Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Tìm hiểu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc

Thứ ba, 24/08/2021, 02:32 GMT+7

Nhà tù Phú Quốc – một di tích lịch sử cách mạng hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đây không chỉ là nơi minh chứng cho cuộc đấu tranh đầy gian khổ mà còn thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Đến nay, khi chiến tranh đã đi qua nhưng nơi đây vẫn là nỗi ám ảnh của những chiến sĩ cách mạng lẫn nhiều du khách.

Nhà tù Phú QuốcNhà tù Phú Quốc

1. Nhà tù Phú Quốc ở đâu?

  • Nhà tù Phú Quốc là một trại giam nằm ở số 350, đường Nguyễn Văn Cừ, xã An Thới, cách trung tâm của thị trấn Dương Đông, Phú Quốc 28km.

2. Giới thiệu về nhà tù Phú Quốc

Nhà tù Phú Quốc thời Pháp thuộc

  • Tháng 9/1946, thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Phú Quốc. Địch chọn Phú Quốc để lập nhà tù lớn nhất Đông Nam Á, giam cầm các chiến sĩ cách mạng, vì hòn đảo này có vị trí quân sự chiến lược, xa đất liền, xa các cơ quan báo chí ngôn luận để chúng dễ bề đàn áp tù nhân. Giữa năm 1953, Pháp dùng doanh trại của đám tàn quân Quốc Dân đảng để xây dựng nhà tù, gọi là Căng Cây Dừa. Nhà tù có diện tích khoảng 40 ha, hình chữ nhật, chia làm bốn trại A, B, C, D. Toàn Căng có hàng rào thép gai dày bao quanh, phía trên mắc dây điện trần và đèn bảo vệ. Chòi canh thường xuyên có lính gác. Mỗi cổng lại có một tiểu đội lính tuần tiễu được trang bị tiểu liên và súng trường. Vành ngoài có công sự chiến đấu. Số lượng tù binh thời kỳ này có khoảng 6.000 người. Đến tháng 4/1954 thì có khoảng 14 nghìn tù nhân đều là nam giới. Trong quá trình bị giam giữ và tra tấn man rợ của Pháp. Tù nhân cộng sản tại Trại Cây Dừa đã đấu tranh bất khuất kiên cường, cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào cách mạng. cũng trong thời gian này đã có 200 tù binh vượt ngục và 99 người chết do bị tra tấn.
  • Sau Hiệp định Genever, tháng 7 năm 1954 Pháp trao trả tù binh và quyền quản lý nhà tù cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà lao Cây Dừa lại bước sáng một giai đoạn mới, dã man và kinh hoàng hơn.

Nhà tù Phú Quốc thời Mỹ-Ngụy

  • Sau khi Pháp trao trả tù binh và giao quyền kiểm soát nhà tù cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ cộng hòa. Vào cuối năm 1955, một trại giam mới đã được xây ở địa điểm Căng Cây Dừa cũ, với diện tích rộng 4 ha, đặt tên là Trại huấn chính Cây Dừa hay còn gọi là Nhà lao Cây Dừa. Khác với lúc trước, nhà tù kỳ này được phân chia thành nhà giam tù nam, nhà giam tù nữ, nhà giam phụ lão. Trại chiếm diện tích khoảng hơn 20.000 m2. Xung quanh có ba lớp rào dây kẽm gai cao 2,6m. Ngoài ra có 14 tháp canh.
  • Bắt đầu cho những ngày u tối, ngày 2 tháng 1 năm 1956, 598 người tù từ trại Trung tâm huấn chính Biên Hòa được đưa đến đề lao Gia Định. Tại nhà lao Gia Định, 598 được lập hồ sơ rồi đưa xuống tàu vận tải Hắc Giang chở về Phú Quốc. Về sau còn có thêm một số tù chính trị thuộc diện “Việt Cộng” hoặc “thân Cộng” cũng được đưa đến Trại huấn chính Cây Dừa để giam giữ.
  • Sau 7 tháng kể từ ngày giam giữ (từ tháng 2 – 9 năm 1956). Nhiều cuộc tổ chức vượt ngục đã diễn ra với hơn 100 tù nhân, trong đó có một số người bị bắn chết khi vượt rào. Nổi bật trong cuộc vượt ngục này là sự có mặt của các nhân vật như Phạm Văn Khỏe (em ruột của Phạm Hùng – thủ tướng thứ hai của Việt Nam cộng Hòa) và đồng chí Mai Thanh (Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Rạch Giá).
  • Trước tình hình bất ổn này, năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đã đưa số tù chính trị ở “Trại huấn chính Cây Dừa” về đất liền, và đây một số ra nhà tù Côn Đảo. Khi chiến tranh Việt Nam leo thang, số tù binh và tù chính trị tăng cao, chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng thêm nhiều trại giam tù binh ở Biên Hòa, Pleiku, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quy Nhơn… Riêng tại Phú Quốc, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa xây thêm một trại giam rộng 400 ha ở thung lũng An Thới, cách “Căng Cây Dừa” cũ 2 km.
Di tích lịch sử nhà tù Phú QuốcDi tích lịch sử nhà tù Phú Quốc

3. Ý nghĩa lịch sử của nhà tù Phú Quốc

  • Nhà tù Phú Quốc – một trong những di tích quốc gia đặc biệt được nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm nhiều nhất. Nếu như nhà tù Sơn La là hiện thân cho những năm tháng chiến tranh tàn khốc của nhân dân ta trước chính quyền thực dân Pháp, thì ở một vùng thiên nhiên hoang sơ, trù phú của hòn đảo ngọc lại lưu giữ tội ác của đế quốc Mỹ ngay tại nhà tù Phú Quốc. Vào năm 1944, thực dân Pháp bắt giữ và đưa những người dân yêu nước ra giam giữ tại đảo Phú Quốc. Khi ấy, khu vực này chỉ gồm 3 trại tù, có quy mô nhỏ. Sang tới năm 1953, trại giam Cây Dừa – tên gọi của nhà tù mà bọn thực dân đã xây dựng để giam giữ các cán bộ, chiến sĩ cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Sau một thời gian kháng chiến không ngừng nghỉ của dân tộc ta, nhà tù chính thức bị giải thể và buộc trả lại tự do cho những chiếc sĩ, cán bộ yêu nước. Đó cũng là lúc hiệp định Geneve được kí kết. Đến năm 1967, chính quyền Mỹ – Ngụy chính thức xây dựng lại nhà tù, với tên gọi là “Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam” hay còn gọi là “Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc” để giam cầm, tra tấn các chiến sĩ cách mạng Việt Nam với số lượng vô cùng lớn. Với 12 khu giam cầm và khoảng gần 500 nhà tù, những vị anh hùng, chiến sĩ yêu nước đã bị bắt giữ và tra khảo hết sức tàn nhẫn. Dùng mọi cực hình tàn ác nhất để làm khuất phục ý chí chiến đấu và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt. Đế quốc Mỹ đã không từ bỏ một tội ác nào để đạt được mục đích, có những lúc nhà tù giam giữ tới gần 40.000 con người tại đó, bao quanh nhà tù là hàng rào kẽm gai với hệ thống đèn điện chiếu sắc khắp nơi. Những bức tranh tái hiện lại cảnh tra tấn tàn ác đó như một phần nào cáo buộc tội ác của đế quốc Mỹ – Ngụy thời đó. May mắn trong số những người còn sống sót họ kể lại rằng: “ngày đó mỗi khi có thêm tù nhân vào ngục, tất cả đều bị đánh phủ đầu để làm nhụt ý chí chiến đấu, rồi đem người ra phơi dưới cái nắng rát, đánh đập”. Khi bị cai tù tra khảo nhằm moi thông tin về quân đội nước ta, các chiến sĩ của chúng ta một mực không chịu khuất phục. Trong tình thế đó, cai ngục đã dùng gậy đập nát ngón chân, ngón tay của tù nhân để đe dọa và buộc khai tội. Trong tù, không gian chật chội, ẩm thấp và rất nhiều dịch bệnh lây nhiễm. Như một sách lược khiến nhân dân ta buộc phải đầu hàng trước sự tàn ác của chúng, tinh thần đấu tranh của dân tộc ta càng vững mạnh hơn bao giờ hết.
  • Chẳng thể kể hết nổi những tội ác mà bọn thực dân, đế quốc đã gây ra cho dân tộc nước ta, nhà tù Phú Quốc ngày nay là hiện thân rõ rệt nhất cho những người dân Việt Nam cũng như các vị khách quốc tế hiểu về một phần lịch sử Việt.

4. Chi phí tham quan nhà tù Phú Quốc

  • Du khách sẽ không mất phí vào cửa tham quan. Tuy nhiên, nếu bạn cần HDV thuyết minh thì phải thuê thêm với chi phí khoảng 100.000 đến 200.000 để được giới thiệu và tìm hiểu kĩ hơn nhé. Điều này là không bắt buộc nên nếu bạn thấy cần thiết thì hãy thuê thuyết minh viên, còn không thuê cũng được, các bạn có thể tự tham quan và tìm hiểu, tại mỗi phân khu đều có chú thích cả nhé!

5. Giờ mở cửa của nhà tù Phú Quốc

  • Nhà tù Phú Quốc mở cửa hoạt động từ 8 giờ sáng đến 11 giờ 30 phút sáng; và từ 13 giờ 30 phút đến 17 giời chiều cùng ngày .Như vậy là các bạn chú ý chỉ nên đi tham quan và du lịch tại đây trong khoảng thời gian là ban ngày thôi nhé. Thực ra các bạn đi tham quan di tích nhà tù Phú Quốc lúc nào cũng được nhưng trong khoảng thời gian nghỉ trưa thì dịch vụ thuyết minh viên cũng nghỉ trưa luôn, các bạn lưu ý nha.
  • Ngoài ra thời lượng tham quan nhà tù Phú Quốc cũng giới hạn đôi chút chỉ trong khoảng từ 1-2h với mỗi du khách.

6. Những hình thức tra tấn tại nhà tù Phú Quốc

Chuồng cọp kẽm gai

  • Là chuồng được làm hoàn toàn bằng dây thép gai, để ngoài trời, chúng làm ra nhiều loại chuồng cọp, các tù nhân sẽ không đứng thẳng được cũng không ngồi xuống được. Và chúng bắt các tù binh phải cởi hết quần áo chỉ được mặc một chiếc quần đùi để dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm.
Chuồng cọp kẽm gai nhà tù Phú QuốcChuồng cọp kẽm gai nhà tù Phú Quốc

Đóng đinh

  • Chúng dùng những chiếc đinh 3 phân, 7 phân để đóng vào ngón tay, các khớp xương cổ, đầu gối, … để tra tấn. Sau khi bị đóng đinh thì xương của người tù sẽ vỡ vụn ra.

Dùng đèn cao áp để xoi vào mắt tù nhân cho nóng đến nổ con ngươi

  • Những người tù nhân bị đặt nằm trên ghế, sau đó một chiếc đèn cao áp được đặt ngay trên mắt tù nhân. Quản ngục nhà tù Phú Quốc ép tù nhân phải mở to mắt và chiếu đèn vào trong thời gian dài, cho đến khi mắt bị chín đến phát nổ con ngươi mắt.

Cho vào thùng phuy chứa đầy nước

  • Một tên quản ngục nhà tù Phú Quốc ấn đầu tù nhân xuống cho ngập nước, tên kia dùng búa gõ mạnh vào thùng phuy, khiến nhiều tù nhân vỡ tai, sặc nước tới chết. Nếu đã từng bị ai đó hét vào tai, hẳn bạn sẽ cảm thấy rất đau đầu đúng không nào? Tưởng tượng nỗi đau đó nhân lên gấp ngàn lần, và bạn sẽ hình dung ra được những gì các tù nhân phải trải qua.
Cho vào thùng phi đầy nướcCho vào thùng phi đầy nước

Đục răng

  • Là một trong những màn tra tấn được coi là nhẹ nhất trong 24 ngón đòn được nghĩ ra để tra tấn các tù nhân nhà tù Phú Quốc. Một chiếc gậy nhỏ được kê vào răng tù nhân, sau đó gõ búa vào đầu gậy. Muốn đục răng hàm trên thì đánh xuống, đục răng hàm dưới thì đánh lên. Một khi răng đã rơi ra thì tù nhân phải nuốt ngay máu, có người còn bị bắt nuốt trôi luôn cả răng xuống dạ dày. Khi nhìn thấy cảnh đó, mình bất giác rờ tay lên xem răng mình còn không. Ai trong chúng ta từng phải nhổ răng hẳn vẫn nhớ nỗi đau ấy ê ẩm đến như thế nào, ấy vậy mà các tù binh nhà tù Phú Quốc phải chịu đục liền một lúc hai, ba, thậm chí đến chục chiếc răng cùng một lúc thì hẳn còn đớn đau gấp vạn lần.

7. Một vài lưu ý khi đi nhà tù đảo Phú Quốc

  • Nên mặc những trang phục lịch sự.
  • Không chạm, sờ tay vào các hiện vật được trưng bày.
  • Cần mang theo đồ ăn, nước uống bởi nhà tù được xây dựng với quy mô khá rộng. Trong lúc tham quan, bạn rất khó tìm mua đồ ăn và nước uống.
  • Không vứt rác bừa bãi tránh ảnh hưởng đến vệ sinh của khu di tích.
  • Nhà tù mở cửa từ 8h - 11h30, chiều từ 13h30 - 17h.
  • Vé vào cửa hoàn toàn MIỄN PHÍ.
Trại giam Phú QuốcTrại giam Phú Quốc

Nhà tù Phú Quốc sẽ là nơi cho bạn nhiều kiến thức lịch sử, và là một trải nghiệm không kém phần hấp dẫn trong lịch trình du lịch của bạn. Đừng quên, Phú Quốc còn rất nhiều điểm đến thú vị đang chờ bạn khám phá.

>> Xem thêm:

Ý kiến bạn đọc