Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Cẩm nang Hành hương Cha Diệp Mẹ Nam Hải chi tiết

Thứ năm, 09/02/2023, 08:01 GMT+7

Tour hành hương Cha Mẹ Mẹ Nam Hải là một trong địa điểm hành hương nổi tiếng miền Nam. Để chuyến hành hương thêm thú vị và ý nghĩa, Gonatour tổng hợp cẩm nang chuyến đi từ thông tin, cách di chuyển, khâu chuẩn bị khi tham gia chuyến đi với rất nhiều thông tin hữu ích.

1. CHA DIỆP LÀ AI? SƠ LƯỢC TIỂU SỬ CHA DIỆP

  • Cha Diệp là ai?

- Cha Diệp có tên gọi đầy đủ là Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897. Cha ngài là Micae Trương Văn Đặng, Mẹ ngài là Lucia Lê Thị Thanh. Gia đình sinh sống tại họ đạo Cồn Phước tỉnh An Giang.

- Năm 1904, khi ngài được bảy tuổi thì mẹ mất, gia đình đã chuyển đến sinh sống và làm việc tại Battambang, Camphuchia bằng nghề thợ mộc.

  • Sơ lược lịch sử Cha Diệp

- Năm 1909, cha Phêrô Lê Huỳnh Tiền gửi ngài vào Tiểu chủng viện Cù lao Giêng, xã Tấn Mỹ, Chợ Mới tỉnh An Giang để theo học đạo.

- Sau đó được thụ phong linh mục tại Nam Vang dưới thời Đức Cha Chabalier người Pháp.

- Từ năm 1924 - 1927, Ngài được bề trên bổ nhiệm làm Cha phó họ đạo Hố Trư, một họ đạo của người Việt sinh sống tại tỉnh Kandal, Campuchia. Tuy nhiên, năm 1927-1929, ngài về làm giáo sư tại Tiểu chủng viện Cù Lao Giêng tỉnh An Giang.

- Đến tháng 03 năm 1930, ngài về trông nom họ đạo Tắc Sậy, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Trong những năm làm cha sở, ngài đã giúp đỡ, thành lập nhiều họ đạo khác như: Bà Đốc, Cam Bô, An Hải, Đầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Đồng Gò, Rạch Rắn.

- Năm 1945-1946, chiến tranh loạn lạc, bà con nhân dân di tản, Cha Bề Trên địa phận Bạc Liêu là Phêrô Trần Minh Ký và cả các cha người Pháp cũng khuyên ngài lên Bạc Liêu lánh mặt, nhưng Ngài trả lời: “Tôi sống giữa đàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đàn chiên, không đi đâu cả”.

- Theo ghi chép, vào ngày 12-03-1946, khi cha Diệp bị bắt cùng với trên 70 chức sắc và giáo dân tại họ đạo Tắc Sậy.

- Vì muốn bảo vệ cho các con chiên, ngài đã đứng ra xin tha tội cho các giáo dân và đã bị thiêu chết.

- Cha Diệp mất vào ngày ngày 12 tháng 03 năm 1946, nhằm ngày mùng 09 tháng 02 năm Bính Tuất.

- Năm 1969, hài cốt của ngài được di dời về Nhà Thờ Tắc Sậy, nơi ngài đã từng làm cha sở trong suốt 16 năm.

- Năm 1989, mộ của Cha Diệp được trùng tu lần đầu và được khán thành vào ngày 04-06-1989.

- Đầu năm 2010, mộ ngài được trùng tu lần hai. Mộ Cha Diệp hiện giờ trở nên khanh trang, hiện đại hơn và hàng ngày có rất đông các tín hữu, kể cả những người dân không thêo đạo trên khắp mọi miền đất nước cũng như nước ngoài đến viếng thăm.

Hành hương Cha Diệp - Mẹ Nam HảiHành hương Cha Diệp - Mẹ Nam Hải

2. CÁCH THỨC DI CHUYỂN THAM QUAN MỘ CHA DIỆP – MẸ NAM HẢI

  • Phương tiện di chuyển tham quan mộ Cha Diệp

- Từ Thành phố Hồ Chí Minh các bạn có thể di chuyển bằng ô tô hay xe máy đến Nhà thờ Tắc Sậy – Bạc Liêu mất tầm 8 tiếng đi đường.

- Ngoài tham quan mộ Cha Diệp ra các bạn còn thể tham quan thêm một số địa điểm khác như Nhà Công tử Bạc Liêu; cánh đồng điện gió; hay Chùa Dơi.

  • Cách thức di chuyển đến Mẹ Nam Hải

- Từ Nhà thờ Tắc Sậy đến Mẹ Nam Hải mất khoảng 2 giờ đồng hồ di chuyển với đoạn đường dài khoảng hơn 47 kilomet.

- Các bạn có thể di chuyển bằng ô tô đến điểm tham quan Chùa Phật Bà Nam Hải – hay Mẹ Nam Hải hoặc Quan Âm Phật Đài. Mẹ Nam Hải là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng tại Bạc Liêu thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch đến tham quan cũng như hành hương đến địa điểm này.

3. MẸ NAM HẢI – SỰ TÍCH VỀ MẸ NAM HẢI

  • Nguồn gốc MẸ Nam Hải

- Buổi sơ khai thì chùa Phật Bà Nam Hải – Mẹ Nam Hải là một căn nhà lá đơn sơ thờ phụng tượng Quan Thế Âm Bồ Tát

- Chùa được lập trên một khu đất nhỏ ven biển với mục đích cầu bình an cho người dân đi biển được thuận lợi bình an.

- Năm 1973 đến năm 1975 chùa được xây dựng khang trang hơn với tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 11 mét có mặt hướng ra biển Đông; chiều cao này là chưa tính phần chân bệ bên dưới.

Hành hương Cha Diệp - Mẹ Nam HảiHành hương Cha Diệp - Mẹ Nam Hải

4. NÊN CHUẨN BỊ GÌ KHI VIẾNG MỘ CHA DIỆP VÀ MẸ NAM HẢI

  • Viếng mộ Cha Diệp

Vào các ngày thường trong tuần thì cũng có nhiều khách thập phương đến viếng thăm mộ Cha Diệp.

Thường vào thời gian sau Tết Nguyên Đán thì sẽ có nhiều đoàn tổ chức hành hương đi viếng thăm mộ Cha Diệp để mong cầu được bình an.

Theo như tìm hiểu thì khi đến viếng mộ Cha Diệp người hành hương sẽ có một số điểm lưu ý sau:

Khách hành hương sẽ thường chuẩn bị cho bản thân một cặp đèn cây trắng, một chai nước suối để dâng lên khi cầu nguyện ở mộ Cha Diệp cầu mong Cha sẽ ban phước lành cho bản thân cùng gia quyến được bình an.

Không nên viết sẵn ý lễ hay những ý niệm cầu xin mà hãy đến nơi thì mới khấn nguyện và bỏ vào các thùng khấn nguyện. Các lời thành tâm khán nguyện này sẽ được dâng lên lễ cầu nguyện tới Cha Diệp vào mỗi ngày.

Khi hành hương viếng mộ Cha Diệp thì không nên chen lấn mà nên đứng cách xa để cầu nguyện nhằm hặn chế những tình huống xấu nhất có thể xảy ra nơi đông người như tình trạng cướp bóc chẳng hạn.

Không nên viết lời cầu nguyện lên cuốn sách mà Cha Diệp cầm vì điều này dược cho là không nên, nó làm mất đi nét đẹp mỹ quan.

Các loại đồ tư trang cũng như trang sức nên hạn chế đeo theo người vì khi tham gia hành hương sẽ dễ gây sự chú ý và khơi gợi lòng tham đối với người xấu có thể làm hại đến bản thân của chúng ta cũng như ảnh hưởng đến không khí của buổi hành hương.

Hành hương Cha Diệp - Mẹ Nam HảiHành hương Cha Diệp - Mẹ Nam Hải
  • Viếng Mẹ Nam Hải

Sau Tết Âm lịch thì vào khoảng giữa tháng 2 mọi người sẽ hay đi hành hương về Mẹ Nam Hải với ý niệm cầu mong cho gia đạo được bình an, cá nhân thì gặp được nhiều may mắn trên mọi phương diện.

Lễ hội Quan Âm Nam Hải tại Bạc Liêu được xem là một trong những lễ hội Phật giáo lớn nhất ở Lục tỉnh miền Tây và đã được công nhận là lễ hội chính thức của Phật giáo Việt Nam.

Mẹ Nam Hải cũng là một ngôi chùa như bao ngôi chùa khác trên đất nước Việt Nam nên khách hành hương cũng sẽ mua một vài lễ vật như: nhang đèn, trái cây, bánh... để dâng lên Mẹ cùng tâm nguyện khấn vái cầu mong đạt thành tâm nguyện.

Do địa hình Mẹ Nam Hải là gần ngoài biển Đông nên khí hậu ở nơi đây tương đối nóng, ban ngày vào những hôm nắng gắt thì nhiệt độ tương đối cao nên khi tham gia hành hương mọi người cũng nên trang bị cho bản thân một số dụng cụ tránh nắng cũng như mặc trang phục thoáng, hút ẩm tốt và nhất là tránh cho bản thân bị say nắng.

Vì là chùa nên có một số quy tắc ở nơi tôn nghiêm nên khi tham gia hành hương chúng ta cũng nên lựa chọn trang phục phù hợp.

Hành hương Cha Diệp - Mẹ Nam HảiHành hương Cha Diệp - Mẹ Nam Hải

5. TÓM LẠI

Đây là một số thông tin tìm hiểu liên quan đến việc hành hương Cha Diệp - Mẹ Nam Hải. Gonatour rất mong sẽ được đồng hành cùng các bạn trong chuyến hành hương đầu năm này về vùng đất Bạc Liêu để viếng thăm ngôi mộ của Cha Trương Bửu Diệp cũng như viếng thăm Mẹ Nam Hải và cùng cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Ý kiến bạn đọc