Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Điểm du lịch ruộng bậc thang Mù Cang Chải ở Tây Bắc đẹp nhất

Thứ tư, 27/09/2023, 04:31 GMT+7

Nói đến nhửng thửa ruộng bậc thang ở Tây Bắc, là người ta nghĩ tới ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Những nấc thang vàng chồng lên nhau lớp lớp vươn tới tận trời xanh đẹp mê hồn. Đó là một công trình vĩ đại, một tuyệt tác nghệ thuật kỳ vĩ bậc nhất vùng Tây Bắc...

Ruộng bậc thang Mù Cang ChảiRuộng bậc thang Mù Cang Chải

1. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải ở đâu?

  • Ruộng bậc thang Mù Cang Chải nằm ở phía Tây tỉnh Yên Bái, cách thủ đô Hà Nội chừng 300km.
  • Những thửa ruộng bậc thang ở đây san sát nhau, nằm gọn giữa hai sườn đồi cao vút. Chúng ôm trọn những bản làng thanh bình trong sắc xanh của thung lũng.
  • Ruộng bậc thang nơi đây mang nhiều hình thù đa dạng. Từ hình xoáy ốc sâu hun hút, đến hình mâm xôi trữ tình….
  • Mù Cang Chải Yên Bái thu hút nhiều khách du lịch bởi vẻ đẹp không thể lẫn vào đâu được.
  • Một phần là sự ban tặng của tạo hóa, tạo nên cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ. Một phần là do những người dân bản địa gây dựng nên, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • Tất cả tạo nên một miền đất trù phú, tươi đẹp, làm nức lòng người dân xứ Việt.
  • Bên cạnh vẻ đẹp trời phú của những thửa ruộng bậc thang, bạn còn phải thốt lên trước vẻ đẹp “ như phim” của rừng trúc Mù Cang Chải.
  • Du lịch Mù Cang Chải, bạn không chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh sắc mà còn được thưởng thức ẩm thực mang đậm bản sắc văn hóa bản địa.
  • Tất cả khiến cho Mù Cang Chải trở thành địa điểm hút khách mùa du lịch.

2. Thời tiết tại ruộng bậc thang Mù Cang Chải

  • Thời tiết Mù Cang Chải mang đậm nét khí hậu nhiệt đới với hai mùa rõ rệt: mùa khô mát mẻ và mùa mưa lạnh giá.
  • Mù Cang Chải nằm khuất ở phía sườn Tây của dãy Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 1000 – 2000m so với mực nước biển. Do đó ở đây vẫn mang một số đặc trưng thời tiết riêng biệt.
  • Địa hình ở đây có độ cao trung bình là 900m, do đó nền nhiệt khá thấp. Nhiệt độ trung bình mỗi năm thường là 19,6 độ C, nhiệt độ cao nhất là 39 độ, thấp nhất là 0 độ C.
  • Mù Cang Chải có 2 loại gió phổ biến là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Tuy nhiên ở thung lũng dưới các dãy núi nằm sát biên giới Việt – Lào xuất hiện hiệu ứng “phơn”. Gió “phơn” mang theo cảm giá khô nóng, bỏng rát đến với vùng đất Tây Bắc này.
  • Độ ẩm không khí ở đây khá cao, khoảng 55% mỗi năm. Ở những vùng cao hơn, độ ẩm có thể lên tới 70 – 80%. Chính bởi điều này, cộng thêm điều kiện ít mây nên Mù Cang Chải có nhiều giờ nắng trong năm.
  • Đây chính là điều kiện thích hợp cho các hoạt động thăm thú, du ngoạn diễn ra. Thời gian nắng nhiều cũng tô điểm thêm cho vẻ đẹp kỳ vĩ của những thửa ruộng bậc thang nơi Mù Cang Chải.
Ruộng bậc thang Mù Cang ChảiRuộng bậc thang Mù Cang Chải

3. Thời điểm đẹp nhất để ngắm ruộng bậc thang Mù Cang Chải

  • Vào các mùa trong năm, Mù Cang Chải lại khoác lên mình những vẻ đẹp khác nhau. Đó là sự giao hòa giữa thiên nhiên các mùa và cuộc sống của con người bản địa.
  • Tuy nhiên, để tận mắt cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình, cũng như trải nghiệm chân thực nhất cuộc sống của người dân nơi đây, thời điểm hợp lý nhất là mùa đổ nước và mùa lúa chín.
  • Mùa đổ nước, thường rơi vào tầm cuối tháng 5 đến đầu tháng 6. Đây là thời điểm người dân trong thôn bản dẫn nước vào ruộng để cấy cày, chuẩn bị cho một mùa vụ mới.
  • Người dân bản địa sẽ tận dụng những cơn mưa rào đầu mùa hạ để dẫn nước về ruộng.
  • Ngoài ra, họ còn dùng các ống tre, nứa để dẫn nước từ các khe suối nhỏ vào ruộng.
  • Người dân đổ nước đầy từ phần cao nhất của ruộng bậc thang, sau đó nước sẽ tràn dần xuống dưới.
  • Sau khi đã chuẩn bị xong, người ta bắt đầu cấy cày.
  • Đây là khoảnh khắc đẹp vô cùng của ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Lúc này, màu nâu của đất hòa cùng sắc xanh của mạ non mới nhú. Tất cả hòa quyện cùng sắc xanh của bầu trời và mặt nước lóng lánh dưới ánh nắng vàng rực rỡ tạo nên một khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, đẹp tuyệt vời.
  • Mùa lúa chín, thường rơi vào tháng 9, tháng 10. Lúc này lúa chín đã trổ bông, phủ vàng khắp các ngọn đồi nơi Mù Cang Chải.
  • Từng bậc ruộng khoác lên mình màu áo mới vàng óng ánh. Mỗi sáng sớm, khi những tia nắng vàng giòn chiếu xuống từng bậc thang lúa chín, chúng lại càng tỏa sáng lấp lánh, đẹp đến ngây người.
  • Đừng chỉ đứng từ xa mà ngắm nhìn vẻ đẹp ấy. Bạn phải đến tận nơi, đặt chân lên những nấc thang vàng óng mà cảm nhận.
  • Chạm tay vào từng bông lúa, cảm nhận hương thơm dịu nhẹ của chúng mới càng thêm yêu quê hương Việt Nam, cái xứ sở tươi đẹp và hùng vĩ này.
  • Ngoài ra, đến với Mù Cang Chải mùa lúa chín, bạn còn có cơ hội được tham gia trải nghiệm gặt lúa của người dân nơi đây.
  • Trốn xa khỏi cuộc sống ồn ào nơi thành thị, được sống trong sự yên bình cùng những người dân Mù Cang Chải thật là một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ.

4. Những điểm du lịch đẹp nhất ngắm ruộng bậc thang vào ''mùa lúa chín'' ngoài Mù Cang Chải

Hoàng Su Phì (Hà Giang)

  • Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận là di tích danh thắng cấp quốc gia ở Việt Nam vào năm 2012 và là điểm du lịch nổi tiếng ở tỉnh Hà Giang. Đây là một hệ thống gồm nhiều ruộng bậc thang trải dài trên địa bàn 24 xã, thị trấn của huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang với tổng diện tích khoảng 3.700ha. Những thửa ruộng đẹp và có quy mô lớn chủ yếu tập trung tại 11 xã là: Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Nậm Ty, Thông Nguyên, Tả Sử Choóng..
  • Thời điểm đẹp nhất để ngắm lúa chín tại đây là khoảng tháng 9, những cánh đồng ruộng bậc thang lớp lớp ngả vàng óng ả, vô cùng quyến rũ. Đứng giữa thiên nhiên hùng vĩ, núi non trùng điệp của Hà Giang, ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì thật sự là kiệt tác, có thể cho bạn cảm giác khó quên khi trải nghiệm.

Tú Lệ (Yên Bái)

  • So với Mù Cang Chải, những cách đồng lúa ở Tú Lệ không hùng vĩ bằng nhưng Tú Lệ lại có sức hấp dẫn riêng. Nằm giữa ba ngọn núi cao Khau Phạ, Khau Thán, Khau Song, những ruộng lúa nếp chín thơm ở Tú Lệ mang vẻ đẹp e thẹn rung động lòng người.
  • Điểm hấp dẫn của Tú Lệ, đó là nơi đây có nhiều gia đình làm cốm truyền thống. Cốm Tú Lệ thơm ngon, nức tiếng vùng Tây Bắc. Du khách có thể được trực tiếp trải nghiệm các công đoạn giã, sàng cốm. Ngoài ra, du khách có thể thưởng thức nhiều đặc sản khác từ gạo nếp Tú Lệ như: Xôi nếp ngũ sắc, cơm lam...

Sa Pa (Lào Cai)

  • Vốn là điểm du lịch nổi tiếng ở vùng núi Tây Bắc, khi vào thu, Sa Pa (Lào Cai) không chỉ thu hút du khách bởi thời tiết mát mẻ mà còn vì những thửa ruộng bậc thang vàng óng. Điểm đến này cũng từng được Tạp chí Travel + Leisurecủa Mỹ bình chọn vào top 7 ruộng bậc thang đẹp nhất châu Á và thế giới.
  • Để khám phá những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất tại đây, du khách có thể đến các bản Tả Van, Tả Phìn, Hầu Thào, Sử Pán, Nậm Cang, Trung Chải... Du khách có thể thoải mái thả hồn ngắm nhìn lúa chín, tận hưởng cảm giác bay bổng cùng thiên nhiên.
  • Đến đây, du khách sẽ được tận hưởng mùi thơm dịu ngọt của hương lúa mới, ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, nhuộm sắc vàng rực rỡ. Điểm hấp dẫn của du lịch Sa Pa là du khách có thể lựa chọn nhiều khu lưu trú, homestay ưng ý vì tại đây các dịch vụ du lịch phát triển sớm hơn so với nhiều điểm đến khác.

Bắc Sơn (Lạng Sơn)

  • Mùa lúa chín tại Bắc Sơn cũng là thời điểm có thời tiết được cho là đẹp nhất trong năm, rất thuận tiện để du khách khám phá thiên nhiên và chiêm ngưỡng vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa hùng vĩ của núi rừng.
  • Những cánh đồng lúa Bắc Sơn nằm gọn trong dãy núi đá vôi, xung quanh là các bản làng của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng và Dao sinh sống. Ngoài trải nghiệm cảnh đẹp mùa lúa chín, đây cũng là cơ hội để du khách tìm hiểu thêm về nét văn hóa, ẩm thực đặc sắc của đồng bào các dân tộc.
  • Điểm ngắm lúa cũng như săn mây, hoàng hôn và bình minh đẹp nhất ở Bắc Sơn chính là đỉnh Nà Lay. Đỉnh núi không quá cao và nguy hiểm nên một số du khách còn chọn leo núi từ chiều, cắm trại qua đêm để ngắm mùa vàng từ sáng sớm. Nếu không muốn cắm trại ngoài trời, du khách cũng dễ dàng kiếm được các nhà nghỉ, homestay tại Nà Lay.

Pù Luông (Thanh Hóa)

  • Nhiều năm gần đây, Pù Luông nổi lên là điểm đến vô cùng “hot”, được nhiều du khách nước ngoài ưa chuộng. Trong 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, khách nước ngoài không có, du khách nội địa cũng tìm đến Pù Luông để nghỉ dưỡng và ngắm những cánh đồng lúa trải dài.
  • Để ngắm lúa chín và check-in cảnh đẹp Pù Luông, bạn có thể ghé xã Ban Công, vùng lõi khu bảo tồn như bản Đôn, bản Hiêu, bản Kho Mường... Du khách cũng có thể lựa chọn trekking xuyên Pù Luông để vừa săn lúa chín, vừa tìm hiểu văn hóa và phong tục tập quán của dân địa phương.

Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình

  • Quần thể hang động Tam Cốc còn được gọi "Nam thiên đệ nhị động" là khu du lịch trọng điểm ở Ninh Bình được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng xuyên qua núi. Đáng chú ý là cánh đồng lúa bên kia bờ sông chính là địa điểm ngắm lúa chín vô cùng đẹp mắt.
  • Khi ngồi thuyền xuôi dòng sông Ngô Đồng vào mùa lúa chín, bạn được hòa mình vào bức tranh đồng quê vàng rực, ngát hương lúa chín, xung quanh được bao bọc bởi quần thể núi đá hùng vĩ.
  • Thời điểm đẹp nhất có thể ngắm lúa chín tại Tam Cốc là vào cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 hoặc từ tháng 9 đến tháng 10. Chỉ cách Hà Nội khoảng 104km, bạn có thể đi xe đến đây để tham quan những hang động đặc sắc và thả hồn vào hương lúa chín thơ mộng.
  • Nhiều năm gần đây, tỉnh Ninh Bình tổ chức nhiều sự kiện tại Tam Cốc để thu hút du khách đến trải nghiệm mùa lúa chín.

Y Tý (Lào Cai)

  • Đây là một trong những địa điểm ngắm “mùa lúa chín” không nên bỏ lỡ của du khách khi đến Lào Cai. Được ví như tiên cảnh giữa lòng núi non hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang chín vàng uốn lượn, ẩn hiện trong mây trắng bồng bềnh. Nơi đây chính là điểm đến của tín đồ yêu thích ruộng bậc thang.
  • Khi đến thăm vào mùa lúa chín khoảng độ tháng 9 - 10, Y Tý mang lại cho du khách cảm giác khác biệt khi ngắm lúa chín ở độ cao 2.000m. Ở độ cao này, du khách có thể “săn” được những bức ảnh tuyệt đẹp.

5. Ăn gì ở Mù Cang Chải

Cốm Tú Lệ

  • Những ai đã từng thử các loại đặc sản Mù Cang Chải chắc hẳn sẽ không thể nào quên được hương vị của cốm Tú Lệ. Loại cốm này được chế biến từ loại gạo nếp đặc biệt, có hạt to tròn, màu trắng tinh khôi. Vị dẻo và hương thơm của lúa còn non của cốm Tú Lệ khiến ai đến đây cũng muốn thử một lần.
  • Để tạo nên được hương vị đó, lúa để làm cốm phải được gặt vào buổi sáng sớm khi còn đẫm sương, mang đi tuốt và rang ngay bằng bếp củi. Cốm được rang trên lửa nhỏ, đảo liên tục để nóng đều đồng thời đảm bảo không bị cháy. Hơn thế, cốm ở đây được giã thủ công nhiều lần đến khi thu được hạt cốm mềm dẻo. Cách làm công phu như vậy giúp cho hạt cốm giữ được hương vị đậm đà, thơm dịu, mang nét đặc trưng của vùng cao Yên Bái.
  • Người dân nơi đây thường ăn cốm Tú Lệ với chuối hoặc trái hồng đỏ chín cây. Ngoài ra, hạt cốm cũng có thể mang chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon như cháo vịt, xôi, chè, nem rán,… Khi đi du lịch Mù Cang Chải, sau khi thưởng thức những món ăn từ cốm cũng đừng quên mang về một ít làm quà. Chắc chắn rằng người thân hay bạn bè của bạn sẽ rất thích loại cốm đặc biệt này.

Xôi nếp nương chấm muối lạc

  • Không có đồ ăn kèm, không được thêm nhiều gia vị đặc biệt nhưng xôi Mù Cang Chải vẫn có một nét quyến rũ rất riêng, để lại nhiều ấn tượng cho khách du lịch. Xôi nếp ngũ sắc ở đây được làm từ những hạt nếp dài, căng mẩy, trong veo, đồ lên ăn có mùi thơm, bùi bùi, dẻo mà không bị dính. Vị xôi kết hợp với muối lạc làm món đặc sản này thêm đặc biệt, vừa đậm đà, vừa béo nhưng lại không làm mất đi vị ngọt tự nhiên của xôi.
  • Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người xem xôi Tú Lệ là một trong những món ăn được ưa thích nhất trong các loại đặc sản Mù Cang Chải. Thóc được gặt từ những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ, xôi nếp nương Tú Lệ có mùi thoang thoảng của hương hoa ban, hoa trẩu, hoa sở,… Chính hương thơm là thứ để lại dư vị khó quên trong lòng khách đến thăm. Nó mang phong vị của đất trời Tây Bắc. Thưởng thức nắm xôi nếp dẻo thơm, nóng hổi, ngắm những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn vào tiết trời mùa thu se se lạnh trên Mù Cang Chải tạo đảm bảo sẽ khiến bạn lưu luyến nơi này mãi không thôi.

Thịt lợn kẹp cây rừng nướng

  • Lợn ở Mù Cang Chải được nuôi theo kiểu chăn thả tự do nên thịt ngon và chắc hơn so với những giống lợn thông thường khác. Thịt mang đi nướng có cả bì lẫn mỡ, được tẩm ướp với gia vị rừng đặc trưng của vùng thảo cỏ Mù Cang Chải như hạt mắc khén, hành tươi,… rồi bọc ngoài mớ lá dong tươi ngon, kẹp chặt vào tre và nướng trên bếp than hoa. Khi nướng phải thật đều tay để thịt chín đều, vàng ươm, lớp ngoài giòn mà không bị cháy, bên trong lại phải mềm và mọng nước.
  • Đặc sản Mù Cang Chải gây lưu luyến cho du khách

Táo mèo Mù Cang Chải

  • Táo mèo là loại quả nổi tiếng mà bạn không thể bỏ qua khi thưởng thức các đặc sản Mù Cang Chải, Yên Bái. Người dân ở đây còn gọi nó là quả Sơn Tra. Quả táo mèo có hình quả trứng, nhìn lạ mắt, được kết từ hương rừng, ngấm đẫm nắng gió vùng cao nên hội tụ đủ vị chua ngọt đắng chát. Táo mèo thường được dùng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như ô mai, làm giấm, làm mứt, muối sổi, ngâm mật ong. Đặc biệt, người ta còn dùng táo mèo để ngâm rượu.
  • Đây là loại rượu dân dã nhưng được rất nhiều khách du lịch yêu thích. Rượu táo mèo được ngâm theo công thức riêng biệt, độc đáo. Khi ngâm phải chọn quả táo mèo tươi, không bị hỏng đem đi ủ kỹ rồi cất thứ tinh chất ấy làm thành rượu. Thành quả là loại rượu có màu nâu sóng sánh, vị ngọt thơm đặc trưng. Đến Mù Cang Chải, du khách không chỉ bị hấp dẫn bởi những món ăn đặc sắc của vùng đất sương mù này mà còn ngất ngây trong men rượu táo méo nồng ấm. Ngoài ra, loại rượu này còn có công dụng như một loại thuốc, chữa các bệnh như đầy hơi, khó tiêu, huyết áp,… giúp an thần và cân bằng sức khỏe.
Những món đặc sản nên ăn ở Mù Cang ChảiNhững món đặc sản nên ăn ở Mù Cang Chải

6. Lưu ý khi đi ruộng bậc thang Mù Cang Chải

  • Trước khi đi khám phá ruộng bậc thang Mù Cang Chải, bạn nên tìm hiểu trước về cung đường và chuẩn bị một tay lái thật vững vàng để đi qua những chặng đường khó.
  • Hầu hết chỗ nghỉ tại đây thường là những nhà sàn gỗ, dịch vụ còn đơn giản nên bạn cần chuẩn bị thêm các vật dụng cá nhân như dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng để phòng trường hợp tại chỗ nghỉ không có.
  • Khi tham quan ruộng bậc thang hoặc trên các chặng đường đi, bạn sẽ gặp rất nhiều trẻ em bản địa. Trong trường hợp này, bạn không nên cho tiền mà chỉ nên cho các bé kẹo, bánh.

Ngắm những thửa ruộng bậc thang Tây Bắc, ta càng cảm thấy yêu thương hơn mảnh đất hình chữ S, cảm phục trước sự chịu thương chịu khó của bà con ở nơi đất đai cằn cỗi nhưng đã hóa đá sỏi thành ruộng nương, biến những điều bình dị trở nên đẹp lung linh trong sương sớm buổi ban mai, để rồi được ánh nắng bao trùm, phủ khắp trên nương và lên những chiếc váy hoa đầy màu sắc, thấp thoáng, thấp thoáng điểm tô cho bức tranh Tây Bắc. Bên cạnh những giá trị trong phát triển du lịch, ruộng bậc thang ở Đông Nam Á nói chung và ở Tây Bắc Việt Nam nói riêng đã mang lại cho người dân vùng cao một cuộc sống tương đối ổn định, giúp họ định cư lâu dài.

Ý kiến bạn đọc