Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên. Dấu ấn kiến trúc cổ châu Âu ở thế kỷ 19

Thứ tư, 10/03/2021, 06:20 GMT+7

Về với xứ Nẫu - Phú Yên, nếu bạn không ghé thăm nhà thờ Mằng Lăng thì có lẽ sẽ là một thiếu sót. Khám phá ngay vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên với lối kiến trúc Châu Âu độc đáo và ấn tượng mang đậm phong cách Châu Âu cổ kính tại Phú Yên. Đây là 1 di tích lịch sử đẹp và nổi tiếng xứng danh là 1 trong các địa danh nên đến của vùng đất xứ “Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh”. Bởi nơi đây không chỉ là một trong những nhà thờ cổ xưa nhất ở Việt Nam, mà nơi đây còn là nơi đặc biệt lưu giữ cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta.

Nhà thờ Mằng LăngNhà thờ Mằng Lăng

1. Nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên ở đâu

  • Được xây dựng vào năm 1892, nhà thờ Mằng Lăng thuộc xã An Trạch (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là một trong những nhà thờ cổ nhất ở Việt Nam. Nếu đi từ hướng thành phố Quy Nhơn, chạy dọc theo quốc lộ 1A đoạn đến thị trấn Chí Thạnh, vừa qua cầu Ngân Sơn gặp ngã 3 rẽ trái khoảng 2 km là tới. Ngôi nhà thờ này cách thành phố Tuy Hòa khoảng 35 km về hướng Bắc, gần thắng cảnh Gành Đá Đĩa (khoảng 10 km).

2. Giờ lễ nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên

GIÁO XỨ MẰNG LĂNG Ngày trong tuần từ thứ 2 - thứ 6 Chiều 18h30
Nhà thờ Mằng Lăng
Thôn Hội Tín, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
Thứ 7 và lễ Chúa nhật Sáng 05h30
Chiều 18h30
Ngày Chúa nhật - mùa hè Sáng 05h30
Trưa 09h00
Chiều 16h00

Ngày Chúa nhật - mùa mưa
Chiều 15h00

3. Giờ mở cữa nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên

  • Địa chỉ: Nhà thờ Mằng Lăng, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
  • Thời gian: 7h00 – 21h00 hàng ngày.
  • Giá vé: miễn phí.

Xem thêm:

4. Lịch sử nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên

  • Theo sử sách, đời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475), mở đến đất Phú Yên lấy núi Thạch Bi làm giới hạn. Triều Nguyễn đời Chúa Tiên năm Mậu Dần (1578), vua ủy nhiệm ông Lương Văn Chánh làm Trấn Biên Quan nhưng mãi đến năm Kỷ Ty 1629, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên mới cho lập Dinh Trấn Biên và giao cho người con rể là Nguyễn Phúc Vinh làm Quan Trấn Thủ. Bản đồ của Cha Đắc Lộ năm 1651 ghi Dinh Trấn Biên là Dinh Phoan, phía trước Dinh có một dòng sông.
  • Ngày nay Dinh Trấn Biên được dân địa phương gọi là Thành Cũ thuộc thôn Hội Phú, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Dinh Trấn Biên nay đã chìm sâu dưới dòng Sông Cái.
  • Vợ Quan Trấn Thủ là công chúa Ngọc Liên – trưởng nữ của Chúa Sãi đã lãnh nhận bí tích rửa tội năm 1636 với tên thánh là Maria Mađalêna. Sau đó, bà lập nhà nguyện trong Dinh Trấn Biên, và truyền giáo đến mọi người. Tại Trại Thủy gần cửa biển Tiên Châu, có vợ chồng quan coi cửa biển mang tên thánh là Biển Đức giữ đạo sốt sắng. Từ đó, nhóm giáo hữu đầu tiên đã hình thành.
  • Năm 1892, linh mục Joseph de La Cassagne (thường gọi là Cố Xuân) khởi công xây dựng nhà thờ Mằng Lăng. Ông là linh mục Chánh xứ đầu tiên của giáo xứ này
Nhà thờ Mằng Lăng Phú YênNhà thờ Mằng Lăng Phú Yên

5. Kiến trúc nhà thờ Mằng Lăng

  • Nhà thờ Mằng Lăng được linh mục Joseph de La Cassagne (tên thường gọi là Cố Xuân) phát động, khởi công xây dựng vào năm 1892 và chính thức hoàn thành năm 1907. Tổng thể kiến trúc nhà thờ được xây dựng trong một khuôn viên rộng hơn 5.000 m2 có nhiều cây xanh, theo kiến trúc Gothic Pháp.
  • Lối kiến trúc này được các kiến trúc sư của Pháp thiết kế cách đây khoảng hơn 1000 năm trước công nguyên. Đỉnh cao trong thời kỳ hoàng kim của lối kiến trúc này chính là vào thế kỷ 18 – 19. Nhà thờ Mằng Lăng được ra đời trong thế kỷ 19 nên được ứng dụng kiến trúc Gothic.
  • Mặc dù đã trải qua hơn 100 năm xây dựng, chịu đựng bao mưa nắng khắc nghiệt của miền Trung nhưng nhà thờ vẫn ánh lên vẻ cổ điển mạnh mẽ của những mái vòm cửa hình búp măng, các cây trụ bê tông kết hợp xà kèo, vì kèo gỗ vững chãi; hay các ô cửa giả trên hai bậc tần tạo nên hình hài một pháo đài kiên cố.
  • Đặc biệt là cửa chính là các lối đi chính dẫn vào phía trong không gian nhà thờ được các nghệ nhân ngày ấy chạm khắc bằng rất tinh xảo, làm toát lên một chất mộc mạc rất Việt Nam. Chính vì vậy mà dù được thiết kế và xây dựng thuần theo kiến trúc Gothic Pháp nhưng công trình vẫn thể hiện rõ nét Việt Nam của mình.
  • Bên cạnh tiểu tiết các mái vòm, các cột trụ biểu được đúc bằng bê tông cốt thép. Điểm nhấn của nhà thờ Mằng Lăng còn thể hiện ở hai tháp chuông hai bên tả hữu, với chính giữa là thập tự giá. Hai tháp chuông và thập tự giá này được xem là hình ảnh tiêu điểm của nhà thờ trong ánh nhìn đầu tiên.
  • Đi sâu vào bên trong, quan sát kỹ thì không gian thánh đường khá giống các nhà thờ Gothic khác ở Việt Nam với hai hàng cột tạo thành các ô vòm liên hoàn. Trên các ô vòm này đều điêu khắc những tiêu tiết của phong cách Gothic.
  • Riêng phần trần thánh đường không còn kiểu mái vòm Gothic cao vút như nguyên bản ban đầu mà thay vào đó là trần gỗ phẳng do ảnh hưởng trận bão năm 1924.
  • So với nhiều nhà thờ cổ nổi tiếng khác ở Việt Nam, nhà thờ Mằng Lăng không lớn và thiết kế bên trong đơn giản hơn rất nhiều. Tuy vậy, sự cầu kỳ trong trang trí mỹ thuật của lối Gothic Pháp kết hợp chút Việt Nam đã làm yếu tố đặc biệt mà ít nhà thờ nào sánh được.
  • Không chỉ là kiến trúc độc đáo, nhà thờ Mằng Lăng còn nổi bật bởi màu sơn hoàn toàn còn nguyên vẹn và mới mẻ như thuở ban đầu. Bên cạnh đó là một khu hầm nhỏ, được xây dựng khá kỳ công trong lòng một quả đồi giả.
  • Và điều bí ẩn trong khu hầm nhỏ này là cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên – Phép giảng tám ngày của linh mục Alexandre de Rhodes in năm 1651 tại Roma, Ý. Bên cạnh đó là nhiều hình ảnh chụp nhà thờ Mằng Lăng từ những năm 90 tới nay và những hiện vật giá trị với giáo xứ.
  • Ngoài phong cách kiến trúc Gothic tuyệt hảo, một điều ít ai biết về nhà thờ Mắng Lăng, đó chính là nơi có vị trí hội tụ đầy đủ “tiền thông hậu thuận” khi phía Bắc là giáo xứ Sông Cầu, phía Nam giáp giáo xứ Chợ Mới (được tái lập tháng 5 năm 2013), phía Tây là giáo xứ Đồng Tre, còn phía Đông thì giáp biển. Do đó mà khi đứng trên cao quan sát, nhà thờ không khác gì một trung tâm của tôn giáo công giáo huyện Tuy An.
Kiến trúc nhà thờ Mằng LăngKiến trúc nhà thờ Mằng Lăng

6. Thuyết minh về nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên

  • Về xứ Nẫu, Phú Yên, sẽ là điều đáng tiếc nếu du khách chưa kịp ghé thăm nhà thờ Mằng Lăng, một trong những nhà thờ cổ xưa nhất ở Việt Nam. Nơi đây đặc biệt lưu giữ cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta.
  • Nhà thờ Mằng Lăng nằm trong địa phận xã An Trạch, huyện Tuy An, cách TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) hơn 30km về phía bắc. Theo ghi chép giới thiệu ở đây, nhà thờ này được xây dựng vào năm 1892. Tên gọi Mằng Lăng theo những vị cao niên ở địa phương là lấy từ tên của một loài cây trồng rất nhiều ở vùng này cách đây hàng thế kỷ. Hiện dấu tích của loài cây này chỉ còn lại trong chính tên gọi của một trong những nhà thờ cổ xưa nhất ở Việt Nam này. Linh mục đầu tiên ở nhà thờ giáo xứ Mằng Lăng là Andrê Phú Yên. Ngày nay, tượng của linh mục này vẫn đặt ở vị trí trang trọng ngay trước nhà thờ.
  • Toàn bộ nhà thờ toát lên vẻ cổ xưa với sơn phủ màu xanh xám đã sờn màu qua hàng thế kỷ tọa lạc giữa giáo xứ Mằng Lăng. So với các công trình nhà thờ nổi tiếng ở Việt Nam như nhà thờ Đức Bà (TP Hồ Chí Minh), nhà thờ Phú Nhai (Nam Định), nhà thờ Trà Cổ (Quảng Ninh), nhà thờ Con Gà (Đà Lạt)…; hay những nhà thờ có kiến trúc Gothic nổi tiếng trên thế giới thì quy mô của nhà thờ Mằng Lăng nhỏ hơn và nội thất giản tiện hơn. Nhưng một trong những khám phá mới mẻ khi chúng tôi đến nhà thờ Mằng Lăng là hang thánh đường trong lòng một quả đồi nhân tạo ở cánh tay trái nếu đi từ ngoài vào qua cổng chính.
  • Cái tên Mằng Lăng nghe khá lạ tai nhưng thực sự lại có nguồn gốc rất mộc mạc và giản dị. Theo các bậc cao niên ở gần nhà thờ kể lại thì cách đây hơn 100 năm, khu vực này rất ít người sinh sống mà chủ yếu chỉ có cây cối, trong đó có một loài hoa màu tím rất đẹp cùng họ với bằng lăng nên người dân đã đặt tên cho loài hoa đó là mằng lăng. Do đó, sau khi xây dựng nhà thờ ở khu vực An Thạch này, người dân đã gọi luôn nhà thờ là nhà thờ Mằng Lăng. Đến nay, những cây mằng lăng đã biến mất nhưng dấu tích của chúng vẫn còn ở một bàn gỗ tròn có đường kính 1,7m trong nhà thờ, bàn gỗ này được làm từ gỗ mằng lăng từ thuở sơ khai khi xây dựng nhà thờ.
  • Tồn tại hơn 100 năm nay, nhà thờ Mằng Lằng như một chứng nhân lịch sử nằm trên mảnh đất duyên hải miền Trung bình yên và xinh đẹp.
  • Với hàng trăm năm tồn tại giữa bao nhiêu vật đổi sao dời, nhà thờ cổ Mằng Lăng thật sự là một địa chỉ khó bỏ qua với lữ khách khi dừng chân ở tỉnh Phú Yên - một trong những địa phương đầy tiềm năng du lịch nằm trên vùng duyên hải miền Trung nước ta.
Nhà thờ Mằng LăngNhà thờ Mằng Lăng

7. Hình ảnh nhà thờ Mằng Lăng

Hình ảnh nhà thờ Mằng LăngHình ảnh nhà thờ Mằng Lăng

Với lịch sử hơn 120 năm tồn tại, nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên là điểm đến thu hút khách du lịch Phú Yên. Đây thật sự là một địa chỉ khó bỏ qua với lữ khách khi dừng chân ở tỉnh Phú Yên - một trong những địa phương đầy tiềm năng du lịch nằm trên vùng duyên hải miền Trung nước ta.

Ý kiến bạn đọc