Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Phim trường Hoành Điếm – phim trường cổ trang lớn nhất Trung Quốc

Thứ ba, 16/01/2024, 07:16 GMT+7

Phim trường Hoành Điếm không chỉ là điểm du lịch mà còn là nơi thực hiện hàng trăm bộ phim ở Trung Quốc. Phim trường Hoành Điếm là điểm hội tụ nhiều hoạt động như du lịch, quay phim và nghỉ dưỡng thú vị. Đây là nơi tái hiện các bối cảnh lịch sử độc đáo của Trung Quốc từ thời cổ đại đến thời đại dân quốc. Đây không chỉ là địa điểm quay phim của nhiều bộ phim điện ảnh, phim truyền hình mà còn là sân khấu trong mơ của nhiều diễn viên. Hôm nay, hãy cùng Gonatour dạo bước vào Thành phố Điện ảnh và Phim trường Hoành Điếm để khám phá những câu chuyện đằng sau loạt phim truyền hình ra đời tại đây.

Phim trường Hoành ĐiếmPhim trường Hoành Điếm

1. Sự ra đời của phim trường Hoành Điếm

  • Tiền thân của Phim trường Hoành Điếm là Hãng phim Dongyang Hengdian được thành lập vào năm 1956. Với sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc, Hoành Điếm đã dần trở thành cơ sở quan trọng cho phim Trung Quốc.
  • Năm 1987, phim trường Hoành Điếm chính thức mở cửa với thế giới bên ngoài, thu hút nhiều đạo diễn, diễn viên và nhà sản xuất đến quay phim. Ngày nay, Thành phố Điện ảnh và Truyền hình Hengdian đã trở thành cơ sở quay phim và truyền hình lớn nhất ở Trung Quốc và thậm chí cả châu Á, với hàng trăm bộ phim điện ảnh và truyền hình được sản xuất tại đây mỗi năm.

2. Những điểm nổi bật của phim trường Hoành Điếm

  • Là một trong số sáu phim trường cổ trang nổi tiếng nhất Trung Quốc, Hoành Điếm tọa lạc tại thị trấn Hoành Điểm, xã Đông Dương, thành phố Kim Hoa, Chiết Giang. Với tổng diện tích lên đến 30 triệu m2, phim trường này rộng gấp 27 lần tổng diện tích hai phim trường Universal và Paramount cộng lại. Tất cả các công trình bên trong phim trường đều được xây dựng theo tỉ lệ 1:1 so với bản gốc.
  • Từ năm 1996 đến nay, tập đoàn Hoành Điếm đã đầu tư vào phim trường này 3 tỉ NDT để xây dựng 13 bối cảnh của 2 vùng Nam Bắc và hai studio hiện đại. Cũng chính vì vậy, Hoành Điếm là nơi ghi hình những bộ phim điện ảnh, truyền hình có quy mô dàn dựng lớn và cũng là khu thực nghiệm điện ảnh truyền hình cấp quốc gia duy nhất tại Trung Quốc.
  • Phim trường Hoành Điếm được xem là “ Đại bản doanh” kiếm tiền tốt nhất xứ tỷ dân. Nhờ có phim trường Hoành Điếm mà vùng nông thôn nghèo của Trung Quốc đã trở thành khu du lịch nổi tiếng. Người dân tại đây thường vào vai quần chúng. Phát triển các dịch vụ du lịch phục vụ khách thập phương. Theo các số liệu thống kê dân số tại địa phương cho thấy, thị trấn Hoành Điếm có khoảng 200.000 dân thì có đến 50.000 người là diễn viên. Giữa các con đường ở Hoành Điếm không hiếm gặp cảnh các nam thanh nữ tú. Thậm chí những người 50, 60 tuổi ăn vội hộp cơm để chuẩn bị vào vai người hầu, xác chết…
  • Phim trường Hoành Điếm được xem là địa điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng. Mỗi năm, Hoành Điếm xuất hiện trong gần 30.000 tác phẩm bao gồm cả quảng cáo, phim điện ảnh, truyền hình. Đây cũng được xem là khu thực nghiệm điện ảnh truyền hình cấp quốc gia duy nhất của Trung Quốc. Cũng vì thế, nơi đây trở thành điểm tham quan thu hút khách du lịch khắp nơi đến thăm.
  • Hàng năm, có hơn 12 triệu du khách đến tham quan phim trường. Khách du lịch cũng phải trả tiền vé vào tham quan. Và được thỏa thích hóa thân thành các nhân vật cổ trang. Những con số cho thấy Hoành Điếm không chỉ là phim trường lớn nhất Trung Quốc về quy mô. Nó còn là “đại bản doanh” kiếm tiền tốt nhất xứ tỷ dân.

3. Các bộ phim nổi tiếng được quay tại phim trường Hoành Điếm

  • Hoành Điếm có diện tích khoảng 30km2, thuộc địa phận tỉnh Chiết Giang, có tới 9 khu ngoại cảnh chính. Nhìn từ trên cao, cả khu này rộng lớn, bát ngát, cổ kính xen nét hùng vĩ của núi rừng, cuốn hút du khách bốn phương.
  • Bối cảnh Tần Hoàng Cung tại phim trường Hoành Điếm thường xuất hiện trong các phim thời nhà Tần.
  • Năm 2001, phim trường bắt đầu thu hút đông đảo khách tham quan sau khi bộ phim “Anh hùng” của đạo diễn Trương Nghệ Mưu được ghi hình ở bối cảnh Tần Hoàng Cung. Một điều thú vị của phim trường chính là không thu phí. Đây là yếu tố tiên quyết thu hút rất nhiều đoàn làm phim lớn nhỏ khắp Trung Quốc.
  • Phim trường Hoành Điếm không chỉ có cơ ngơi rộng lớn và nổi tiếng bậc nhất xứ Trung. Nó còn được mệnh danh là “Hollywood phương Đông”. Đây chính là bối cảnh nhiều bộ phim quen thuộc như “Ngọa Hổ Tàng Long”, “Mỹ Nhân Tâm Kế”,…
  • “Diện Hy Công Lược” và “Hậu Cung Như Ý Truyện” được đánh giá là một trong những cổ trang được đầu tư mạnh tay nhất lịch sử truyền hình Trung Quốc. Ít ai biết bối cảnh lịch sử trong phim được quay tại Hoành Điếm. Tuy chỉ là mô hình giống Tử Cấm Thành nhưng tỷ lệ diện tích và bề mặt chênh nhau không hề nhiều. Tạo điệu kiện thuận lợi cho những cảnh quay với góc máy toàn cảnh đầy đủ mỹ mãn trong phim.
Phim trường Hoành ĐiếmPhim trường Hoành Điếm

4. Giá vé tham quan phim trường Hoành Điếm

  • Giá vé tham quan Phim trường Hoành Điếm tùy thuộc vào khu vực bạn lựa chọn đến, giá vé vào cổng mỗi khu khá đắt dao động khoảng từ 100 tệ – 160 tệ, khu vực nào càng hot thì giá vé càng cao hơn
    • Tử Cấm Thành 150 tệ ~ 500.000 đồng
    • Đường phố Hongkong và Quảng Châu 120 tệ ~ 400.000 đồng
    • Thanh Minh Thượng Hà Đồ 160 tệ ~ 540.000 đồng
    • Tần cung 160 tệ ~ 540.000 đồng
    • Công viên văn hóa Hoa Hạ 100 tệ ~ 335.000 đồng
    • Fantasy Valley 280 tệ ~ 940.000 đồng

5. Phim trường Hoành Điếm không thu phí quay phim

  • Với diện tích rộng hơn 30 triệu m2, Phim trường Hoành Điếm Trung Quốc bao gồm các phiên bản thu nhỏ của các địa danh lịch sử nổi tiếng qua các thời kỳ của Trung Quốc. Cụ thể, toàn bộ phim trường Hoành Điếm được chia làm nhiều khu vực với bối cảnh trải dài từ thời nhà Tần đến thời hiện đại như Tần Vương Cung, Thanh Minh Cung, Quảng Châu, đường phố Hong Kong, công viên văn hóa Hoa Hạ, Thanh Minh Thượng Hà Đồ, danh thắng Bình Nham Động Phủ… cùng với hai studio hiện đại khổng lồ.
  • Chủ của công trình này là ông Từ Văn Ninh. Ông bắt đầu xây dựng phim trường Hoành Điếm từ năm 1996 và liên tục mở rộng thêm các công trình mới đến tận bây giờ. Ước tính chi phí xây dựng phim trường Hoành Điếm đến nay vào khoảng 5 tỷ USD (hơn 113 nghìn tỷ đồng).
  • Năm 2001, phim trường Hoành Điếm bắt đầu thu hút đông đảo khách tham quan sau khi bộ phim “Anh hùng” của đạo diễn Trương Nghệ Mưu được ghi hình ở bối cảnh Tần Hoàng Cung. Một điều thú vị của phim trường Hoành Điếm chính là không thu phí. Đây là yếu tố tiên quyết thu hút rất nhiều đoàn làm phim lớn nhỏ khắp Trung Quốc chọn địa điểm này để sản xuất phim.
Phim trường Hoành ĐiếmPhim trường Hoành Điếm

6. Một số điều cấm kỵ khi quay phim tại phim trường Hoành Điếm

  • Mỗi khi khởi quay một bộ phim thì phải có lễ khai quang - tức là chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ cúng thần linh. Nói chung cần phải chuẩn bị bàn cúng phủ bằng tấm vải đỏ, bàn thờ Quan Đế, hai bên là lư hương và heo sữa quay cùng hoa quả thơm ngon. Thường thì máy quay được phủ một tấm vải đỏ, sau đó những thành viên chủ chốt của đoàn sẽ lần lượt thắp hương, cuối cùng là vén tấm vải đỏ của máy. Việc này có 2 ý nghĩa. Nghĩa thực là để cho việc quay phim diễn ra suôn sẻ, máy quay không bị hư hỏng, trầy xước. Còn nghĩa kia là dùng để tránh những thứ mà máy quay vô tình chạm phải trên phim trường, vậy nên việc phủ máy bằng tấm vải đỏ còn được hiểu là để “trấn áp cái ác”.
  • Hướng thờ cúng không thể sai được. Khi khởi động máy ở những thời điểm và địa điểm khác nhau, đoàn làm phim sẽ thờ các vị thần ở các hướng khác nhau, một số thậm chí phải chính xác đến từng vĩ độ và kinh độ.
  • Mặc dù lễ đóng máy không được coi trọng như lễ khởi quay, nhưng vẫn có rất nhiều ê-kíp khắt khe, hầu như luôn tế lợn quay hoặc đầu lợn khi đóng máy. Ngày khởi quay cũng giống như ngày đóng máy, đều phải là ngày nắng, không thì cũng chỉ có mưa phùn nhỏ vì nếu gặp mưa to thì sẽ bị coi là điềm xui xẻo. Vì vậy, đôi khi sẽ có những tình huống mà đáng lẽ việc quay phim phải được kết thúc trước đó vài ngày, nhưng một số phân cảnh sẽ được giữ lại và quay bổ sung để chờ đến ngày chính thức đóng máy.
  • Trong quá trình quay cũng phải chú ý rất nhiều, đặc biệt là một số thể loại phim ma quỷ. Bất kể đó là bối cảnh dựng tạm thời hay là địa điểm thực tế, đoàn làm phim cũng phải thắp hương, sau đó đốt tiền giấy trước khi bắt đầu quay để tránh việc "các anh em tốt" có thể đi lang thang trong phim trường. Khi đến quay trực tiếp, nếu phát hiện có điều gì bất thường về đạo cụ, máy quay, bối cảnh,… nói chung đoàn sẽ phải tạm dừng công việc và theo dõi diễn biến. Đạo diễn Trương Nghệ Mưu trước đây khi đang quay cảnh ngoài đồng thì bỗng thấy có một con rắn độc hình dáng vô cùng lạ bò ra khỏi bãi cỏ. Ngay lập tức ông liền yêu cầu cấp dưới dừng công việc và tìm “sư phụ” quen thuộc rồi mới dám quay tiếp.
  • Những diễn viên đóng cảnh c.h.ế.t, bị kh.uyế.t t.ật hoặc được ghép ảnh trên bia mộ sẽ được đối xử rất đặc biệt. Mỗi người trong số họ sau khi xong việc sẽ nhận được một phong bao đỏ, số tiền bên trong phụ thuộc vào "mức độ nổi tiếng" của diễn viên đó và kinh phí của đoàn, chỉ nhằm mục đích cầu may. Nếu người c.hế.t là trẻ em, tiền sẽ được bỏ vào trong giày để "trừ tà". Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên tiêu hết trong một ngày.
  • Ngoài ra, cho dù không phải là phim ma quỷ, chỉ cần là cảnh quay ban đêm, các thành viên đoàn phim cũng sẽ khuyên bạn không nên ở một mình. Tiếp theo, một diễn viên dù có mệt đến đâu cũng tuyệt đối không thể nằm xuống để trang điểm (vì chỉ có người c.h.ế.t mới nằm để trang điểm).
  • Đối với những cảnh quay như gương chiếu vào ban đêm, đi xuống mộ Thanh Minh và cảnh g.i.ế.t người, nhìn chung các nhân viên đoàn phim sẽ không bao giờ chụp ảnh ở chỗ đó. Tất nhiên vẫn cần ghi lại một số bức ảnh về hiện trường, nhưng nó sẽ được thực hiện khi có nhiều người hoặc vào ban ngày. Khi quá trình quay kết thúc, các thành viên trong đoàn sẽ tự động đến những nơi đông người để tránh những "kẻ theo dõi" không cần thiết.
  • Ngoài ra có một điều mà mọi người không biết, hộp đựng máy quay và bục bước, nam diễn viên có thể ngồi, nữ diễn viên thì không nên. Cái này bắt nguồn từ niềm tin ngày trước là diễn viên kinh kịch dù nam hay nữ đều không được ngồi trên nắp hộp. Trong hộp đựng đồ diễn, trong đống đồ diễn đó có quần áo của vua và mũ của vua, nên rất xui xẻo khi ngồi lên "người âm". Sau khi được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, các nữ diễn viên trong đoàn phim không thể ngồi lên hộp đựng máy quay, thậm chí còn không còn được ngồi trên bục bước khi quay các bộ phim bom tấn.
  • Khách sạn VIP ở Hoành Điếm (khách sạn nơi một số nghệ sĩ tên tuổi từng ở), toàn bộ phòng nghỉ ở tầng một đều có âm khí rất nặng. Vì vậy nếu không phải trường hợp bất đắc dĩ, không có nghệ sĩ nào tình nguyện ở đây đâu. Nếu ngủ lại đây thì bạn nên gõ cửa ra hiệu, thắp hương, sau đó nói rõ với "họ" trước.
  • Nhân viên đoàn phim và diễn viên nếu có thể tránh đều sẽ tránh ở phòng cuối hành lang. Cái này tôi được chứng kiến một lần rồi, khi tham gia đoàn . Có 3 người trong tổ phục trang ở phòng cuối dãy của khách sạn Long March, kể từ khi vào ở thì lúc nào cũng bị ốm, mắc đủ mọi loại bệnh mặc dù trước đó sức khỏe rất tốt. Nửa đêm thì bị tr.a t.ấn, không ngủ nổi vì vòi nước trong phòng tắm cứ tự động chảy, còn nghe thấy tiếng chân người đi trên thảm. Về sau đổi được phòng xong, không ai dám ở đó nữa.
  • Tôn Lệ từng lên truyền hình kể về việc mình gặp ma ở Hoành Điếm rồi, không chỉ một mà hẳn 3 cái bóng tóc tai rũ rượi ngồi dưới đuôi giường. Sau đó pháp sư phải đến làm phép trong ngày khai máy thì mọi chuyện mới yên.

7. Một số lưu ý khi tham quan tại phim trường Hoành Điếm

  • Giá vé tại Phim trường Hoành Điếm khá cao nên bạn nào dự định ở lại chơi 2 ngày đến 3 ngày thì mua vé combo sẽ rẻ hơn.
  • Bạn nào đã đi Cố Cung ở Bắc Kinh thì có thể bỏ qua khu Tử Cấm Thành vì nơi đây làm giống đến 98% chỉ khác là không xây hết 9999 phòng như Cố Cung thật
  • Diện tích khá rộng nên Phim trường Hoành Điếm Trung Quốc có cho thuê xe đạp 4 bánh chở được 4 người – 5 người lớn. Giá vé khoảng 200 tệ ~ 670.000 đồng
  • Có lẽ điều đặc biệt khi đến Hoành Điếm thì là đây là khu tỉnh lẻ nên rất heo hút người và hiếm gặp ai nói tiếng Anh. Ngoài những đoàn khách đi theo tour thì không có khách lẻ mấy. Bạn hãy chuẩn bị cho mình một ít vốn câu hỏi Trung Quốc hoặc sử dụng Google Translate nhé.
  • Ở Trung Quốc thường sẽ bị chặn hết Facebook, Google, Youtube…bạn hãy mua sẵn sim ở Việt Nam cho chuyến hành trình của mình, giá khoảng 420.000 đồng.
  • Tại Hoành Điếm rất ít chấp nhận thẻ nên bạn chuẩn bị tiền mặt hoặc Wechat Pay
Phim trường Hoành ĐiếmPhim trường Hoành Điếm

Với quy mô và đầu tư hoành tráng, Hoành Điếm được xem là phim trường nổi tiếng và lớn nhất Trung Quốc. Bên cạnh đó phim trường Hoành Điếm còn được mệnh danh là "Hollywood Trung Quốc". Bước chân vào phim trường Hoành Điếm ở Chiết Giang (Trung Quốc) bạn sẽ có cảm giác được ngược dòng lịch sử trở lại thời điểm hơn 1.000 năm trước.

Ý kiến bạn đọc