Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Văn hoá nước Nga

Thứ tư, 26/02/2020, 02:55 GMT+7

Nước Nga có trên 16 dân tộc, mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa khác nhau tuy vẫn mang đặc trưng chung của người Nga. Văn hóa Nga chịu ảnh hưởng của nền tư tưởng tôn giáo chính thống là Slav. Kiến trúc Nga gắn liền với nền văn hóa với những ngôi nhà gỗ ở miền đồng quê Nga. Hàng thủ công mỹ nghệ cũng mang đậm văn hóa Nga.

Đồ thủ công mỹ nghệ Nga có tiếng trên toàn thế giới với nét chạm trổ tinh xảo, hình vẻ và nét vẽ sắc nét. Điện ảnh Nga góp phần lớn trong việc phác thảo đầy đủ về nền văn hóa Nga và xứng đáng với cái nôi của nền văn hóa Điện ảnh Thế giới. Những thể loại mà sân khấu Nga có thể thể hiện là opera, âm nhạc, ballet, kịch. Bạn có chuyến đi tìm hiểu sẽ cần nhiều hơn một chuyến đi để trải nghiệm Văn hoá Nga.

Đây chỉ là một phần nổi tiếng văn hóa đất nước Nga rộng lớn vĩ đại.

1. Vodka Nga

Vodka nước nga

a. Volka là gì

Vodka là một loại rượu mạnh được chưng cất và có nồng độ cồn ít nhất là 40%.

Theo định nghĩa của Cục thương mại thuế rượu và thuốc lá (Alcohol and Tobacco Tax and Trade Bureau). Vodka một loại thức uống không mùi, thường được chưng cất bằng than củi hoặc các vật liệu khác để không làm ảnh hưởng đến đặc tính, màu sắc và hương vị của rượu.

Loại rượu này được sản xuất chủ yếu từ các loại ngũ cốc như lúa mạch đen, lúa mạch và lúa mì. Bên cạnh đó Vodka cũng có thể được làm từ khoai tây hoặc củ cải đường và một số thứ khác.

 b. Nguồn gốc rượu Vodka

Vodka vốn được sản xuất ở Nga từ thế kỷ 12, ngay tên gọi của nó cũng có nghĩa là rượu mạnh, từ vodka theo tiếng Nga nghĩa là "ít nước" mà nhiều cồn. Vodka du nhập đến nhiều nước khác vào thời kỳ một số người Nga di tản ra nước ngoài để tránh bị khủng bố vì chống đối Nga hoàng. Theo truyền thống tại Nga, vodka thường được cất vào ngăn đá cho thật lạnh rồi mới lấy ra uống (uống nguyên chất sau khi làm lạnh), thỉnh thoảng có cho thêm hương vị gì đó như ớt, vỏ chanh hay vỏ cam.

Đến cuối thế kỷ 19, Vodka Nga được đưa vào sản xuất công nghiệp và trở thành một ngành kinh tế đáng kể. Vào thời kỳ này đã xuất hiện một số "vua rượu". Đó là những nhà doanh nghiệp Nga lừng danh như anh em nhà Smirnoff, Surtov, Elixeev.....Họ là các nhà cung cấp rượu cho Hoàng gia Nga và triều đình nhiều nước châu Âu với những bí quyết nấu rượu gia truyền riêng. Các nhà sản xuất này tự hào ghi trên nhãn hiệu Vodka của mình. Ngày xưa, người ta cất rượu Vodka bằng nước lấy từ sông Moscow.
Hiện nay, vì nước sông đã bị ô nhiễm nên các nhà máy rượu lấy nước mạch từ lòng đất, cũng có khi lấy nguồn nước tự nhiên từ các dòng sông băng của Nga. Sau đó nước qua giai đoạn xử lý trước theo 1 công nghệ bí truyền của riêng từng nhà máy cho đến khi các khoáng chất đạt đến hàm lượng đặc biệt. Rồi nước lại được xử lý lại lần nữa trước khi lọc. Đó là một loại nước đặc biệt, làm cho Vodka Nga có mùi vị đặc trưng, không lẫn vào đâu được.

Điều làm cho Vodka Nga có tính chất khác biệt so với các loại rượu trắng của các nước khác là độ tinh khiết của rượu, mà đến cuối thế kỷ 18 người Nga đã đạt được bằng phương pháp lọc rượu nhiều lần. Dĩ nhiên, việc lọc nhiều lần làm cho giá thành rượu tăng lên. Trong các trang viên mênh mông của mình, các vị điền chủ Nga xây những lò nấu rượu lớn và thường lọc rượu tới hai, ba lần. Người ta dùng sữa, lòng trứng trắng và nhiều chất phụ gia khác để lọc Vodka.

c. Cách thưởng thức Vodka:

Để có thể thưởng thức hết mùi vị tuyệt vời của Vodka, bạn cần dùng lạnh và sử dụng loại ly có chân dài, miệng ly dạng hình ống khói. Hãy sử dụng thị giác, khứu giác và vị giác của bạn để có một cảm nhận tinh tế nhất.

Trước khi uống, hãy hướng ly Vodka của bạn về hướng có ánh sáng để có thể cảm nhận sự trong vắt và ánh quang của thứ chất lỏng này. Đó có thể là màu ánh xanh dương, vàng hay xanh lá nhẹ. Những loại Vodka hảo hạng sẽ hơi sệt dạng kem mịn khi đông lạnh. Khi xoay nhẹ ly rượu, bạn có thể cảm nhận được hương vị của Vodka.

Vodka ngon sẽ có một thứ hương thơm ngọt ngào trong khi những loại tệ hơn sẽ có mùi của cồn. Khi thưởng thức, hãy nhấm nháp từng ngụm rượu nhỏ để cảm nhận rõ vị ngon của rượu, đó có thể là một sự bùng nổ của mùi vị lan tỏa trong vòm miệng, lên mũi và lan truyền đến từng ngõ ngách trong cơ thể bạn. Hãy chú ý cảm nhận dư vị của rượu sau khi bạn nuốt, ngọt ngào hay hơi chát, sâu đậm hay chỉ thoáng qua sẽ phụ thuộc vào cảm nhận khác nhau của từng người.

2. Văn hoá trà Nga

văn hoá trà nga, du lịch gonatour

Văn hoá trà Nga có một lịch sử lâu dài và thú vị. Theo truyền thống, nước cho trà Nga được đun sôi trong "samovar"; Tuy nhiên, bây giờ, hầu hết các nhà ở Nga sẽ có ấm điện.

Những người theo truyền thống trà thực sự uống trà của họ ra khỏi chiếc đĩa nằm dưới tách trà, thay vì từ tách.

a. Ấm Samovar dùng để thưởng thức trà kiểu Nga

Trước đây, những chiếc ấm Samovar rất phù hợp với chức năng này và nó cũng là phần không thể thiếu khi thưởng thức trà của người Nga. Trong những chiếc hũ (nồi hơi) bằng đồng hay bạc nước pha trà được đun và giữ nóng trong thời gian dài. Phía trên là ấm pha trà. Bạn rót vào tách một chút trà (50 – 70 ml) rồi pha loãng bằng nước từ ấm Samovar tuỳ theo khẩu vị của người uống như thế nào. Ấm Samovar đun bằng than củi thì sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn là đun bằng ấm điện.

Ngồi uống trà theo kiểu của người Nga, ngắm những con phố đông người, bên dòng sông thơ mộng… để trải nghiệm vẻ đẹp và văn hóa của người Nga các bạn nhé. Chắc chắn nó sẽ rất đặc biệt và để lại những ấn tượng khó quên về đất nước và con người nơi đây.

b. Nguồn gốc Văn hoá Trà Nga

Trà Nga được khởi nguồn từ trong hoàng gia và các gia đình quý tộc-đại điền chủ vào thế kỷ thứ XVIII. Tầng lớp thượng lưu Nga đã mô phỏng các nhà quý tộc Anh trong cách dùng trà với một số ít biến đổi cho phù hợp với văn hóa Slave. Mọi người quây quần bên chiếc bàn tròn, với bộ chén uống trà bằng thủy tinh có tay cầm bọc kim loại, cùng với trà còn có sữa tươi hoặc bánh mì. Trà được chủ nhà pha trong ấm Samovar và chủ nhà đích thân rót trà từ ấm Samovar đến từng người để thể hiện tình cảm thân mật hoặc tôn kính.

Sẽ là thiếu sót lớn nếu như nói về trà đạo Nga mà lại không kể đến chiếm ấm đun trà Samovar. Ra đời vào cuối thế kỷ 13, ấm Samovar có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

Họa tiết trên ấm cũng khác nhau theo các trào lưu phong cách nghệ thuật khác nhau, đồng thời cũng thể hiện những xu hướng chung trong thị hiếu nghệ thuật của các thời kỳ khác nhau.

c. Cách uống Trà Nga

Người Nga thường thích uống trà đen pha loãng (ước tính trung bình 4g chè/1lít nước sôi). Trà được uống sau bữa ăn kèm bánh ngọt. Tùy theo sở thích của từng người, có thể thêm đường, mật ong, mứt, chanh hoặc pha thêm chút nước chanh. Với một số người ghiền rượu, họ có thể pha thêm chút Vodka, Cognac, hoặc Champgne vào trà để thêm hưng phấn.

Trà tại Nga còn có một điểm đặc biệt: đó là không bỏ đường vào cốc trà mà ngậm đường trong miệng sau đó dần dần nhấm nháp nước trà. Nước chè sẽ dần hòa tan đường trong miệng. Phong tục trên có từ thời nữ hoàng Ekaterina đệ nhị, bà nghĩ rằng ngậm đường trong miệng rồi mới dùng trà sẽ không làm hỏng vị trà. Tại vùng Kavkaz, người dân còn có tục lệ khi dùng trà đều đeo một khăn nhỏ ở cổ để lau mồ hôi.

Uống trà tại Nga được xem như một phần không thể thiếu được trong các gia đình tại Nga hiện nay, không kể giàu nghèo. Trong một bữa tiệc tại Nga luôn có 2 phần: phần đầu thức ăn mặn và rượu, phần hai là trà và bánh ngọt. Không giống như tại Nhật Bản, khi bắt đầu váo phần 2 của bữa tiệc mọi người có thể nói chuyện với nhau thoải mái về mọi chủ đề. Tiệc trà kết thúc cũng là lúc kết thúc bữa tiệc.

Trà tại Nga là một phần không thể tách rời của tâm hồn Nga, văn hóa Nga.

3. Búp bê làm tổ của Nga

Búp bê nước Nga

Búp bê Matryoshka còn được gọi là búp bê làm tổ của Nga và có lẽ là một trong những món quà lưu niệm phổ biến nhất từ Nga. Những con búp bê được đúc theo phong cách truyền thống. Bạn sẽ tìm thấy mẫu thiết kế phổ biến nhất là những cô gái xinh đẹp được mặc những chiếc váy hoa đầy màu sắc và khăn trùm đầu đẹp. Những thiết kế này cũng hay thay đổi và được vẽ hết sức công phu.

 Búp bê gỗ Matryoshka từ lâu đã trở thành biểu tượng đẹp cho du lịch, văn hóa, là niềm tự hào của nghề thủ công truyền thống Nga trong hơn 100 năm qua.

  •  Làng nghệ truyền thống búp bê Matryoshka

Tuy nhiên cùng với những khó khăn kinh tế của nước Nga, những làng nghề truyền thống đang được thử thách để có thể tìm lại một thời hưng thịnh của mình.

Sergiev Posad, thị trấn cổ cách Moscow khoảng 80km, là nơi lần đầu tiên xuất hiện những món đồ chơi bằng gỗ được tiện và vẽ với nhiều mẫu lớn nhỏ được lồng vào nhau mà sau đó được quen gọi là búp bê gỗ Matryoshka. Từ đây, khởi đầu cho nghệ thuật và nghề thủ công hưng thịnh trong các thị trấn và các làng mạc của nước Nga

Quy trình sản xuất búp bê gỗ thủ công đến nay gần như không thay đổi, từ việc lựa chọn những khúc gỗ thân cây Lipa, đến sáng tạo của mỗi nghệ nhân khi tạo nhân vật của mình từng sắc thái. Thế nhưng hiện nay, vật liệu đắt hơn, chi phí nhiều hơn và thu nhập ít hơn, khiến nhiều cơ sở thủ công thu hẹp lại, một số nghệ nhân trở về làm tại nhà riêng.

Một số cơ sở thủ công hiện đang kết hợp với các công ty du lịch, tạo nên điểm tham quan tìm hiểu về làng nghề và mở các trang web bán hàng trực tuyến để có thêm các đơn đặt hàng trong và ngoài nước.

Mang tâm hồn Nga và là biểu tượng truyền thống của nước Nga nhưng búp bê gỗ Matryoshka cũng không ít lần lao đao bởi những cuộc khủng hoảng kinh tế. Năm 2009, nhiều nghệ nhân từ các làng nghề truyền thống đã phải kêu cứu khi sản lượng tiêu thụ Matryoshka giảm đến 90% buộc Chính phủ Nga phải kịp thời có chính sách hỗ trợ. Hiện nay, những xưởng chế tác búp bê Nga cũng đang phải nỗ lực tự thân vận động để tìm hướng đi cho ngành nghề truyền thống này.

4. Lễ phục sinh Nga

Lễ phục sinh nước Nga, du lịch gonatour

Vào ngày chủ nhật 8.4.2018, toàn thể thế giới Kitô bao gồm các tín hữu Chính thống giáo, Công giáo và Tin Lành sẽ cùng hân hoan đón thánh lễ Phục sinh. Đây cũng được coi là ngày lễ cổ xưa nhất nước Nga, xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ X.

Ngày lễ Phục sinh theo truyền thống luôn được kỉ niệm vào đầu mùa xuân. Tại Nga, Phục sinh là một dịp lễ thú vị và giàu truyền thống, được tổ chức long trọng và vui vẻ bởi cả những người theo đạo cũng như người ngoại đạo.

Tuần trước ngày lễ Phục sinh được gọi là Tuần Thánh, mà mỗi ngày trong đó, bắt đầu từ thứ hai – được gọi là Ngày Lá. Để chuẩn bị đón lễ, người Nga ăn chay trong nhiều ngày trước đó, trang trí và giữ nhà cửa, sân vườn thật sạch sẽ, gọn gàng.

Thứ năm Tuần Thánh là ngày người ta chuẩn bị tích cực nhất. Các con chiên phải dậy vào sáng sớm để tắm rửa –  bằng cách đó người ta tin rằng sẽ tẩy rửa được các tội lỗi mà mình đã gây ra trong 1 năm. Tiếp đến họ đi thăm các nhà thờ để xưng tội và rước lễ. Sau đó họ nhanh chóng trở về nhà để thực hiện nốt những nghi thức cuối cùng trước khi vẽ trứng và nướng bánh kulich.

Vào tối thứ bảy Tuần Thánh, tất cả những người theo đạo ăn mặc gọn gàng, mang các vật cúng tế vào nhà thờ để tổ chức các nghi lễ tôn giáo long trọng.

Trước nửa đêm người ta sẽ đánh chuông thay lời thông báo về sự phục sinh của Đức chúa Jesus. Khi đó đoàn rước lễ sẽ đi vòng quanh nhà thờ.

a. Truyền thống Phục sinh ở Nga

Trong suốt 11 thế kỉ tồn tại, Lễ Phục sinh ở Nga mang trong mình những nét độc đáo và hương vị rất riêng. Chính việc bày biên bàn lễ đã khiến Lễ Phục sinh ở Nga khác với những ngày lễ khác của đạo Chính thống. Nét đặc trưng của ngày này chính là bánh kulich và những quả trứng.

Trên khắp nước Nga, kể từ thứ Năm Tuần Thánh người ta nướng bánh kulich, làm phô mai phục sinh và tô màu trứng bằng nhiều cách khác nhau. Theo phong tục cổ xưa, người ta luôn cố gắng làm cho thực đơn ngày lễ thật phong phú, thậm chí ngay cả những gia đình bình dân cũng làm bánh kulich cũng như tô vẽ trứng rất cầu kì.

Bánh kulich là món đặc sản nghi lễ cổ xưa nhất. Người ta nướng bánh kulich để tưởng nhớ  chuyện Chúa Jesus thết đãi các môn đệ bằng bánh mì, để họ tin tưởng vào sự phục sinh thần kỳ của Chúa. Kulich cũng được nướng như bánh mì, nhưng có vị ngọt hơn. Kulich làm bằng thứ bột đặc biệt, có dạng hình trụ cao, và trong ruột thường có nho khô hay mứt quả. Phía trên mặt bánh được phủ bột đường, trang trí màu sắc và có vị ngọt. 

Lễ phục sinh vẫn luôn là ngày lễ gia đình quan trọng, thường được tổ chức giữa những thành viên trong gia đình. Thi thoảng vẫn có sự góp mặt của các thành viên ở xa. Tất cả đèn và nguồn sáng trong nhà đều được thắp sáng. Còn trong các nhà thờ người ta cho thắp nến rực rỡ trong suốt quá trình hành lễ.

Khi đến thăm nhà nhau, người ta nhất định phải mang theo 1 quả trứng đã tô vẽ, và chào nhau bằng câu: “Chúa Kito đã sống lại – Người thực sự đã sống lại”, hôn 3 lần và trao đổi trứng cho nhau.  Truyền thống này được cho rằng chỉ có trong đạo của người Slavơ, còn các đạo giáo khác trên thế giới thì không.

Ngoài ra trong suốt thời kì lễ Phục sinh, người ta cũng tiến hành chia sẻ tiền bạc, trứng và bánh  cho những người hành khất, để họ cùng được hưởng phước lành của Chúa Phục sinh.

b. Những tục lệ và điềm báo

  • Các cô gái trong bất kì trường hợp nào cũng không được bốc muối bằng tay để tránh tay ra mồ hôi.
  • Chỉ tắm rửa bằng nước từ quả trứng màu đó để luôn “nở hoa”.

Những đứa trẻ sinh vào dịp lễ phục sinh sẽ luôn khỏe mạnh và thành công.

  • Nước được lấy từ giếng vào đêm phục sinh được coi như nước thiêng, khi vẩy vào trong nhà có thể xua đuổi những điều hắc ám, xấu xa.
  • Người ta tin rằng nếu trong ngày đầu tiên của lễ phục sinh lăn quả trứng đầu tiên được mang đến 1 vòng quanh sân, thì có thể xua đuổi các linh hồn ma quỷ.
  • Còn nếu người phụ nữ trẻ muốn nhanh chóng xuất giá, thì trong lễ phụng thánh cô ấy phải nói: “Hỡi chúa Phục sinh! Hãy mang cho con người đàn ông định mệnh”.
  • Vào dịp phục sinh không nên say xỉn cũng như tức giận.

Trong lễ Phục Sinh cũng có thể xuất hiện các điềm báo tình yêu:

  • Nếu bạn vô tình đánh cùi trỏ vào ai đó, người này sẽ bắt đầu nhớ nhung bạn.
  • Nếu môi bị ngứa, không tránh khỏi những nụ hôn.
  • Vào dịp phục sinh không nên say xỉn cũng như tức giận.
  • Ngứa lông mày – sẽ tìm được người trong mộng.
  • Nếu có côn trùng rơi vào bát súp, các cô gái sẽ nhanh chóng có người hò hẹn.

XEM THÊM : 


5. Nhà thờ thánh Basil

Nhà thờ thánh Basil

a. giới thiệu Nhà thờ thánh basil

Thánh đường này được xây từ năm 1555 đến năm 1561 thì hoàn thành. Ngày 12/7 năm nay là kỷ niệm tròn 450 năm Nhà thờ thánh Basil hoàn thiện xong. Nhà thờ St. Basil’s Cathedral là một công trình kiến trúc nhiều màu sắc gồm 9 ngôi tháp chóp hình củ hành trên đỉnh có một dấu thập thánh giá với chiều cao 81 mét ở bên ngoài và 69 mét ở bên trong. Quần thể Nhà thờ thánh Basil được xây bằng gạch đỏ rực rỡ, theo phong cách Byzantine nổi tiếng ở Nga.

Cũng nhờ vào vị trí địa lý của nước Nga mà nhà thờ thánh Basil có một kiến trúc mang sự hòa hợp đông tây độc đáo rất riêng mang đặc trưng Byzantine (phần lãnh thổ phía đông đế chế La mã), không thể lẫn vào đâu được trong hằng hà sa số lâu đài, nhà thờ theo kiểu gotich hay Hy-La của châu Âu.

Thánh đường này nằm ở phía nam, cuối Quảng trường Đỏ, nổi bật lên giữa những ngôi nhà cao tầng hiện đại. Nhà thờ thánh Basil mang một không khí trang nghiêm nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp vô cùng diễm lệ, đậm sắc truyền thống dân gian Nga.

b. Truyền thuyết về Ivan

Theo truyền thuyết, “Ivan khủng khiếp” đã cho chọc mù mắt kiến trúc sư Postnik Yakovlev để ông không thể tạo thêm ra những công trình có thể “so sánh” với nhà thờ thánh Basil.

Suýt nữa nhân loại đã mất nhà thờ thánh Basil

Cũng như nước Nga, nhà thờ St. Basil đã trải qua những thời khắc thăng trầm mà đỉnh điểm là 2 lần suýt bị giật sập.

Lần đầu tiên là Napoleon. Truyền thuyết kể lại rằng trước vẻ đẹp ngất ngây của nhà thờ thánh Basil, Napoleon đã quyết định đưa nhà thờ này về Paris. Tuy nhiên khi biết được ý định này không thể thực hiện, Napoleon đã ra lệnh giật sập nhà thờ thánh Basil.

Nhiều ký thuốc nổ đã được gài vào khắp nơi trong nhà thờ thánh Basil. Ngòi nổ đã được châm, lửa bắt đầu cháy. Thế nhưng một cơn mưa rào đã dập tắt ngọn lửa và “cứu sống” nhà thờ St. Basil.

Lần thứ 2 là vào những năm 1930, khi mà Lazar Kaganovich, một đồng chí thân cận của Stalin, người thực hiện việc quy hoạch lại quảng trường Đỏ đã đề xuất giật sập nhà thờ St. Basil vì nó làm hỏng kiến trúc chung.

Stalin đã bác bỏ đề xuất lần 1 của Kaganovich. Nhưng sau đó Stalin đã quyết định loại bỏ nhà thờ thánh Basil. Lần này không phải nhờ trời mà nhờ vào sự dũng cảm của kiến trúc sư Baranovsky, nhà thờ thánh Basil đã không “chết”.

Khi chuẩn bị giật sập nhà thờ thánh Basil, Baranovsky đã dọa sẽ cắt cổ mình ngay tại nhà thờ và gửi một điện tính đến cho Stalin. Cuối cùng Stalin đã quyết định giữ lại nhà thờ St. Basil và chỉ bỏ tù Baranovsky 5 năm.

6. Ý nghĩa màu sắc trong văn hoá các nước Nga

văn hoá mài đỏ của nước nga

a. Giải thích màu đỏ?

Đỏ là màu cực kỳ nổi bật. Nó là màu của tình yêu nồng cháy, quyến rũ, bạo lực, nguy hiểm, giận dữ và phiêu lưu. Tổ tiên chúng ta coi màu đỏ là màu của lửa và máu – sinh lực và năng lượng tối cao – và hầu hết những biểu tượng màu đỏ đều được sinh ra trong một quá khứ đầy quyền lực.

Màu đỏ đồng thời là sự ma thuật và tôn giáo. Nó là biểu tượng cho các siêu anh hùng của Hy Lạp. Màu đỏ rất hiếm và đắt giống như màu tím trong thời xưa – có bởi sự ma thuật và năng lượng của nó. Tuy nhiên nghịch lý là màu đỏ chỉ đơn giản là tới từ các côn trùng nghiền nát có màu (ví dụ như con rệp son.

b. Ý nghĩa chung của màu Đỏ

  • Màu đỏ nói chung có ý nghĩa giống nhau:
  • Màu đỏ là một trong những màu được nhiều người yêu thích nhất
  • Màu đỏ được sử dụng hầu hết trên quốc kỳ các nước trên thế giới. Xấp xỉ 77% chúng có màu đỏ.
  • Màu đỏ là màu quốc tế để báo Dừng Lại (Stop)
  • Red Districts (phố đèn đỏ) là để chỉ khu phố mại dâm trong văn hoá Châu Âu.
  • Lịch sử ngôn ngữ chỉ ra rằng màu đỏ là màu có ngôn ngữ đầu tiên chỉ sau đen và trắng (mọi ngôn ngữ đều có từ chỉ màu đen và trắng. Nếu có sắc độ thứ ba tồn tại thì nó là đỏ)

c. Quốc huy liên bang Nga- biểu tưởng màu đỏ sức mạnh cho đất nước Vĩ đại

Nguyên mẫu của quốc huy này đã được khẳng định tại Nga năm trăm năm trước sau cuộc chiến chống ách Mông Cổ-Tatar, đã được Đại công tước Ivan đệ tam thông qua tước vị "Người đứng đầu nhà nước Tòan Nga" và sau khi tuyên bố Matxcova là kế thừa của Vizanti - "Đệ tam Lamã". Ivan Đệ tam, người cưới Sofia Paleolog, cháu của hoàng đế vùng Konstantinopol - Konstantin XI, đã tiếp nhận với tư cách là quốc huy con đại bàng hai đầu màu đen trên dầu có hai vương miện, trên nền vàng. Sau đó hình ban đầu đã thay đổi nhiều lần về hình thức.

Quốc huy liên bang Nga

Con đại bằng hai đầu ngày nay đã được phê chuẩn làm quốc huy của Nga bằng Sắc lệnh của Tổng thống Boris Eltsin ngày 30 tháng 11 năm 1993 và bằng Luật liên bang - đã được Duma Quốc gia Liên bang Nga phê chuẩn ngày 8 tháng 12 năm 2000.

Chú đại bàng hai đầu được mô phỏng trên một chiếc khiên màu đỏ mũi hướng xuống dưới. Chú đại bàng mang trên đầu hai vương miện nhỏ và một vương miện lớn. Cả ba vương miện được bao quanh bởi một dải ruy băng. Ở móng phải của đại bàng có một cây gậy và bên trái là quả cầu. Trên ngực đại bàng lại có một chiếc khiên mang hình quốc huy Nga - một kỵ sĩ bằng bạc trong chiếc áo choàng xanh ngồi trên lưng con ngựa bạc đang giết một con rồng đen bằng chiếc giáo bạc.

Hình ảnh này có thể được hiểu như sau: Nga vẫn được bảo vệ bởi Chúa ba ngôi, đặt niềm tin vào Chúa trời, Sa hoàng và tổ quốc. Nga đặt trọng tâm vào việc thống nhất lãnh thổ, ngoài ra không có gì khác. Nga tuân thủ theo luật pháp và công lý trong trật tự thế giới, thể hiện bởi trật tự của ruy băng. Nga không đe doạ các nước khác. Những ý định của Nga trong sáng như bạc, quân đội Nga tuân thủ các nguyên tắc chân chính như màu xanh và mũi giáo hướng xuống dưới nhằm chống lại mọi tội ác xấu xa của loài người.

Với tất cả những ý nghĩa ấy, quốc huy của nước Nga tượng trưng cho lời thề của quân đội và lời cầu nguyện của người Nga.

7. Hộp sơn mài Nga

hộp sơm mài nga, du lịch gonatour

Các hộp sơn mài của Nga có hình ảnh không thể thiếu trong văn hoá Nga, bao gồm các cảnh trong truyện dân gian Nga, các nhân vật lịch sử và bản sao của tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của Nga. Những chiếc hộp này, được vẽ một cách đáng yêu bởi những người thợ lành nghề, dễ dàng trở thành những món quà lưu niệm quý giá.

a. Lịch sử hộp sơn mài - Muốn mua hãy đến palekh

Một trăm năm trước ở vùng Ivanova chưa có đồ sơn mài nhưng các hoạ sỹ bậc thầy ở palakh đã tạo ra những bức tranh Thánh tuyệt vời. Sau cách mạng 1917 tranh Thánh ở các nhà thờ không được vẽ nữa nên các nghệ sỹ buộc phải thay đổi phong cách và bắt đầu vẽ các bức tranh thu nhỏ dựa theo truyền thống và kỹ thuật hội hoạ nhà thờ. 

Ông tổ nghề này là Ivan Golikov năm 1921 ông đã vẽ chiếc hộp đầu tiên bằng giấy bồi. Ba năm sau, Golikov và sáu nghệ nhân khác thành lập hợp tác xã hội hoạ cổ - lịch sử vẽ tranh sơn mài ở Palakh đã bắt đầu như thế.

b. Thủ công sơn mài Nga vẫn tồn tại cho đến ngày nay

Những tác phẩm của các nghệ nhân - tranh Thánh và đồ sơn mài - được thu nhập và trưng bày trong bải viện bảo tàng tranh sơn mài của Palakh. Những chiếc hộp nhỏ được vẽ công phu tỉ mỉ có vài ngàn rúp tai cửa hàng địa phương. nhưng đó là những sản phẩm độc nhất vô nhi và được tạo ra bởi những bậc thầy trong nghề. Trong bảo tàng nhỏ về Ivan Golikov vẫn còn giữ lại được phần nào khung cảnh, khi những đồ vật sơn mài đầu tiền được tạo ra

8. Lễ giáng sinh ở Nga

giáng sinh ở Nga, du lịch gonatour

Giáng sinh ở Nga không được tổ chức công khai trong phần lớn thời kỳ cai trị của Liên Xô trong thế kỷ 20. Càng ngày, một số người Nga đang quay trở lại Chính thống giáo Nga, và số người ăn mừng Giáng sinh như một ngày lễ tôn giáo tiếp tục tăng lên. Ded Moroz, ông già Noel người Nga, đến thăm những đứa trẻ ngoan và những người theo đạo có thể tham dự các buổi lễ tại nhà thờ.

Thủ đô Moskva của Nga đang trải qua tháng 12 ấm nhất trong hơn một thế kỷ trong bối cảnh không có tuyết rơi giữa mùa Đông, khiến các hoạt động thể thao, giải trí thông lệ vào mùa Đông "vắng bóng", cũng như làm một số loài hoa nở sớm.

Theo Trung tâm dự báo thời tiết Fobos, một trạm khí tượng của trung tâm đặt tại phía Bắc thủ đô Moskva đã ghi nhận mức nhiệt 5,4 độ C vào ngày 18-12. Đây là mức nhiệt cao kỷ lục trong các ngày 18-12 hằng năm trong vòng 133 năm, vượt kỷ lục lập hồi năm 1886 là 5,3 độ C.

Thông thường, vào thời điểm giữa tháng 12, thủ đô Moskva của Nga ngập chìm trong tuyết. Tuy nhiên, cho đến nay, Moskva đang trải qua tháng mùa Đông không có tuyết và bầu trời đầy u ám. Trung tâm Fobos cảnh báo nhiệt độ thậm chí có thể tiếp tục ấm lên.

Trong tuần này, Vườn bách thảo Moskva thông báo hoa điểm tuyết (còn gọi là hoa xuyên tuyết hoặc giọt tuyết) đang nở rộ do có thể "nhầm" thời tiết mùa Đông với mùa Xuân. Loài hoa này thường nở vào cuối tháng Giêng và được coi là báo hiệu mùa Xuân đến. Trong khi đó, những người làm vườn lo ngại rằng hoa anh đào cũng có thể nở sớm hơn.

Tại công viên Sokolniki, khu vui chơi nổi tiếng về trượt tuyết và trượt băng vào mùa Đông ở Moskva, thời tiết ấm lên cũng buộc nhà quản lý công viên này phải đóng cửa khu vực trượt tuyết sử dụng tuyết nhân tạo.

  • Hoạt động lễ giáng sinh làm gì?

Có rất nhiều điểm vui chơi được mở ra để kỷ niệm giáng sinh. Đó có thể là bất kỳ công viên nào. Ví dị như công viên Gorky tổ chức trượt băng quần chúng kết hợp với nhiều chương trình nghệ thuật dân gian. Tại công viên Sokolniki thì lại thích hợp với các em nhỏ với nhiều trò chơi hay buổi trình diễn của nhân vật bước ra từ truyện cổ tích như chú hề, búp bê…Tại khuôn viên bảo tàng Saritsino phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ khi tham gia cưỡi ngựa hoặc tham gia vào các trò chơi dân gian như thi ném tuyết, kéo co…

9. Tết Nguyên đán

Tết nguyên đán ở Nga, du lịch gonatour

a. Nguồn gốc

Phong tục đón năm mới của nước Nga xuất hiện từ thời vua Pier Đại Đế. Đây là dịp người dân sẽ trang trí nhà cửa bằng những cành thông, cành tùng. Các cột nhà được treo lên những thùng gỗ, họ sẽ đốt chúng vào thời khắc trang trọng. Các cây thông được trang trí bằng đồ chơi được làm từ gỗ, các loại kẹo bánh và hạt.
 
Trước kia, dịp đón năm mới được tổ chức vào tháng 9, đây là tháng thu thuế và thu hoạch mùa màng. Dịp lễ được duy trì cho đến cách mạng năm 1918 thì bị cấm hoàn toàn. Sau đó, vào năm 1937, Tết truyền thống nước Nga đã được quay trở lại. Thông thường, người dân Nga sẽ có kì nghỉ Tết kéo dài khoảng 10 ngày.

b. Tết truyền thống nước Nga ngày nay

Trong suốt quá trình 300 năm duy trì và phát triển dịp lễ đón năm mới, nước Nga đã vừa lưu giữ, vừa nhận thêm những nét mới từ Châu Âu và Mỹ. Du lịch Nga dịp Tết, bạn sẽ thấy được biểu trưng của lễ đón năm mới là ông già tuyết. Ông già tuyết của nước Nga khác với của Mỹ đó là có thêm một cô trợ lý được làm từ tuyết.

Hằng năm, cứ mỗi khi tháng 12 đến là ông già tuyết và công chúa tuyết sẽ tới tham dự hoạt động chào năm mới ở những trường học, nhà văn hóa,... Trẻ em sẽ nhảy múa quanh các cây thông được trang trí rực rỡ và nhận quà từ ông già tuyết. Năm 1998, ông già tuyết sinh sống tại một trong những thành phố lâu đời nhất miền Bắc nước Nga là Veliky Uctyug. Mỗi dịp năm mới đến là trẻ em từ khắp nơi trên đất nước Nga lại gửi rất nhiều lá thư tới.

c. Năm mới của Nga được tổ chức như thế nào ?

Du lịch Nga dịp Tết Nguyên Đán, bạn sẽ cảm nhận được không khí ấm áp giữa người thân, bạn bè tại đất nước xinh đẹp này. Dạo bước trên các con đường tràn ngập ánh đèn lấp lánh, đồ trang trí, các món quà tặng,... Ở những khu vực chính trong thành phố đều được dựng các cây thông rất lớn.
 
Những dịp năm mới gần đây, nước Nga sử dụng đồ trang trí với hai màu chính là đỏ và xanh. Các đồ trang trí có gốc tại châu  Âu là: Vòng hoa, dây chuông lấp lánh,... Bên cạnh đó là kết hợp với nét Tết truyền thống nước Nga như: ăn salad olive, uống champagne,... Ngày 31 tháng 12 là ngày chuẩn bị chính, khi ấy mọi người cố gắng hoàn thành tất cả các công việc còn dang dở. Họ quan niệm rằng nếu bạn đón năm mới thế nào thì năm đó sẽ diễn ra như vậy.

d. Đêm giao thừa của nước Nga

Lễ đón năm mới của nước Nga rất hấp dẫn. Vào khoảng 22 giờ, mọi người sẽ ngồi xuống cùng nhau, ôn lại các chuyện cũ trong năm. Một số món ăn truyền thống của Nga không thể thiếu trên bàn ăn khi năm mới là: Salad cá muối củ cải đỏ, salad oliver, bắp cải cuộn thịt,...Người Nga cho rằng, bàn ăn đầy thức ăn có tượng trưng cho sự sung túc, đầy đủ vào năm mới.

Vào đúng thời điểm kim đồng hồ chỉ 0 giờ, đó là lúc tiếng chuông chào mừng năm mới vang lên. Khi ấy, người dân Nga sẽ cùng nhau bật chai rượu champagne. Họ cùng cầu nguyện và tin rằng  mong ước sẽ thành hiện thực và thời điểm này. Nhiều người còn ghi điều họ ước ra giấy, đốt nó và sau đó hòa vào uống cùng với rượu. Khoảnh khắc ngắm pháo hoa, nghe tiếng nổ rộn ràng bên tai sẽ khiến chuyến du lịch Nga dịp Tết của bạn thêm đặc biệt và không thể quên. Hãy ra đường và vui chơi thỏa thích đến sáng ngày hôm sau

10. Nhà hát Bolshoi của Moscow

Nhà hát bolshoi moscow, du lịch gonatour

Nhà hát Bolshoi ở Moscow đã có những buổi biểu diễn quan trọng đối với văn hoá Nga trong gần 200 năm và được thành lập năm 1776.

Là một công trình mang ý nghĩa biểu tượng của Moscow, Nhà hát Bolshoi đã trải qua nhiều thăng trầm. Liên tục gặp hỏa hoạn, nhà hát đã được xây lại không ít lần và trải qua nhiều cuộc thay đổi chế độ ở Nga.

Dù vậy, đến nay, nó vẫn được xem là một trong những nhà hát opera, ballet lâu đời và vĩ đại nhất thế giới.

Tháng 3/1776, được Nữ hoàng Catherine II Đại đế cho phép, Hoàng tử Pyotr Urusov bắt tay vào xây dựng Nhà hát Bolshoi với mục tiêu làm đẹp cho thành phố cũng như phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của người dân. Không may, tòa nhà mới xây dựng bị cháy và dự án được bàn giao lại cho Michael Maddox, nhà toán học kiêm doanh nhân trong lĩnh vực sân khấu, theo Culture Trip.

  • Những biến cố trải nhà hát Bolshoi

Ngoài những lần biến động, lịch sử Nhà hát Bolshoi cũng có không ít điểm thú vị. Nhà hát Bolshoi của Maddox sở hữu một khán phòng với 1.000 ghế, một sân khấu cùng một hố dàn nhạc. Ngay phía bên trên sân khấu là những chiếc hộp nơi “người yêu hòa nhạc” ngồi và hầu hết họ đều thuộc giới quý tộc.

Họ cũng là người đưa ra các tín hiệu cho một số “khán giả”. Ví dụ, nếu họ đưa hai ngón tay lên, tất cả mọi người phải hoan hô nhiệt liệt. Những vị quý tộc này có thể được xem là chủ của “dàn tung hô”, hay những người được thuê để vỗ tay vào những khúc nhất định trong màn biểu diễn.

Đoàn kịch Nhà hát Bolshoi đầu tiên chỉ có 42 người, trong đó có 8 nữ diễn viên, 13 nam diễn viên, 13 nhạc sĩ, ba nam vũ công và 4 nữ vũ công.

Vua Alexander III và gia đình ông coi Nhà hát Bolshoi là một trong những địa điểm ưa thích. Họ thường tới đây để xem những vở diễn ballet hay các vở opera mới dù thực tế là thủ đô của Nga và cung điện Hoàng gia lúc bấy giờ đặt ở St. Petersburg.

Thời Thế chiến II, Nhà hát Bolshoi, giống như bao công trình biểu tượng khác của Moscow, được nguy trang thành một căn nhà bình thường. Bằng cách này, chính quyền cố gắng bảo vệ di tích trước các cuộc đánh bom.

Một sự thật thú vị khác, Nhà hát Bolshoi còn được minh họa trên đồng 100 rúp của Nga, phát hành năm 1997.

Hàng năm, chính quyền Moscow thường trồng thêm hoa tulip phía trước Nhà hát Bolshoi. Đây là truyền thống được khởi xướng bởi một người Hà Lan tên Lefeber. Sau lần đầu tiên tới thăm nhà hát vào những năm 1950, Lefeber quá ấn tượng bởi màn trình diễn của các vũ công ballet Nga nên đã chuyển giao cho nhà hát hai giống hoa tulip mới mang tên “Nhà hát Bolshoi” và “Galina Ulanova” (tên của một nữ vũ công ballet nổi tiếng nước Nga).


THAM KHẢO :


11. Tchaikovsky - Nhà Soạn nhạc thiên tài

Tưởng niệm nhà soạn nhạc TchaikocskyTưởng niệm nhà soạn nhạc Tchaikocsky

Nhà soạn nhạc thế kỷ 19 Tchaikovsky được nhớ đến Hồ thiên nga và Overture năm 1812 , cùng với các tác phẩm khác. Ngôi nhà nơi anh lớn lên, ngôi nhà nơi anh sống những năm cuối đời và một căn hộ anh thuê ở Moscow đều là những bảo tàng trưng bày đồ dùng cá nhân và đồ tạo tác âm nhạc của anh.

a. Tiểu sử Tchaikovsky

Tchaikovsky

Peter Illitch Tchaïkovsky sinh năm 1840 . Năm 1877, lấy vợ để che dấu chứng đồng tính luyến ái nhưng chỉ 3 tuần lễ sau là ly dị. Cũng vì đồng tình luyến ái mà Tchaïkovsky đã bị ruồng đuổi khỏi ra Nga. Được bà Von Neck tài trợ để sống và sáng tác rất nhiều trong đó có vở balê lừng danh Hồ Thiên Nga . Tchaïkovsky mất năm 1893 vì bị dịch tả.

Nói tới văn hóa Nga, có lẽ rất nhiều người sẽ nghĩ ngay tới nghệ thuật balê của Nga, và nhắc đến balê Nga thì ai cũng nghĩ ngay tới một vở balê được gọi là “balê của những vở balê”, đó la vở ” Hồ thiên nga” của nhà soạn nhạc lừng danh Tchaikovsky. “Hồ thiên nga” là vở balê đã ra đời từ hơn một trăm năm trước, vào năm 1877, nhưng đến nay nó vẫn là niềm say mê của những ai yêu thích nghệ thuật này. Không phải vô cớ mà vở “Hồ thiên Nga” trụ lại được với thời gian lâu như vậy.

Vở balê này gắn với những tên tuổi đã đi vào lịch sử nghệ thuật của thế giới, như nhà soạn nhạc Pie Tchaikovsky, nhà biên đạo múa Petin, Ivanov, Grigorovich. Nhưng điều quan trọng hơn cả là nó bộc bạch được những tâm tư thường cháy bỏng trong mỗi con người: tình yêu tuyệt đối, ước mơ cao cả, nỗi thất vọng, sự cám dỗ của đời thường.

b. “Hồ thiên nga” và những cách nhìn khác nhau

Vở “Hồ thiên nga” đến nay có hai trường phái dàn dựng khác nhau, nhưng cũng đều rất được hâm mộ và mỗi vở thể hiện câu chuyện “Hồ thiên Nga” theo một khía cạnh khác nhau. Các nhà hát của Saint Petersburg thể hiện vở balê này theo sự dàn dựng của nhà soạn nhạc Rikardo Drigo với sự biên đạo múa của hai nhà đạo diễn nổi tiếng là Petin- người Đức, và Ivanov- người Nga. Còn Nhà hát lớn, trường phái của Moskva thì thể hiện vở diễn này theo đúng cái hồn nhạc của Tchaikovsky qua sự biên đạo múa của Grigorovich.

Biểu diễn hồ thiên nga nổi tiếng Tchaikovsky, du lịch gonatourTái hiện hồ thiên nga nổi tiếng của ông Tchaikovsky, biểu diễn toàn thế giới.

Vở “Hồ thiên nga” của Drigo ra đời lần đầu tiên vào năm 1895. Nhạc sỹ Rikardo Drigo đã không lấy toàn bộ nhạc của Tchaikovsky sáng tác cho “Hồ thiên nga”. Ông lấy những đoạn trích từ những sáng tác khác nhau của Tchaikovsky để đưa vào “Hồ thiên nga”, có cả những đoạn Drigo tự viết nhạc. “Hồ thiên nga” trong sự chuyển thể của Drigo mang nhiều nét cổ tích, mang nhiều nét huyện thoại hơn. Và “Hồ thiên nga” trở thành một huyền thoại thật đẹp, thật cảm động về tình yêu.

Nhà biên đạo múa người Đức Petin đã mang đến cho vở diễn cái không khí tưng bừng của những vũ điệu, cái hào nhoáng của những buổi lễ hội nơi cung đình, còn nhà biên đạo múa Ivanov đã làm cho vở balê “Hồ thiên nga” mang được bóng dáng tâm hồn Nga. Những cánh thiên nga yểu điệu rập rờn nối đuôi nhau bên bờ hồ phủ sương, những mái đầu nghiêng nghiêng mềm mại, làm người ta hình dung được những đàn chim thiên nga bên bờ hồ phương bắc. Những bước chân mềm mại, những cánh tay uyển chuyển theo dòng nhạc êm đềm làm người ta như thấy hiển hiện trước mắt những cánh chim nhè nhẹ đong đưa theo những tiếng hát buồn da diết của loài chim thiên nga.

Năm 1969 nhà biên đạo múa nổi tiếng của nhà hát lớn, ông Grigorovich, người hết sức say mê Tchaikovsky đã quyết định trả lại cho “Hồ thiên nga” cái hồn ban đầu của nó. Ông đã dàn dựng lại vở diễn theo đúng hồn nhạc của Tchaikovsky- một dòng nhạc đầy cảm xúc, đầy kịch tính, nhưng cũng thật lãng mạn. “Hồ thiên nga” trong cách nhìn của Grigorovich, không còn là một câu chuyện cổ tích về tình yêu nữa mà đã là một thế giới nội tâm đầy mơ mộng nhưng cũng thật sóng gió. Một thế giới của thật và giả, của trắng và đen thật gần nhau, thật khó phân biệt.

Nhưng dưới thời Liên Xô còn tồn tại, dàn dựng của Grigorovich phải thay đổi rất nhiều, đặc biệt là kết cục của nó. Những nhà lãnh đạo văn hóa Liên Xô khi đó không cho phép nàng Odetta, biểu tượng của niềm tin, của cái đẹp được chết trong tay của số phận. Mãi tới năm 2000, vở “Hồ thiên nga” mới được sửa lại theo đúng kịch bản của Grigorovich, một kịch bản theo sát ý tưởng lúc ban đầu của Chaikovsky nhất.

12. Dachas - Khu nghỉ dưỡng truyền thống tại Nga

ngôi nhà mùa hè ở nga

Dachas – ‘Khu nghỉ dưỡng’ truyền thống tại Nga là một hiện tượng văn hóa và kiến ​​trúc đặc biệt của Xứ sở Bạch Dương.. Đây là mô hình khu nghỉ dưỡng truyền thống, bình dị và phổ biến ở Nga

Dachas là một ngôi nhà ở khu vực nông thôn, dành cho người dân ở thành thị ( có thể mua hoặc thuê lại nếu chủ sở hữu không có nhu cầu sử dụng). Ở Nga và các quốc gia Liên xô cũ, đây là mô hình nhà ở có cấu trúc đơn giản nhất và không có bất cứ tiện nghi nào đi kèm

Từ Dachas đã được đề cập trong thế kỷ 16 có nghĩa là những mảnh đất nhận được từ nhà nước. Vào nửa sau của thế kỷ XVIII, từ dacha bắt đầu có nghĩa là một khu đất nhỏ hoặc một ngôi nhà nông thôn nằm gần thành phố. Những ngôi nhà đầu tiên xuất hiện ở Nga vào đầu thế kỷ XVIII, vào thời của Peter I. Ban đầu, đây là những ngôi nhà mà nhà vua ban tặng cho các cộng sự thân cận của mình. Trong sắc lệnh của Nicholas I, từ dachas được sử dụng lần đầu tiên , nơi nó được quy định để phân bổ một khu đất tư nhân cho quân nhân.

Cho đến cuối thế kỷ 19, Dachas là một đặc quyền của giới quý tộc. Dần dần, các tầng lớp dân cư ít giàu có hơn có thể sử dụng dacha như một ngôi nhà nông thôn thuê. Vào thời Xô Viết, mô hình “nhà tranh mùa hè” phát triển thành các hiệp hội làm vườn, hợp tác xã mùa hè, làng nghỉ mát của giới thượng lưu khoa học, sáng tạo và chính trị.

Trong thời kỳ hậu Xô Viết, sự phát triển ồ ạt của vùng ngoại ô bắt đầu với những dachas theo mùa, việc xây dựng những ngôi nhà và ngôi nhà mùa hè sang trọng. 

Đối với một người hiện đại, một khu nghỉ dưỡng vào mùa hè là một ngôi nhà nông thôn, một mảnh đất và một căn nhà ở tạm thời. Cuộc sống nông thôn phù hợp với các hoạt động khác nhau: từ làm vườn, cho đến làm nơi nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. Một truyền thống lâu đời của việc sử dụng ngôi nhà như một nơi để họp mặt gia đình và bạn bè còn tồn tại cho đến ngày nay.

Nga có một truyền thống về thám hiểm không gian và có thể tuyên bố thành tựu đưa con người đầu tiên lên vũ trụ. Yuri Gagarin, và các phi hành gia khác và các nhân vật quan trọng trong lịch sử thám hiểm không gian của Nga, được tổ chức vào Ngày vũ trụ, ngày 12 tháng 4.

14. Khách sạn Nga

Khách Sạn NgaMỗi năm có hạng mục giải thưởng Russian Hospitality Awards

Truyền thống hiếu khách của Nga là nổi tiếng. Cho dù bạn đang ở nhà hàng của một gia đình người Nga hay tại bàn ăn tối của họ trong căn hộ của họ, với tư cách là một vị khách, bạn sẽ được chiêu đãi đồ ăn, thức uống và trò chuyện. Truyền thống chào đón du khách của người Nga là một cách khác để chia sẻ văn hóa phong phú của họ.

15. Văn học của Nikolai Gogol

Văn học nước nga

Văn học của Gogol đứng giữa hai nền Văn hoá Nga và Ukraina. Nhà văn gốc Ukraine đã được nhận vào giáo luật văn học Nga, mặc dù Ukraine sẽ không từ bỏ ông với các nước láng giềng phương Đông.

Một cuộc đời ngắn ngủi, chỉ 43 năm sống trên cõi thế, liên tục đi du lịch, lúc "định cư" thì chủ yếu ở tại Italia. Không một lần kết hôn. Thực chất chẳng làm việc ở bất cứ đâu, toàn ngồi viết văn theo ý thích, tiền sinh kế chỉ là thu nhập từ một trang trại nhỏ ở Nga với 400 nhân khẩu…Thế nhưng, sau hai thế kỷ trôi qua, Nikolai Gogol vẫn là một tên tuổi sáng chói trong làng văn học Nga, Ucraina và thế giới.

Ông để lại sau mình hàng chục tác phẩm kiệt xuất và rất nhiều bí ẩn riêng tư nhưng mang tính thời đại. Năm 2009 đã được UNESCO tôn vinh là Năm kỷ niệm Gogol. Ngày 1/4 năm nay sẽ kỷ niệm lần thứ 200 ngày sinh của ông.

Thực ra, ngay cả ngày sinh của Gogol cũng là điều bí ẩn đối với những người đồng thời với ông trong suốt một thời gian dài. Thoạt tiên mọi người cứ tưởng Gogol sinh ngày 19/3/1809, rồi lại tưởng sinh nhật của ông là ngày 20/3/1810. Và chỉ sau khi ông qua đời, từ giấy khai sinh của ông, người ta mới biết nhà văn sinh ngày 20/3/1809, tức là ngày 1/4 theo lịch mới.

Văn học của Gogol hấp dẫn và độc đáo, mô tả các yếu tố của cả văn hoá Nga và văn hóa Ukraine

16. Văn hóa bia ở Nga

Bia ở Nga

Bia đối thủ vodka phổ biến ở Nga. Các nhà máy bia khu vực giữ cho văn hóa bia địa phương tồn tại trên khắp nước Nga, ngay cả khi các công ty nước ngoài tìm cách tận dụng thị trường bia Nga. Bia rất quan trọng ở Nga đến nỗi một cuộc triển lãm đã được dành riêng cho việc uống bia, sản xuất bia và văn hóa bia tại Bảo tàng Dân tộc học Nga ở St.

17. Lễ giáng sinh ở Nga

Christmas ở Nga

Nước Nga mừng lễ Giáng sinh Chính Thống giáo vào ngày 7 tháng giêng hàng năm

Giáng sinh là ngày lễ lớn nhất trong 12 ngày lễ lớn trong năm của đạo Kito. Từ xa xưa cả Chính thống giáo và Công giáo đều tổ chức đón Giáng sinh vào chung một ngày. Nhưng từ năm 1582 tại châu Âu xuất hiện lịch Grigori (lịch mới), còn ở Nga vẫn sử dụng lịch Julian (lịch cũ), vì vậy cho đến nay, đạo Chính Thống phương Đông bao gồm có Nga và các nước đông Âu tổ chức đón Giáng sinh vào ngày mùng 7 tháng 1 hàng năm, tức là muộn hơn 13 ngày so với lễ Giáng sinh của Công giáo (25/12) tại châu Mỹ, châu Úc, tây Âu và một số nước khác

Ở Nga, lễ Giáng sinh là một ngày lễ quốc gia kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giêsu. Truyền thống này đã xuất hiện vào cuối thế kỷ X khi nước Nga cổ công nhận quốc giáo mới – đạo Kitô. Trong biên niên sử thời kỳ đó đã ghi nhận ngày tháng cụ thể khi Nga lần đầu tiên đón mừng lễ Giáng sinh – ngày 25 tháng 12 năm 988.

Vào ngày 7/1, hơn 70% người dân Nga sẽ đón chào kỷ niệm Giáng sinh theo Chính thống giáo. Đây là kết quả cuộc thăm dò dư luận gần đây nhất. Trong khi đó, chỉ có 6% số người được hỏi ý kiến đã kỷ niệm lễ Giáng sinh Công giáo vào ngày 25/12.

Người Nga không trang trí cây thông Noel nhưng mọi người vẫn tạo ra một cây khác gọi là cây Evergreen (cây xanh mãi mãi). Nó cũng còn được gọi là cây năm mới.

Trước Giáng sinh người ta thường ăn chay 40 ngày với những quy định rất nghiêm ngặt. Trong những ngày này không được phép ăn thịt, trứng, sữa, mỡ động vật.

Ở Nga, đêm Giáng sinh thường được thiết đãi với nhiều món ăn khác nhau, cùng toàn bộ gia đình quây quần bên mâm cỗ, và ở một số gia đình, còn dọn thêm cả vị trí dành cho các thành viên trong gia đình đã qua đời.

18. Lễ hội mùa đông nước Nga

lễ hội mùa đông nước Nga

Lễ hội mùa đông Nga của Moscow kỷ niệm mùa đông tuyệt nhất của Nga, bao gồm điêu khắc trên băng, các hoạt động mùa đông truyền thống và các ngày lễ diễn ra trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

Làng Giáng sinh tại Quảng trường là một nguồn tuyệt vời cho quà tặng Giáng sinh của Nga: hàng thủ công truyền thống, bao gồm búp bê làm tổ, đồ chơi bằng gỗ và hộp sơn được bán ở đây, cũng như đồ trang trí Giáng sinh và quần áo thời tiết mùa đông truyền thống, như khăn choàng và valenki.

19. Sa hoàng Nga

Sa hoàng nga

Sa hoàng Nga là giai đoạn trung ương tập quyền hóa trong lịch sử Nga, bắt đầu từ sự kiện đại công tước Ivan Khủng Khiếp xưng sa hoàng năm 1547 cho đến khi Pyotr Đệ Nhất chuyển sang xưng hoàng đế năm 1721. Đây cũng là thời kì đầy biến động nhất và cương vực Nga cũng bành trướng với tốc độ nhanh nhất (35.000 km²/năm), từ đó biến Nga thành xứ sở nửa Âu nửa Á.

  • Lịch sử Sa hoàng Nga

Sự phát triển quyền lực tuyệt đối của Sa hoàng lên tới đỉnh điểm trong thời kỳ cầm quyền (1547–1584) của Ivan IV ("Ivan Bạo chúa"). Ông tăng cường vị trí quyền lực của mình tới một mức độ chưa từng có trước đó, bằng cách thẳng tay sắp xếp giới quý tộc theo ý thích, trục xuất hay hành quyết nhiều người chỉ vì những tội lỗi nhỏ nhất. Tuy nhiên, Ivan thường được coi là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn, người đã cải cách nước Nga khi đưa ra một bộ luật mới (Sudebnik năm 1550),[17] thiết lập cơ quan đại diện chính quyền phong kiến đầu tiên của Nga (Hội nghị hội đồng tự quản địa phương), cắt giảm ảnh hưởng của giới tăng lữ,[18] và lập ra cơ quan tự quản cấp vùng tại các khu vực nông thôn,[19]

Mặc dù cuộc chiến tranh Livonia kéo dài của ông nhằm giành quyền kiểm soát bờ biển Baltic và quyền tiếp cận con đường thương mại trên biển là một sai lầm tốn kém,[20] Ivan đã sáp nhập được các hãn quốc như Kazan, Astrakhan và Siberi.[21] Những cuộc chinh phục này càng khiến làn sóng di cư của người du mục hiếu chiến từ châu Á vào châu Âu qua Volga và Ural thêm phức tạp.

Thông qua những cuộc chinh phục đó, nước Nga có thêm được một số lượng đáng kể người Tatar Hồi giáo và trở thành một quốc gia đa chủng tộc và đa tôn giáo. Cũng trong khoảng giai đoạn này, gia đình thương gia Stroganov đã thành lập một địa vị vững chắc tại Ural và tuyển mộ nhiều người Cozak Nga tới thực dân hoá Siberi.

20. Zakuska

 Zakuska

Mặc dù ở Nga hiện nay có sự phổ biến của thức ăn nhanh và các món ăn nước ngoài, nhưng người Nga vẫn trung thành với di sản ẩm thực của họ.

Trên tất cả là zakuska (закускa)*, món khai vị hay món ăn nhẹ dùng với rượu vốt-ca dùng trước bữa ăn chính. Có thể nói món zakuska được coi là niềm tự hào của người dân Nga, vô cùng phong phú cả về số lượng, chất lượng lẫn chủng loại.

Cá trích cũng là món rất khoái khẩu của người Nga, cùng với dưa chuột ri và một số loại thịt nguội và các món trộn khác. Bánh kếp ăn kèm với trứng cá muối cũng là một món ăn phổ biến. Trứng cá muối đỏ ở đây rất rẻ và luôn là đối thủ của trứng cá muối đen.

Hầu hết người dân Nga thường ăn một bữa điểm tâm đầy đủ với bánh kếp hoặc cháo đặc – những món ăn vốn có nhiều calo, cùng với pho mát và kem chua.Bữa ăn trưa bình thường được ăn trong khoảng từ 1 đến 4 giờ chiều. Bữa ăn tối theo kiểu truyền thống của Nga thường chỉ bao gồm món ăn zakuska và trà.

21. Nhà thờ Chúa Cứu thế

Nhà thờ  chúa cứu thế

Nhà thờ Chúa Cứu Thế ở thủ đô Moscow của nước Nga là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Vào ngày 5 tháng 12 năm 1931, công trình đã bị phá hủy bằng thuốc nổ, lấy chỗ để xây dựng Cung Xô-viết (dự kiến cao 500m). Tuy nhiên Cung Xô-viết không bao giờ được hoàn thành và năm 1989, nhà thờ được phục sinh kỳ diệu.

Vào ngày 22 tháng 9, 1839, Nhà thờ Chúa Cứu Thế được động thổ long trọng trên ngọn đồi Alexeevsky ở Moscow, 7 năm sau khi dự án xây dựng nhà thờ của kiến ​​trúc sư K.A. Thon được phê duyệt. Nga Hoàng Nicholas là người đích thân lựa chọn địa điểm xây dựng công trình, trên phần đất của tu viện Alexeevsky cũ, trong khi tu viện này được chuyển đến Krasnoye Selo (ngày nay là tu viện Novo-Alexeevky).

22. Truyền thống đám cưới của Nga

đám cưới ở Nga

Lễ cưới theo đúng truyền thống của Nga thường kéo dài 2 đến 3 ngày, thường diễn ra vào mùa thu hoặc trong mùa đông, trong khoảng thời gian giữa những lễ ăn chay lớn.

Mùa cưới ở Nga thường diễn ra vào thời gian là sau Lễ giáng sinh và kéo dài cho đến Lễ tiễn mùa đông, nó còn được gọi là “svadebnik”. Nhưng ngày nay lễ cưới của thanh niên thường diễn ra vào mùa xuân, cuối hè hoặc vào mùa thu. Lễ cưới hiện đại vẫn thường kéo dài.

Ở Nga tục lệ làm lễ cưới tại nhà thờ phổ biến hơn. Tuy nhiên theo luật pháp của Nga thì nó chỉ có thể được phép tiến hành sau khi cô dâu chú rể đã làm đăng ký kết hôn tại phòng hộ tịch. Với người dân Nga, lễ cưới là một nghi thức rất đẹp và xúc động. Khi đứng làm phép cưới, cô dâu chú rể sẽ xin thề sẽ luôn chung thủy lúc hoạn nạn cũng như lúc sung sướng. Người Nga cho rằng, sau đó đôi vợ chồng sẽ nhận thức sâu sắc hơn sự phụ thuộc vào nhau và sẽ sống với nhau trong một thời gian dài vì đạo chính thống không cho phép ly hôn.

Trước khi tiến hành đăng ký kết hôn, vị hôn phu phải “chuộc” cô dâu từ những vị khách theo truyền thống, anh ta cũng phải trải qua những thử thách là một loạt những cuộc thi nhỏ mà kết thúc người chồng chưa cưới theo truyền thống sẽ phải thanh toán với tất cả những người tham dự bằng tiền và quà tặng.

Theo truyền thống Nga, váy cưới, nhẫn và giày cho cô dâu đều do chú rể mua, còn gia đình cô dâu sẽ chỉ cần đảm bảo của hồi môn cho cô dâu. Đó là một bộ đồ trải giường, bát đũa và đồ gỗ.

Trên bàn tiệc cưới buộc phải có những món ăn làm từ thịt chim – biểu tượng của một cuộc sống gia đình hạnh phúc và chung sống hòa bình. Bánh nướng trong ngày cưới ở Nga thì được gọi là “kurnik”. Nó được làm từ bánh tráng hoặc bột nhạt, có nấm, thịt gà, cơm đi kèm hoặc loại nhân khác.

Theo truyền thống của Nga thì khi đôi vợ chồng mới cưới về nhà chú rể, mẹ chú rể tiếp đón họ bằng bánh mỳ – muối. Tất cả những vị khách đều theo dõi xem ai sẽ lấy miếng bánh to hơn: người đó sẽ là chủ gia đình. Đám cưới hiện đại thường kéo dài 2 đến 3 ngày

23. Ngày Quốc khánh ở Nga

Ngày Quốc khánh 12 tháng 6 là một trong những ngày lễ "trẻ" nhất của nước Nga. Vào ngày này, năm 1990, Đại hội đại biểu nhân dân toàn Nga lần thứ nhất đã thông qua Tuyên bố về chủ quyền nhà nước của Liên bang Nga. Trong văn kiện này có một chi tiết quan trọng là: “Liên bang Nga không ra khỏi thành phần của Liên Xô.”

lễ quốc khánh ở Nga, du lịch gonatour

Theo truyền thống, Ngày nước Nga được tổ chức với quy mô lớn. Khắp nơi tổ chức biểu diễn ca nhạc, tiến hành thi đấu thể thao và bắn pháo hoa. Và trong năm nay, ngày hội này đã vượt ra ngoài biên giới nước Nga. Ngày 12 tháng Sáu, trên quảng trường "Navona” ở Rome (Italy), lễ hội văn hóa quốc gia "Những chòm sao nước Nga" đã được tổ chức long trọng và vui vẻ nhân Ngày nước Nga.

Vào ngày Quốc khánh Quảng Trường Đỏ trở thành sân khấu lớn với những màn trình diễn miễn phí do các ca sĩ, nghệ sĩ, nhà thơ và diễn viên nổi tiếng như: Kristina Orbakayte, Valeria, Sklar, Sergey Trofimov, A-studio, Garik Sukachev và nghệ sĩ nổi tiếng khác. Tất cả cùng đón chờ màn bắn pháo hoa lúc 22h00 để kỷ niệm ngày lễ.

Vào ngày 12 tháng 06 là ngày bế mạc của Festival “Bóng đá nghệ thuật”. Sự kiện bóng đá và âm nhạc quốc tế đã khởi động vào ngày 03 tháng 06. Khoảng 500 ngôi sao sẽ cùng tranh đua danh hiệu của mùa hè “Giải vô địch thế giới giữa các nghệ sĩ”. Các khan giả rất háo hức chờ đợi những trận đấu thể thao, buổi hòa nhạc của những người nổi tiếng thế giới theo các chủ đề. Các trận đấu từ thiện, buổi hòa nhạc dưới biểu tượng cho tấm lòng tốt để chúc mừng các chính trị gia, các ngôi sao ca nhạc chờ đợi khan giả trong ngày bế mạc Festival “Bóng đá nghệ thuật”.

Tại công viên VDNK với 630 km vuông dành cho những người yêu thích chơi cầu long và bóng bàn. Sân chơi từ ngày 10 - 12 tháng 06 sẽ mở cửa từ 11h00 đến 22h00. Miễn phí các dụng cụ chơi trước 13h00

Các sự kiện sẽ được tổ chức tại các địa danh thắng cảnh của Moskva như: công viên VDNK, công viên Gorki và núi Poklonnaya. Tại đây có những triển lãm nghệ thuật, tranh nghệ thuật, triển lãm văn hóa, và có những của hàng lưu niệm, bay trên khinh khí cầu.

24. Ngâm nước lạnh trong lễ Epiphany

Tắm nước đá ở Nga

Ngâm nước đá lạnh là nghi thức bắt buộc của lễ Epiphany (lễ Hiến linh), diễn ra vào tối ngày 18-19/1 hàng năm.

Sự kiện này là ngày lễ quan trọng thứ 3 chỉ sau lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh của người theo đạo Cơ đốc chính thống, để kỷ niệm lễ rửa tội của Chúa Jesus. Người ta tin rằng Chúa Jesus được rửa tội ở sông Jordan bởi Thánh John Baptist trong thời gian này.

Nghi thức ngâm nước lạnh trong lễ Epiphany năm nay ở Nga khá dễ chịu, bởi nhiệt độ ở hồ Seliger chỉ khoảng -6 hoặc -7 độ C, thay vì âm hàng chục độ như mọi năm.

25. Nước Nga ngày nay:

Nước Nga ngày nay vẫn là một siêu cường của thế giới, ngày nay nước Nga vẫn mang nhiều nét đặc trưng văn hoá và xã hội thời kỳ Sa Hoàng. Giống như cư dân của các quốc gia khác người Nga có những đặc điểm khác biệt với những người thuộc các nền văn hóa khác. Để thích nghi với xã hội và văn hoa Nga, một số điều bạn nên biết: Người Nga thích giao tiếp, họ tin vào điềm gỡ, điềm lành vì hầu hết người dân Nga theo đạo chính thống giáo, họ trân trọng tình bạn và dành tình cảm đặc biệt với phụ nữ.

Hiện tại, đặt trong tương quan của các bối cảnh địa - chính trị khác nhau, theo giới phân tích, vai trò, vị thế của Mỹ và Nga dù có giảm so thế kỷ 20 nhưng trong hai thập niên đầu thế kỷ 21, hai quốc gia này vẫn đang là những siêu cường có tầm ảnh hưởng đến nhiều vấn đề toàn cầu.

Vào năm 1895, đế quốc Nga có diện tích 22.800 nghìn km², chiếm khoảng 1/6 diện tích Trái đất. Ngoài vùng lãnh thổ của nước Nga hiện nay, trước Cách mạng Tháng Mười năm 1917, Nước Nga bao gồm lãnh thổ hoặc phần lớn lãnh thổ các quốc gia như Ukraine, Belarus, Moldova, Phần Lan, Armenia, Azerbaijan, Gruzia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Litva, Estonia, Latvia, Ba Lan. Trong thời kỳ từ năm 1742 tới năm 1867, Alaska thuộc Nga trước khi bán cho nước Mỹ.

Mặc dù vậy, trước Cách mạng Tháng Mười 1917, nước Nga bị lạc hậu từ 50 đến 100 năm so các nước phát triển khác. Đến năm 1937, nhờ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra hiệu quả, sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã chiếm 77,4% GDP và vượt lên đứng hàng thứ hai trên thế giới (chiếm 14% sản lượng công nghiệp toàn thế giới lúc đó). Trong lịch sử, để trở thành một nước công nghiệp, nước Anh cần 200 năm, nước Mỹ cần 120 năm, Nhật Bản cần 40 năm, trong khi Liên Xô chỉ cần 18 năm để hoàn thành cơ bản quá trình công nghiệp hóa. Đây là tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất mà thế giới từng ghi nhận. Thế và lực của Liên Xô tăng lên nhanh chóng trên trường quốc tế.

Vào ngày 1-12-1991, với trào lưu ly khai, chính quyền Ukraine đã tuyên bố độc lập với Liên Xô dựa trên cơ sở trưng cầu ý dân. Cho đến thời điểm đó, ngoài Nga và Kazakhstan thì Litva, Estonia, Latvia, Belarus, Moldova, Gruzia, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Armenia, Azerbaijan và Turkmenia đều đã tuyên bố độc lập. Ngày 26-12-1991, Hội đồng Xô-viết tối cao ra tuyên bố về việc những nước cộng hòa thành viên hoàn toàn độc lập, đánh dấu sự tan rã của Liên Xô. Tuyên bố đã thừa nhận quyền độc lập của các quốc gia ly khai và tạo ra Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Mikhail Gorbachev, lãnh đạo thứ 8 và cuối cùng của Liên Xô đã từ chức và tuyên bố chức vụ của ông không còn được kế nhiệm nữa.

Sau khi bán đảo Crimea sáp nhập Nga năm 2014, vấn đề phía đông của Ukraine đã nổi lên. Các tỉnh phía đông Ukraine, được đánh giá là “thân Nga” vì có khá đông người Nga sinh sống, đã tạo lập Cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk. Ngày 11-5-2014, hai vùng ly khai này cũng đã tổ chức trưng cầu ý dân về vấn đề độc lập với Ukraine. Hiện nay, dù chính quyền Ukraine mong muốn viện trợ của phương Tây, nhưng vẫn luôn phải trông chờ vào nền kinh tế của người láng giềng khổng lồ là Nga.

Bên cạnh đó, quan hệ giữa Nga với Kazakhstan và Belarus cũng được giữ vững, giúp ảnh hưởng của nước Nga trong không gian hậu Xô-viết vẫn có giá trị cao. Tuy nhiên, nước Nga hiện nay, dù có diện tích rộng nhất thế giới với 17,1 triệu km² và 144 triệu dân, chưa thể lấy lại được vị thế như Liên Xô trước đây. Từ cuối những năm 30 của thế kỷ trước đến trước khi tan rã, ngoài sức mạnh quân sự, Liên Xô còn là cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.

Trải qua nhiều thế kỷ, Văn hóa nước Nga chính là một điều khiến Khách du lịch không thôi ấn tượng về nó, Không chỉ là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, nước Nga còn có một nền văn hóa khiến toàn thể nhân loại phải ngưỡng mộ và tự hào. Văn hóa nước Nga luôn có đặc trưng duy trì những cái cũ và làm mới theo thời gian, Là một đất nước có truyền thống lâu đời, với hơn 16 dân tộc đã tạo nên văn hóa nước Nga ngày nay đa dạng và đặc sắc.

Ý kiến bạn đọc