Du lịch Tây Nguyên có lẽ là cái tên vẫn còn quá xa lạ đối với những ai đam mê du lịch. Nhưng hãy thử một lần đến vùng đất này xem. Chắc chắn bạn sẽ thích mê! Hãy cùng Gonatour tìm hiểu xem du lịch Tây Nguyên có gì hay, có gì thú vị nhé !
Tây Nguyên
1. Giới thiệu khái quát về du lịch Tây Nguyên
- Vùng đất Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
- Tổng diện tích 54.641,0km²
- Ở nơi này không chỉ là một cao nguyên duy nhất mà là một hệ thống cao nguyên kề sát liền nhau với độ cao từ 500- 1500m.
- Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô nóng hạn, thiếu nước trầm trọng, mùa mưa nóng ẩm.
- Tài nguyên nước: Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng sông Xê Xan, thượng sông Sêrêpôk, thượng sông Ba và sông Đồng Nai.
- Tài nguyên đất: Đất ở Tây Nguyên được xem là tái nguyên cơ bản của vùng, thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Đất ở đây chủ yếu là đất đỏ Bazan.
- Tài nguyên rừng: Rừng ở đây rất giàu về trữ lượng và đa dạng về chủng loài.
- Tài nguyên khoáng sản: khoáng sản tương đối ít, có quặng bôxít chiếm trữ lượng lớn. Bên cạnh đó còn có vàng, than, bùn,... chiếm số lượng nhỏ.
2. Các giá trị tài nguyên du lịch ở Tây Nguyên.
2.1 Tài nguyên tự nhiên Tây Nguyên:
- Tây Nguyên có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên, núi, thác nước, sông, hồ.
- Hệ thực vật và thảm thực vật nhiều tầng phong phú. Có các cây dược liệu quý để làm thuốc. Nơi đây còn có trang trại cà phê, chè, cao su, hồ tiêu rộng lớn.
- Hệ động vật hoang dã rất phong phú. Có tới 32 loài động vật quí hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi...
- Tây Nguyên còn có nhiều nguồn suối nước nóng, có suối nước nóng đến 55oC như suối Ram Phia, suối Kon Nit… tập trung ở Kon Đào, Ngọc Tụ (huyện Đắk Tô, Kon Tum), Đắk Ring, Ngọc Tem (huyện Kon Plông, Kon Tum); Đạ Long (huyện Đam Rông, Lâm Đồng)… Đây là những suối có chứa rất nhiều khoáng chất có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa vùng Tây Nguyên:
- Tây Nguyên còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử văn hóa và cách mạng, trong đó có nhiều di tích được xếp hạng quốc gia. Đây là những tài nguyên du lịch có giá trị để khai thác phục vụ phát triển du lịch.
- Là nơi sinh sống của 47 dân tộc anh em, trong đó có một số dân tộc bản địa như các tộc người Bân, Xơ đăng, Giẻ Triêng, Brâu, Rơ măm, M’nông, Mạ, Cơho thuộc nhóm Môn – Khmer và các tộc người Giarai, Ê đê, Churu, Raglai thuộc nhóm Nam đảo. Mỗi dân tộc mang đậm giá trị văn hóa đặc sắc và đậm đà bản sắc dân tộc.
- Đây chính là tiềm năng để phát triển loại hình du lịch văn hóa cộng đồng, du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa tộc người Tây Nguyên,…
2.3 Du lịch Tây Nguyên có các lễ hội đặc sắc
- Lễ hội đâm trâu: Là lễ hội đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên, được tổ chức vào khoảng tháng 2 – tháng 3 âm lịch hằng năm. Để thể hiện lòng tôn kính của người dân với Giàng ( trời) , cảm ơn Giàng đã phù hộ cho họ một mùa nương rẫy ấm no, bội thu và cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.
- Lễ hội mừng năm mới: Được tổ chức hằng năm vào tháng 12 sau khi thu hoạch lúa nương là dịp đồng bào ăn mừng vụ mùa. Đây là lễ hội mang đậm nét văn hóa cộng đồng của các dân tộc Tây Nguyên.
- Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên: Cồng chiêng Tây Nguyên gắn bó với cuộc sống người dân Tây Nguyên từ bao đời nay, là nét đặc trưng của truyền thống văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.
- Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
- Lễ hội Đua Voi: Được diễn ra vào mùa xuân, là nơi sinh hoạt văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên, thường được tổ chức tại Buôn Đôn và bên dòng sông Sêrêpôk, nhằm nêu cao tinh thần dũng cảm cũng như khả năng thuần phục và nuôi dưỡng loài voi.
- Lễ Cơm Mới: Lễ hội được tổ chức tại nhà riêng hoặc nhà Rông sau vụ thu hoạch của đồng bào Ba Na ở Gia Lai và Kon Tum và được tổ chức để tạ ơn thần lúa.
- Lễ Bỏ Mả: Các dân tộc Tây Nguyên tổ chức Lễ Bỏ Mả cho người chết sau từ 1 – 3 năm. Lễ diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm, sau khi đã thu hoạch vụ mùa xong.
Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên
3. Du lịch Tây Nguyên có gì hay?
3.1 Du lịch Tây Nguyên vào thời gian nào ?
- Khoảng thời gian đẹp và thích hợp nhất để du khách đến du lịch ở vùng đất Tây Nguyên là vào từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch.
- Vào thời điểm gần tháng 12, nơi đây có một loại hoa dại nở vàng rực hai bên cung đường đi khiến say đắm bao du khách. Đó chính là hoa dã quỳ tràn đầy sức sống vươn mình trong nắng càng làm tô điểm thêm sắc vàng rực rỡ. Bên cạnh đó, đây cũng là khoảng thời gian người dân Tây Nguyên thu hoạch cà phê.
3.2 Các điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở Tây Nguyên
Khu du lịch Buôn Đôn Buôn Mê Thuộc Tây Nguyên
- Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuộc khoảng 40km, thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Nơi đây có những câu chuyện về người tù trưởng với nghệ thuật săn voi điêu luyện, ông đã săn được hàng trăm con voi và được phong tặng danh hiệu Khujunop. Cùng với đó là được thấy những dụng cụ săn voi trong nhà sàn cổ của vị vua săn voi.
- Giá vé khu du lịch Buôn Đôn: 40.000 đồng/người lớn (miễn phí trẻ em cao dưới 1m3)
- Đặc trưng về du lịch của vùng Tây Nguyên đó chính là voi. Đến đây, du khách không chỉ được nhìn thấy những chú voi to khỏe mà bên cạnh đó còn được chạm vào và leo lên cưỡi voi. Ngồi trên lưng những con voi được trải nghiệm cảm giác lắc lư khi đi vòng quanh tham quan Buôn Đôn. Qua đó, du khách có thể hòa mình và cảm nhận được hết nhịp sống của người dân nơi đây.
- Giá vé cưỡi voi ở Buôn Đôn: 70.000 đồng/người.
- Tại đây còn có chiếc cầu treo vắt ngang qua sông Sêrêpôk, đi trên chiếc cầu treo sẽ cảm nhận cảm giác rung lắc mới lạ, nghe tiếng chảy của thác nước 7 nhánh và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Nếu có dịp đến vào ngày lễ sẽ được hòa nhập cùng với người dân để trải nghiệm và thưởng thức vũ điệu cồng chiêng.
- Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn dân dã mang đậm tính địa phương như: cơm lam, canh chua cá lăng, gà nướng chấm muối ớt xanh.
khu du lịch Buôn Đôn
Khu du lịch thác D’ray- Sap
- Thuộc địa phận xã Đăk Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Thác lại ở cách xa trung tâm thành phố và không nằm trên cung đường du lịch nên lượng khách đến tham quan ít. Nhưng thác lại mang cho mình một vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ mà thiên nhiên mang đến cho Đắk Lắk
- Con đường đi đến thác nước sẽ rất thuận tiện hơn khi trời xanh và nắng đẹp. Vì nếu trời mưa thì đường đi sẽ rất là trơn trượt. Để đến được thác nước thì đầu tiên phải bước xuống các bậc thang tuy không dài nhưng mà dốc. Bước trên những tảng đá với các hình thù khác nhau, bên cạnh đó còn nghe được thác nước đổ ầm ầm, tiếng suối chảy róc rách hòa cùng tiếng chim hót véo von. Tất cả đã tạo nên một âm thanh như tiếng gọi của thiên nhiên để cuốn hút du khách.
- Du khách có thể ăn uống tại nhà hàng của khu du lịch và thưởng thức với các món ăn địa phương.
Du lịch Hồ Lắk và làng Buôn Jun
- Thuộc thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk. Điều đặc biệt đó là hồ nước ngọt duy nhất ở vùng Tây Nguyên. Bao phủ xung quanh hồ là những cánh rừng với các hệ động thực vật đa dạng và phong phú.
- Với làng Buôn Jun thì đây là nơi sinh sống của dân tộc M’ Nông, nơi đây du khách có thể khám phá những nét giá trị văn hóa truyền thống cúa dân tộc M’ Nông còn được lưu giữ lại.
- Du khách có thể thả mình trôi theo dòng nước khi được ngồi trên chiếc thuyền để tham quan ngắm cảnh hồ Lắk. Thú vị nhất là cưỡi voi vượt hồ, ngồi trên lưng voi ngắm nhìn và tận hưởng.
- Nếu du khách đi vào sáng sớm sẽ bắt gặp hình ảnh người dân họ đang chài lưới để đánh bắt cá. Hay những chiếc thuyền hối hả ngược xui vào thời điểm màn đêm gần buông xuống.
Bảo tàng Đắk Lắk
- Nằm ở trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột tỉnh Đắk Lắk, đây là nơi luu giữ giá trị di sản văn hóa các dân tộc ở Tây Nguyên. Đây là công trình có kiến trúc độc đáo mang phong cách hiện đại kết hợp với truyền thống của các tộc người Tây Nguyên.
- Nơi đây đã trưng bày các hiện vật thể hiện được bao quát giá trị đời sống văn hóa và vật chất tinh thần của người Tây Nguyên qua các dân tộc như: Ê Đê, M’ Nông và Giarai. Có các hiện vật lưu giữ qua các lễ nghi của họ như lễ mừng nông nghiệp, lễ bỏ mã,...
Cầu treo Kon Klor
- Nằm thuộc địa phận làng Kon Klor, thị xã Kon Tum, cầu treo nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla. Đây là cây cầu treo dây văng lớn nhất tỉnh Kon Tum, được xây dựng hoàn toàn bằng sắt thép nên rất kiên cố và vững chắc. Cái nắng của Tây Nguyên càng làm tô điểm thêm cho màu vàng cam của cây cầu. Màu sắc độc đáo đã thu hút rất nhiều du khách đến để chụp ảnh và lưu giữ lại những khoảnh khắc trên chiếc cầu này. Bên cạnh đó, cây cầu mang giá trị về tinh thần cho người dân tại đây. Là nơi trung chuyển, giao thoa và đi lại của người dân địa phương. Du khách sẽ cùng hòa mình vào dòng người tấp nập ngược xuôi của cuộc sống địa phương qua chiếc cầu treo Kon Klor này.
Cầu treo Kon Klor - Tây Nguyên
Nhà thờ Chánh Tòa Kom Tum
- Được gọi là nhà thờ gỗ vì công trình kiến trúc này được xây dựng hoàn toàn bằng loại gỗ cà chít rất đặc trưng và phủ một màu nâu ấm áp. Nét độc đáo ở đây là được thiết kế theo kiến trúc người Roman cổ điển hòa hợp với kiến trúc nhà sàn truyền thống của người đồng bào Bana. Điều này đã thể hiện sự giao thoa của văn hóa Tây Nguyên và văn hóa Châu Âu. Cho nên đã thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và lưu giữ khoảnh khắc tại nhà thờ gỗ này.
Hồ Tà Đùng, điểm du lịch Tây Nguyên mới nổi
- Hồ có vị trí nằm tại 2 xã Đắk P’lao và xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Điều đặc biệt là trong lòng hồ có rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ được chia ra nhấp nhô trên mặt hồ nên ví như một “ Vịnh Hạ Long thu nhỏ” trên núi. Vẻ đẹp bình yên thơ mộng đã làm say đắm biết bao du khách đến để tận hưởng và cắm trại.
- Đừng mãi chìm đắm với vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng mà quên thưởng thức các món ăn đậm chất núi rừng như: gà nướng cơm lam và uống nhăm nhi một chút rượu cần Tây Nguyên.
XEM THÊM:
Hồ Tà Đùng
Khu du lịch Langbiang Đà Lạt
- Đến với khu du lịch Langbiang thì du khách không thể bỏ lỡ cảm giác được leo lên và khám phá đỉnh núi tuyệt đẹp này với bao điều thú vị.
- Núi Lang Biang nằm về hướng Bắc, cách thành phố Đà Lạt khoảng 12km, thuộc địa phận thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
- Khi đến với đỉnh núi, du khách sẽ tận hưởng cảm giác se se lạnh theo độ cao của núi và hòa quyện cùng với không khí mây trời để ngắm nhìn toàn cảnh của thành phố Đà Lạt. Với cảnh đẹp của thiên nhiên thì chắc hẳn du khách sẽ tạo ra cho mình những bức ảnh lưu lại khoảnh khắc ở đấy.
- Không chỉ thế, khu du lịch Langbiang còn cho du khách nhiều trải nghiệm mới lạ qua các dịch vụ về trò chơi dành cho khách có nhu cầu như:
- Về dù lượn: đây là trò chơi khá mạo hiềm dành cho những người không sợ độ cao và thích được cảm giác bay bổng trên không trung để tận hưởng hết núi rừng Đà Lạt. Điểm bắt đầu là ở đỉnh Ra-đa và kết thúc tại hồ Đan kia.
- Giá vé dù lượn: 600.000 VNĐ/ 1 lần bay.
- Về leo núi: du khách nào đủ sức khỏe và thích trải nghiệm mới lạ thì lựa chọn hình thức chinh phục này thay vì đi bằng xe jeep lên đỉnh núi.
- Về xe jeep: nếu du khách không đủ sức khỏe để leo núi thì xe jeep là lựa chọn thích hợp nhất để lên đến với đỉnh núi. Ngồi trên xe jeep, sẽ cảm nhận được độ dốc và quanh co của con đường núi, được tận mắt ngắm nhìn cảnh thiên nhiên núi rừng.
- Giá vé xe jeep: 480.000 VNĐ/ 1 lượt có thể đi từ 5 đến 6 người.
- Về cưỡi ngựa: du khách sẽ được leo lên lưng những chú ngựa và thử cảm giác được làm cao bồi khi cưỡi chúng.
- Không những có các dịch vụ về trò chơi mà tại đây còn có các dịch vụ về ăn uống và lưu trú.
- Thật tuyệt vời khi ngồi ngắm nhìn khung cảnh và thưởng thức 1 ly nước cà phê hay 1 ly nước trái cây,... tại quầy nước. Bên cạnh đó là ăn những cây xiên nướng que thơm lừng làm từ thịt của thú rừng mang đậm chất Tây Nguyên.
Thác Datanla
- Thác nằm cách thành phố Đà Lạt 10km. Với vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ với 7 tầng, thác đã trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến với Đà Lạt. Để xuống được chân thác thì có thể chọn đi bộ theo các bậc tam cấp quanh co hoặc du khách sẽ được trải nghiệm hệ thống máng trượt chỉ cỡ hai người trên một lần trượt. Du khách có thể điều chỉnh tốc độ nhanh chậm tùy theo ý mình và tận hưởng cảm giác trượt xuyên núi thú vị khi hai bên chỉ là cây với cây. Đến được chân thác thì du khách sẽ vỡ òa trước vẻ đep nhìn thác nước từ trên cao đổ xuống ào ạt, những âm thanh ầm ầm của thác, nghe được tiếng xào xạt của cây, tiếng chim hót véo von. Mọi thứ hòa cùng để nghe được thứ âm thanh độc đáo từ thiên nhiên và ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của thác.
- Giá vé vào cổng: 30.000 VNĐ/ người
- Giá vé máng trượt: 60.000 VNĐ/ người
- Bên cạnh đó, tại đây còn có dịch vụ vui chơi mạo hiểm cho khách có nhu cầu như:
- Leo núi đu dây vượt thác: Đây là trò chơi cực kì nguy hiểm nên chỉ dành cho những khách có sức khỏe tốt, không sợ độ cao và có kinh nghiệm tốt khi đu dây và leo núi.
- Chèo thuyền Kayak: Đầu tiên du khách sẽ được học những kĩ năng cơ bản để chèo thuyền. Sau đó thì thả mình vào chiếc thuyền theo dòng nước để tận hưởng cảm giác thú vị bồng bềnh trên mặt hồ.
- Giá phí chèo thuyền: 800.000 VNĐ/ người
Thác Datanla - Đà Lạt
Xem ngay
Dịch vụ làm hộ chiếu lấy ngay
Dịch vụ làm hộ chiếu mới lần đầu, gia hạn hộ chiếu đã hết hạn cho kiều bào về quê ăn tết
Dịch vụ làm hộ chiếu lấy ngay
4. Các món ăn đặc sản ở Tây Nguyên
- Qua những vẻ đẹp thơ mộng và hùng vĩ của núi rừng khi đến thì du khách không thể bỏ lỡ qua các món ăn đặc sản tại nơi đây. Mỗi món ăn đều mang đậm chất những hương vị đậm đà của Tây Nguyên.
Gà nướng Cơm Lam
- Sau khi bỏ lớp nứa và cắt ra từng khúc nhỏ, du khách sẽ cảm nhận được mùi thơm lừng của ống nứa, vị ngọt dẻo của gạo ăn cùng với chén muối vừng thơm ngon. Bên cạnh đó còn ăn kèm với gà nướng. Tất cả hòa quyện và tạo ra món ăn đặc sản Gà nướng Cơm Lam làm ngất ngây của vùng Tây Nguyên này
- Khác với các món gà nướng mà du khách thưởng thức trong thành phố, gà nướng ở đây là gà thả vườn và được nuôi khá là kĩ lưỡng. Thế nên gà rất là chắc thịt và thơm ngon. Đặc trưng của món ăn này là người ta tẩm rất nhiều xả và phủ một lớp mật ong thơm phức lên gà . Du khách có thể ăn cùng chén muối ớt hoặc cơm lam.
- Một số quán Gà nướng cơm lam :
- Quán Gà Nướng PleiTiêng
- Địa chỉ: Hàn Thuyên, P. Tân Sơn, Tp. Pleiku, Gia Lai
- Quán Cơm Lam - Gà Nướng - Rượu Cần IA GUI
- Địa chỉ: 27 Phạm Ngọc Thạch, Tp. Pleiku, Gia Lai
Gà nướng, cơm lam
Phở khô Gia Lai
- Đây là món phở trộn và ăn thành hai tô chứ không phải 1 tô như các món phở ở vùng khác. Người ta đem trộn tất cả các nguyên liệu như hành phi, thịt băm và tỏi ớt lại cùng phở vào một tô. Tô còn lại là nước lèo vs thịt bò và bò viên ăn kèm với tương đen tạo ra món phở rất đặc trưng khi du khách đến với Gia Lai.
- Một số quán ăn Phở khô ở Gia Lai :
- Quán phở khô Ngọc Sơn
- Địa chỉ: 15 Nguyễn Thái Học, Tp. Pleiku, Gia Lai.
- Quán phở Hồng
- Địa chỉ: 22 - 24 Nguyễn Văn Trỗi, P. Hội Thương, Tp. Pleiku, Gia Lai.
Lẩu cá Lăng
- Thiên nhiên ưu đãi đã mang đến cho dòng sông Sêrêpôk một loại cá Lăng có thịt rất là chắc chắn, không chỉ chắc về thịt cá mà trọng lượng cũng nặng hơn cá Lăng vùng khác. Điều này đã tạo nên khác biệt của loài cá Lăng nơi đây và trở thành đặc sản của vùng Tây Nguyên. Cá Lăng có thể nấu với nhiều món khác nhau, nhưng đa số du khách đều chọn món Lẩu cá Lăng với hương vị ngon ngọt từ cá và còn có thể giúp giải nhiệt sau những chuyến tham quan.
Bún đỏ Đắk Lắk
- Đây là món ăn vỉa hè nhưng rất là thu hút du khách. Nghe bún đỏ thì chắc chắn cọng bún ở đây sẽ màu đỏ đặc trưng. Sở dĩ có màu đỏ là do nguyên liệu từ hạt điều và gạch cua hòa quyện lại với cọng bún nên tạo ra màu đỏ. Du khách sẽ được thưởng thức cùng với thịt heo, trứng cút và tóp mỡ hòa cùng thành món bún đỏ thơm ngon hấp dẫn.
Gỏi lá
- Đây là món gỏi với nguyên liệu chính là các loại lá rừng trộn cùng với các loại lá rau cải, tía tô, bạc hà, đinh lăng, kinh giới, lá sung, lá mơ, hành lá, rau má, diếp cá, rau húng,…Điều đặc biệt là tôm, thịt chỉ là những nguyên liệu phụ ăn kèm, cùng với chén nước chấm làm từ gạo nếp lên men thêm cả mẻ, hành phi và sa tế đã làm thành một loại nước chấm có màu vàng khác biệt béo ngậy và thơm ngon.
Gỏi lá - Tây Nguyên
Cà phê Chồn
- Vùng đất Tây Nguyên nổi tiếng về cà phê. Thế nên du khách có dịp hãy đến và thưởng thức cà phê chồn. Loại cà phê này mang hương vị vô cùng độc đáo. Chính vì thế đã trở thành đặc sản cà phê chồn khi nhắc đến Tây Nguyên. Không chỉ thưởng thức tại đấy mà du khách còn có thể mua những túi cà phê chồn về dùng hoặc làm quà biếu cho người thân và bạn bè.
- Du khách có thể thưởng thức và chọn mua cà phê chồn tại các cửa hàng bán cà phê ở Đắk Lắk.
Rượu cần
- Nếu có dịp, du khách hãy nếm thử rượu cần. Nồng độ của rượu không cao, rất thơm và có màu vàng nhạt. Vào những dịp lễ hội, người dân sẽ đem rượu ra mời thể hiện sự mến khách. Điều độc đáo nhất là cách thưởng thức, dùng các ống cần dài để hút rượu từ những cái chum rượu. Bên cạnh đó còn có sự hò reo múa hát thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tây Nguyên. Tất cả hòa hợp làm cho rượu cần thêm say đắm du khách.
Rượu cần - Tây Nguyên
Hi vọng với bài viết :
Du lịch Tây Nguyên có gì hay? Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Tây Nguyên. Gonatour sẽ giúp bạn hiểu thêm về Tây Nguyên, cũng như vùng đất trù phú, màu mỡ này. Còn chần chờ mà không xách balo lên và đi kia chứ nhỉ?