Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Kiến trúc nhà Nguyễn qua các lăng tẩm ở Huế

Thứ sáu, 12/06/2020, 10:03 GMT+7

Đến với Huế mộng mơ, dạo quanh một vòng các lăng tẩm ở nơi đây, bạn sẽ phát hiện ra mỗi lăng sẽ mang một màu sắc, một nét đẹp, một phong cách kiến trúc rất riêng. Nếu như lăng Tự Đức được ví như một bức tranh sơn thủy hữu tình làm say đắm lòng người; lăng Khải Định lại đẹp lạ với những màu sắc kết hợp giữa Đông Tây kim cổ thì lăng Minh Mạng vẫn giữ nguyên cho mình nét đẹp rất truyền thống, rất cổ xưa và đậm đà màu sắc của Nho giáo. Nếu đã đến mảnh đất cố đô hãy tham quan các lăng tẩm ở Huế qua các triều đại nhà Nguyễn tìm hiểu kiến trúc bí ẩn, đầy quyền lực dưới đây nhé!.

1. Lăng tẩm Huế là gì

Các Lăng tẩm ở Huế còn gọi lăng mộ là nơi chốn cất thời Vua Chúa. Lăng tẩm chia làm hai phần chính : phần lăng và phần tẩm.

  • Phần Lăng là khu chôn thi hài nhà vua.
  • Phần Tẩm là chỗ xây nhiều miếu điện, lầu, gác, đình, tạ để lúc còn sống nhà vua thỉnh thoảng rời Hoàng cung lên đây tiêu khiển. Phần tẩm cũng có thể là Hoàng cung thứ hai của ông vua đang tại vị.

Cho đến ngày nay được các nhà văn hóa và nghệ thuật trên thế giới công nhận Lăng tẩm Huế có nền kiến trúc cổ Việt Nam. Cùng Gonatour tìm hiểu 7 lăng tẩm thời Nhà Nguyễn có gì độc đáo.

1.1 Lăng tẩm Gia Long - Thiên Thọ Lăng

Nếu được chọn những địa điểm du lịch Huế, nên đi lăng nào? Mình sẽ chọn là Lăng vua Gia Long – vị hoàng đế sáng lập triều Nguyễn. Mặc dù nó xa hơn so với những lăng tẩm khác, nhưng những ai thích sự giản dị của công trình kiến trúc, sự hoang sơ của thiên nhiên ban tặng, sự lãng mạn hữu tình của phong cảnh, thì chắc chắn sẽ thích chốn này. Và điều làm mình thích nhất ở đây là lăng tẩm triều Nguyễn đặt ngôi mộ song táng của vua và hoàng hậu, Nói lên hình ảnh đẹp của sự hạnh phúc thủy chung, cũng là biểu tượng đặc trưng cho tình yêu, mà bạn sẽ không thấy được ở các khu lăng mộ khác

Lăng Gia Long, Huế
  • Địa chỉ: Thôn Định Môn, xã Hương Thọ, TX Hương Trà, Thừa Thiên Huế
  • Giá vé tham quan: 40.000 đồng/người/lượt

1.2 Lăng Minh Mạng – Hiếu Lăng

Nơi an nghỉ của vị vua thứ 2 dưới triều Nguyễn – vua Minh Mạng. Lăng được xây dựng công phu với gần 40 công trình lớn, nhỏ nằm trên khu đồi có núi, có sông và hồ thoáng mát. Lăng Minh Mạng mang dáng vẻ đường bệ, uy nghiêm nhưng vẫn hài hòa giữa các công trình kiến trúc và thiên nhiên.
Triều đại phong kiến nhà Nguyễn có tổng cộng 13 vị vua nhưng vì một số lý do nào đó nên chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng. Tất cả các khu lăng tẩm với lối kiến trúc riêng đều được bảo tồn và lưu giữ cho đến ngày nay. Nếu đã có dịp ghé thăm lăng Khải Định, lăng Tự Đức, lăng Gia Long, lăng Thiệu Trị… thì lần này du khách hãy thử tìm đến lăng Minh Mạng.

Lăng Minh Mạng, HuếToàn cảnh Lăng Minh Mạng, Huế
  • Địa chỉ tham quan: Nằm trên núi Cẩm Khê, thuộc xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
  • Giá vé tham quan
    • Người lớn: 100.000 đồng/lượt
    • Người cao tuổi: 50.000 đồng/lượt
    • Trẻ em: 20.000 đồng/lượt
    • Giờ mở cửa: 7h -17h30

Dự kiến vào 1/1/2020 Trung tâm bảo tồn di lích Cố đô Huế sẽ tăng lên 150.000 vnđ/khách. Và nếu muốn rẻ hơn bạn có thể mua vé gộp 3 điểm (Đại Nội - Minh Mạng - Khải Định) hoặc 4 điểm (Minh Mạng- Đại Nội - Tự Đức - Khải Định).


Lăng Minh Mạng cách trung tâm Tp. Huế khoảng 14 km. Du khách có thể đến đây bằng cách thuê thuyền du lịch trên sông Hương. Ngồi trên thuyền du khách sẽ được thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên Huế.
Du khách cũng có thể đến lăng Minh Mạng bằng xe máy, ô tô. Du khách đi đường Huyền Trân Công Chúa qua đường Minh Mạng rồi rẽ lên cầu Tuấn để ra quốc lộ 49. Chạy thẳng đường này du khách sẽ tới được lăng Minh Mạng.

1.3 Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)

Một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vị Vua thứ 3 triều đại nhà Nguyễn. Đây là lăng duy nhất quay mặt về phía Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc lăng tẩm thời Nguyễn.
Lăng được vua Tự Đức xây dựng theo lời dặn dò của vua Thiệu Trị trước khi vua bệnh mất vào ngày 4/11/1847.
Lăng được xây dựng chưa đến 10 tháng thì đã hoàn thành. Kiến trúc của lăng vua Thiệu Trị là sự kết hợp của lăng vua Minh Mạng và lăng vua Gia Long.
Hiện nay nhiều công trình trong khu lăng mộ đã bị hủy hoại nghiêm trọng, nhưng không gian xung quanh lăng lại rất đẹp và yên bình.

Lăng Thiệu Trị
  • Giá vé: 40 đồng/ lượt
  • Địa chỉ tham quan: Thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế

1.4 Lăng Tự Đức (còn gọi là Khiêm Lăng)

Một di tích lịch sử trong quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11-12-1993. Đây là nơi chôn cất vị  vua hoàng đế thứ 4 của triều đại nhà Nguyễn tức vua Tự Đức.

Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ thời Nguyễn,  Mặc dù các lăng đều được xây dựng theo những quy chuẩn phong thủy chung như “sơn triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ…” với đầy đủ các yếu tố núi đồi, khe suối, sông hồ, cây cỏ … tuy nhiên mỗi lăng lại có nhưng phong cách kiến trúc riêng biệt.

Lăng Tự Đức

Ba lăng tiêu biểu là lăng Minh Mạng chuẩn mực, thâm nghiêm; lăng Tự Đức thơ mộng; lăng Gia Long tinh xảo pha trộn nét cổ xưa.

Điểm nhấn của lăng có lẽ là hồ Lưu Khiêm thơ mộng được bao quanh bởi rừng cây. Các công trình được xây dựng xung quanh và lân cận hồ Lưu Khiêm.

Xung Khiêm Tạ, nơi vua nghĩ ngơi, hóng mát, làm thơ ...
Dũ Khiêm Tạ, bến thuyền để vua ngao du thưởng cảnh hồ và Khiêm Cung Môn
Bi Đình là công trình bắt buộc phải có ở cả 7 lăng.
Bi Đình là nơi đặt bia ca ngợi vua nặng khoảng 20 tấn.

Nhà bia Lăng Tự Đức

Nhà bia trong lăng vua Tự Đức tại thành phố Huế. Được xây dựng trước khi vua mất trong ba năm 1864-1867. Ngày nay, nơi đây là địa điểm thu hút du khách nổi tiếng ở Huế do cảnh quan đẹp xung quanh khu lăng mộ. .
“Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương trẫm nhớ trẫm liều trầm qua”

giá ve tham quan Lăng Tự Đức
    Địa chỉ: Thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.
  • Giá vé tham quan:
    • Người lớn 100.00 đồng/ lượt
    • Trẻ em: 20.000 đồng/ lượt

1.5 Lăng Đồng Khánh - Tư Lăng

Lúc bây giờ lên ngôi Vua ( T2/ 1988), Đồng Khánh thấy lăng mộ cha chưa có thờ điện cúng kính, Ông liền hạ lệnh cho xây dựng của vua cha đặt tên Truy Tư. Quá trình đang xây dựng lăng Đồng Khánh có nhiều biến cố xảy ra nhà vua mắc bệnh và đột ngột qua đời chết vào ngày 28-1-1889. 

Vua Thành Thái  nối ngôi vị và cho đổi tên điện Truy Tư thành được đổi làm Tư Lăng biệt điện (còn gọi ngưng hy) để thờ vua Đồng Khánh. Thi hài nhà vua được mai táng đơn giản trên quả đồi có tên là Hộ Thuận Sơn, cách điện Ngưng Hy 30m về phía Tây. 

Sau khi vua Đồng Khánh chết các công trình kiến trúc tại khu vực này làm chưa xong. 

Năm 1916, con trai của Đồng Khánh lên ngôi (vua Khải Định) đã bảo Bộ Công lo việc tu sửa lăng, xây cất lăng mộ cho cha mình. Toàn bộ khu lăng mộ từ Bái đình, Bi đình đến Bửu thành và Huyền cung đều được kiến thiết dưới thời Khải Định đến tháng 7/1917 mới xong phần cơ bản và đến năm 1923 thì hoàn tất.

Trên thực tế công cuộc xây dựng lăng vua Đồng Khánh diễn ra nhiều đợt, trong thời gian dài 35 năm (1888 - 1923), qua 4 đời vua: Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định.

Thời điểm lịch sử lúc bấy giờ pha trộn, trộn lẫn hai trường phái kiến thúc giữa phương Đông và phương Tây.

Về mô thức kiến trúc, có khu vực lăng và tẩm:

Khu vực Lăng: Công trình kiến trúc lăng mộ mang lại giá trị cao về "Á - Âu" thay đổi phong cách hội họa và trang trí vật liệu xây dựng hoàn toàn mới. Nhà bia là sự biến thể của kiến trúc Romance pha trộn kiến trúc Á Đông. Tượng quan viên ở lăng Đồng Khánh cao, gầy đắp bằng xi măng và gạch thay cho tượng đá, ngói ác toa, gạch ca rô. Hướng về phía đông - đông nam, tiến án là núi Thiên Thai.

Khu tẩm điện: Công trình vẫn mang lối kiến trúc xưa nội thất vàng son lộng lẫy. Chính điện và các nhà phụ thuộc hàng trăm hình ảnh và câu thơ chạm khắc  và viết vẫn trang trí tứ linh, tứ quý…
Trang trí độc đáo ở nội điện Ngưng Hy có 24 đồ bản vẽ các bức tranh trong điển tích “Nhị thập tứ hiếu”. Trên các cổ diêm, bờ nóc, bờ quyết của điện Ngưng Hy đã bảo lưu được nền nghệ thuật sơn mài truyền thống của dân tộc xuất hiện những phù điêu bằng đất nung với cách trang trí dân dã như “Ngư ông đắc lợi”, “Gà chọi” “cầm - kỳ - thi - họa”. Tuy nhiên, việc xuất hiện hệ thống cửa kính nhiều màu và hai bức tranh miêu tả cuộc chiến tranh Pháp – Phổ thời Napoleon cùng một số hiện vật khác đã nói lên ảnh hưởng của văn hóa Tây Âu.

Nhìn chung lăng Đồng Khánh mở đầu cho thời kỳ kiến trúc pha trộn Á - Âu, Tân cổ.

Lăng Đồng Khánh, Huế
  • Địa chỉ: Thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế
  • Giá vé tham quan: 100.000 đồng / lượt

1.6  Lăng Dục Đức - An Lăng

Một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế, là nơi an táng vua Dục Ðức, vị vua thứ 5 của triều đại nhà Nguyễn. Sau khi vua Tự Ðức băng hà, triều thần đã đưa Ưng Chân lên ngai vàng vào ngày 19-7-1883. Lên ngôi vua được 3 ngày đã bị truất phế vì tội dám lược bỏ một đoạn văn trong di chiếu truyền ngôi của tiên đế và bị tống ngục. 

Khi vào nhà ngục, Vua Dục Đức đã bị bỏ đói trong 7 ngày ở nhà ngục Thừa Thiên. Ông qua đời bất hạnh thi hài được gói vào một chiếc chiếu giao cho hai tên lính và một viên quyền suất đội gánh đi chôn. Đám tang được đưa về An Cựu để mai táng trong địa phận chùa Tường Quang. Ba ngày sau, vợ con của nhà vua mới được thông báo để làm lễ chịu tang.

Trải qua nhiều biến cố phức tạp, trong bối cảnh lịch sử lúc bây giờ, con trai của Dục Đức là Bửu Lân lại được đưa lên làm vua. Sau lên ngôi liền đặt niên hiệu Thành Thái, Ông nhanh chóng xây dựng lăng mộ của cha đặt tên là An Lăng, nhưng chưa có điện thờ. Mọi lễ nghi thờ cúng vua Dục Đức đều được tổ chức ở chùa Tường Quang.

Sau 2 năm, Chùa Tường Quang đổi thành Kim Quang được ban tấm hoành phi đề 5 chữ “Sắc tứ Kim Quang tự” của nhà vua Thành Thái.

Sau 7 năm,  nhà vua cho xây dựng điện Long Ân phía hữu lăng mộ, làm nơi thờ cúng vua cha. Ngoài ra khuôn viên xây dựng thêm một số nhà của phụ thuộc như Tả, Hữu phối đường, Tả Hữu tòng viện dành cho 7 bà vợ thứ của vua Dục Đức ăn ở để lo hương khói phụng thờ.

Sau khi bà Từ Minh, vợ chính của vua Dục Đức tạ thế, triều đình cho quy hoạch lại khu vực lăng mộ vua Dục Đức, làm thành một khu lăng kép, xây mộ bà gần mộ ông theo kiểu “Càn, Khôn hiệp đức” như ở lăng Gia Long.

Làm vua được 18 năm, Thành Thái có những tư tưởng và hoạt động chống Pháp nên bị truất ngôi.

Con trai vua Thành Thái là Hoàng tử Vĩnh San được đưa lên làm vua, đặt niên hiệu Duy Tân, được 8 năm thì bị thực dân Pháp bắt vì tội “tham gia vào cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Thái Phiên và Trần Cao Vân”. Hai ông đã bị chính phủ bảo hộ sang đảo Réunion với án lưu đày biệt xứ.

Sau khi vua Duy Tân chết bởi một tai nạn máy bay Châu Phi, thi hài của ông được chôn cất ở đó. Năm 1987, hài cốt nhà vua được cải táng từ Châu Phi đưa về chôn cạnh mộ vua Thành Thái. Hiện giờ An Lăng là khu mộ chung của ba thế hệ làm vua: Dục Đức (cha), Thành Thái (con) và Duy Tân (cháu).

So với lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Dục Đức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn hơn. Lăng gồm hai khu vực: điện Long Ân ( còn tẩm điện) và lăng mộ vua cùng Hoàng hậu.

  • Khu vực lăng mộ: Diện tích 3.445m2 bằng một cửa tam quan khá lớn xây bằng gạch, trên làm mái giả. Muốn vào lăng phải đi qua hai cổng tam quan, Chính giữa Bửu Thành có một nhà Huỳnh Ốc dạng phương đình, thay thế cho nhà bia.
  • Khu tẩm điện với diện tích mặt bằng 6.245m2. Công trình chính là điện Long Ân là một tòa nhà kép làm theo kiểu cung điện Huế, với 6 bộ vì kèo nóc ở 5 gian nhà trước được kết cấu theo lối “chồng rường giả thủ”, trang trí mặt hổ phù rất tinh xảo. Đây là một công trình kiến trúc gỗ có giá trị nghệ thuật trong hệ thống công trình kiến trúc cung đình triều Nguyễn ở Huế.

Nếu du khách đến Huế để tham quan lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị... thì xin hãy đến lăng Dục Đức với tư cách thăm viếng. Xin hãy đốt một nén nhang, nghiêng mình tưởng niệm anh linh của hai ông vua yêu nước Thành Thái và Duy Tân cũng như để “an ủi” linh hồn của ông vua xấu số Dục Đức.

Hiện thực lịch sử còn ẩn số và  đầy biến cố, sự hiện hữu của An Lăng là điển hình ẩn số đó. Đồng thời đây là một mắt xích trong chuỗi biến cố đã xảy ra ở Việt Nam vào thời kỳ rối ren nhất của vương triều Nguyễn - thời kỳ mà dân gian đã ghi nhận bằng câu:

"Nhất giang lưỡng quốc ngôn nan thuyết, Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường." Tạm dịch: "Một sông hai nước lời khó nói, Bốn tháng, ba vua điềm chẳng lành."

Lăng Dục Đức, Huế
  • Địa chỉ: Thôn Tây Nhất, làng An Cựu, xưa thuộc huyện Hương Thủy, nay thuộc phường An Cựu, thành phố Huế
  • Giá vé tham Lăng: 100.000 đồng / lượt, Trẻ em 20.000 đồng/ lượt

1.7 Lăng vua Khải Định - Ứng Lăng

Lăng Khải Định Huế là khu lăng mụ của vị vua thứ 12 triều Nguyễn – Khải Định.

Lăng Khải Định được xây dựng trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) cách Huế 10km. Lăng khởi công ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn thành.

Vua Khải Định cử người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói ác đoa, sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh để kiến thiết công trình. So với các Lăng trong hệ thống lăng tẩm ở Huế, lăng Khải Định có diện tích nhỏ (117m x 48,5m) nhưng rất công phu và tốn nhiều thời gian. Nó là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc Á, Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại.

Tổng thể của Lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc. Núi đồi, khe suối của một vùng rộng lớn quanh Lăng được dùng làm các yếu tố phong thủy: tiền án, hậu chẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ, minh đường, thủy tụ, tạo cho lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của Lăng. Công trình này gồm 5 phần liền nhau: hai bên là Tả, Hữu Trực phòng dành cho lính hộ lăng, phía trước là điện Khải Thành – nơi để án thờ và chân dung vua Khải Định, chính giữa là Bửu án, pho tượng nhà vua và mộ phần ở phía dưới, trong cùng là khám thờ với bài vị của vị vua quá cố.

Giá trị nghệ thuật cao nhất của Lăng là phần trang trí nội thất cung Thiên Định. Ba gian giữa trong cung đều được trang trí phù điêu ghép bằng sánh sứ và thủy tinh màu. Đặc biệt chiếc Bửu tán trên pho tượng đồng, nặng 1 tấn với những đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác làm bằng nhung lụa rất nhẹ nhàng. Bên dưới Bửu tán là pho tượng đồng Khải Định được đúc tại Pháp năm 1922 theo yêu cầu của nhà vua.

Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tách, tác giả của ba bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất nước ta, được trang trí trên trần ba gian giữa cung Thiên Định.

Lăng Khải Định là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh, đây thực sự là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc.

Lăng Khải Định, Huế

Triều đại nhà Nguyễn trải qua 143 năm với 13 vị vua nhưng do những biến cố của lịch sử nên chỉ có 7 khu lăng tẩm, bố cục kiến trúc có nét tương đồng nhau nhưng mỗi một lăng vua lại có một nét đẹp và một màu sắc riêng và những mỗi nét đó lại thể hiện bản chất của mỗi vị vua đó là: Lăng Gia Long hoành tráng; Lăng Minh Mạng thâm nghiêm; Lăng Thiệu Trị thanh thoát; Lăng Tự Đức thơ mộng; Lăng Dục Đức đơn giản; Lăng Đồng Khánh mộc mạc; Lăng Khải Định tinh xảo. Tuy có sự đa dạng như thế nhưng khi đến Huế ta chỉ cần đi thăm những lăng mang tính đặc trưng nhất đó là các lăng của vua.

Tuy rằng lịch sử các vị vua có nhiều thăng trầm, Nhưng ta phải công nhận rằng những danh lam thắng cảnh các lăng tẩm ở Huế thời xưa được tạo ra bằng công cụ thô sơ quá sức tuyệt vời của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam ta.

>> Xem thêm:

Ý kiến bạn đọc