Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Các địa điểm du lịch ở Quy Nhơn Bình Định

Thứ hai, 21/12/2020, 09:07 GMT+7

Quy Nhơn là một thành phố lớn ven biển miền Trung Việt Nam và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định, Việt Nam. Trước khi thuộc về Việt Nam, Quy Nhơn từng là đất của người Chămpa nên xung quanh thành phố hiện vẫn tồn tại nhiều di tích Chăm. Sau năm 1975, Quy Nhơn thành thị xã tỉnh lỵ trực thuộc tỉnh Nghĩa Bình rồi chính thức trở thành thành phố vào năm 1986.

Đến năm 1989 thì trở thành tỉnh lị của Bình Định cho đến nay. Với sự phát triển không ngừng của mình, Quy Nhơn đã được thủ tướng chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2010, được bình chọn là điểm đến hàng đầu Đông Nam Á bởi tạp chí du lịch Rough Guides của Anh vào năm 2015 và lọt vào top 20 điểm đến hàng đầu thế giới năm 2020 do Hostelworld xếp hạng. 

Cùng tìm hiểu địa điểm du lịch Quy Nhơn mà du khách phải nhất định đi một lần.

1. Bãi tắm Hoàng Hậu, địa điểm du lịch nổi tiếng trong thành phố Quy Nhơn

Nằm trong địa phận của Ghềnh Ráng một địa danh tham quan du lịch kì thú của Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 3km về phía Đông Nam. Bãi Hoàng Hậu được xem là một trong những bãi biển Quy Nhơn đẹp nổi tiếng nhất. So với các bãi biển nổi tiếng khác như Nha Trang, Vũng Tàu hay Phú Quốc thì bãi tắm hoàng hậu có thể vẫn còn khá xa lạ với một vài người. Nhưng đây là bãi tắm tuyệt đẹp và còn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của mình.

Bãi tắm Hoàng Hậu được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp nên thơ, với địa thế thuận lợi, gần các khu nghỉ dưỡng resort nên nó đã trở thành một trong những địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến.

Bãi biển Hoàng Hậu nhìn xa xa bãi tắm xanh mướt, những đoàn thuyền đánh cá nhấp nhô trong làn sương mờ ảo. Đẹp như một bức tranh thủy mặc của một nghệ nhân nổi tiếng. Mang trong mình bao truyền thuyết  về tiên dáng trần bởi vẻ đẹp nên thơ của mình. Cũng bởi trong tâm thức của mỗi người mỗi lần nhắc đến cảnh đẹp đều có sựu dính líu của thần  tiên, đẹp thoát tục.

Bãi tắm hoàng hậu
  • Sự tích bãi tắm Hoàng Hậu


Truyền thuyết kể lại rằng từ xa xưa nơi đây là nơi hội tụ vui chơi, tụ hội của các nàng tiên. Nên nó có vẻ đẹp tiên cảnh say đắm lòng người. Có người còn kể xa xưa ở đây có một ngôi làng trong đó có một đôi trai tài gái sắc yêu nhau thắm thiết nhưng luôn bị ngăn cấm bởi gái đình hai bên. Vì qua thương yêu nhau nên hai người đã thề non hẹn biển muốn sống chết bên nhau. Biết không thể ngăn cản hai con của mình. Gia đình cô gái đã giao hẹn với chàng trai phải kiếm đủ 100 tổ yến trong vòng 3 tháng mang về làm quà sính lễ. Vì quá yêu thương cô gái chàng trai đã quyết định ra đi tìm tổ yến. Cô gái thì ở nhà trông ngóng người yêu từng ngày. Đến ngày hẹn mang sính lễ tới nhưng vẫn không thấy chàng trai quay về cô gái khóc lóc rồi vội vã đi tìm người yêu.

Khi chạy đến bãi tắm Hoàng hậu bỗng sấm chớp nổi lên từ trong vách núi nứt ra một khe hở vì qua mệt mỏi cô đã đi vào đó và đàn dần biến mất. Chàng trai sau khi kiếm đủ sính lễ thì mau chóng quay về tìm người yêu. Vì qua mệt mỏi sau những ngày dài chàng trai thiếp đi trên biển lúc tỉnh lại chàng đã thấy mình được sóng đánh tạt vào bờ biển Hoàng Hậu nơi ghềnh Ráng. Lúc này chàng thấy bóng người yêu thoắt ẩn thoắt hiện trong làn sương mờ. Hai người đã cùng nắm tay nhau và biến mất. Nơi khe núi nứt ra tạo ra một dòng suối người ta gọi nó là Tiên sa. Từ đó trở đi núi sông bờ cõi nơi ghềnh Ráng luôn như thoắt ẩn thoắt hiện vẻ đẹp của đôi trai tài gái sắc đó. Vì thế mà bãi tắm biển Hoàng Hậu còn được gọi là bãi tắm tình yêu

Cũng chính bởi thế nên khi vua Bảo Đại đi du hành, khi đi qua vùng biển này. Thấy cảnh sắc nên thơ trữ tình nên ông đã cho dóng quân tại nơi này để nghỉ mát và thăm thú phong cảnh. Lúc này có vị hoàng hậu Nam Phương- vợ của vua Bảo Đại đi du hành cùng vua đã thấy thích thú và chọn riêng cho mình bãi tắm này. Từ đó chở đi bãi tắm này có tên là bãi biển hoàng hậu

Bãi tắm hoàng hậu

Đến đây bạn sẽ bị say đắm bởi biển trời trong xanh với những âm thanh du dương vọng vào từ biển cả, những con sóng xô nhau vào bờ, ánh mặt trời chiếu xuống nhìn từ xa biển lấp lánh như được rát vàng. Không chỉ thế, bạn còn được thả sức vui chơi du ngoạn trên những phiến đá nhấp nhô, trông như những tổ ông xếp tầng. đi dạo trên bờ biển bạn với làn gió mát rượi, hơi mặn chát từ biển, nắng nhẹ,…. Thật tuyệt và lý thú.

2. Bãi biển Quy Nhơn

Đến với du lịch Quy Nhơn, chắc chắn bạn không thể bỏ qua cơ hội thăm thú những bãi biển Quy Nhơn đẹp mắt, trữ tình bậc nhất. Thưởng thức chút đặc sản Quy Nhơn, ngâm mình trong làn nước trong xanh, hay chỉ đơn giản là ngồi thả hồn bên bãi biển ngắm ánh bình minh, hoàng hôn trên bãi biển, tất cả đều có thể mang đến cho bạn trải nghiệm vô cùng tuyệt vời.
Đến du lịch Quy Nhơn, vùng đất của những cái tên đặc biệt, bạn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú. Nơi đây được tạo hóa ban tặng vô vàn những thắng cảnh tuyệt đẹp, đặc biệt là biển. Biển Quy Nhơn hiền hòa nhưng cũng đầy “sôi nổi”, có thể ví như một thiếu nữ miền biển, mộc mạc chân chất mà vẫn đầy vui tươi.

Bãi biển Quy Nhơn

Quy Nhơn có rất nhiều bãi tắm đẹp, trong đó có nhiều bãi tắm chưa được đầu tư du lịch nhiều nên vẫn còn giữ được nét hoang sơ vốn có ban đầu. Nếu bạn đang tìm kiếm một vẻ đẹp mộc mạc, Kỳ Co sẽ là gợi ý hàng đầu cho bạn

3. Kỳ Co - Thiên đường biển đảo quên lối về ở Quy Nhơn

Từ TP Quy Nhơn đi qua cầu Thị Nại khoảng 30 km bạn sẽ tìm thấy một địa danh có rên là “ Kì Co “ hay Kì Con Beach, từ sân bay Phù Cát đến Kì Co khoảng 27 km. Sau khi vượt qua một con dốc khá khó đi bạn sẽ được khu khu lịch đưa xuống bãi biển bằng xe bán tải 02 cầu ( Xin đừng tự lái xuống nhé vì rất dốc - nguy hiểm).

Bãi tắm Kỳ Co, một bãi tắm còn hoang sơ với làn nước trong xanh 2 màu thu hút rất nhiều khách du lịch trong những năm gần đây.
Kỳ Co một biển đảo xinh đẹp tại thành phố biển Quy Nhơn, với dãi cát vàng mịn màng, hòa cùng những làn nước trong xanh, ôm vòng lấy những tảng đá cao vút.

Đảo Kỳ co

Khu du lịch Kỳ Co được mệnh danh như một Jeju phiên bản Việt Nam, nằm dưới chân núi Phương Mai, thuộc thôn Lý Lương, xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 25Km. Nhơn Lý một trong những địa phương có nhiều địa điểm du lịch không nên bỏ sót

4. Cù lao Xanh, hòn ngọc xanh Quy Nhơn

Cù lao Xanh (đảo Nhơn Châu) còn gọi là đảo Vân Phi là một hải đảo nằm gần vịnh Xuân Đài, thuộc xã Nhơn Châu, TP Quy Nhơn - Bình Định. Cù lao này có diện tích: 365 ha, dân số: 2300 người và gồm các thôn: Thôn Tây (trung tâm), Thôn Trung, Thôn Đông. Đảo cách Quy Nhơn 24 km, cách xã Xuân Hoà (Sông Cầu - Phú Yên) 9 km. Cù lao Xanh nguyên là đất của tỉnh Phú Yên được sáp nhập về Quy Nhơn sau năm 1975.
Trên cù lao có một tháp hải đăng xây dựng từ thời Pháp đến nay là 130 năm.

Cù lao xanh
Sắp tới điện lưới quốc gia sẽ được chuyển đến CLX thông qua cáp ngầm dưới biển để phục vụ cho dân cư, sản xuất và du lịch. Gần đây, cù lao Xanh được biết đến là một điểm tham quan, du lịch lặn hấp dẫn.

5. Ghềnh Ráng Tiên Sa - địa điểm du lịch Quy Nhơn check in mãi không chán

Địa chỉ: 6 Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Qui Nhơn, Bình Định

Khu du lịch Ghềnh Ráng Tiên Sa viên ngọc bích giữa biển xanh
Nhắc đến du lịch Quy Nhơn là không thể không nhắc tới khu du lịch Ghềnh Ráng vô cùng nổi tiếng, gần ngay trung tâm thành phố nên điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham quan, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ từ những Bãi Đá Trứng, Bãi Tiên Sa hay ghé thăm ngôi mộ của thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh Hàn Mặc Tử. Cùng VNTRIP.VN khám phá những điều thú vị ở dải đất Nam Trung Bộ đầy nắng gió này nhé!
Vài nét về Ghềnh Ráng – Tiên Sa

Ghềnh ráng

Nằm ở phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, Ghềnh Ráng – Tiên Sa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 3km về phía Đông-Nam. Điểm đặc biệt của nơi đây chính là quần thể những bãi đá nằm liền kề nhau và những bãi đá tập trung theo đường cong của eo núi Xuân Vân. Nhờ vào vẻ đẹp độc đáo mà Ghềnh Ráng đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích quốc gia.
  • Sự tích về cái tên Ghềnh Ráng – Tiên Sa


Nói tới khu du lịch Ghềnh Ráng Bình Định bạn sẽ biết thêm về một sự tích được lưu truyền cho đến tận bây giờ về địa điểm này. Truyền thuyết kể về một người con gái nổi tiếng vừa đẹp người vừa đẹp nết, xinh xắn lại thùy mị nết na. Nàng đem lòng yêu một chàng trai trong làng, hai người yêu nhau thắm thiết, cho đến một ngày viên quan huyện nhìn thấy nàng và bị sắc đẹp của nàng mê hoặc, hắn cho người theo dõi và tìm mọi cách để chiếm đoạt được nàng.

Nhưng nàng không hề yêu hắn, để giữ trọn được lòng thủy chung với người mình yêu, nàng khóc lạy cha mẹ và từ giã chàng trai rồi chạy trốn khỏi làng đến Quy Nhơn.

Tên quan huyện thấy thế sai quân lính đuổi theo, khi đến Ghềnh Ráng – tên này do ngư dân đặt vì nơi này có nhiều ghềnh, khi tàu bè qua khu vực này thì thủy thủ phải làm sao cho giảm gió trong buồm đi để thuyền đi chậm lại nếu không dễ bị nước ngập vào tàu, trong nghề đi biển thao tác ấy gọi là ráng, tên Ghềnh Ráng từ đó mà ra – trời bỗng nổi sấm chớp, dông bão rất lớn làm núi đá bị nứt một khe lớn rồi cô gái biến mất tăm. Khi trời dừng bão và quang đãng trở lại thì khe núi ấy lại biến thành một dòng suối uốn lượn bên sườn núi.


Xem thêm: 


6. Mộ Hàn Mạc Tử

Ghé thăm mộ Hàn Mặc Tử không chỉ có những người yêu thơ, rất nhiều khách du lịch cũng tìm về nơi đây với mong muốn thắp nén hương để tưởng nhớ về người thi sĩ tài hoa nhưng bạc phận này. Không những thế khi tới đây du khách sẽ được tận hưởng không gian yên bình, thanh vắng với không khí trong lành nơi đồi cao người thi sĩ Hàn Mặc Tử yên nghỉ.

Mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử tọa lạc trên ngọn đồi Thi Nhân nổi tiếng ở Quy Nhơn. Để đến được địa điểm này bạn có thể xuất phát từ trung tâm công viên thành phố nơi có bức tượng Hoàng Đế Quang Trung sừng sững giữa đất trời, mang phong thái uy nghiêm được xây từ năm 1976, từ đây bạn sẽ di chuyển theo hướng Tây Nam phía bờ biển chừng 3km sẽ đến xóm biển Gành Ráng nằm bên phía tay phải.

Băng qua con đường vào xóm chài Gành Ráng bạn sẽ tới một khi chợ nhỏ của người dân địa phương, ở khu này có một cây cầu nhỏ bắc ngang qua quán thủy tạ Mai Đình. Từ đây, con đường dẫn tới nơi yên nghỉ của Hàn Mặc Tử bạn sẽ là một cây cầu nhỏ bắc qua suối Tiên mộng mơ, khi sang tới đầu bên kia của cây cầu bạn sẽ đi theo hướng tay trái để lên đồi Thi Nhân.

Mộ Hàn mạc tử

Con đường nhỏ lên xuống ngọn đồi này được làm thành những bậc tam cấp bằng đá, với hai bên là những hàng cây được cắt tỉa thành hàng, nằm ẩn mình dưới những tán cây xanh, một con đường vô cùng thơ mộng được gọi tên là dốc Mộng Cầm.

7. Thác K50 KBang

Thác K50 thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (gồm 4 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Bình Định, Quảng Ngãi).

K50 là thác hùng vĩ nhất trong khoảng 10 thác lớn của khu bảo tồn. Nước hội tụ từ 2 dòng sông đầu nguồn đổ vào thác với chiều cao 54 m ... rồi hình thành dòng Sông Kôn về tưới mát cho Gia Lai và Bình Định.
Thác K50 nằm ở ranh giới xã An Toàn huyện An Lão tỉnh Bình Định và xã Sơn Lang huyện KBang tỉnh Gia Lai, có độ cao 831 m so với mặt nước biển.

Chúng tôi Ngủ đêm tại Homstay A Ngưi (xã Kong Lơng Khơng huyện KBang), chạy xe máy gần 70 km trên đường Trường Sơn Đông đến Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, tiếp tục đi trên 14 km đường trong khu bảo tồn quanh co, nhiều dốc dựng đứng rất nguy hiểm ( có những dốc 30-35%) tưởng chừng như không thể vượt qua - dành cho những phượt thủ có cảm giác mạnh - sau đó đi bộ trong rừng già khoảng 2 km mới chinh phục được đỉnh K50, rồi men xuống phía dưới thác vừa đi đi bộ và đu dây qua khe đá rất hẹp chỉ vừa đủ cho 1 người nghiên mình qua để chiêm ngưỡng vẽ đẹp quyến rũ của Nữ hoàng thác Miền Trung Tây Nguyên.

Nên đi ít nhất một lần để trải nghiệm và thưởng thức!!!

Thác k50

8. Hồ Núi Một

Hồ Núi Một là một hồ nước ngọt lớn, được ví như một con sâu nằm vắt ngang ranh giới giữa hai huyện Vân Canh và An Nhơn hay còn được nhận xét chẳng khác nào đôi mắt xanh biếc đầy sức trẻ và vẻ đẹp tâm hồn của “cô gái” An Nhơn trong những ngày đầu lên phố thị. Hồ nằm ở phía tây nam tỉnh Bình Định, được dãy núi An Trường bao bọc, chở che.

Hồ Núi Một đẹp như một bức tranh, Dọc theo quốc lộ 19 đến địa phận thôn An Trường (xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn), rẽ trái theo bảng chỉ dẫn, đi theo con đường bê tông thêm 8 km nữa thì đến khu du lịch Hồ Núi Một. Ngược con dốc, chạy thẳng lên trên bờ đập dài gần 700m, cái nắng hè oi bức sẽ nhanh chóng tan biến khi trước mắt bức tranh sơn thủy hữu tình hiện ra, hồ nước trong xanh uốn mình giữa những dãy núi, rừng cây chạy dài tận chân trời, nhìn lại ta thật nhỏ bé với thiên nhiên rộng lớn.

Hồ Núi Một

9. Bãi đá Thảo Nguyên

Thật hoang sơ mà thơ mộng, cảnh vật đẹp như một bức tranh! Bạn có thể tha hồ “so deep” với cảnh sắc thiên nhiên tại đây. Hơn nữa, đến Bãi đá Thảo Nguyên bạn còn được tắm biển lặn ngắm san hô, chơi trò mô tô nước, câu mực trải nghiệm, thuê thuyền săn cá, trò chơi Teambuilding…

Các món đặc sản ở Cù Lao Xanh mà  bạn phải thưởng thức như: cua đá, mực lá, nhum biển, ốc mặt trăng, vú nàng nướng mỡ hành,…Nếu các bạn muốn ăn đồ tươi ngon phải đặt dịch vụ trước ở các homestay để người dân chuẩn bị chế biến cho bạn nhé.

Bãi đá Thảo Nguyên

Trên đây là những kinh nghiệm du lịch Bãi đá Thảo Nguyên Cù Lao Xanh, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong chuyến du lịch sắp tới.

10. Bãi tắm Trung Lương, địa điểm dừng chân mới Bình Định 

Khu dã ngoại Trung Lương, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km, nằm ở phía Đông đường ĐT 639 thuộc thôn Trung Lương, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát. Nơi này đã thu hút rất nhiều khách ghé thăm để vui chơi, cắm trại, tận hưởng thứ không khí thanh bình, gần gũi với thiên nhiên. Bãi tắm sạch sẽ, đẹp. Nhiều cảnh đẹp để thưởng ngoạn và chụp ảnh.

Khu dã ngoại trung lương

Nằm trong tour du lịch Kỳ Có, Eo gió - Nhơn Lý, Quy Nhơn; Chùa Ông Núi, Thiền viện Thiên Hưng, Trung Lương - Cát Tiến, Phù Cát, Bình Định. Cần phải phát triển du lịch bền vững và với nhiều sản phẩm du lịch hơn, đặc biệt là phải làm tốt văn hoá phục vụ.


Xem thêm: Khu dã ngoại Trung Lương


 

11. Khu Du Lịch Cửa Biển Quy Nhơn

Ở tại vị trí đẹp, nhìn bao quát được thành phố Quy Nhơn, cầu Thị Nại,... nhất là lúc hoàng hôn, bình minh, về đêm,... thật tuyệt vời. Khu du lịch có đầy đủ các dịch vụ: vui chơi giải trí, thể thao, hội nghị, cưới hỏi, BUNGALOW,...

Khu du lịch cửa biển Quy Nhơn

BUNGALOW mới xây dựng đẹp, sang trọng, sạch sẽ. Tổ chức các OUTING TRIP hợp lý. Nếu doanh nghiệp khai thác thêm phần đồi núi sát bên (nếu là đất của Khu du lịch Cửa biển) thì sẽ thu hút thêm du khách.


Xem thêm: Khu du lịch Cửa Biển


 

12. Bãi trứng - khu du lịch Ghềnh Ráng

Bãi Đá Trứng còn có tên gọi khác là bãi Hoàng Hậu vì xưa kia, Nam Phương Hoàng Hậu - vợ vua Bảo Đại - vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn từng chọn nơi đây làm bãi tắm riêng. Người dân địa phương quen gọi nơi đây là bãi Hoàng Hậu cho đến tận bây giờ.

Từ đồi Thi Nhân - nơi có mộ phần của thi sĩ Hàn Mặc Tử nằm gần bãi Đá Trứng nhìn về phía biển sẽ thấy cảnh đẹp nên thơ của bãi đá này.

Bãi trứng Quy Nhơn

13. Đường đi bộ Eo Gió

Thuộc địa phận xã Nhơn Lý, chỉ cách thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khoảng 20km, Eo Gió là một địa điểm du lịch nổi tiếng hấp dẫn du khách bởi với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ mà không kém phần hài hoà của sông nước, mây trời và núi non hội tụ. Là một trong những điểm du lịch bụi lý tưởng, Eo Gió vẫn mang trong mình nét đẹp hoang sơ với eo biển xanh, bao quanh là những dãy núi đá cao với nhiều hình thù lạ mắt, tạo thế uốn cong như muốn ôm trọn eo biển hút gió tuyệt đẹp này. Phải chăng chính vì thế mà nơi đây được gọi với cái tên – Eo Gió.

Eo Gió sở hữu làn nước trong xanh bên bờ cát vàng rực óng ánh, những con sóng rì rào, ào ào vỗ vào những bờ đá gập ghềnh, toả bọt trắng xóa mát lạnh. Dưới làn nước xanh trong vắt là những đàn cá nhỏ tung tăng bơi lội giữa những rặng san hô tuyệt đẹp đầy màu sắc. Dưới chân núi là bãi đá Đẻ với những con đường gập ghềnh muôn vàn bãi đá phủ được bào mòn từ nước biển qua năm tháng. Những viên đá ở đây có nhiều kích thước và hình dạng kì thú, tạo nên một tuyệt tác của đá và nước vô cùng độc đáo. Trải qua bao năm tháng nước chảy đá mòn, và quá trình phong hóa của gió biển đã tạo nên 19 hang yến với những cái tên rất ngộ nghĩnh như hang Kỳ Co, hang Ba Nghé, hang Dơi, hang Sức Khỏe…Cũng nhờ vậy mà bán đảo Phương Mai đã trở thành địa phương có nhiều hang chim yến đứng thứ hai ở nước ta sau Nha Trang.

Eo gió

Có thể di chuyển bằng ca nô “lên đường” khám phá bãi Kỳ Co hoặc ghé thăm làng chài cách đó không xa và thưởng thức những món hải sản vô cùng tươi ngon do chính người dân nơi đây đánh bắt về.
Ngôi chùa bề thế mang tên Tịnh Xá Ngọc Hòa, là một ngôi chùa bề thế nằm yên bình bên Eo Gió. Nơi đây còn được biết đến bởi tượng Phật bà Quan Âm hai mặt lớn nhất Việt Nam hướng mặt ra phía biển lớn mang theo mong ước về sự an yên, ấm no và hạnh phúc cho người dân chài lương thiện nơi đây. Hằng năm chùa Tịnh Xá Ngọc Hòa vẫn luôn thu hút nhiều du khách thập phương đến hành hương lễ phật và vãn cảnh chùa bình yên và linh thiêng.

14. Đàn Tế Trời Đất Ấn Sơn - Tây Sơn

Đàn tế Trời Đất Ấn Sơn hay còn gọi là khu du lịch tâm linh Ấn Sơn nằm trong dãy Hoành Sơn, phía Tây xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

“Tương truyền, Hoành Sơn là nơi đại địa, còn non nước cẩm tú linh thiêng Ấn Sơn cũng là nơi trời đất đã ban kiếm lệnh và ấn triện có khắc bốn chữ “ Sơn hà xã tắc” cho ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

Đây là ngọn trung tâm nơi tích tụ tinh khí vùng đất địa linh thượng võ, nơi tụ hội long mạch của hồn thiên sông núi hùng vĩ tạo nên cột đất mang thế đế vương.

Đàn tế trời Tây Sơn

Từ đỉnh hòn Ấn Sơn ta có thấy rõ cục diện các cột đất của 4 ngọn linh sơn còn lại

  • Phía nam là hòn Dũng hay còn gọi hòn mực vì trên đỉnh núi có một vũng nước đầy quanh năm không cạn tựa như nghiêng mực.
  • Phía bắc là hòn sưng hay còn gọi là hòn bút vì núi cao và dốc.
  • Phía Tây chạm vào những đám mây bay thấp là đà giống như ngoài bút chép mây, phía đông là dãy núi kiếm sơn gồm 3 hòn: hòn mò ò vì nơi này cây mò o mọc um tùm từng khóm lớn, giữa là hòn nhọn, cuối cùng là hòn ông Đốc tựa con hổ đang nằm tạo thế hổ phục,
  • Phía tây là hòn Một còn gọi là hòn Chum vì giống chiếc chuông đồng khi nhìn từ xa dùng để kêu gọi anh hùng hào kiệt, các bậc danh nhân hiền sĩ tựu hội về chốn địa linh này.

15. Mũi Rồng

Địa chỉ: Cách huyện Phù Mỹ chừng 20 km về phía Đông (phía biển) là thôn Tân Phụng, thuộc xã Mỹ Thọ.

Đến bãi biển cách mép nước chừng vài mét, nhà cửa san sát, mùa tháng 4-5 bờ biển có rộng hơn thêm vài mét, đi lại dễ dàng hơn. Nhìn về phía trái (hướng Bắc) là vị trí của Mũi Rồng cách đấy chừng 100m...Người dân cho biết vào mùa khô, sóng nhỏ, bờ rộng, có thể đi đến Mũi Rồng bằng đường dọc theo bãi cũng được, chứ mùa sóng lớn như thế này thì chịu, chỉ có cách lên đường phía trên dọc theo xóm nhà mà đến thôi.

Đường đi mỗi lúc mỗi cao sát bên bờ vực phía biển cùng với những tảng đá nhấp nhô dần dần xuất hiện, cuối cùng là đến được Mũi Rồng. Tìm lối lách ra phía biển chừng vài mét, thoạt trông cũng hơi giống đầu con rồng nhô ra biển với những mũi đá kỳ ngộ mọc lên trên sống lưng. Nếu có thể tiếp tục đi nữa, (đoạn này hơi nguy hiểm) ta sẽ thấy được một hang núi xuyên qua lưng rồng cùng với sóng xô ào ạt, không có lối nào để xuống, chỉ đứng quan sát từ một vị trí không được rộng lắm, thật là một phong cảnh kỳ vĩ nhưng cảm thấy thiếu an toàn...

Mũi vi rồng
  • Theo truyền thuyết Mũi Vi Rồng

Xưa kia nguyên là một khối, hình giống vi cá chép, dân địa phương gọi là “Đá Vảy Rồng”. Đời nhà Đường, Một thầy địa lý có tên là Cao Biền chuyên tìm những nơi có long mạch để yếm và ông đã tìm đến Mũi Rồng này.

Cao Biền thấy Mũi Rồng có linh khí kết tụ bèn phù phép chém đứt để trừ hậu họa. Long mạch bị chém đứt, vảy rồng rơi, máu rồng đổ đọng lại tạo thành những hòn đá son nhỏ nằm lẫn trong cát. Loại đá son này rất cứng, khi mài với nước thì cho ra màu đỏ thắm, cầm không dính tay nên được truyền tụng loại son trời cho. Xưa kia, học trò khắp nơi thường hay về đây để lấy loại đá này về làm son cho thầy chấm bài.

16. Bãi Biển Nhơn Hải

Cách trung tâm TP.Quy Nhơn chừng 20 km, xã bán đảo Nhơn Hải (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đang trở thành một điểm đến du lịch biển hấp dẫn nhiều du khách.

Chiều xuống, hoàng hôn dần buông, các gành đá, bãi biển náo nhiệt hẳn lên bởi hoạt động vui chơi, sinh hoạt của người dân nơi đây, không khí nhộn nhịp khác xa buổi sớm mai. Khi thủy triều cạn, dãy thành cổ Champa nhô cao trên mặt biển, bạn có thể nhờ ngư dân bơi thúng đưa mình ra biển để lên thành cổ, nhớ dặn chừng người chèo thúng di chuyển thật chậm để kịp săm soi nhé. Dạo chơi, bắt ốc, cạy hàu, câu cá… trên dãy thành cổ Champa chỉ nhô lên mặt biển khi thủy triều xuống là trải nhiệm cực lạ - và chỉ có thể có ở Nhơn Hải.

Trước khi về lại thành phố vào cuối ngày, hãy dạo thêm một vòng quanh bãi biển để có thể mua thêm được rất nhiều loại ốc biển, cá tươi, nhum biển… mà ngư dân mới lặn để làm quà. Một ngày rong chơi ở Nhơn Hải, bạn sẽ thấy mình đong đưa trên nhiều cung bậc trải nghiệm thú vị khác nhau…

Bãi biển Nhơn Hải

17. Bãi biển Đề Gi

Đề Gi là một thị trấn ven biển thuộc xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Địa thế nơi đây là một vịnh kín gió, nên còn gọi là vịnh Đề Gi hay cửa Đề Ghi, đầm Đề Gi. Từ Quy Nhơn đi theo con đường chạy dọc ven biển Nhơn Hội, khoảng 54 cây số thì đến Đề Gi.

Nếu bạn đang thèm môt chút vị biển mặn mòi, chút nắng, gió thanh bình thì lập kế hoạch đến Đề Gi quả không sai chút nào. Bạn tha hồ sống ảo ở bãi đá độc đáo chạy dọc theo bờ biển, phơi mình dưới nắng vàng êm dịu, tận hưởng làn gió mang hơi biển vuốt ve trên khuôn mặt, mọi tâm tư dường như cũng bay theo làn gió hòa vào với biển xa.

Cái tên "Đề Gi" chẳng có nghĩa gì cả và chẳng ai biết cái tên làng ấy có từ bao giờ. Đề Gi được biết vùng muối lớn nhất tỉnh Bình Định, lớn hơn cả vùng muối Hà Ra, Phú Thứ bên xứ Phù Mỹ, về chất lượng, muối Đề Gi ngon hơn cả muối Sa Huỳnh, Cà Ná. Hãy một lần đến Đề Gi để cảm nhận cuộc sống thanh bình và sự thân thiện, bình dị đến chân chất của những con người lao động nơi đây.

Đề gi

18. Nhà thờ Làng Sông

Địa chỉ: Phước Thuận, Tuy Phước, Bình Định, Phước Thuận, Tuy Phước, Bình Định

Tu viện được xây dựng theo kiến trúc Gothic với những đường nét kiểu vòm nhọn và có nhiều cửa sổ. Nơi đây cách TP Quy Nhơn khoảng 10km. Là điểm nghiên cứu, tham quan, du lịch, hành hương,... cho những tín đồ theo đạo Thiên Chúa giáo, người quan tâm trong và ngoài nước. Đặc biệt, phía trước nhà thờ là những hàng cây sao (Hopea odorata) có tuổi thọ trên 200 năm nhưng vẫn còn xanh tốt và đầy sức sống.

Cách đây gần 400 năm, Cristophoro Borri, giáo sĩ Dòng Tên người Ý đã viết trong tác phẩm Xứ Đàng Trong năm 1621 thuật lại chuyện ông được viên quan trấn phủ Quy Nhơn đón tiếp, cho phép xây dựng nhà thờ để truyền đạo ở Đàng Trong.

Nhà thờ Làng Sông và cơ sở truyền giáo Nước Mặn là 2 nơi gắn với sự hình thành, phát triển chữ Quốc ngữ. Ngày nay, tại Tiểu chủng viện còn có nền móng của nhà in Làng Sông và lưu giữ những tư liệu có liên quan đến nhà in chữ quốc ngữ. Đây là một trong 3 nhà in sách quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam (hai nhà in khác ở Sài Gòn và Hà Nội). Tỉnh Bình Định, Trường ĐH Quy Nhơn đã phối hợp với một số đơn vị TW tổ chức Hội thảo về chữ quốc ngữ và nhà in đầu tiên tại Việt Nam. Đây là cái nôi của chữ quốc ngữ hiện nay đang sử dụng.

Trong một dịp du lịch thăm viếng Tiểu chủng viện Làng Sông tôi đã được một ma xơ (nữ tu sĩ) giới thiệu rất tỉ mĩ về vấn đề này.

Nhà Thờ Làng Sông

19. Tuyệt tình Cốc

Địa chỉ: Ghềnh Ráng, Thành phố Qui Nhơn, Bình Định

Một địa điểm du lịch nằm trên đoạn đường nối giữa Thành Phố Quy Nhơn (Bình Định) tới Thị xã Sông Cầu Phú Yên. Tuyệt Tình Cốc cách Khu Du Lịch Bãi Xép không xa, nói chung là chỉ mất khoảng 15phút đi xe để đi từ trung tâm thành phố. Điểm độc đáo ở địa điểm này là dòng suối thiên nhiên, (suối Đá Vàng). Tuy hiện tại đang là mùa khô, nguồn nước suối đã cạn đi rất nhiều nước nhưng nhờ các biện pháp thì dòng suối ở Tuyệt Tình Cốc vẫn còn khá đầy và đảm bảo cho các shoot hình ở đây vẫn được 'suối' nhất có thể. Vé vào cổng ở Tuyệt Tình Cốc là 20.000, cực rẻ.
Ngoài ra, những ai thích khám phá, mạo hiểm thì có thể đi sâu vào trong nguồn suối Đá Vàng để chinh phục và có được những shoot hình đỉnh cao hơn nữa.

Tuyệt tình cốc Quy Nhơn

20. Tháp Đôi

Địa chỉ: 1071 Trần Hưng Đạo, Đống Đa, Thành phố Qui Nhơn, Bình Định

Tháp Đôi hay còn có tên gọi khác là Tháp Hưng Thạnh còn trong tiếng J’rai gọi là SRI BANOI là khu háp của Chăm Pa tọa lạc tại góc đường Trần Hưng Đạo, đường Tháp Đôi, thuộc phường Đống Đa, thành phố du lịch Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Tháp nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 6.000 m2 được tô điểm với thảm cỏ xanh và những hàng cây rợp bóng mát, là một nơi lý tưởng cho du khách dừng chân thưởng lãm. Tháp Đôi là một trong tám cụm Tháp Chăm còn lại trên đất Bình Định ngày nay, một trong những di tích kiến trúc văn hóa Chăm mang màu sắc tôn giáo đặc sắc.

Cách trung tâm thành phố 3 km về phía Tây Bắc, Tháp Đôi gần Cầu Đôi trên quốc lộ 19, bắc trên nhánh sông từ hồ đèo Sơn chảy ra đầm Thị Nại cho nên có thể đi tới đây bằng mọi phương tiện ô tô, xe máy hoặc xe khách.

Bạn có thể đi tới đây bằng xe khách Phương Trang – đây là loại xe khách uy tín mà tôi đã tìm hiểu và được nhiều người khuyên chọn với giá vé hợp lý. Hoặc đi ô tô hay xe máy từ Quy Nhơn tới Tháp Đôi, từ Cầu Đôi theo quốc lộ 19 đi về hướng thành phố khoảng 650 m, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy Tháp Đôi ở phía bên tay trái, nên lưu ý là hãy đổ đầy bình xăng trước khi đi và đi đường thận trọng, nhất là đôi với dân đi phượt. Ngoài ra, với du khách nơi phương xa có thể lựa chọn phương tiện là máy bay tới Quy Nhơn rồi sau đó đi ô tô hoặc xe khách giường nằm hay ghế ngồi tới khám phá vẻ đẹp độc đáo của Tháp Đôi này

Một công trình tôn giáo của người Chăm xây dựng từ thế kỷ X đến XV, vương quốc Champa gặp nhiều biến động. Tháp có cấu trúc độc đáo,  gồm hai tháp: Tháp lớn cao khoảng 20 m, Tháp nhỏ cao 18 m nằm liền kề nhau như cặp vợ chồng quấn quýt đầy ân tình. Bên trong lòng Tháp Đôi có cối đá xay bột gạo ngày xưa mà sau này người Kinh cũng sử dụng loại cối này để xay bột gạo chế biến các loại bánh. Nhìn lên cửa tháp cao vút như những mũi lao sắc nhọn, đứng trong lòng tháp mà tưởng như thấy cả “vũ trụ bao la”. Cửa chính của hai tháp đểu quay về hướng Nam.

Tháp Đôi được xây bằng gạch nung xếp khít với nhau bằng một thứ chất kết dính đặc biệt, đây là một kỹ thuật xây độc đáo của người Chăm mà ngày nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải mã được. Tháp được cấu trúc thành hai phần chính: Chân tháp là khối đá (tháp lớn) và gạch (tháp nhỏ) được xếp chồng một cách vững chãi, các góc tháp hiện được trang trí những nét riêng nhưng trong tổng thể vẫn là các tượng thần, các phù điêu diễn tả các nhân vật, các vũ công với điệu múa lấy từ truyền thuyết Ấn Độ, những tượng chim thần Garuda  hai tay đưa cao như đang nâng đỡ mái tháp kỳ vỹ này. Tất cả đều như một bức tranh sinh động chắc chắn sẽ thu hút du khách khi tới đây không thôi tò mò và thật sự ngạc nhiên về cấu trúc Tháp Đôi.

Nếu như để ý kỹ du khách tới đây sẽ thấy trong hai ngôi tháp, tháp lớn đươc tạo dáng khá cân đối, phần thân và mái đều được xử lý tinh tế bằng những đường diềm hơi thắt lại làm bố cục kiến trúc thêm chặt chẽ, hai bên trang trí hoa văn đối xứng kết hợp với 21 hình vũ nữ được chạm khắc tinh tế vòng quanh diềm mái trông rất sống động. Giữa phần ngăn cách mái và thân tháp được trang trí bằng hình tu sĩ ngồi thiền và hai bên là voi châu đối xứng. Sự tỉ mỉ của người Chăm sẽ khiến bạn cảm thấy đây thực sự mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc.
Với tháp nhỏ cũng có cấu trúc tương tự như tháp lớn nhưng ở phần diềm mái thay vì các hình vũ nữ, hình khắc trang trí lại thể hiện một đàn hươu 13 con với những dáng vẻ rất khác nhau trông rất tinh nghịch và sống động.

Tháp đôi Quy Nhơn

Tháp đôi đang ngày càng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế không chỉ bởi kiến trúc độc đáo, tinh tế, sắc sảo của người dân Chăm mà nơi đây còn để lại trong lòng du khách những giá trị văn hóa đặc sắc. Sẽ chẳng cần mất quá nhiều chi phí, bạn chỉ cần bỏ ra 8.000 đồng mua vé tham quan Tháp Đôi Quy Nhơn, du khách cũng có thể liên hệ hướng dẫn viên để được nghe giới thiệu thông tin về nơi này một cách chi tiết. Hơn thế cứ vào tối mùng 2 Tết hàng năm, tại đây diễn ra chương trình Đêm hội Tháp Đôi với nhiều tiết mục văn nghệ văn hóa Chăm đặc sắc, mang đậm nét văn hóa dân tộc

21. Khu du lịch sinh thái Hầm Hô

Mặc dù có tên gọi lạ lẫm, khu du lịch Hầm Hô lại là một thắng cảnh tuyệt đẹp làm “say lòng” nhiều du khách ở Bình Định. Với khung cảnh hùng vĩ không kém phần hài hoà của sông nước, núi non, khu du lịch Hầm Hô – Bình Định chắc chắn sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệp thú vị và đầy mới lạ!

Toạ lạc tại xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, Bình Định giữa ngút ngàn cây xanh, khu du lịch Hầm Hô là một địa điểm du lịch trong ngày thu hút nhiều du khách với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ.

Hầm Hô là một đoạn sông khoảng 3km chạy men theo chân dãy núi Trường Sơn huyền thoại. Với vô vàn những tảng đá có kích thước lớn nhỏ khác nhau, hình thù muôn hình muôn vẻ dọc hai bên bờ sông cùng những cánh rừng tự nhiên đa dạng sinh thái, Hầm Hồ sở hữu vẻ đẹp “sơn thuỷ hữu tình” vô cùng kỳ bí, hoang sơ.

Khu du lịch Hầm Hô
Tại khu du lịch Hầm Hô, bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước sự tạo hoá của thiên nhiên trong những dãy đá dưới lòng sông. Đá tiếp đá trùng trùng điệp điệp dựng thành hàng cao chót vót. Khi được những tia nắng chiều vào, những khối đá trở nên lung linh, ánh lên nhiều màu sắc rực rỡ trông tựa như những viên kim cương lấp lánh dưới làn nước trong xanh.

22. Tháp Chăm Bánh Ít

Là một trong những tháp được xây dựng thời Chiêm Thành tại Bình Định. Tháp được xây dựng trên núi cách ngã 4 cầu Bà Di khoảng 1 km và có thể nhìn được ở hướng Bắc Nam, Đông Tây trên các tuyến quốc lộ 1A và QL19, QL19B đường xuống cảng Quy Nhơn.
Cảnh đẹp, hoang sơ, là một trong những điểm du lịch khi về thăm Bình Định.

Tháp Bánh ít

23. Bảo tàng Quang Trung.

Một vùng đât linh thiêng đầy hào khí. Đến để hiểu về một thời oanh hùng của vương triều Tây Sơn. Nơi 3 anh em áo vải: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã đứng dậy hô hào đội quân áo vải từ vài trăm người đến vài chục vạn quân và giành các chiến thắng oanh liệt ghi vào sử sách: trận Rạch Gầm Xoài Mút; trận đại thắng quân Thanh;... (thông qua các thước phim tài liệu quý giá).

Nếu yêu lịch sử và muốn tìm hiểu về các thế hệ cha ông bạn không nên bỏ qua vảo tàng Quang Trung khi đến vùng đất võ Binh Định.

Bảo tàng Quang Trung

24. Hải đăng Cù lao Xanh

Địa chỉ: Cù Lao Xanh, Thành phố Qui Nhơn, Bình Định

Hải đăng Cù Lao Xanh thuộc xã Nhơn Châu, TP Quy Nhơn - Bình Định, cách Quy Nhơn 24 km, xã Nhơn Châu có tổng diện tích hơn 450 ha nằm phía Đông Nam TP Quy Nhơn, trong đó núi và rừng chiếm 75% diện tích của xã. Hải đăng Cù Lao Xanh được xây dựng năm 1890, là một sự hòa quyện tuyệt diệu giữa hai phong cách kiến trúc Ðông – Tây.

Bên trong Hải đăng có 1 cầu thang lượn hình xoắn ốc 58 bậc. Cao 18 m, cách mặt biển 120 m. Còn có Tòa nhà gồm 2 tầng, rộng 10m, dài 40m, có 16 phòng.Chu kỳ của vòng quay là 12 giây: gồm 3 tia ngắn, 1 tia dài (vì vậy ở xa ta mới thấy đèn nhấp nháy), tầm hiệu lực 27 hải lý (khoảng 50 km).
Ngọn Hải đăng Cù Lao Xanh là điểm thu hút du khách đến thăm Đảo. Cần quản lý bảo vệ tốt để đảm bảo hàng hải tại vùng này luôn được an toàn.

Cù Lao Xanh

25. Núi Vũng Chua

Một địa điểm để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thành phố Quy Nhơn thì ngọn núi này sẽ là lựa chọn thú vị giành cho bạn. Độ cao núi Vũng Chua vào khoảng 600 mét so với mực nước biển. Nơi đây nằm ngay cạnh thành phố Quy Nhơn nên nó còn được ví như “cao nguyên giữa thành phố biển”. lên ngọn núi này thì bạn các 2 cách để đi 1 là leo núi, 2 là đi xe . lên con dóc này khó quanh co , khi đi phải thật sự cận thận, nhất là các bạn đi xe tay ga.

Khi đến đỉnh núi này, thì các bạn nên cắm trại đẻ sang sớm đón bình mình, vì ở nơi này có nhiệt độ thấp hơn , buổi sang rất lạnh, các bạn cắm trại ko được đốt lửa vì nơi này luôn có gió dễ gây ra cháy rừng đấy. khi các bạn xuống xuống đừng đi vào ban đêm rất nguy hiểm, dễ để xe lao xuống núi đấy, ở trên đó có chó nhen, cẩn thận mấy con đó nó tạp đấy. chúc bạn có một chuyến đi vui vẽ trải nghiệm cùng bạn bè.

Núi Vũng Chùa

26. Tháp Cánh Tiên

Địa chỉ: Làng Nam An, Thôn Nam Tân, Nhơn Hậu, An Nhơn, Bình Định

Hãy khám phá và cảm nhận văn hóa Chăm còn xót lại tại vị trí trung tâm thành Đồ Bàn kinh đô của vương quốc Champa thế kỷ 12. Tháp Cánh Tiên rất đẹp, được phục dựng lại theo nguyên bản, di tích kiến trúc nghệ thuật điển hình cho phong cách Bình Định. Khu đền chỉ có một tháp, với các cột ốp tường bằng những phiến đá sa thạch chạm khắc hoa văn dây xoắn, hình dáng tháp thanh thoát, trang nghiêm, bốn phía các tháp góc được trang trí hình cánh chim phụng đang bay lên trong xa xa tự như những nàng tiên nên có tên gọi là Tháp Cánh Tiên (hay còn gọi Tháp Đồng)

Tháp Cánh Tiên

27. Đầm Trà Ổ

Địa chỉ: Phù Mỹ, Bình Định

Ngày nay được xem là hồ chứa nước ngọt lớn nhất tỉnh Bình Định, nhưng xưa kia nơi đây vốn là hải tấn Bàu Bàng của triều Nguyễn với rất nhiều tàu bè qua lại bán buôn tấp nập.

Tuy nhiên năm tháng qua đi đầm bị bồi lấp và không còn chung nhịp thở thủy triều , quang cảnh xa xưa cũng dần lui xa vào quá khứ. Dù vậy, Trà Ổ vẫn có một nét đẹp rất riêng dành cho ai có dịp ghé thăm Phù Mỹ , nhất là vào lúc gà gáy báo hiệu mặt trời lên. 

Mình từng đánh xe một vòng quanh đầm và nhận ra khu vực thôn Chánh Khoan Đông là nơi ngắm nhìn đầm đẹp nhất, có thể bao quát rất xa chứ không bị che chắn bởi nhà dân như ở khu vực Mỹ Thắng hoặc Phú Ninh. 

Hồi ấy mới 4h sáng đã xách xe leo ruộng tìm đầm , còn bị chó dí mà may hồn chạy kịp :P ; Nghe chị mình ở Mỹ Lợi nói dân quanh đầm dữ tánh, khu khác mò vào mà ko cẩn thận dễ bị quánh bờm đầu , âu số cũng còn hên .

À, còn một cái nữa không thể không nhắc, nếu đã đi thăm Trà Ổ thì chình mun nướng là món tuyệt đối không thể bỏ qua. Chình mun ướp xả ớt, gia vị nướng trên than hồng, trở đều đến khi thấy miếng thịt hơi phồng lên và ngả sang màu vàng nhạt, mỡ dưới da chảy xuống thì cũng là lúc thịt chình mun chín. 

Lúc ấy dẽ nhẹ một miếng bỏ vào miệng mà nhóc nhách nhai , mà cảm nhận cái dai dai sần sật thơm phức ngọt ngào của miếng chình mun vừa chín tới. Rồi tiện thể ực thêm một ly Bàu Đá nhất đẳng nửa thì ôi thôi mỹ vị nhân gian 

Đầm Ô Loan

28. Bãi biển Lộ Diêu

Địa chỉ: Thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Với Gonatour đam mê đắm mình trong thiên đường biển cả với những bãi biển tuyệt đẹp: bãi biển vầng trăng khuyết Quy Nhơn, bãi tắm Hoàng Hậu mà du khách còn có dịp khám phá những bãi đá, bãi gành mang vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ…

Cách TP Quy Nhơn khoảng 80km, gành đá Lộ Diêu, Hiện nay đang được biết đến là điểm du lịch mới hút du khách. Đây là điểm đến mới hấp dẫn du khách yêu thích thiên nhiên và khám phá cảnh đẹp hoang sơ của núi, rừng, biển cả.

Đứng trên gành đá cao, du khách nhìn thấy bức tranh thiên nhiên tổng thể với ngọn núi hùng vĩ ở được bao phủ bởi rừng xanh; sóng biển nhấp nhô, vỗ về quanh chân núi và cảnh người dân làng chài Lộ Diêu cần mẫn mưu sinh trên biển.

Khi chiều về mặt trời bắt đầu xuống núi, thủy triều rút, mặt biển hiện ra những bãi đá với muôn hình vạn trạng rất kỳ thú. Đặc biệt, nếu ra ngoài tháng Giêng và mùa hè Lộ Diêu, đây du khách sẽ được ngắm những tảng đá phủ xanh rong biển rất đẹp mắt.

Bãi Biển Lộ Diêu

Bình Định là trong những tỉnh trải qua biết bao thời gian, thăng trầm lịch sử và mài mòn của tự nhiên, một nền văn hóa nổi tiếng trong thời tiền sử và sơ sử Việt Nam, được đặt tên theo khu di tích mộ chum Sa Huỳnh. Đặc biệt do chưa được khai thác nhiều nên Địa điểm Du lịch Quy Nhơn Bình Định vẫn còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ mà thiên nhiên ban tặng. 

Mỗi du khách đến đây chắc hẳn sẽ có những xúc cảm, niềm yêu thích riêng khi được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp sự hình thành và phát triển của vùng đất huyền thoại này. Là cái nôi của phong trào Tây Sơn gắn liền với tên tuổi lẫy lừng của người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ, vùng đất kinh đô của nhiều triều đại có bề dày lịch sử truyền thống văn hóa lâu đời với văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa…


XEM THÊM: 
Ý kiến bạn đọc