Du học Úc ngày càng trở nên dễ dàng hơn với các bạn học sinh, sinh viên khi chính sách Visa của Úc đang ngày càng mở rộng. Bên cạnh đó, Úc còn có nhiều ngành nghề cho phép định cư. Và cơ hội ở lại làm việc cho các bạn sinh viên sau tốt nghiệp. Cho nên, muốn có được chuyến du học thành công thì các bạn trẻ sắp sang Australia học tập hãy bỏ túi kinh nghiệm đi du học Úc sau đây nhé.
Du học Úc
1. Hồ sơ du học Úc
1.1 Điều kiện để được cấp visa du học Úc
- Có thư mời nhập học và giấy xác nhận đăng ký học (CoE) của cơ sở giáo dục.
- Có sức khỏe tốt
- Có đủ khả năng tài chính
- Phải đóng bảo hiểm y tế dành cho du học sinh tức OSHC (Overseas Student Health Cover) cho bản thân bạn và những thân nhân đi cùng qua Úc.
- Nếu chưa đủ 18 tuổi, bạn cần sắp xếp trước nơi ăn ở, các hỗ trợ và phúc lợi chung và sự sắp xếp này phải ở mức độ có thể chấp nhận được.
1.2 Hồ sơ đăng kí nhập học khi du học Úc
- Bạn phải hoàn thành hồ sơ đăng ký học tại trường mà bạn đã chọn để có được thư mời từ phía trường. Hồ sơ bao gồm:
- Hộ Chiếu
- Bằng tốt nghiệp và bảng điểm bậc học gần nhất
- Chứng chỉ IELTS (TOEFL) hoặc các chứng nhận ngoại ngữ khác nếu có
- Các loại Form theo quy định của nhà trường
- Ảnh (theo quy định của trường)
- Personal Statement và thư giới thiệu (dành cho khóa thạc sĩ)
1.3 Hồ sơ du học Úc bao gồm những gì?
- Sau khi đã hoàn thành hồ sơ đăng ký học và có được thư chấp thuận học của nhà trường, bạn sẽ tiến hành các thủ tục để xin visa du học tại Úc, bao gồm hồ sơ cá nhân, quá trình học tập và hồ sơ chứng minh tài chính.
-
Hồ sơ cá nhân
- Hộ Chiếu (bản gốc)
- Ảnh 4x6 (10 tấm)
- Giấy Khai Sinh (03 bản photo công chứng trong vòng 6 tháng)
- CMND (03 bản photo công chứng trong vòng 6 tháng)
- Sơ yếu lí lịch tiếng Việt có dán ảnh, có chứng thục của UBND phường nơi bạn đang ký thường trú
- Hộ Khẩu của học sinh (03 bản photo công chứng trong vòng 6 tháng)
- Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã có gia đình) (bản sao công chứng)
- Giấy xác nhận đã khám sức khỏe tại một trong số các phòng khám đã được chỉ định (sẽ được LSQ yêu cầu đi khám sức khỏe sau khi nộp hồ sơ xin visa)
- Thư xác nhận của người giám hộ (đối với học sinh dưới 18 tuổi)
-
Hồ Sơ học tập
- Học bạ và Bằng tốt nghiệp THPT ( 01 bản gốc và 02 bản photo công chứng)
- Bảng Điểm và Bằng tốt nghiệp Đại học/ Cao đẳng/Trung Cấp (01 bản gốc và 02 bản photo công chứng)
- Giấy khen và các giấy chứng nhận khác nếu có (03 bản photo công chứng trong vòng 6 tháng)
- Chứng chỉ IELTS (nếu có)
- Chứng nhận học bổng (Đối với học sinh theo chương trình học bổng)
-
Hồ Sơ Chứng Minh Tài Chính
- Đây là bước vô cùng quan trọng và rất phức tạp trong quá trình làm hồ sơ du học Úc. Bạn và gia đình cần phải chứng minh được năng lực tài chính đủ để chi trả cho toàn bộ chi phí học tập, ăn ở, bảo hiểm, đi lại… trong suốt thời gian theo học tại Úc. Tuỳ từng khoá học, bậc học mà Bộ Di trú Úc sẽ có những mức độ yêu cầu khác nhau trong việc chứng minh tài chính.
- Thủ tục chứng minh tài chính thường có 2 phần: Bằng chứng về số tiền bạn chuẩn bị để đi du học và nguồn gốc tích lũy của số tiền đó.
- Bằng chứng về số tiền bạn chuẩn bị để đi du học có thể chứng minh bằng sổ tiết kiệm hoặc Hợp đồng vay tín dụng du học của Ngân hàng….
- Nếu gia đình bạn đã có sẵn nguồn tiền và các nguồn thu nhập khác có thể chứng minh được rất rõ ràng năng lực tài chính thì bạn có thể chứng minh trực tiếp bằng sổ tiết kiệm.
- Một số giấy tờ cần thiết cho việc chứng minh tài chính như sau:
- Giấy tờ chứng nhận quan hệ giữa người bảo trợ tài chính và du học sinh
- Thư cam kết bảo trợ tài chính
- Giấy CMND của người bảo trợ tài chính
- Sổ tiết kiệm
- Giấy tờ sở hữu bất động sản
- Bảng kê lương, hợp đồng lao động, giấy chứng nhận ĐKKD (nếu có)
- Biên lai đóng thuế
- Hợp đồng hạn mức tín dụng…
- Các giấy tờ nộp là bản photo công chứng (03 bản) và công chứng không quá 6 tháng.
Du học sinh Úc
2. Chi phí du học Úc
- Các khoản chi chủ yếu cho chi phí du học Úc bao gồm:
- Học phí du học Úc
- Phí xin visa Úc
- Phí khám sức khỏe
- Bảo hiểm y tế OSHC
- Chi phí nhà ở
- Phí sinh hoạt cá nhân
- Cụ thể, các khoản chi từ 1 đến 4 sẽ là những điều quý phụ huynh và các bạn cần quan tâm để chi trả trước khi lên đường du học.
2.1 Học phí du học Úc
- Úc quy định tất cả du học sinh đều phải đóng học phí vào đầu học kỳ và một số lệ phí phụ (thư viện, phòng thí nghiệm, phí tham gia hội sinh viên, phí tham gia sử dụng các phòng tập chức năng thể thao, chi phí sách vở, văn phòng phẩm…).
- Các loại học phí du học Úc 2020-2021 này đều có hạn mức thay đổi tùy thuộc vào trường lớp, khóa học mà bạn đăng kí.
- Tùy theo cơ sở đăng kí mà sẽ có những mốc thời gian để bạn đóng tiền và hình thức đóng tiền cho cơ sở khác nhau.
- Vì vậy, Gonatour chỉ đưa ra mức tham khảo trên mặt bằng chung cho các bạn hssvn Việt Nam chúng ta dễ hình dung.
BẬC HỌC |
THỜI GIAN HỌC |
CHI PHÍ DU HỌC ÚC |
Học Anh Văn |
Tùy theo yêu cầu |
300 - 560 AUD/tuần |
Trung học phổ thông |
tối đa 5 năm |
11.000 – 18.000 AUD/năm |
Dự bị đại học |
6 - 12 tháng |
16.000 – 33.000 AUD/năm |
Cao đẳng liên thông |
6 - 12 tháng |
16.000 – 33.000 AUD/năm |
Cao đẳng nghề |
1 - 2 năm |
6.000 – 18.000 AUD/năm |
Đại học |
3 - 4 năm |
17.000 – 43.000 AUD/năm |
Thạc sĩ |
1 - 2 năm |
22.000 – 45.000 AUD/năm |
Tiến sĩ |
3 - 4 năm |
22.000 – 45.000 AUD/năm |
Lưu ý
- Đơn vị tiền tệ được dùng trong bảng tham khảo trên là mệnh giá Đô-la Úc - AUD.
2.2 Phí xin visa Úc
- Ngoài học phí ra, bạn cần chuẩn bị một khoản chi cho việc xin visa du học Úc cho lãnh sự quán.
- Cụ thể, phí xin visa Úc cho hssvn Việt Nam khi bạn nộp đơn xin đi du học là 620 AUD.
2.3 Phí khám sức khỏe
- Tùy vào dịch vụ phòng khám được chỉ định, phí khám sức khỏe sẽ dao động từ 2.000.000VND - 2.500.000VND.
- Xin lưu ý, cơ sở dịch vụ phòng khám cho việc xin visa du học phải được chỉ định của lãnh sự quán Úc tại Việt Nam.
2.4 Bảo hiểm y tế OSHC
- Bảo hiểm Y tế Du học sinh - OSHC (Overseas Student Health Cover) là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả học sinh quốc tế tại Úc.
- Du học sinh phải có bảo hiểm này trước khi lên đường du học Úc và phải duy trì trong suốt khoảng thời gian học tập và sinh sống ở đất nước này.
- Tùy vào nhà cung cấp dịch vụ OSHC cũng như thời gian bạn học tập tại Úc mà chi phí bảo hiểm y tế sẽ khác nhau.
Kinh nghiệm du học Úc
3. Cách xin học bổng du học Úc
3.1 Các loại học bổng du học Úc
- Học bổng du học của Chính phủ Úc: Nhóm học bổng này thường dành cho người theo học chương trình sau đại học. Đặc biệt là những người khi đang làm việc cho Chính phủ Úc hoặc có hoạt động, đóng góp trực tiếp cho nước này.
- Học bổng của chính phủ Việt Nam: Chính phủ và nhiều cơ quan, ban ngành ở Việt Nam cũng đang cấp học bổng du học Australia cho cán bộ nhân viên nhà nước.
- Học bổng của Bộ Giáo dục Úc: Đây cũng là loại học bổng phổ biến mà những học sinh, sinh viên muốn du học tại Úc đang hướng tới. Hơn nữa, đối tượng của loại học bổng này rất đa dạng, từ du học sinh học thạc sĩ, tiến sĩ đến công nhân viên đang làm việc tại Úc.
- Học bổng từ các trường tại Úc: Các trường trung học, cao đẳng, đại học tại Úc đều có những chương trình học bổng riêng của mình. Bạn có thể truy cập vào website của trường, tìm mục dành cho du học sinh để kiểm tra các loại học bổng đang được triển khai. Vì thông thường, nhà trường sẽ cập nhật đầy đủ thông tin về học bổng lên website chính thức.
- Các loại học bổng khác: Người muốn đến Úc học tập còn có thể xin học bổng từ một số nguồn khác như:
- Các tổ chức quốc tế như tổ chức Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới
- Các tập đoàn đa quốc gia lớn như: Apple, Google….
3.2 Các điều kiện cơ bản khi xin học bổng Úc
- Nằm trong nhóm đối tượng mà chương trình hướng tới. Vì học sinh, sinh viên chỉ có thể xin học bổng quốc tế, không thể xin học bổng nội địa Úc. Hơn nữa, không phải 100% chương trình học bổng quốc tế đều áp dụng cho người đến từ Việt Nam. Thậm chí, một số học bổng có giới hạn rõ, chỉ áp dụng cho một số nhóm ngành khác nhau. Bạn cần xem xét kỹ để chọn loại học bổng thực sự phù hợp.
- Hoàn thành hệ thống đào tạo của bậc học trước. Cụ thể, người xin học bổng đại học phải có bằng THPT, người xin học bổng thạc sĩ phải có bằng cử nhân, người xin học bổng tiến sĩ phải hoàn thành chương trình thạc sĩ.
- Đạt trình độ tiếng Anh học thuật từ IELTS 6.5, không có kĩ năng dưới 6.0. Hoặc TOEFL IBT 79 (điểm viết từ 21 trở lên, các kỹ năng còn lại không dưới 19)
- Điểm GPA từ 8.0 trên thang điểm 10. GPA càng cao thì bạn càng có nhiều ưu thế vì tỷ lệ cạnh tranh khi xin học bổng Úc luôn rất lớn.
- Nhiều chương trình học bổng du học Úc đang yêu cầu thư giới thiệu từ giảng viên, giáo sư (nếu đang đi học) và người quản lý, lãnh đạo trực tiếp của bạn (nếu đang đi làm).
- Đảm bảo một số yêu cầu khác như: khả năng lãnh đạo, điểm GMAT, kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu (với người du học thạc sĩ)….
3.3 Lưu ý khi xin học bổng Úc
- Người quan tâm đến điều kiện xin học bổng Úc cần ghi nhớ một số lưu ý như:
- Mỗi chương trình học bổng lại có nhiều yêu cầu cụ thể riêng. Bạn nên xác định chính xác loại học bổng muốn xin và điều kiện cụ thể của học bổng đó.
- Các học bổng giá trị càng lớn thì yêu cầu về trình độ tiếng Anh, điểm GPA và các vấn đề liên quan càng cao. Ví dụ như học bổng toàn phần luôn có yêu cầu cao hơn các loại học bổng bán phần.
- Một số chương trình học bổng có quy định rõ ứng viên nộp hồ sơ phải chưa từng nhận được bất kỳ học bổng du học Úc nào. Hoặc không phải là ứng viên đang nộp đơn cho một học bổng dài hạn khác….
- Với người đã đi làm thì năng lực làm việc, khả năng nghiên cứu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội xin học bổng Úc.
3.4 Các bước trong cách xin học bổng du học Úc
Bước 1: Tìm và lưu thông tin của các loại học bổng
- Bước đầu tiên trong cách săn học bổng du học ở Úc 2020 là tìm và lưu thông tin của tất cả những loại học bổng mà bạn nhìn thấy. Cụ thể, bạn có thể đăng ký nhận thông tin về học bổng trên một số website của trường học hoặc các đơn vị chuyên tư vấn du học. Người muốn xin học bổng du học cũng nên tích cực vào các hội nhóm chia sẻ thông tin về học bổng Úc và lưu ngay thông tin về những loại học bổng mà bạn tìm thấy.
- Vì tìm thấy càng nhiều loại học bổng, tìm thấy càng nhiều học bổng với phù hợp với bản thân thì cơ hội thành công apply học bổng du học Úc của bạn càng lớn.
Bước 2: Xác định mong muốn và khả năng cạnh tranh của bản thân
- Bên cạnh tìm và lưu thông tin về các loại học bổng du học, bạn phải xác định mong muốn của bản thân. Cụ thể, bạn cần tự trả lời các câu hỏi như:
- Bạn dự định hướng tới loại học bổng nào?
- Chỉ xin học bổng đầu vào của trường học hay các loại học bổng bán phần, toàn phần giá trị lớn do chính phủ và các tổ chức khác cấp?
- Đồng thời, bạn cũng cần phải xác định năng lực, khả năng của bản thân. Xem bản thân có thể xin được loại học bổng nào. Có thể đáp ứng những yêu cầu gì. Vì nếu năng lực của bạn không đủ xuất sắc thì dù nộp bao nhiêu hồ sơ xin học bổng cơ hội thành công của bạn vẫn là không.
Bước 3: Lập danh sách học bổng phù hợp, tiềm năng
- Khi đã có thông tin về học bổng và xác định được mong muốn, năng lực của bản thân thì bạn có thể lập một danh sách những học bổng của bạn cảm thấy phù hợp, tiềm năng. Những học bổng phù hợp, tiềm năng sẽ là những học bổng mà bạn đáp ứng được phần lớn điều kiện để xin học bổng. Thậm chí, tất cả tiêu chí mà loại học bổng đó đề ra. Sau khi lập danh sách, bạn cần tiếp tục hoàn thiện bản thân để tăng cơ hội xin được học bổng.
Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ xin học bổng
- Khi đã có danh sách các loại học bổng tiềm năng rồi thì việc bạn cần làm là chuẩn bị những bộ hồ sơ xin học bổng tốt, phù hợp với loại học bổng dự định xin. Cụ thể, mỗi loại học bổng thường hướng tới một nhóm đối tượng khác nhau, với những yêu cầu riêng biệt. Việc bạn cần làm sẽ là xem xét, nghiên cứu thật kỹ yêu cầu của loại học bổng đó. Từ đó, chuẩn bị hồ sơ xin học bổng cho phù hợp.
Bước 5: Nộp hồ sơ xin học bổng và chờ kết quả
- Bước cuối cùng trong cách xin học bổng du học tại Úc là nộp hồ sơ và chờ kết quả. Thông thường, khi nhận được thông tin về một loại học bổng thì bạn cần note lại thời gian nhận hồ sơ xin để chuẩn bị và nộp hồ sơ sớm. Vì theo kinh nghiệm xin học bổng du học tại Úc, những hồ sơ xin học bổng nộp sớm sẽ được xét duyệt sớm hơn, sẽ có cơ hội thành công cao hơn.
- Ngược lại, nếu bạn nộp hồ sơ xin học bổng quá muộn thì có thể học bổng đó đã được xét cấp cho những học sinh, sinh viên tiềm năng khác. Do đó, khi gửi hồ sơ xin học bổng hay hồ sơ xin du học bạn đều nên gửi hồ sơ sớm nhất có thể.
3.5 Các giấy tờ trong hồ sơ xin học bổng du học Úc
- Hiện một bộ hồ sơ xin học bổng thường gồm các giấy tờ chính như:
- Bài luận cá nhân – phần thể hiện rõ nét bản sắc cá nhân của bạn
- Bản sao bằng cấp cao nhất và bảng điểm (dịch sang tiếng Anh và công chứng theo quy định)
- Các chứng chỉ kèm theo:
- Chứng chỉ Anh ngữ quốc tế như IELTS, TOEFL hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác
- Một số trường học, ngành học về quản lý, kinh doanh có thể yêu cầu GMAT
- Một số ngành khóa học có thể yêu cầu GRE
- Nếu chương trình học bổng hướng tới những ứng viên quan tâm đến các vấn đề xã hội thì bạn có thể cung cấp chứng chỉ cho thấy bạn từng tham gia nhiều chương trình thiện nguyện
- Thư giới thiệu của giáo viên (với người đang đi học) hoặc quản lý, đồng nghiệp (với người đang đi làm)….
3.6 Lưu ý khi nộp hồ sơ xin học bổng du học Úc
- Mỗi loại học bổng bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ riêng. Tuyệt đối không chuẩn bị một hồ sơ gửi đến cho nhiều đơn vị cấp học bổng khác nhau. Vì nếu không chuẩn bị đúng theo yêu cầu, không có điểm đặc sắc thì hồ sơ xin học bổng của bạn sẽ sớm bị loại. Bạn sẽ mất thời gian, công sức, mất cả lệ phí xin xét duyệt hồ sơ xin học bổng.
- Nhìn chung, người muốn xin học bổng du học Úc luôn cần ghi nhớ rằng, có thể nộp nhiều hồ sơ xin học bổng nhưng mỗi bộ hồ sơ đều phải là tốt nhất, phù hợp nhất với loại học bổng dự định xin.
Opera House
4. Các trường đại học ở Úc chi phí thấp chất lượng cao
4.1 Trường Đại học Ballarat
- Trường ĐH Ballarat được công nhận là trường ĐH đạt tiêu chuẩn 5 Sao về chất lượng giảng dạy của Good Universities Guide. Đây là trường duy nhất ở Úc có khu công viên công nghệ, công ty IBM có đặt trung tâm dữ liệu khu vực phía nam tại công viên này. Trường đại học Ballarat và công ty IBM có hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và có sắp xếp việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Hiện tại, trường có khoảng hơn 25,000 sinh viên đang với các hàng trăm chuyên ngành khác nhau. Trường ĐH Ballarat được công nhận là trường ĐH đạt tiêu chuẩn 5 Sao về chất lượng giảng dạy của Good Universities Guide. Bằng cấp của trường được công nhận trên toàn Thế giới. Trường có truyền thống lâu đời về giảng dạy, học tập. Môi trường học tập thân thiện, cơ sở hạ tầng hiện đại cùng với đội ngũ giảng viên giàu năng lực, nhiệt tình.
- Học phí:
- Đại học: Từ 14.000 AUD – 16.000 AUD/năm
- Thạc sỹ: 16.000 AUD – 20.000 AUD/năm
4.2 Đại học Victoria
- Đại học Victoria được thành lập từ năm 1916 tại Melbourne với tên ban đầu là Trường Kỹ Thuật Footscray. Năm 1990 trường chính thức mang tên đại học Victoria.
- Hiện nay trường có 47,000 sinh viên trong đó có 11,800 sinh viên quốc tế.
- Đại học Victoria là 1 trong 5 trường đào tạo cả dạy nghề, đại học và sau đại học.
- Chương trình đào tạo của trường rất đa dạng, bao gồm các chuyên ngành: Công nghệ thông tin, Kế toán, Tài chính, Kinh doanh, Du lịch khách sạn, Điều dưỡng, Thể thao, Kiến trúc, Sinh học tế bào, Nghệ thuật, truyền thông, Khoa học xã hội, Luật, Quản lý, Kĩ sư, Giáo dục, Kinh tế ứng dụng…
- Chương trình học của Đại học Victoria tại Sydney được giảng dạy tại Trung tâm Giáo dục Úc (Education Centre of Australia – ECA) từ tháng 8 năm 2008 với 2 chuyên ngành chính là Khoa học máy tính và Kế toán.
- Tiêu chí xây dựng của ECA là trú trọng vào chất lượng giáo dục, và sự sáng tạo của các chương trình giáo dục và nghiên cứu.
- VU là một trong năm trường đại học duy nhất tại Úc cung cấp các khóa học giáo dục hướng nghiệp (TAFE) và các khóa học giáo dục cấp cao (cấp đại học và sau đại học).
- Học phí :
- Khoá tiếng Anh: Học phí: $AU310/ tuần (mỗi tuần 25 tiếng)
- Khoá cấp bằng Diploma: Học phí: $AU5250 – 5775/kỳ
- Khóa học đại học: Học phí: từ $AU7.000-$AU9.000/kỳ
- Khóa học cấp chứng chỉ sau đại học: Học phí: từ $AU7.500-$AU8.000/kỳ
- Khóa Thạc sĩ: Học phí: $AU8.000-$AU10.500/kỳ.
- Khóa đào tạo tiến sĩ: Học phí: $AU9.000-$AU10.500/kỳ
4.3 Đại học Sunshine Cost
- Được thành lập năm 1994, cách thành phố Brisbane thủ phủ của bang Queensland khoảng 90 km về phía bắc, Đại học Sunshine Coast(USC) là trường đại học mới nhất và phát triển nhanh nhất của Chính phủ với một khuôn viên hiện đại và cơ sở vật chất toàn diện. Trường ở ngay gần bãi biển xinh đẹp, gần công viên quốc gia, nơi bạn có cơ hội nhìn thấy những con kangaroo ngay trong khuôn viên trường.
- Ấn phẩm “Hướng dẫn các trường Đại học Tốt của Úc năm 2011″ đã xếp hạng Đại học Sunshine Coast là trường đại học có thứ hạng cao nhất về chất lượng giảng dạy và các kỹ năng chung. Trường tự hào là trường công lập duy nhất tại bang Queenland được bình chọn 5 sao về chất lượng giảng viên, tỷ lệ hài lòng của sinh viên. Trường cũng giữ vị trí số 1 về mức độ an toàn cho sinh viên do Biểu đồ sinh viên quốc tế 2010 bình chọn.
- .Học viện kinh doanh và công nghệ Kent
- Học viện kinh doanh và công nghệ Kent được thành lập vào tháng 10 năm 1989, tọa lạc ở trung tâm thành phố lớn nhất Úc – Sydney. Kent là một trong những viện giáo dục kinh doanh thành công nhất của Úc, không ngừng phấn đấu để cung cấp cho sinh viên những khóa học đào tạo nghề chất lượng cao, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của cả hai ngành kinh doanh và công nghệ.
- Các chương trình đào tạo của Học viện Kent mang tính ứng dụng và thực tiễn, cùng với Đội ngũ giảng viên hùng hậu, có học vị cao, có nhiều kinh nghiệm đảm trách công tác giảng dạy.
- Là cơ sở đào tạo được sự công nhận bởi Hội đồng Ủy nhiệm Giáo dục Đào tạo và Dạy nghề của chính quyền bang New South Wales (The Vocational Education and Training Accreditation Board – VETAB) và Hội đồng Giáo dục và Đào tạo Úc (The Australian Council for Private Education and Training – ACPET). Chương trình được đánh giá và kiểm định theo hệ thống quản lý chất lượng đào tạo (AQTF) của Chính phủ Úc.
- Với mức học phí hợp lý cùng chương trình đào tạo linh hoạt, học viện Kent đang thu hút được rất nhiều các bạn sinh viên quốc tế cũng như sinh viên Úc.
4.4 Đại học James Cook Brisbane
- JCU là trường đại học lâu đời đứng thứ 2 tại bang Queensland và nằm trong danh sách các trường đại học hàng đầu ở Úc. Năm 2010 JCU được bình chọn là Top 4% trường đại học hàng đầu của thể giới (theo bảng xếp hạng đánh giá các trường đại học của Shanghai Jiao Tong) và xếp hạng 5 sao về chất lượng và kinh nghiệm đào tạo do tạp chí The Good Universities Guide 2010 bình chọn, đồng thời là Đại học hàng đầu thế giới về đào tạo du lịch và nghiệp vụ du lịch.
- JCUB có nhiều điểm khác biệt và độc đáo, khác hẳn với các trường đại học khác tại Úc. Tất cả các chương trình được lựa chọn rất cẩn thận nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để có thể xin được việc làm sau khi tốt nghiệp. Công ty nhận sự hàng đầu Joblinx hỗ trợ việc làm miễn phí cho các sinh viên.
- Chương trình học Tiếng Anh: Học phí $270/tuần (học 25h/tuần). Khai giảng hàng tuần
- Cao đẳng kinh doanh (1 năm) tại Sarina Russo: Học phí: $14,000/năm
Du học sinh tại Úc
5. Những điểm yếu lớn nhất của du học sinh Việt tại Úc
5.1 Kém về ngoại ngữ
- Úc là quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến. Vì thế, điều kiện tiên quyết để đi du học Úc là phải thông thạo Anh ngữ. Đây không hẳn là điều bất lợi với sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết sinh viên Việt Nam thường chỉ giỏi ngữ pháp, viết và đọc hơn là nói vì còn nhiều hạn chế thực tế. Bên cạnh đó, giọng Úc rất khó nghe, pha tạp nhiều ngữ giọng nước ngoài và rất nhiều tiếng lóng. Trong lớp giảng viên giảng bài rất nhanh, hay sử dụng từ ghi tắt những từ ngữ chuyên ngành, trong những ngày đầu tiên đi học có thể bạn sẽ giống như “vịt nghe sấm” chẳng hiểu gì.
- Do vậy, khoảng thời gian đầu, sự khác biệt giữa cách nói chuẩn, địa phương và nhiều tiếng lóng trong quá trình giao tiếp mang lại những khó khăn không nhỏ cho du học sinh Việt học tập tại Úc.
- Quốc Duy, nghiên cứu sinh ngành quản ký giáo dục tại ĐH Queensland, chuyên gia tư vấn du học Úc lý giải, chính rào cản về ngoại ngữ khiến người Việt bị hạn chế khả năng hòa nhập với cộng đồng bản xứ và sinh viên quốc tế. Anh kể, có bạn do không thể hòa nhập với xung quanh đã trở nên trầm cảm.
5.2 Học tập không đúng phương pháp
- Hệ thống giáo dục của Úc theo tín chỉ giống như một số trường Đại học ở Việt Nam. Tuy nhiên nếu như nước bạn đề cao tính chủ động của bản thân, tự mình đưa ra và giải quyết vấn đề thì hệ thống đào tạo tại Việt Nam còn nhiều khuôn mẫu, rập khuôn. Có lẽ sinh viên Việt quen với những đóng khuôn từ bé đến lớn, vì thế mà khi được cho cơ hội để thể hiện bản thân thì lại trở thành một thách thức lớn khó vượt qua.
- Phương pháp đánh giá toàn diện sở dĩ gây áp lực lớn cho các bạn sinh viên Việt Nam đi du học Úc vì nó đòi hỏi sự tư duy độc lập, sáng tạo. Trên thực tế, du học sinh Việt Nam đi du học Úc bị hạn chế bởi ảnh hưởng nặng nề từ nền giáo dục “đóng khuôn” khi còn ở Việt Nam, ít mạnh dạn phát biểu nhận định, suy nghĩ sáng tạo của bản thân.
5.3 Thông minh đơn lẻ
- Phần lớn khi được hỏi ý kiến, các sinh viên quốc tế đều thừa nhận, sinh viên VN rất chăm chỉ và thông minh. Bằng chứng là đã có nhiều sinh viên VN giành được những học bổng du học Úc giá trị hay giải thưởng lớn trên nhiều lĩnh vực. Sinh viên VN chăm chỉ không kém sinh viên đến từ các nước Trung Quốc, Malaysia, Indonesia... Nhiều sinh viên VN tại các trường Đại học Úc có thành tích học tập xuất sắc, đạt các danh hiệu lớn của trường cũng như khu vực. Thế nhưng, kết quả học tập nói chung của sinh viên ta lại thua xa so với sinh viên các nước này. Đó mới chỉ là so sánh với các nước trong khu vực, chứ chưa “so bì” với các nước phát triển. Nó cho thấy, sự thông minh của sinh viên VN chỉ mang tính... đơn lẻ.
5.4 Thiếu kỹ năng sống
- Thói quen sinh hoạt là vấn đề không nhỏ đối với du học sinh Việt Nam tại Úc. Khi còn ở trong nước, các bạn quen với việc bước ra đường là có xe hoặc có người chở, nhưng khi sang nước ngoài, phương tiện chủ yếu là xe buýt và đi bộ. Điều này khiến các bạn phải mất thời gian dài mới làm quen được.
- "Việc phải đi bộ quá nhiều hay khó khăn trong việc bắt xe buýt khiến em từng cảm thấy rất đuối và nản. Ngay cả khi đã thích nghi rồi cũng không thể di chuyển nhanh nhẹn như người bản xứ"
- "Một số bạn còn giữ thói quen ở trong nước là giúp người. Nhưng sang Úc, đó là điều không nên vì văn hóa và pháp luật của họ rất khác. Ví dụ khi nhìn thấy một bé gái bị té giữa đường mà không thấy bố mẹ của chúng, theo phản xạ, bạn sẽ đi tới và đỡ em bé đứng lên. Nhưng điều đó sẽ làm hại chúng ta, vì phụ huynh của em bé đó có thể kiện bạn làm té em bé", Thảo nói.
5.5 Ngại giao tiếp
- So với sinh viên các nước, khả năng ngoại ngữ của du học sinh VN kém, trong khi đó lại thường ngại giao tiếp. Điều đó giải thích tại sao sinh viên VN khi sang Úc du học mất rất nhiều thời gian để “làm quen” với ngoại ngữ quốc tế, cũng như ngôn ngữ bản địa. Sinh viên Việt Nam cũng thường thích ở chung với nhau, làm cho các bạn chậm tiến bộ về ngoại ngữ.
- Thảo cũng lưu ý thói quen không có lợi của một số sinh viên Việt Nam là ngại ngùng, không biết cũng không dám hỏi, bởi như thế người bản xứ không biết và không thể giúp đỡ.
5.6 Ít tham gia các hoạt động ngoại khóa
- Cũng bởi vì có hầu bao giới hạn và tính cách rụt rè mà du học sinh Việt ít năng nổ hơn sinh viên nước khác trong khoản hoạt động ngoại khóa. Miễn đam mê và động lực đủ lớn, bạn sẽ không còn ngại khoản thiếu tự tin khi tham gia vào các câu lạc bộ ở trường (CLB đạp xe, CLB thiên văn, CLB chèo thuyền, CLB văn chương…) và hầu hết các CLB này đều hoạt động với mục đích phi lợi nhuận, hoặc với các khoản phí rất thấp.
- Để cải thiện tình hình, bạn có thể rủ một người bạn thân tham gia cùng mình cho khỏi bỡ ngỡ, ngoài ra cũng cần sắp xếp thời gian biểu sao cho hợp lí, để việc học không bị ảnh hưởng tới những hoạt động này.
5.7 Bị động khi làm việc nhóm
- Một hạn chế khác của sinh viên VN du học Úc là thường bị động khi làm việc nhóm, dẫn đến làm giảm hiệu quả công việc. Không giống ở VN, học ở Úc, sinh viên thường được chia ra làm các nhóm nhỏ để làm bài tập. Kết quả thực tế cho thấy, sinh viên VN thường lúng túng khi làm việc trong môi trường cần sự phối hợp cao. Nguyên nhân là do thiếu kỹ năng và không lập được kế hoạch lâu dài cho công việc. Chúng ta đã quen với tư duy “thấy cây không thấy rừng” nên khi lập kế hoạch lâu dài mang tính khoa học thường bị “vướng”. Theo tôi, đây là hậu quả của quá trình học tập một chiều (thầy đọc, trò chép). Không được tạo thói quen phản biện trong học tập nên việc du học sinh VN thường chạy theo số đông mà đánh mất ý kiến tự chủ của mình là không quá khó hiểu.
6. Những vật dụng nên mang khi đi du học Úc
- Các bạn sinh viên nên mang theo nhiều quần áo cả mùa đông và mùa hè, giày dép, vật dụng cá nhân… Nếu như các bạn nghĩ rằng những thứ này sang Úc có thể mua được nên không cần thiết mang theo thì đó là một sai lầm. Vì mua sắm ở Úc rất đắt, giá cả các mặt hàng thời trang cao ngất ngưởng. Bên cạnh đó, sinh viên nên bỏ vào hành lý thêm các loại thuốc dự phòng như ho, cảm cúm, đau bụng… để sử dụng khi cần thiết.
- Trong trường hợp bạn mang theo tiền mặt thì nên chỉ cầm khoảng 300 AUD – 500 AUD để đề phòng tình huống khó rút tiền nhé. Đừng mang quá 10.000 AUD vì Chính phủ Australia chỉ cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Úc với số tiến dưới 10.000 AUD.
Các loại thuốc nên mang theo
7. Những lưu ý về văn hóa ở Úc mà du học sinh nên nhớ
- Mỗi quốc gia có nền văn hóa và phong tục riêng, cho nên khi đến đây du học các bạn sinh viên cần phải ghi nhớ những đặc trưng sau để tránh gây phản cảm và khó chịu cho dân bản địa.
7.1 Hẹn trước khi đến
- Nếu bạn đã hẹn gặp với người dân Úc thì nên đến đúng giờ. Trong trường hợp vì một số lý do mà đến trễ, bạn hãy liên lạc cho người đó trước. Đây là một điều hết sức quan trọng trong văn hóa ứng xử của người dân Úc. Bởi vì, thông qua điều này, người dân Úc sẽ đánh giá tính cách và mức độ đáng tin cậy của đối phương.
7.2 Thời trang
- Ở xứ sở Kangaroo không có một chuẩn mực về thời trang. Hầu hết các cơ quan, rạp chiếu phim… đều có đồng phục gọn gàng và phong cách riêng. Trong cuộc sống thường ngày, bạn có thể tùy ý mặc quần áo theo sở thích. Tuy nhiên, vì Úc giáp với bờ biển khá dài nên những người dân sống tại khu vực này ăn mặc rất thoải mái. Nhưng không có nghĩa là họ hở hang hay gái mại dâm. Cho nên, bạn tuyệt đối không được va chạm hay làm phiền đến họ nhé. Vì điều này có thể khiến bạn rơi vào các rắc rối không mong muốn.
7.3 Xin lỗi và cảm ơn khi giao tiếp
- Văn hóa giao tiếp của nước Úc có một đặc trưng rất thú vị, đó là học thường nói “please” khi muốn hỏi xin hay cần giúp và “thank you” nếu nhận được sự giúp đỡ của đối phương. Đây là một phép ứng xử tối thiểu mà bất cứ ai cũng phải biết khi sinh sống tại Úc, nếu không thực hiện điều này đồng nghĩa bạn sẽ được xếp vào danh sách những người bất lịch sự. Do đó, nếu bạn rơi vào trường hợp cần đến sự hỗ trợ của dân bản địa thì hãy mở đầu bằng “please” hoặc “excuse me” nhé.
7.4 Văn hóa ăn uống
- Cách ăn uống của người Úc tương đồng với văn hóa Phương Tây là tự phục vụ khi đến tham dự các buổi tiệc và chủ động liên hệ với chủ nhà nếu cần sự giúp đỡ từ họ. Bên cạnh đó, khi được mời đến gia đình Úc dùng bữa cơm thân mật thì bạn nhớ mang theo một món quà nhỏ, không cần quá đắt tiền. Vì đây được xem là một nét truyền thống có từ rất lâu đời để bày tỏ lòng cảm ơn của người dân Australia.
Flinders Street Station in Melbour
Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm đi du học Úc. Hi vọng sẽ giúp các bạn học sinh – sinh viên có sự chuẩn bị chu đáo cho hành trình du học sắp tới.
XEM THÊM: