thời điểm, mỗi mùa, cũng như tâm trạng và quan trọng hơn là người đồng hành cùng bạn trong lúc ấy là ai thì nơi đến đó sẽ đẹp hơn và ý nghĩa hơn rất nhiều!

4. MỘT SỐ ĐIỂM THAM QUAN Ở LỆ GIANG CỔ TRẤN

Đã đến với Lệ Giang cổ trấn mà các bạn không đi tham quan hết, cũng như khám phá hết những điều kỳ thú tại vùng đất này thì vô cùng thiếu sót. Gonatour sẽ đề xuất một số điểm tham quan phải nói là “Hot” nhất tại Lệ Giang cổ trấn mà hầu như ai đến nơi đây cũng phải có một tấm hình “Check in” lưu dấu lại để khoe sau hành trình nhé!

Lệ Giang cổ trấnLệ Giang cổ trấn

- Điểm đầu tiên trong hành trình phải kể đến là Mộc phủ (Mufu) và được ví như “Tử Cấm Thành ở phương Nam”. Đây chính là nơi ở xưa kia của vị tướng gia đình họ Mộc đã được nhắc đến ở trên. Dinh thự với lối kiến trúc độc đáo, những tác phẩm điêu khắc cũng như họa tiết trên tường ấn tượng thể hiện nét đẹp văn hóa nghệ thuật của người dân Nạp Tây, diện tích khoảng 46 mẫu, gồm 162 căn phòng lớn nhỏ, trong đó có một nơi dành để thờ cúng được chia làm ba phân cấp khác nhau.

- Điểm kế tiếp là Vạn Cổ Lâu (Wangulou). Đây là một tòa tháp được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ với mái hiên năm lớp. Một công trình tượng trưng cho nhiều nhóm dân tộc khác nhau sinh sống tại vùng tự trị Lệ Giang trước đây. Đứng trên tháp, các bạn sẽ nhìn được trọn vẹn một Lệ Giang cổ trấn đẹp đến như thế nào, xa xa còn nhìn thấy cả núi tuyết Ngọc Long nữa.

- Một trong những điểm tham quan nữa là Phố cổ Tứ Phương. Nếu nhìn từ trên cao xuống thì con phố này có hình dạng như một con dấu vuông. Tại đây buôn bán rất nhiều đồ từ quà lưu niệm đến các tiệm bán đồ ăn đặc sản của người Naxi. Không khí phố cổ luôn náo nhiệt, vào buổi tối còn có tổ chức ca múa của người dân địa phương khá là đặc sắc. Khách tham quan có thể hòa mình cùng người dân trong tiếng nhạc và điệu múa làm nên một tiết mục vô cùng ấn tượng.

- Tại Lệ Giang cổ trấn cũng có một khu làng của người dân Nạp Tây sinh sống được gọi Làng cổ Nạp Tây. Tại đây các bạn có thể tản bộ trên những con đường được lát đá xưa, được ngắm nhìn những nét kiến trúc độc đáo của văn hóa Nạp Tây qua trang phục, nhà cửa... cũng như lối sinh hoạt thường ngày của họ.

- Ngoài Vạn Cổ Lâu ra thì ở Lệ Giang cổ trấn còn một tòa tháp khác cũng có tuổi đời khá lâu đời (được xây dựng vào đời 29 của triều đại nhà Minh), tọa lạc về phía Bắc và khá gần với công viên Hắc Long Đàm, tòa tháp Ngũ Phụng Lâu (Wufenglou) hiện ra uy nghiêm với lối kiến trúc Vũ Tuyền đặc trưng thời xưa. Đứng trước tháp chúng ta có thể thấy mái hiên đã được các nghệ nhân xưa kia xây dựng một cách khóe léo, mườn tượng hình ảnh chim phượng hoàng vươn cánh bay xa kết hợp cùng mái ngói nhiều màu làm cho chúng thêm sinh động.

- Như đã đề cập ở phần trên, Lệ Giang cổ trấn còn được ví như “Venice của Phương Đông” bởi vì nơi đây có khá là nhiều cây cầu trong thành phố cổ này. Một điều thiếu sót nếu như các bạn không tự mình trải nghiệm qua những cây cầu cổ này. Các cây cầu với nhiều hình dáng khác nhau từ hình vòm đá, cầu phiến, cầu ván....cảm giác đứng trên cầu nhìn xuống dòng sông chảy qua trong suốt, những chú cá bơi lội tung tăng, hàng liễu rũ bên cầu, xa xa vọng lại tiếng nói cười của các cô gái người bản địa làm cho lòng ta thấy bình yên đến lạ. Một vài cây cầu nổi tiếng được nhiều ý kiến đề xuất nên check – in như: cầu Đại Thạch, cầu Nam Môn, cầu Nhân Thọ.... tin rằng các bạn sẽ có những tấm hình cực chill tại đây đấy!

Lệ Giang cổ trấnLệ Giang cổ trấn

- Đã đến Lệ Giang cổ trấn mà không tham quan Bảo tàng Văn hóa Dongba của người Naxi là một điều thiếu sót. Vì sao à? Bởi vì đây là nơi lưu giữ khá nhiều các di tích văn hóa quý giá trong đó còn có một số được bảo tồn là di tích văn hóa cấp quốc gia. Ngoài ra các bạn còn được thấy một loại ngôn ngữ rất đặc biệt của người dân tộc Nạp Tây đó là “chữ tượng hình” kiểu chữ đã có nguồn gốc từ rất lâu đời và đến hiện nay còn rất ít người hiểu và sử dụng loại ngôn ngữ này.

- Ngoài những địa điểm tham quan trên thì tại Lệ Giang cổ trấn còn rất nhiều điểm tham quan khác đang chờ bạn khám phá. Bên cạnh đó nếu không kể đến địa điểm tham quan cũng như được khá đông du khách du lịch đến để check – in là Núi Tuyết Ngọc Long. Ngọn núi này gồm 13 đình, với độ cao khoảng hơn 5000 m, quanh năm đều có tuyết bao phủ ở đỉnh, và đoạn đường di chuyển đến đây cũng không gần. Nếu có thời gian nhiều thì nên thử xem chương trình “Ấn tượng Lệ Giang”, tin rằng các bạn sẽ bị ấn tượng về độ hoành tráng của chương trình này! Tuy nhiên, Gonatour khuyên bạn nên đến một lần để trải nghiệm cảm giác tuyệt vời như thế nào nhé!

5. VĂN HÓA ẨM THỰC Ở LỆ GIANG CỔ TRẤN

Xét về mặt địa lý, Lệ Giang cổ trấn là vùng đất nằm giữa sự giao thoa của nhiều nơi tuy nhiên trong văn hóa ẩm thực của nơi này thì lại chịu ảnh hưởng nhiều của nét ẩm thực của vùng đất Tứ Xuyên do đó gia vị đặc trưng của sẽ mang vị cay và khá đậm mùi. Nói là cay nhưng không phải kiểu cay xè, không ăn được mà nó sẽ có cảm giác cay tê ở đầu lưỡi, không phải kiểu cay liền mà là sẽ thấm từ từ và hầu như món ăn sẽ có một màu đỏ khá đặc trưng của ớt. Gonatour xin đề xuất một vài món mà các bạn nhất định phải thử một lần khi đến Lệ Giang cổ trấn nhé!

Lệ Giang cổ trấnLệ Giang cổ trấn

- Đầu tiên phỉa kể đến là món “Bún qua cầu”. Một món ăn tiêu biểu của người Hán ở vùng Điện Nam.

- Với tiết trời hơi se lạnh về chiều mà được ăn một nồi lẩu thì không còn gì tuyệt vời hơn phải không ạ? Vâng ở Lệ Giang cổ trấn mà các bạn không thử qua món “Lẩu sườn khô”,  “Lẩu dê đen”, hay “Lẩu bò Yar (một loại bò Tây Tạng sống ở miền núi Himalaya)”... thì sẽ đáng tiếc lắm ạ!

- Ngoài ra các bạn còn có thể thử những món ăn khác như: thạch đậu xanh – một món ăn khá lạ và rất thích hợp thưởng thức trong mùa lạnh; hay món trà bơ Lệ Giang – một loại trà được người dân địa phương dùng vào lúc buổi sáng trước khi bắt đầu một ngày mới.

Văn hóa ẩm thực của vùng đất Lệ Giang cổ trấn là sự pha trộn của những nền văn hóa ẩm thực khác nhau, tuy nhiên nó vẫn giữ được nét đặc trưng riêng vốn có của mình. Nếu có nhiều thời gian, Gonatour tin rằng các bạn sẽ còn nhiều khám phá bất ngờ hơn về nền văn hóa ẩm thực tại thành cổ này!

6. MỘT VÀI LƯU Ý KHI ĐI DU LỊCH LỆ GIANG CỔ TRẤN

- Đầu tiên, Lệ Giang cổ trấn tuy thuộc cao nguyên Châu Quý, có độ cao khoảng hơn 2000 m so với mực nước biển nên mùa đông ở đây khá lạnh, cộng thêm nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cũng khá rõ nên nếu các bạn đi du lịch vào mùa đông hay bất cứ mùa nào trong năm thì cũng nên trang bị thêm áo ấm đầy đủ, đặc biệt là loại áo phao siêu nhẹ nhưng lại có tác dụng giữ ẩm thì tuyệt vời!

- Điểm kế tiếp là liên quan đến địa điểm tham quan Ngọc Long Tuyết Sơn. Nếu bạn nào có ý định tham quan tại ngọn núi tuyết này thì nên tìm hiểu thông tin kỹ nhé! Ngọn núi này phải nói là khá cao và nếu đi vào mùa đông thì không những được ngắm tuyết mà các bạn còn được thưởng thức cái lạnh và nắng tuyết như thế nào, tuy nhiên nếu những ai không quen độ cao, hay bị một số vấn đề liên quan đến hô hấp thì nên cân nhắc nhé vì khi lên càng cao thì áp suất không khí càng loãn sẽ gây ra hiện tượng thiếu ôxi, choáng, khó thở, thậm chí buồn nôn nên cần cân nhắc kỹ trước khi tham gia nhé!

- Người xưa vẫn thường có câu “Nhập gia tùy tục”. Đến bất cứ đâu cũng vậy chúng ta cũng phải tìm hiểu kỹ một số văn hóa, tập tục của người dân địa phương để tránh một vài điều đáng tiếc xảy ra làm ảnh hưởng đến chuyến đi khám phá của mình không được trọn vẹn các bạn nhé! Các bạn cần lưu ý không nên bỏ bất kỳ một vật gì xuống dòng nước vì sẽ làm mất vẻ đẹp cảnh quang, lại còn phạm vào nguyên tắc tín ngưỡng của người dân Nạp Tây đối với thiên nhiên nữa nhé!

- Và điều cuối cùng dù có thử trải nghiệm bất cứ điều gì thì cũng nên lưu ý về giá cả nhé!

Lệ Giang cổ trấnLệ Giang cổ trấn

- Còn nếu bạn nào muốn đi du lịch tự tức một mình đến Lệ Giang cổ trấn thì Gonatour khuyên các bạn nên săn vé máy bay trước cũng như đặt nơi ở trước để được hưởng những chính sách tốt nhất, còn nếu không muốn lo nghĩ nhiều thì Gonatour vẫn có thể hỗ trợ cho các bạn về các khoản dịch vụ khi cần thiết đó!

7. KẾT LUẬN

Lệ Giang cổ trấn là một trong bốn cổ trấn nên đến một lần ở Trung Quốc. Một nơi với thiên nhiên vô cùng trong lành, mỗi một điểm lại có sức hấp dẫn riêng thì liệu các bạn có nên lên kế hoạch cho một hành trình khám phá Lệ Giang cổ trấn không? Còn nếu băn khoăn về người đồng hành thì Gonatour sẵn sàng cùng đi với bạn đến khắp chân trời đất biển để khám phá ra những nét đẹp mới nhé!

Lệ Giang cổ trấnLệ Giang cổ trấn
Ý kiến bạn đọc