Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Thiên Đàn – Đền thờ Trời cổ kính giữa lòng Bắc Kinh

Thứ ba, 30/01/2024, 04:06 GMT+7

Thiên Đàn Bắc Kinh với hơn 500 năm lịch sử là một biểu tượng văn hóa và kiến trúc tuyệt vời của Trung Quốc. Thiên Đàn Bắc Kinh – Đền thờ Trời mang trong mình những câu chuyện về quyền lực, văn hóa và sự thịnh vượng của những triều đại xưa. Đây sẽ là địa điểm tham quan đáng đến trong chuyến hành trình khám phá xứ tỷ dân của bạn.

Thiên Đàn Bắc KinhThiên Đàn Bắc Kinh

1. Thiên Đàn – Đàn thờ Trời cổ kính với hơn 500 năm tuổi

  • Thiên Đàn ở Bắc Kinh có nghĩa là Đàn thờ Trời. Đây là một quần thể các điện thờ ở nội thành phía Đông Nam, thuộc địa phận quận Tuyên Vũ của thành phố Bắc Kinh. Vào năm Vĩnh Lạc thứ 18 (năm 1420) triều đại Minh Thành Tổ, nhà vua bắt đầu cho thiết kế và xây dựng một đàn tế trời đất tại kinh đô, gọi tên là Thiên Địa Đàn. Vào năm Gia Tĩnh thứ 9 (năm 1530) thời vua Minh Thế Tông, triều đình thực hiện chế độ “Tứ giao phân tự”, giao cho khảo sát tạo dựng Địa Đàn ở phía Bắc còn Thiên Địa Đàn cũ đổi tên thành Thiên Đàn. Sang thời nhà Thanh, vua Càn Long cho sửa sang lại Thiên Đàn nhưng vẫn giữ nguyên lối kiến trúc cũ và duy trì việc cúng bái từ thời Minh.
  • Trước đây, các hoàng đế Trung Hoa cực kỳ coi trọng nghi lễ tế trời. Đó là bởi họ được tôn là Thiên Tử - nghĩa là con trời và là người được bề trên ấn định cai quản đất nước. Việc xây dựng dàn tế là một nhiệm vụ đặc biệt đối với toàn dân tộc. Trước hết, vị trí xây đàn phải là khu vực ổn định, mưa thuận gió hòa, thiên thời địa lợi để các vị vua khấn cầu cho thiên hạ thái bình.
  • Đền được cho phép mở cửa vào năm 1918 để dân bản địa và khách du lịch trong ngoài nước có thể tận mắt ngắm nhìn nét đẹp văn hóa của người Trung Quốc cổ.
  • Năm 1998, UNESCO đã chính thức công nhận Thiên Đàn Bắc Kinh là Di sản thế giới. Điều này giúp khẳng định tầm quan trọng to lớn trong lịch sử văn hóa của nhân loại.
  • Cho đến năm 2005 trước thềm Thế vận hội mùa hè 2008, đền Thiên Đàn được xây dựng và tân trang lại với chi phí lên tới 47 triệu NDT. Tuy nhiên, ngôi đền vẫn được giữ nguyên vẹn kiến trúc Trung Quốc cổ độc đáo. Từ đó đến nay, mỗi năm đền Thiên Đàn thu hút được hàng triệu khách du lịch Bắc Kinh ghé thăm và khám phá.

2. Thiên Đàn nằm ở đâu? Di chuyển bằng cách nào?

  • Thiên Đàn ở Bắc Kinh nằm tọa lạc phía Nam thủ đô Bắc Kinh thuộc quận Tuyên Vũ. Để đến Thiên Đàn Bắc Kinh, bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau như:
    • Xe bus và tàu điện ngầm: Đây là một trong những phương tiện đi lại phổ biến và có giá thành phải chăng. Các trạm dừng xe bus thường nằm gần nhau nên bạn không cần phải chờ đợi quá lâu. Chỉ cần mất khoảng 10 – 15 phút là bạn đã có thể di chuyển đến địa điểm này.
    • Xe tự lái: Nếu bạn muốn thoải mái tận hưởng chuyến du lịch thì có thể thuê xe tự lái. Tuy nhiên, điều này chỉ phù hợp với những bạn đã quen thuộc với đường tại Trung Quốc.
    • Máy bay: Bạn có thể đến Sân bay Quốc tế Cảng hàng không quốc tế Bắc Kinh và Sân bay Quốc tế Daxing Bắc Kinh. Sau đó sử dụng các phương tiện công cộng như xe bus, taxi,… để di chuyển đến Thiên Đàn.
    • Tàu hỏa: Bạn có thể đi tàu hỏa từ các thành phố lân cận Bắc Kinh như Thượng Hải, Hồng Kông. Sau đó bạn có thể gọi taxi để di chuyển từ ga Bắc Kinh đến Thiên Đàn.

3. Giá vé tham quan Thiên Đàn Bắc Kinh

  • Giá vé tham quan Thiên Đàn ở Bắc Kinh là 34 ¥ từ tháng 4 đến tháng 10, và 28 ¥ từ tháng 11 đến tháng 3. Giá vé này đã bao gồm quyền vào cửa công viên và tham quan các công trình kiến trúc khác.
  • Để mua vé, bạn có thể đến quầy bán vé tại cổng vào Thiên Đàn. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian hơn, bạn nên mua vé trực tuyến để quá trình tham quan thuận lợi và tiết kiệm thời gian hơn
Thiên Đàn Bắc KinhThiên Đàn Bắc Kinh

4. Kiến trúc của Thiên Đàn – Kiến trúc cổ đại bậc nhất Trung Hoa

  • Đền Thiên Đàn Bắc Kinh được xây dựng trên một khu đất quy mô lên tới 2,7 triệu mét vuông. Trước đây, vị trí này từng là quần thể kiến trúc đàn tế cổ được người Trung Quốc tôn kính và giữ gìn cẩn thận. Trải qua bao thăng trầm và đổi thay cùng thành phố Bắc Kinh, đàn Thờ Trời vẫn giữ được nguyên bản dáng vẻ cũ và lưu giữ những giá trị văn hóa - kiến trúc đặc sắc. Không những chỉ là một niềm tự hào riêng đối với dân tộc Trung Hoa, ngôi đền này còn là một kiệt tác, một di sản kiến trúc nghệ thuật của toàn thế giới.
  • Đền Thờ Trời có bố cục hài hòa, cấu trúc độc đáo và trang trí lộng lẫy. Nơi đây thể hiện được quan niệm về mối quan hệ giữa thiên địa và con người trong văn hóa Trung Hoa cũng như vai trò đặc biệt của hoàng đế là "thiên tử".
  • Vô vàn giá trị về văn hóa và kiến trúc vẫn được Thiên Đàn giữ lại cho vùng đất và con người nơi đây. Đền Thiên Đàn được xây dựng theo triết lý phương Đông, gồm 3 nhóm công trình chính là: Viên Khâu đàn, Hoàng Khung vũ và Kỳ Niên điện. Mỗi nhóm công trình ở đền Thiên Đàn đều có ý nghĩa riêng biệt.
  • Mỗi đàn ở quần thể điện thờ Thiên Đàn đều được xây dựng với mục đích khác nhau, thể hiện được mối quan hệ giữa con người với trời và đất, đồng thời đặc tả triết lý phong thủy hài hòa cùng nghệ thuật kiến trúc của người Trung Quốc.

Viên Khâu Đàm

  • Rẽ qua phía Nam của Thiên Đàn trước, bạn sẽ thấy ngay một chiếc bệ thờ hình tròn rỗng có cấu trúc 3 tầng được chạm khắc những con rồng tinh xảo trên nền đá cẩm thạch. Bàn Thờ Tròn là nơi được các hoàng đế nhà Minh và Thanh tổ chức các buổi lễ tế trời hàng năm trong ngày Đông chí. Số lượng phiến đá, cột được xây dựng dựa trên bội số của 9.
  • Theo quan niệm văn hóa Trung Quốc, số lẻ được quan niệm là bất khả xâm phạm mà số 9 lại là con số lẻ lớn nhất, thể hiện được sự đỉnh cao. Ngoài ra, ý nghĩa của số 9 còn liên quan đến sự viên mãn, trường cửu (do cách phát âm tương đồng). Hoặc đây cũng ngụ ý cho vị thế của “cửu ngũ chí tôn” ngày ấy.
  • Nằm ngay trung tâm của Viên Khâu Đàm chính là Thiên Tâm Thạch (hay còn gọi là Thái Dương Thạch), mang tâm ý trái tim của trời, đến từ thiên đường. Đây cũng chính là địa điểm được các vị vua đứng trên đó để tế trời. Tiếng cầu nguyện sẽ vang vọng, lan tỏa xa khắp chốn, nhờ vào sự phản hồi âm thanh của các lan can, tấm đá ngăn được thiết kế xung quanh.
  • Đã đến đây, đừng quên ghé các công trình phụ khác ngay nơi này, bao gồm: Cực ngắm Lantern, Sân Thờ Thiên Đường, Bếp Cửi, Cổng Lingxing, Sân nhà bếp thần,... nhé! Đảm bảo đây sẽ là những địa điểm check-in siêu xịn xò đấy.

Hoàng Khung Vũ

  • Sừng sững bên trong bức tường cao lớn có cấu trúc vòng cung tròn tại Thiên Đàn ở phía Bắc Viên Khâu Đàn, Hoàng Khung Vũ nổi bật như một tòa điện nhỏ có chóp mái nhọn hoắc, cao vút như muốn chọc thẳng về phía bầu trời.
  • Tầng phía dưới hình tròn với sự kết hợp hài hòa giữa màu đỏ và xanh dương được dựng xây trên nền đá cẩm thạch vững chắc, có những lan can đá xung quanh. Đây thực chất là nhà kho lưu trữ hệ thống bài vị các vị thần với những vật liệu khác cho nghi lễ tế trời, khi không sử dụng đến..
  • Bên ngoài công trình được bao quanh được bức tường phủ men tráng mịn, trơn bóng cao 6m, đường kính 32,5m. Bức tường này được gọi là bức tường âm thanh vì khoảng cách truyền âm rất dài, từ đầu bên này có thể nghe được đến tận đầu bên kia và tính vang vọng khi đóng tất cả các cửa lại phát huy rất tốt.

Kỳ Niên Điện

  • Nằm ở phía Bắc Thiên Đàn, kết nối với Hoàng Khung Vũ bằng cầu đi bộ thần sa dài 360m, Kỳ Niên Điện là kiến trúc trung tâm nằm trong khu vực Kỳ Cốc Đàn. Ít ai biết rằng, năm 1889, Điện đã bị sét đánh dẫn đến một trận hỏa hoạn lớn. Sau đó, dưới sự nỗ lực của các nghệ nhân và kiến trúc sư tài ba, Điện được phục dựng.
  • Là phiên bản phóng lớn của Hoàng Khung Vũ, Kỳ Niên Điện gồm ba tầng áp mái, với tổng đường kính dài 36m và có chiều cao 38m, với chiếc hiên màu xanh thẫm và mái ngói lợp lưu ly xanh, dễ dàng thu hút sự chú ý ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Trước đây, mái có màu vàng, đến thời vua Càn Long mới chuyển sang sắc màu bầu trời, thể hiện nhiệm vụ chính của công trình.
  • Là phiên bản phóng lớn của Hoàng Khung Vũ, Kỳ Niên Điện gồm ba tầng áp mái, với tổng đường kính dài 36m và có chiều cao 38m, với chiếc hiên màu xanh thẫm và mái ngói lợp lưu ly xanh, dễ dàng thu hút sự chú ý ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Trước đây, mái có màu vàng, đến thời vua Càn Long mới chuyển sang sắc màu bầu trời, thể hiện nhiệm vụ chính của công trình.
  • Một điều hay ho là chiếc mái được chống bằng 28 cột trụ, xếp thành 3 vòng. 12 cột trụ ở vòng ngoài thể hiện cho 12 canh giờ, cũng số lượng cột trụ ấy ở vòng giữa tượng trưng cho 12 tháng trong năm. 4 cột trụ cuối cùng được xếp ở trung tâm biểu hiện cho các mùa màng trong năm. Phần chóp mái nhọn được đúc hoàn toàn bằng vàng, thể hiện được sự thịnh vượng.
  • Du lịch Bắc Kinh, bạn không thể bỏ qua Kỳ Niên Điện. Chiếc điện cầu niên này là nơi hoàng đế đến nguyện cầu quốc thái dân an, mùa màng bội thu vào những ngày đầu năm (tháng giêng). Nơi đây đã chứa đựng bao niềm ước mong và hy vọng về sự thịnh vượng của bao vị Thiên tử.
Thiên Đàn Bắc KinhThiên Đàn Bắc Kinh

5. Một số lưu ý khi tham quan Thiên Đàn Bắc Kinh

  • Bạn nên tìm hiểu thật kỹ về lịch sử, kiến trúc và ý nghĩa của Thiên Đàn trước khi tham quan để có thể hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của công trình này.
  • Thiên Đàn là một di sản thế giới và một công trình kiến trúc cổ xưa của Trung Quốc. Bạn nên tôn trọng và bảo vệ các di tích lịch sử và văn hóa ở đây. Không gây ồn ào, xúc phạm hay phá hủy bất kỳ vật dụng nào trong khuôn viên Thiên Đàn.
  • Lựa chọn mặc trang phục lịch sự, không quá ngắn hay hở hang khi vào tham quan Thiên Đàn. Bạn cũng nên mang theo áo khoác hoặc khăn choàng để che chắn khi cần thiết.
  • Để tránh đông đúc và nắng nóng, hãy cân nhắc đến đây trước 9 giờ sáng để có thể tham quan thoải mái và chụp được những bức ảnh đẹp. Bạn cũng nên mang theo nón, kem chống nắng và nước uống để bảo vệ da và cơ thể.

Thiên Đàn ở Bắc Kinh là một công trình kiến trúc đồ sộ, thể hiện được tư tưởng, tầm nhìn và những mong ước của người cổ đại về cuộc sống an lành, được Trời cao phù hộ. Quả thực đền Thiên Đàn là một điểm đến không thể bỏ lỡ trong chuyến Du lịch Bắc Kinh. Không những khiến du khách thích thú bởi kiến trúc độc đáo và hoành tráng giữa lòng Bắc Kinh, điện Thiên Đàn - đàn Thờ Trời còn mang trong mình những giá trị văn hóa của người Trung Quốc truyền đầy cảm hứng cho thế hệ sau này.

Ý kiến bạn đọc