Quảng trường Thiên An Môn được xem là trái tim của Trung Quốc, bởi nơi đây không chỉ diễn ra những sự kiện rất hoành tráng, mà còn bởi nó luôn được coi là vùng đất “địa linh” chứng kiến vô vàn những biến động lịch sử của dân tộc Trung Hoa. Quảng trường Thiên An Môn, là một trong những quảng trường lớn nhất thế giới. Vì thế, Thiên An Môn thực sự là một nơi đầy hứa hẹn nhất định bạn không nên bỏ qua.
Quảng trường Thiên An Môn
1. Tổng quan về quảng trường Thiên An Môn
- Thiên An Môn còn có nghĩa là “cánh cổng thiên đường bình an”, được xây dựng từ năm 1417 dưới thời nhà Minh. Cái tên Thiên An Môn đặt theo tên của cổng phía bắc Tử Cấm Thành. Tổng diện tích lên đến 440.000 mét vuông, Thiên An Môn chính là quảng trường lớn nhất thế giới cho đến thời điểm hiện tại.
- Với tổng diện tích lên đến 440.000 m2, quảng trường Thiên An Môn được đánh giá là một trong những quảng trường lớn nhất thế giới. Sự hấp dẫn của nó không đến từ quy mô hay kiến trúc mà đến từ bề dày lịch sử 600 năm cùng các công trình có ý nghĩa văn hóa lịch sử xung quanh.
- Quảng trường là nơi diễn ra nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của Trung Quốc. Ngày nay, đây cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa chính trị lớn. Mỗi ngày, quảng trường đón nhận hàng nghìn lượt du khách đến thăm và tìm hiểu lịch sử
- Đây là nơi tập trung nhiều công trình kiến trúc có ý nghĩa lịch sử, văn hóa như tháp Thiên An Môn, đài tưởng niệm anh hùng nhân dân, hội trường Nhân dân, lăng Mao Trạch Đông.
- Dù đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Thiên An Môn vẫn được xem là trái tim của đất nước, là một niềm tự hào dân tộc to lớn của toàn bộ người con Trung Hoa.
2. Lịch sử về quảng trường Thiên An Môn
- Quảng trường Thiên An Môn chính thức được khởi công vào năm 1417. Thiết kế dạng chữ T kết nối Thừa Thiên Môn với Đại Minh Môn. Năm 1651, công trình mới được chính thức đổi tên thành Thiên An Môn.
- Hình thành từ triều Minh (1368-1644), ban đầu quảng trường được xây dựng theo hình chữ "đinh" (?), mà nét ngang trên đầu chính là đường Trường An, còn cổng phải và cổng trái của đường Trường An chính là hai đầu của nét ngang đó. Đến đời Thanh ở bên ngoài mỗi cổng xây thêm hai cổng nữa theo hướng đông tây tạo thành "Tam tọa môn" ở mỗi đầu đường Trường An. Nét "dọc" của chữ "đinh" chính là Thiên bộ lang (hành lang ngàn bước) theo hướng nam - bắc, còn phần cuối của nét "hất" là Trung Hoa môn ở phía bắc của Chính Dương môn.
- Có thể nói do cấu trúc "kín cổng cao tường" lại được cảnh giới hết sức nghiêm ngặt, nên dưới hai triều Minh - Thanh, Thiên An môn được gọi một cách hình tượng là "Thiên nhai" (đường lên trời). Cho đến trước khi triều đình Mãn Thanh sụp đổ thì Quảng trường Thiên An môn luôn là một quảng trường bị "phong bế" (đóng kín), chỉ dành để tổ chức những lễ hội hoặc những sự kiện trọng đại riêng cho triều đình.
- Với những người dân bình thường thì việc được đi vào quảng trường này "khó như lên trời". Họ chỉ có duy nhất một cơ hội trong một năm: đó là vào đúng ngày trước tiết sương giáng (23/11) khi những tử tội được dẫn qua cửa phía trái đường Tràng An vào quảng trường để chờ hành quyết, thì họ mới được theo vào mà thôi.
- Sau cách mạng Tân Hợi (1911), Chu Khải Kiềm, Tổng trưởng Nội vụ trong Chính phủ Bắc Dương đã cho phá bỏ Thiên bộ lang, nhờ đó Thiên An môn trở nên thông thoáng với bên ngoài. Những thứ phá ra từ Thiên bộ lang được dùng vào việc xây dựng "Bắc Kinh đệ nhất công viên", hay còn gọi là Công viên Trung ương, tức Công viên Trung Sơn hiện nay. Sự chỉnh sửa cũng giúp cho phía đông và phía tây của đường Tràng An chính thức được nối liền với nhau. Quảng trường Thiên An môn từ chỗ là "phong bế quảng trường" đã trở thành "khai phóng quảng trường". Mọi người dân đều có thể qua lại mà không bị ngăn trở.
- Ngày 1/10/1949 tại Quảng trường Thiên An môn, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã trịnh trọng tuyên bố nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Sự kiện trọng đại này khiến Quảng trường Thiên An môn trở thành mảnh đất thiêng của nước Trung Hoa mới, và do đó nó càng trở nên nổi tiếng. Vì thế ngay sau đó các cấp chính quyền cũng bắt đầu tiến hành các "chỉnh sửa" để quảng trường trở thành biểu trưng của một thời đại lịch sử mới.
3. Cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn gây chấn động thế giới
- Quảng trường Thiên An Môn có giá trị lịch sử vô cùng to lớn khi nơi này diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại. Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, quảng trường cũng thường xuyên diễn ra các buổi diễu hành, mít tinh.
- Trong đó, cuộc biểu tình năm 1989 được xem như là sự kiện gây chấn động toàn thế giới. Một số người biểu tình đã có hành động tấn công, giết hại binh lính và đốt các đoàn xe. Trước tình hình này, chính phủ đã cử Giải phóng quân Nhân dân dẹp tan cuộc biểu tình này.
- Ước tính số người thiệt mạng trong cuộc biểu tình chấn động này lên đến ba nghìn người. Bên cạnh đó, số lượng người bị thương nhiều không thể đếm xuể. Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến trái chiều cho rằng vụ việc này không có ai bị thiệt mạng.
- Thời gian: 15/4/1989 – 4/6/1989
- Người biểu tình: Sinh viên
- Mục tiêu: Chống tham nhũng, phản đối lạm phát, tự do ngôn luận và quyền dân chủ
- Hình thức: Tuyệt thực, tọa kháng, chiếm đóng quảng trường công cộng
- Kết quả: Cuộc biểu tình bị dẹp
Quảng trường Thiên An Môn
4. Nên tham quan quảng trường Thiên An Môn vào thời gian nào?
- Thời tiết tại Bắc Kinh có 4 mùa rõ rệt, mỗi thời điểm đều sẽ có những nét đẹp riêng để du khách khám phá. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất để tham quan Thiên An Môn và du lịch Bắc Kinh nói chung là vào mùa xuân và mùa thu mỗi năm.
- Thời tiết vào hai thời điểm này sẽ khá dễ chịu, thích hợp để dạo chơi, tham quan và ngắm cảnh. Trong đó, mùa xuân sẽ ấm áp và khô ráo hơn, thích hợp cho những chuyến tham quan lịch sử văn hóa độc đáo. Còn mùa thu với một chút se lạnh sẽ giúp chuyến đi của bạn dễ chịu và mát mẻ hơn.
- Vì xung quanh quảng trường không có nhiều cây xanh và ghế đá, nên nếu đến vào mùa hè sẽ có đôi chút mệt mỏi và khó chịu do nắng nóng. Nếu đi vào thời điểm này, bạn cần chuẩn bị cẩn thận nước uống, nón và kem chống nắng để đảm bảo sức khỏe cho cả chuyến đi.
- Đặc biệt, bạn tuyệt đối không nên đến quảng trường vào ngày 4 tháng 6 hàng năm. Vì vào thời điểm này, toàn bộ người dân sẽ tổ chức lễ tưởng niệm vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Đây là một vấn đề khá nhạy cảm đối với khách du lịch, nên hãy chọn một ngày khác phù hợp hơn nhé.
5. Di chuyển đến quảng trường Thiên An Môn bằng cách nào?
- Tại Bắc Kinh bạn có thể di chuyển đến quảng trường Thiên An Môn bằng 3 phương tiện sau:
- Di chuyển bằng taxi: đây chính là phương tiện nhanh chóng và dễ nhất, tuy nhiên chi phí sẽ khá đắt đỏ trong thời gian bạn du lịch tại Bắc Kinh nói chung.
- Di chuyển bằng tàu điện ngầm: đây là một dạng phương tiện khá phổ biến tại Trung Quốc. Để đến được khu quảng trường, bạn chỉ cần bắt chuyến tàu số 1 và dừng tại ga Tiananmen East. Sau khi ra khỏi tàu chỉ cần đi bộ thêm một đoạn sẽ đến được Thiên An Môn.
- Di chuyển bằng xe buýt: đây chính là phương tiện tiết kiệm nhất để di chuyển tại Bắc Kinh. Giá vé sẽ là khoảng 15 tệ, tương đương với 50 nghìn đồng.
6. Điểm đặc trưng về kiến trúc tại quảng trường Thiên An Môn
- Vào năm 1949, quảng trường được mở rộng diện tích. Giữa quảng trường là Bia kỷ niệm Anh hùng nhân dân và Lăng Mao Trạch Đông. Hai cánh cổng đồ sộ nằm hai bên tựa như đang bảo vệ cho quảng trường.
- Dọc theo phía tây quảng trường là Đại lễ đường Nhân dân. Đây là nơi tổ chức hội nghị, đại hội lớn và cũng là tòa nhà Quốc hội của Trung Quốc. Nằm về phía đông của quảng trường là Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc. Phía bắc là Thiên An Môn của Tử Cấm Thành, phía nam có Tiền Môn đứng sừng sững giữa đất trời.
- Nằm giữa quảng trường, đại lộ Trường An là địa điểm tổ chức các cuộc diễu binh nhân dịp lễ lớn hay sự kiện quan trọng. Xung quanh quảng trường trồng những hàng cây xanh tươi. Điểm xuyết vào đó là hệ thống những cột đèn lớn làm tăng thêm phần lộng lẫy và rực rỡ.
- Có thể nói, diện tích Quảng trường Thiên An Môn khá rộng lớn. Bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian cho việc tham quan hết công trình kiến trúc này. Vậy nên hãy lên kế hoạch và lịch trình chi tiết để không bỏ lỡ những thắng cảnh này nhé.
7. Những công trình kiến trúc lịch sử tại quảng trường Thiên An Môn
Tháp Thiên An Môn
- Phía bắc của quảng trường là tháp Thiên An Môn được xây dựng lần đầu vào năm 1417 dưới thời nhà Minh. Thời xưa, tháp là nơi diễn ra buổi lễ công bố khi đất nước có người trở thành hoàng đế và người trở thành hoàng hậu.
- Đến năm 1911 nơi đây chỉ dành cho gia đình hoàng gia và quý tộc lui tới, dân thường không được vào khu vực này, ngày nay tháp trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn rất nhiều du khách bởi đứng từ trên tháp du khách có thể ngắm nhìn trọn vẹn khung cảnh quảng trường từ trên cao.
- Tháp Thiên An Môn dài 66 m, rộng 37 m và cao 32 m. Ban đầu, tháp là công trình bằng gỗ cao 3 tầng, là nơi tổ chức lễ đăng cơ của hoàng đế. Sau nhiều lần bị phá hủy vì chiến tranh, hỏa hoạn, tháp được xây dựng lại vào năm 1970 và giữ nguyên kiến trúc đến nay.
- 5 cây cầu bằng đá cẩm thạch trắng là lối đi vào 5 cổng vòm ở tháp Thiên An Môn. Cây cầu lớn nhất nằm ở giữa dành cho nhà vua, 4 cầu còn lại đi vào 4 cổng nhỏ hơn dành cho các quan đại thần. Cho đến năm 1911, khi triều đại phong kiến cuối cùng kết thúc, chỉ hoàng gia và các quan đại thần mới được phép vào trong tháp.
- Ở phía trước tháp đặt hai cột đá, mỗi cột cao 10m, nặng 10 tấn, chạm khắc hình rồng và nhiều tượng đá sư tử. Sư tử được đặt trước cổng tháp với ý nghĩa trừ tà ma
Đài tưởng niệm các vị anh hùng
- Đến Quảng trường Thiên An Môn Trung Quốc, bạn còn được chiêm ngưỡng Đài tưởng niệm các vị anh hùng có công trong lịch sử đất nước. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng đá granite. Ngoài ra, du khách chỉ mất 5 phút di chuyển từ trung tâm quảng trường.
- Mặc dù được xây dựng từ năm 1952, nhưng đến nay công trình vẫn giữ được nguyên vẹn kết cấu. Đồng thời, đài tượng niệm các vị anh hùng còn trở thành di tích lịch sử lớn nhất Trung Quốc. Đặc biệt, bia tưởng niệm được đích thân chủ tịch Mao Trạch Đông khắc dòng chữ “Anh hùng nhân dân là bất tử”. Hành động này dùng để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với các vị anh hùng dân tộc.
Lăng chủ tịch Mao Trạch Đông
- Tọa lạc ở hướng nam quảng trường, Lăng chủ tịch Mao Trạch Đông có diện tích lên đến 70.000 nét vuông, được xây dựng và thiết kế vào năm 1977. Cùng với dòng chữ “Nhà tưởng niệm Mao chủ tịch” sắc sảo từ bạch kim, làm cho toàn bộ công trình thêm phần uy nghiêm và sang trọng.
- Điều đặc biệt nhất chính là nơi đây vẫn còn gìn giữ toàn vẹn chủ tịch qua kỹ thuật ướp và trưng bày ngay bên trong lăng. Khách tham quan sẽ được vào cửa hoàn toàn miễn phí để bày tỏ lòng tôn kính đối với chủ tịch Mao Trạch Đông. Theo quy định của lăng, du khách vào thăm cần phải cởi bỏ mọi phụ kiện như mũ, túi xách và cả điện thoại ở bên ngoài, kể cả những thiết bị ghi âm khác.
Bảo tàng quốc gia Thiên An Môn – Trung Quốc
- Một điểm đến lý tưởng để tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của các triều đại trước là Bảo tàng quốc gia Thiên An Môn. Công trình kiến trúc này được xây dựng vào năm 2003. Đây được xem là sự kết hợp hoàn hảo giữa Bảo tàng lịch sử và Bảo tàng cách mạng Trung Quốc.
- Ngay từ cổng vào, du khách sẽ bị choáng ngợp trước sự bề thế của các khu triển lãm. Bên trong Bảo tàng còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị bằng đồng, gốm cùng các sản phẩm mỹ nghệ, tác phẩm nghệ thuật khác. Bạn có thể tham quan những gian trưng bày, khu triễn lãm hay các bộ sưu tập.
Chính Dương Môn
- Chính Dương Môn đứng sừng sững ở phía nam của Thiên An Môn. Cổng thành chỉ cách Tử Cấm Thành vài phút đi bộ và khá gần trạm tàu điện ngầm. Tòa kiến trúc với mái vòm cong theo phong cách truyền thống này được tu sửa, cải tạo vào đầu thế kỷ 20. Nơi đây được xem là biểu tượng di sản văn hóa của Bắc Kinh.
- Giá vé vào cửa Chính Dương Môn khá rẻ. Du khách có thể xem triển lãm về lịch sử thành phố. Ngoài ra, bên trong còn có những hình ảnh ghi dấu sự phát triển của Bắc Kinh qua nhiều thế kỷ. Mặt khác, bạn còn có thể leo lên những bậc thang để ngắm nhìn toàn cảnh Bắc Kinh từ trên cao.
Quảng trường Thiên An Môn
8. Các hoạt động diễn ra tại quảng trường Thiên An Môn
- Ngày nay, Thiên An Môn là một trong những địa điểm du lịch thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Bạn có thể đến đây để xem lễ thượng cờ, hạ cờ được tổ chức hàng ngày. Mặt khác, lễ duyệt binh của quân đội cũng là hoạt động bạn không nên bỏ qua.
- Lễ thượng cờ: Được tổ chức trang nghiêm, long trọng vào buổi sáng.
- Lễ hạ cờ: Được thực hiện với nghi thức tương tự như lễ thượng cờ vào buổi tối.
9. Một số lưu ý khi tham quan quảng trường Thiên An Môn
- Ghé thăm quảng trường Thiên An Môn là một sự lựa chọn của hầu hết các du khách đến Bắc Kinh, Trung Quốc. Tuy nhiên, để hành trình được diễn ra thuận tiện và không gặp phải một vài sự cố không mong muốn, bạn đừng quên lưu ý một số điều sau:
- Tuân theo từng quy định mà quảng trường đưa ra khi đi qua cửa an ninh.
- Tuyệt đối không chen lấn, xô đẩy hoặc mang theo những vật dụng nguy hiểm trong quá trình tham quan. Nếu bị phát hiện, đội kiểm tra sẽ yêu cầu bạn ra ngoài ngay lập tức.
- Không đến Thiên An Môn vào ngày 4/6 hàng năm. Như đã nói, đây là một mốc sự kiện lịch sử khá nhạy cảm, các du khách nước ngoài tốt nhất là không nên ghé tới.
- Toàn bộ quảng trường sẽ khá ít cây, đặc biệt là khu vực trung tâm, nên bạn cần chủ động mang theo nhiều nước uống và dù để tránh nắng nóng. Đặc biệt là vào mùa hè khá oi bức, cần chuẩn bị thêm kem chống nước, mũ hoặc dù để đảm bảo sức khỏe.
Quảng trường Thiên An Môn
Sẽ là một điều gì đó rất tiếc nuối nếu đi du lịch Trung Quốc mà không tới tham quan quảng trường Thiên An Môn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc và mong muốn tham khảo thêm nhiều địa điểm du lịch hơn nữa, bạn hãy liên hệ ngay với Gonatour để được tư vấn nhé!