Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Hành hương về Miền Đất Phật.

Thứ năm, 19/10/2023, 08:11 GMT+7

Miền đất Phật là vùng đất linh thiên, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn quan trọng liên quan đến việc hình thành cũng như truyền bá Phật giáo tại đất nước Ấn Độ. nào hãy cùng Gonatour khám phá vùng đất linh thiên nơi miền Đất Phật nhé!

Hành hương về miền đất PhậtHành hương về miền đất Phật

1. SƠ LƯỢC VỀ MIỀN ĐẤT PHẬT NEPAL - ẤN ĐỘ

ĐÔI NÉT VỀ NEPAL – NƠI ĐỨC PHẬT ĐƯỢC SINH RA

  • Địa hình:

Nepal là quốc gia nằm sâu kín trong lục địa ở vùng Hiamlaya thuộc Nam Á có phần chồng gối với Đông Á.

Phía Bắc giáp với biên giới Tây Tạng của Trung Quốc;

Phía Đông, phía Tây và phía Nam giáp với Ấn Độ.

Địa hình chiếm khoảng 80% là đồi núi, cũng chính vì vậy mà Nepal là nơi sở hữu hơn 8 trong số 10 ngọn núi cao nhất thế giới, một trong số đó là núi Everest – được mệnh danh là nóc nhà của thế giới.

  • Chính trị:

Nepal hiện theo chế độ Cộng hòa dân chủ liên bang đa đảng cạnh tranh, dựa theo đa số do Thủ tướng đứng đầu và điều hành mọi việc thông qua nghị viện.

Là một trong những quốc gia đầu tiên tại Châu Á bãi bỏ hình phạt tử hình.

Tuy có sự xung đột về quyền lợi trong việc cai trị nhưng Nepal là một quốc gia độc lập và chưa hề trở thành thuộc địa của bất kỳ cường quốc nào.

  • Kinh tế:

So với nước láng giềng anh em là Ấn Độ thì Nepal cũng không hơn gì mấy mà có phần mang nét khá cũ kỷ, đơn sơ, thậm chí là có phần lạc hậu so với các nước lân cận.

Nhà nước và Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao đời sống cũng như cải thiện tình trạng mù chữ cho người dân.

  • Khí hậu:

Mặc dù là một quốc gia nằm sâu trong lục địa, không giáp biển nhưng với địa hình phân bổ từ đồng bằng lên núi cao nên khí hậu tại đây có phần khá đặc biệt hơn so với các quốc gia khác.

Khí hậu được chia làm năm vùng tương ứng với từng độ cao và đặc điểm địa lý bao gồm: vùng nhiệt đới; vùng cận nhiệt đới (độ cao dưới 1.200m); vùng ôn đới (từ 1.200 – 2.400m); vùng lạnh (từ 2.400 – 3.600m); vùng cận cực (từ 3.600 – 4.400m) và có năm mùa trong năm gồm: hè, gió mùa, thu, đông và xuân.

  • Văn hóa – Ngôn ngữ - Nơi Đức Phật được sinh ra :

Xét về mặt địa lý thì Nepal là một quốc gia có vị trí đặc biệt và có sự tiếp xúc cũng như giao thoa giữa hai nền văn hóa lớn của thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc, tuy nhiên luận về bề dày lịch sử thì Nepal cũng sở hữu không nhỏ về giá trị văn hóa tương đối lâu đời.

Nepal có khoảng 35 dân tộc và khoảng hơn 92 ngôn ngữ nên có thể nói là một quốc gia đa văn hóa  nhiều bản sắc đặc trưng riêng của nhiều dân tộc.

Ngôn ngữ chính là tiếng Nepal, bên cạnh đó tiếng Anh cũng được sử dụng khá phổ biến tại quốc gia này.

Nepal còn được biết đến là quốc gia có nhiều di tích văn hóa và đã được UNESCO công nhận nơi có nhiều địa danh là di sản văn hóa thế giới trong đó có: “Di tích thánh địa Lumbini – Vườn Ngự Uyển Lâm Tỳ Ni – Nơi Đức Phật đản sanh”.

  • Tôn giáo:

Mặc dù Nepal theo truyền thuyết được cho là nơi sinh ra của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhưng có hơn 80% dân số theo Ấn Độ giáo, khoảng 9% theo Phật giáo, và số ít còn lại theo Hồi giáo cũng như một số tính ngưỡng khác.

Ngoài việc chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ về tính ngưỡng tôn giáo, Nepal còn sử dụng chung loại tiền, trang phục của người dân cũng có xu hướng giống với nước láng giềng Ấn Độ.

Hành hương về miền đất PhậtHành hương về miền đất Phật

ĐÔI NÉT VỀ ẤN ĐỘ - NƠI ĐỨC PHẬT LỚN LÊN VÀ THỰC HIỆN CON ĐƯỜNG TRUYỀN ĐẠO

Hành hương về miền đất PhậtHành hương về miền đất Phật
  • Địa hình:

Là quốc gia thuộc Nam Á, với 6 vùng địa lý gồm: dãy núi phía Bắc; sa mạc Thar; các đảo; cao nguyên Deccan; đồng bằng Ấn – Hằng; và vùng đồng bằng ven biển.

Địa hình của Ấn Độ khá đặc biệt ở chỗ có điểm tựa lưng là dãy núi Hiamlaya, có mặt thì hướng ra biển Ấn Độ Dương. Quốc gia này còn sở hữu hai con sông lớn là Ấn Hà và Hằng Hà được ví như hai dòng sữa mẹ nuôi dưỡng một bình nguyên rộng lớn của lãnh thổ Ấn Độ.

Ấn Độ có phần tiếp giáp với nhiều nước như:

Phía Bắc Ấn Độ giáp Nepal, Trung Quốc và Bhutan

Phía Đông Bắc giáp với Bangladesh và Myanmar;

Phía Tây Bắc giáp với Afghanistan và Pakistan;

Phía Tây, Đông và phía Nam của Ấn Độ giáp với biển Ấn Độ Dương.

  • Chính trị:

Ấn Độ từng là thuộc địa của Anh, vào gian đoạn suy tàn của chế độ cũ đời sống của người dân vô cùng cơ cực, đã có nhiều cuộc nội chiến diễn ra nhằm giúp nước Ấn thoát khỏi ách đô hộ.

Ấn Độ hiện nay được tổ chức, quản lý theo hình thức liên bang và theo chế độ dân chủ đại nghị.

Thủ tướng đứng đầu và điều hành thông qua hai viện là Thượng viện và Hạ viện.

Tuy Ấn Độ hiện có nhiều đảng phái chính trị tồn tại nhưng mục đích chính vẫn là bảo vệ quyền lợi của người dân cũng như toàn thể đất nước.

  • Kinh tế:

Đơn vị tiền tệ được sử dụng ở Ấn Độ là đồng Rupi.

Diện tích lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên dồi dào phong phú nhưng Ấn Độ lại có dân số đông nhất đứng thứ hai trên thế giới, đời sống gặp nhiều khó khăn, nạn mù chữ chiếm phần lớn trong tầng lớp người dân, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nền kinh tế nước này.

Bên cạnh việc cố gắng thực hiện nhiều chính sách cũng như nhận được nhiều sự viện trợ từ nhiều tổ chức trên thế giới nhằm giúp cải thiện một vài vấn đề cấp bách như tổ chức y tế cộng đồng, giúp xóa nạn mù chữ, đấu tranh đòi quyền bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của trẻ em và phụ nữ.....

  • Khí hậu:

Cấu tạo địa lý khá đặc thù nên khí hậu ở Ấn Độ cũng đa dạng và chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi gió mùa. Có thể chia ra làm bảy vùng khí hậu gồm: vùng đồi núi Himalaya; Assam; Tây Bengal; đồng bằng phía Bắc; phía Tây Ghats; Đông Ghats và Nam Ấn Độ.

Ở Ấn Độ có ba mùa rõ rệt trong năm gồm:

- Mùa hè: diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5, khoảng thời gian nóng nhất trong năm với mức nền nhiệt độ giao động từ 40 đến 45 độ C vào ban ngay tùy nơi.

- Mùa mưa: từ tháng 6 đến tháng 10, lượng mưa khá nhiều thậm chí kéo dài trong ngày và theo khảo sát thì đa phần ý kiến khuyên không nên tham quan vào thời gian này vì mọi thứ đều không thuận lợi, hầu như các nơi lưu trú khách sạn gần như tạm ngừng hoạt động, để thực hiện việc trùng tu sửa chửa cơ sở; các loại con trùng như như rắn, chuột...xuất hiện nhiều vào mùa mưa gây không ít vấn đề lo ngại và nếu các bạn có ý định muốn trải nghiệm du lịch Ấn Độ vào thời gian nầy thì nên chắc bản thân đã có dự phòng cẩn thận và cân nhắc kỹ để trách xảy ra sự cố không muốn.

- Mùa đông từ khoảng tháng 12 đến tháng 2, mưa giảm khá nhiều, thời tiết tương đối khá là mát mẻ dễ chịu, nhiệt độ không quá thấp rất phù hợp cho việc đi thăm thú một số nơi trên đất nước Ấn Độ; qua tìm hiểu thì đây cũng là khoảng thời gian lý tưởng cho các chuyến hành hương về miền Đất Phật.

  • Văn hóa – ngôn ngữ - nơi Đức Phật bắt đầu con đường truyền giáo Phật giáo:

Ấn Độ được biết đến như là cái nôi của nền văn hóa và là nơi hình thành của bốn tôn giáo lớn trên thế giới gồm: Ấn Độ giáo – Hindu; Phật giáo; đạo Jain và đạo Sikh.

Ấn Độ không những là một quốc gia có nền lịch sử từ lâu đời, và cũng được thế giới công nhận có nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất trên toàn thế giới nhân loại nói riêng.

Tại đây Hiến pháp nhà nước công nhận có mười chín loại ngôn ngữ chính thống. Tiếng Hindi là ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong bộ máy quản lý nhà nước và phần đông người dân sử dụng ngôn ngữ này để giao tiếp, ngoài ra tiếng Anh cũng được sử dụng khá phổ biến do Ấn Độ từng là thuộc địa nhiều năm của Anh.

Sau khi được hạ sinh thì Thái tử Sĩ Đạt Ta – cũng chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni người có công khai sáng ra Phật giáo sau này đã được đưa về hoàng cung và được nuôi dưỡng cho ăn học bởi những người thầy uyên bác nhất lúc bấy giờ.

Tại đất nước Ấn Độ có ba điểm thánh tích ứng với từng giai đoạn cuộc đời của Đức Phật từ lúc Ngài giác ngộ cho đến khi viên tịch cõi vĩnh hằng.

Ấn Độ được công nhận là quốc gia đứng vị trí thứ sáu trên thế giới khi nhắc đến việc bảo tồn các kỳ quan văn hóa và thiên nhiên trong đó có thể kể đến như Đền Tạ Mahal – một trong bảy kỳ quan của thế giới; Bồ Đề Đạo Tràng – Bodh Gaya đã được UNESCO công nhận là một trong những di sản văn hóa thế giới ...

  • Tôn giáo:

Dù là nơi mà được Đức Phật khai sáng ra Phật giáo nhưng có khoảng hơn 80% dân số theo Ấn Độ giáo (đạo Hindu); khoảng 13% dân số theo Hồi Giáo; khoảng 0,75% dân số theo Phật Giáo và số ít còn là thì theo một số đạo giáo tín ngưỡng khác.

Dù rằng Phật giáo đã du nhập vào Ấn Độ từ lâu đời nhưng thực tế cho thấy người dân theo Phật giáo tại nước sở tại chiếm tỷ lệ khá ít so với số lượng người dân trên toàn lãnh thổ của nước Ấn Độ.

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT

- Thái Tử Tất Đạt Đa (Siddhartha Gautama) – Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – Người có công khai sáng ra Phật giáo được sinh ra vào năm 624 trước công nguyên tại Thành phố Lâm Tỳ Ni (Lumbini) thuộc quốc gia Nepal ngày nay.

- Cha Ngài là Đức Vua Tịnh Phạn (Suddhodana), mẹ Ngài là Hoàng Hậu Maya. Sau khi hạ sinh Ngài được bảy ngày thì Hoàng Hậu Maya cũng tạ thế. Ngài được Bà Haha Pajapati là chị em của mẹ Ngài nuôi dưỡng đến lớn.

- Ngài kết hôn năm mười sáu tuổi với Công Chúa Da Du Đà La (Yasodhara), và sanh được một người con trai có tên La Hầu La.

- Đến năm 29 tuổi, Ngài bắt đầu rời cung điện dũ sạch nợ chốn hồng trần và bắt đầu con đường tu luyện để trở thành Phật với mong muốn giải thoát nhân loại, cứu đỗi chúng sanh.

- Trải qua sáu năm khổ hạnh tầm sư học đạo, Ngài đã gặp không ít khó khăn cũng như hy sinh và chịu đựng nhiều đau khổ, với một tấm lòng sắc son cùng một niềm tin vô biên và luôn xả thân để phụng sự vì đạo. Ngài đã kiệt sức và ngã quỵ bên dòng sông Ni Liên Thiền (Nairanjana) và nhờ thọ dùng bát sữa của nữ thí chủ Tu Xà Đa (Sujata) mà hồi phục lại sức khỏe. Sau đó Ngài đã ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề trong suốt bốn mươi chín ngày và đã đắc đạo tu thành chánh quả.

- Ngài đắc đạo thành Phật sau khi đã tự giác ngộ được mọi điều, rủ bỏ mọi thứ ở thế tục, một lòng hướng đến việc giải thoát chúng sanh.

- Sau khi thành đạo, Ngài đã tiến hành con đường truyền bá và thuyết pháp Phật giáo. Bài pháp đầu tiên Ngài đã thuyết pháp cho năm anh em họ Kiều và sau đó năm người này đã trở thành những người đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Đây được cho là điểm dấu đầu tiên trên con đường thuyết pháp của Ngài.

Hành hương về miền đất PhậtHành hương về miền đất Phật

- Trong khoảng thời gian bốn mươi lăm năm, Đức Phật đã đi khắp nơi trên đất nước Ấn Độ không quản ngày nắng đêm mưa, không nề hà bất kỳ gian khổ chỉ một lòng từ bi cứu độ chúng sanh chỉ mong đời bớt lầm than, cơ khổ.

- Như đã đoán trước được ngày thân xác sắp lìa cõi trần, Ngài đã căn dặn lại các đệ tử làm theo kim chỉ ngôn của Phật giáo, một lòng kiên tâm, tu hành nghiêm túc. Đức Phật đã viên tịch sau khi đã thực hiện xong các việc cần làm, theo nhiều tài liệu cũng như trong Kinh Phật truyền lại thì Đức Phật mất khi Ngài hưởng thọ được tám mươi tuổi.

2. GIẢI THÍCH VỀ VIỆC ĐI HÀNH HƯƠNG

ĐỊNH NGHĨA:

Hành hương có thể được hiểu nôm na đây là một chuyến hành trình đi trong dài ngày với điểm đến là nơi chốn linh thiên với mục đích cúng tế, vái lễ bái.

Đây là một nghi thức hành lễ mà các Phật tử, hay là những người tín đồ sẽ thực hiện bằng cách thắp hương và đi xung quanh điện Phật, hay tháp, ....

Ý NGHĨA:

- “Hành hương” là một trong những phong tục có từ lâu đời. Đây là cách mà các tín đồ bày tỏ lòng thành của mình đối với tôn giáo của họ.

- Ngoài việc để bày tỏ lòng thành ra thì qua việc hành hương các tín đồ còn cầu mong muốn cho bản thân cũng như gia đạo gặp được nhiều điều phước lành trong năm, mọi việc đều thuận buồm xui gió.

-Việc đi hành hương được diễn ra có thể trùng với một dịp lễ lớn bên đạo giáo đó, tuy nhiên cũng có thể đơn giản chỉ là việc muốn thể hiện lòng kính ngưỡng đến đạo giáo của bản thân.

MỤC ĐÍCH:

Xuất phát từ việc muốn dâng lên những lời nguyện cầu từ sâu trong tâm hồn đến nơi cao nhất của tính ngưỡng mà các tín đồ sẽ tiến hành thực hiện việc thi hành lễ nghi một cách bài bản với đầy đủ vật cúng tế cũng như kèm theo các nghi thức chuẩn mực nơi chốn linh thiêng nhất của đạo giáo.

Mọi tín đồ đều cầu mong trong một khoảnh khắc ngắn ngủi họ có thể đến gần hơn với bậc tính ngưỡng và cầu xin mong nhận được ơn trên ban phước lành cho bản thân cũng như tất cả mọi chúng sanh.

Một khoảng thời gian, các tín đồ có suy nghĩ là hành hương đồng nghĩa với việc bản thân họ phải trải qua những đau khổ mà đấng bề trên đã từng trải qua thì họ mới có cảm giác là đã gần hơn với đấng tính ngưỡng cũng như sẽ được ơn trên ban nhiều phước lành hơn. Thật ra đây chỉ là một suy nghĩ có chút lạc hậu, mê tín .... vì không phải cứ khổ hành là sẽ gần với đạo giáo, được ban nhiều phước lành, chính xác đó là việc hành xác bản thân thì đúng hơn.

Nghi thức hành hương ngày nay được thực hiện một cách bài bản, có đơn vị tổ chức đứng ra thực hiện một số công đoạn nên có thể nói việc đi lại của các tín đồ cũng tương đối thuận lợi dễ dàng hơn nhiều. Cũng có nhiều đơn vị đã đứng ra tổ chức thực hiện những chuyến đi vừa kết hợp việc hành hương với du lịch tôn giáo nhằm mục đích vừa quảng bá về các điểm tham quan vừa thể hiện lòng thành tín ngưỡng đến đạo giáo đó. Gonatour cũng xuất phát từ suy nghĩ đó nên rất mong muốn được đồng hành cùng tín đồ trên con đường hành hương về miền Đất Phật đầy màu nhiệm này.

Hành hương về miền đất PhậtHành hương về miền đất Phật

3. GIỚI THIỆU VỀ HÀNH TRÌNH CHIÊM BÁI TỨ ĐỘNG TÂM - BỐN ĐIỂM THÁNH TÍCH GẮN LIỀN VỚI CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI

Có thể nói đất nước Ấn Độ là một trong những quốc gia mang nhiều nết huyền bí phương Đông từ thời cổ đại cho đến hiên nay, với những nét đặc trưng văn hóa về tôn giáo, hay những công trình kiến trúc độc đáo cũng như lịch sử nhân loại lâu đời được truyền qua nhiều thế hệ. Bên cạnh những kiến thức khoa học tiên tiến thì những truyền thuyết về những phong tục từ thời xa xưa, những điều thú vị mà khoa học vẫn chưa lý giải được đã làm nên những điểm thu hút đối với tất cả du khách khi đặt chân tới vùng đất Ấn Độ đầy huyền bí này.

Với chuyến hành trình trở về nơi cội nguồn chốn linh thiêng của Đất Phật, mỗi điểm đến gắn liền với từng địa danh thánh tích như Vườn Thánh Lâm Tỳ Ni hay Vườn Ngự Uyển Lâm Tỳ Ni (Lumbini); Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya); Vườn Lộc Uyển (Sarnath); Câu Thi Na (Kushinagar) cùng với việc được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiền hòa của dòng sông Hằng huyền bí – được ví như người mẹ hiền từ của đất nước Ấn Độ sẽ là một trải nghiệm đầy thú vị đối với mỗi du khách thập phương.

Hành hương về miền đất PhậtHành hương về miền đất Phật

GIỚI THIỆU VỀ LÂM TỲ NI (LUMBINI) – NƠI ĐỨC PHẬT ĐẢN SINH

Lâm Tỳ Ni được đông đảo các Phật tử cũng như giới mộ ngưỡng biết đến là một trong những địa điểm hành hương nổi tiếng về Phật giáo, tọa lạc tại quận Rupandehi trực thuộc nước Cộng hòa dân chủ liên ban Nepal, và cách biên giới Sonauli của Ấn Độ khoảng 36 km.

Theo truyền thuyết cũng như trong Kinh Phật có ghi chép lại thì đây được cho là nơi mà Hoàng Hậu Maya đã hạ sinh ra vị Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha) - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – Người đã có công khai sáng ra Phật giáo ngày nay.

Lâm Tỳ Ni là một trong những bốn địa danh thánh tích gắn liền với cuộc đời của Đức Phật từ lúc Ngài được đản sanh ra cho đến khi Ngài tạ thế nhập cõi niết bàn.

Lâm Tỳ Ni nằm tọa lạc dưới chân dãy núi hùng vĩ Himalaya; cách kinh thành Ca Tỳ La Vệ xưa khoảng 25 km về phía Đông – nơi mà Đức Phật sinh sống và trưởng thành đến năm hai mươi chín tuổi trước khi Ngài rủ bỏ mọi thế tục nơi chốn hồng trần để theo con đường tầm sư học đạo.

Theo tục lệ truyền thống thời xưa khi người phụ nữ sắp đến ngày sinh nở, họ sẽ phải trở về nhà cha mẹ đẻ của mình để sinh con và Hoàng Hậu Maya cũng không ngoại lệ. Trên đường quay trở về quê nhà, khi đoàn tùy tùng của Hoàng Hậu đi ngang qua khu vực này, bà cảm thấy ở đây có quang cảnh rất đẹp, không khí lại dễ chịu nên đã cho lệnh dừng chân hạ trại nghỉ ngơi. Trong lúc nghỉ ngơi, Hoàng Hậu Maya đã hạ sinh ra Thái Tử tại đây. Vì thế để tưởng nhớ Hoàng Hậu Maya, người dân đã xây dựng ngôi đền để thờ bà với những tấm phù điêu mô tả lại cảnh lúc Hoàng Hậu khi hạ sinh Thái Tử ở gần nơi mà Đức Phật đã được đản sanh.

Theo Kinh Phật có ghi chép lại vào lúc Thái Tử Sĩ Đạt Ta được hạ sinh thì đồng thời vào thời khắc đó cũng xuất hiện bảy sinh mệnh có mối quan hệ tương quan với Ngài lần lượt là cây bồ đề; Công Chúa Da Du Đà La (Yashodhara); con ngựa Kiền Trắc (Kantaka); người đánh xe ngựa Sa Nặc (Channa); con voi Kaludayi (người bạn thời thơ ấu của Thái Tử) và cuối cùng là bảy kho báu vô chủ.

Cũng theo Kinh Phật lưu truyền khi vừa mới sinh ra, Thái Tử đã đứng thăng bằng bằng hai chân, đi bảy bước, cứ mỗi bước đi sẽ có một tòa sen nỡ ra đỡ dưới gót chân Ngài; trên đầu Ngài xuất hiện vầng hòa quang; đến bước thứ bảy thì Thái Tử đưa một tay với ngón trỏ chỉ lên trời, một tay với ngón trỏ chỉ xuống đất và nói:

“ Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” có nghĩa “ Trên trời dưới đất chỉ có chân – ngã ( cái Ta – chân – thật) là số một”.

Tiếp đó cả đoàn tùy tùng đã hộ giá Hoàng Hậu và Thái Tử quay về hoàng cung. Sau khi sinh Thái Tử Sĩ Đạt Ta được bảy ngày thì Hoàng Hậu Maya qua đời, và Ngài được người chị ruột của mẹ nuôi dưỡng đến lúc trưởng thành.

Theo thời gian, Lâm Ty Ni đã không còn sự phồn thịnh như thời xưa, thậm chí nơi đây đã bị tàn phá nhiều bởi nhiều nguyên nhân, và hiện nay chỉ còn sót lại những tàn tích chứng minh nơi này đã từng phồn hoa như thế nào.

Vào năm 1997, Lâm Tỳ Ni đã được tổ chức UNESCO công nhận và chính thức được liệt kê vào danh sách di sản văn hóa thế giới; bên cạnh đó vẫn sẽ tiếp tục công việc khai quật các di tích khác cũng như tiến hành trùng tu và tôn tạo lại nơi này.

Hành hương về miền đất PhậtHành hương về miền đất Phật

GIỚI THIỆU VỀ BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG (BODH GAYA) – NƠI ĐỨC PHẬT TU THÀNH ĐẠO

Hành hương về miền đất PhậtHành hương về miền đất Phật

Bodh Gaya hay còn được biết đến với cái tên Bồ Đề Đạo Tràng – nơi mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề trong suốt bốn chín ngày đêm đắc đạo tu thành chánh quả. Bồ Đề Đạo Tràng là một nơi vô cùng linh thiêng và có ý nghĩa quan trọng, nơi đây được ví như một móc son thứ hai liên quan đến cuộc đời của Đức Phật.

Nằm tọa lạc bên bờ sông Niranjana, nay là một thành phố nhỏ thuộc quận Gaya, Bihar, Ấn Độ, cách thủ phủ Patna khoảng 96km.

Ở đây gồm Tháp Đại Các (Mahabodhi Vihar Temple) là một công trình kiến trúc bằng đá, với bốn ngọn tháp lớn nằm ở trung tâm và bốn ngọn tháp ở bốn phía; phía trên có thờ xá lợi của Đức Phật; cội bồ đề với tán lá xum xuê mặc dù nếu tính theo thời gian thì có thể nói đây đã là đời con cháu thứ mấy của cây bồ đề năm xưa mà Đức Phật đã từng ngồi thiền. Mặc dù trải qua năm tháng cộng thêm sự tàn phá của chiến tranh nhưng hiện tại thì cây bồ đề vẫn phát triển rất mạnh mẽ và cũng chẳng khác là mấy so với cây bồ đề năm xưa.

Ngoài ra ở đây còn có một bức tượng Quán Thế Âm nằm ở sát vách của tháp ở phía Đông. Theo nhiều lời truyền lại nếu ai nhắm mắt mà vẫn đi đến đúng trước chính diện của tượng thì ước nguyện của bản thân sẽ thành hiện thực. Nhưng không phải ai cũng làm được điều này, dường như có một thế lực siêu nhiên đẩy mình ra, làm hướng đi của mình bị chệch. Tuy nhiên không phải không có người chỉ đi một lần là đến được mà cái này còn phải tùy vào tâm và tùy duyên. Ông bà xưa cũng hay nói người có duyên ắc sẽ được như mình muốn; còn không duyên thì làm chăng cưỡng cầu cũng không thành.

Năm 2002, UNESCO cũng đã công nhận Tháp Đại Các (Mahabodhi Vihar Temple) là di sản văn hóa thế giới và là một trong những điểm thánh tích được đông đảo các Phật tử cũng như tín ngưỡng đến đây hành hương vào những dịp quan trọng trong năm.

GIỚI THIỆU VỀ VƯỜN LỘC UYỂN (SARNATH) – NƠI ĐỨC PHẬT CHUYỂN PHÁP LUÂN

Sarnath là một thành phố thuộc bang Uttar Pradesh, nằm ở phía Đông Ấn Độ, cách thành phố Varanasi khoảng 13 km về phía Đông Bắc. Sarnath được nhắc đến là một trong bốn điểm thánh tích hành hương và là điểm đến linh thiêng của các Phật tử mộ đạo cũng như với những khách du lịch muốn tìm hiểu về hành trình truyền bá đạo Phật năm xưa như thế nào.

Sarnath – hay Vườn Lộc Uyển là điểm son thứ ba ứng với hành trình mà Đức Phật từ lúc giác ngộ tu dưỡng thành đạo và bắt đầu con đường truyền bá đạo Phật mở rộng trên lãnh thổ đất nước Ấn Độ. Ngoài ra còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đây là nơi mà Đức Phật đã thành lập tăng đoàn đầu tiên cho giáo hội Phật giáo.

Theo ghi chép của Kinh Phật truyền lại, Sarnath không những là nơi tăng đoàn được thành lập đầu tiên, mà còn là nơi Đức Phật đã giải bài thuyết pháp đầu tiên cho năm anh em nhà họ Kiều – sau này trở thành năm vị Tỳ Kheo đầu tiên của Đức Phật; ngoài ra còn là nơi mà Đức Phật chuyển vận bánh xe Pháp đầu tiên, bắt đầu cuộc hành trình hoằng pháp cứu khổ, độ sanh cho chúng sinh thoát kiếp bi ai.

Nếu theo trình tự ứng với từng giai đoạn cuộc đời của Đức Phật thì đây là giai đoạn thứ ba trong cuộc đời của Ngài nhưng trên thực tế thì nếu đi theo lộ trình để hành hương về miền đất Phật thì hành trình này sẽ không thuận lợi mà còn phải nói có phần ngược và có phần đúng với nghĩa đen của từ “hành hương” đầy gian nan. Thông thường thì lộ trình sẽ đi ngược lại với mốc thời gian nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình di chuyển của chư Phật tử nói riêng cũng như đối với khách du lịch nói chung.

Trong chuyến hành trình tâm linh về miền đất Phật để chiêm bái Tứ Động Tâm, các chư Phật tử sẽ theo lộ trình chiêm bái Thánh tích Sarnath – Vườn Lộc Uyển trước nơi Đức Phật đã thuyết pháp bài giảng đầu tiên; kế tiếp sẽ chiêm bái Thánh tích Bodh Gaya – Bồ đề đạo tràng – nơi Đức Phật đã tu thành đạo; tiếp tục chiêm bái Thánh tích Kushinagar – nơi Đức Phật nhập cõi niếp bàn và sau cùng là chiêm bái Thánh tích Lumbini – nơi Đức Phật đản sanh.

Ngoài ra Vườn Lộc Uyển còn được biết đến là một khu rừng mà các con nai có thể sống một cách tự do, thoải mái và không sợ bị con người quấy rầy đến đời sống hoang dã của chúng. Tích xưa có lưu truyền lại ứng với câu chuyện liên quan đến hành động của một con nai đầu đàn đã hiến thân mình thay cho một con nai mẹ sắp sinh để nhà vua giết ăn thịt. Nhà vua đã cảm động hành động cao cả đó của con nai đầu đàn nên đã bãi bỏ lệnh giết nai và ra lệnh biến khu rừng đó thành nơi trú ẩn cũng như bảo vệ chúng.

Hiện tại điểm thánh tích này đã không còn sự hưng thịnh như thời hoàng kim của đạo Phật lúc đương thời nữa, trải qua nhiều thăng trầm và biến cố, địa danh đã bị tàn phá nhiều sau cuộc chiến của những người theo Hồi giáo. Tuy chỉ còn sót lại những tàn tích nhưng đối với những người con Phật giáo nói riêng và với du khách nói chung thì đây đã là điều rất may mắn; giúp họ hoài niệm lại phần nào quá trình năm xưa mà Đức Phật đã bắt đầu con đường hoằng pháp truyền đạo như thế nào.

Hành hương về miền đất PhậtHành hương về miền đất Phật

Bên cạnh Thánh tích Sarnath thì ở đây còn nhiều điểm đáng để tham quan như thành phố Vanarasi – nơi được mệnh danh là thành phố tâm linh, nơi tập trung những tinh hoa bậc nhất của nước Ấn Độ từ thời xa xưa cũng như hiện tại, một nơi rất nổi tiếng về mặt hàng tơ lụa. Phải nói con đường tơ lụa đã được hình thành tại Banares góp phần đưa sản phẩm này đi khắp nơi trên thế giới và tồn tại cho đến tận ngày nay.

GIỚI THIỆU VỀ CÂU THI NA (KUSHINAGAR) – NƠI ĐỨC PHẬT NHẬP NIẾT BÀN

Thời xưa, Kushinagar được coi như là một trong hai kinh đô của bộ tộc Mallas. Hiện nay vùng đất này thuộc tiểu bang Utta Pradhes, Ấn Độ. Nhìn về mặt địa lý giao thông thì vị trí của điểm thánh tích này nằm cách các điểm thánh tích khác cũng không xa mấy như: cách Lumbini khoảng 100 km; cách Vaishali khoảng 150 km; cách Sarnath khoảng 200 km và cách Bodhgaya khoảng 300 km.

Có thể nói đây là điểm tích thứ tư và cũng là điểm thánh tích cuối cùng nằm trong chuỗi hành trình tham quan chiêm ngưỡng về “Tứ động tâm” của hành trình hành hương về miền đất Phật. So với ba điềm thánh tích được nhắc đến ở trên thì có thể nói nơi đây là điểm dừng chân cuối đời của Đức Phật trước khi Ngài viên tịch trong suốt hành trình truyền bá đạo Phật đến với toàn chúng sanh cũng như giúp cho những người hữu duyên sớm ngày thoát kiếp bi ai để đến với bến bờ hỉ lạc.

Phàm là người trần thì sẽ không tránh khỏi cái vòng “Sinh – lão – bệnh – tử” nên khi biết trước cái ngày thân sắp lìa khỏi xác thì Đức Phật đã thực hiện nốt những gì còn giang dở trước khi nhập cõi niết bàn. Ngài đã thuyết giảng lần cuối cho các đệ tử cũng như căn dặn họ tiếp tục con đường hoằng pháp mà Đức Phật đã đi và luôn một lòng giữ đạo giúp cho chúng sanh thoát kiếp bi ai.

Một đời người có thể là dài so với người này, cũng có thể là ngắn so với người khác nhưng chẳng qua cũng như một cuộc dạo chơi chốn trần gian, trải qua bao hỉ, nộ, ái, ố, niếm trải cảm giác của tham, sân, si trong cuộc sống và quan trọng là sau khi thân lìa khỏi xác chúng ta đã làm được gì. Qua đó chúng ta thấy cuộc đời của Đức Phật đã trải qua vô vàng những thay đổi, cũng như đã cứu giúp biết bao người giác ngộ được điều mà bao lâu nay vẫn còn tâm tối.

Khi đến tham quan điểm thánh tích này chúng ta còn được chiêm bái thêm những nơi linh thiêng khác như: Điện Mathakuar – nơi Đức Phật đã thuyết giảng bài giảng cuối cùng cho các đệ tử; Chùa và Tháp Đại bát Niết bàn – nơi Đức Phật nhập diệt; Tháp Trà Tỳ - nơi diễn ra lễ hỏa táng kim thân của Đức Phật.

Hành hương về miền đất PhậtHành hương về miền đất Phật

4. SỰ MÀU NHIỆM NƠI ĐẤT PHẬT

Nếu ai đã từng hữu duyên được đến chiêm bái hành hương về miền đất Phật thì sẽ hiểu cũng như biết được sự màu nhiệm ở vùng đất này như thế nào. Khi tìm hiểu cũng như quyết định thực hiện bài viết này, Gonatour cũng rất may mắn được tiếp xúc cũng như trao đổi với một số anh chị là những hướng dẫn viên từng nhiều lần dẫn đoàn tham gia trong những chuyến đi hành hương và chia sẻ kinh nghiệm thì với mỗi người sẽ có cảm nhận riêng cũng như sự màu nhiệm đối với mỗi cá nhân cũng riêng.

Dù chúng ta muốn được một lần trong đời được đến nơi mà Đức Phật được sinh ra, rồi lớn lên theo con đường tu đạo, tạo phước lành cho chúng sanh nhưng có thể nhiều lý do xảy đến làm bạn không thể thực hiện được; cũng như theo thuyết giáo nhà Phật dù lòng có muốn nhưng không có duyên thì ắc cũng chẳng thành.

Theo lời chia sẻ của một bạn hướng dẫn viên về sự màu nhiệm ở nơi Đất Phật đã xảy ra với một người mà vốn dĩ không phải là con nhà Phật; người này vốn là một con chiên ngoan đạo và không tin vào những sự màu nhiệm đã từng nghe về miền Đất Phật này, nhưng vì thương vợ nên đã đồng hành trong chuyến hành hương đó. Trên đời cũng thật có quá nhiều sự trùng hợp đi, trước khi tham gia chuyến hành hương thì người chồng cũng vừa mới bị tai nạn và bị thương ở chân, mặc dù vết thương đã được xử lý nhưng trong suốt hành trình vẫn không có dấu hiệu phục hồi mà ngày một diễn tiến theo chiều hướng xấu đi. Khi đoàn dừng chân tham quan điểm chiêm bái tại Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, người chồng có nguyện nếu thật sự có màu nhiệm thì hãy giúp cho chân ông bớt đau để đồng hành cùng vợ của mình đến kết thúc chuyến hành hương này. Quả nhiên sự màu nhiệm đã linh ứng với lời nguyện cầu thành tâm, qua hôm sau vết thương của người này hầu như giảm đau nhức đi rất nhiều, tình hình cải thiện lạc quang và hai vợ chồng có thể đồng hành cùng nhau đến hết hành trình.

Được một lần đến nơi đây đã là hữu duyên nhưng với một người hướng dẫn viên có thăm niêm dẫn đoàn đến chiêm bái vùng đất Phật này nhiều lần thì lại là một điều vô cùng may mắn đối với bản thân người hướng dẫn viên này; nhưng cứ mỗi lần được trở về miền Đất Phật thì cảm nhận của người này về sự màu nhiệm cũng như bản thân được nhận một nguồn năng lượng vô biên đối với chính mình một cách rất rõ ràng. Anh chia sẻ cứ mồi khi đưa đoàn đến tham quan viện bảo tàng Quốc gia New Delhi - Ấn Độ - nơi lưu giữ xá lợi Phật thì anh cảm nhận được một nguồn năng lượng rất lớn đang đè lên chính hai vai mình, bản thân cảm thấy rất tinh anh, mọi buồn phiền dường như tan biến hết, rất lạc quang.

Cảm nhận của mọi người sẽ không ai giống ai nhưng sau chuyến hành hương về miền Đất Phật bản thân mỗi người sẽ nhận được nhiều sự quý giá hơn họ mong đợi, mỗi người không ai là hoàn mỹ nhưng ta biết tu dưỡng ắc sẽ gặt hái được nhiều điều hơn mình mong đợi.

5. MỘT VÀI LỜI KHUYÊN KHI ĐI HÀNH HƯƠNG VỀ MIỀN ĐẤT PHẬT

- Điều đầu tiên cần lưu ý có liên quan về việc lựa chọn thời điểm thích hợp để lên kế hoạch đi hành hương về miền Đất Phật. Dù ở Nepal, hay Ấn Độ thuộc Châu Á nhưng thời tiết và khí hậu ở đây thì khác hẳn so với những nước còn lại nằm trong khối Châu lục nha! Cũng như đã chia sẻ ở phần trên thì thời điểm xét về tổng thể phù hợp nhất để lên kế hoạch cho việc tham quan cũng như hành hương về miền đất Phật thường rơi vào khoảng từ cuối tháng 9 đến khoảng giữa tháng 3 năm sau là thời điểm thuận lợi nhất để lên kế hoạch cho việc trải nghiệm hành hương về miền Đất Phật; lúc này có thể ví von như mọi việc điều thuận lợi cả về thời tiết cũng như nhiệt độ đặc biệt ở Ấn Độ tương đối là dễ chịu, không quá nóng, mưa rất ít vì đã vào cuối mùa mưa và khá là phù hợp cho người Việt chúng ta đi chiêm bái hành hương.

- Điều thứ hai dù thời tiết đã chuyển mùa, nền nhiệt nhìn chung có giảm rõ rệt nhưng không có nghĩa là nhiệt độ không cao. Thêm nữa Ấn Độ cũng là nước có nền nhiệt tương đối cao và nóng hơn so với Việt Nam nên khi đến đây thì các bạn nên lựa chọn cho mình trang phục thoải mái, chất liệu phải là loại thấm hút mồ hôi tốt; màu sắc thì nên chọn những màu nhã nhặn, tránh chọn những màu nóng bắt nhiệt vì sẽ vô tình làm cơ thể của bản thân thêm nóng bức khó chịu. Điểm nữa cần lưu ý về trang phục dành cho các bạn nữ thì các bạn cần lưu ý vì đa phần người dân tại Nepal hay Ấn Độ phần đông đại đa số người dân bản địa theo đạo Hindu nên việc các bạn lựa chọn những trang phục không phù hợp với văn hóa của nước sở tại sẽ là một điểm trừ khá lớn cũng như sẽ bị liệt vào việc xem thường văn hóa tại nước họ. Một việc nữa nếu các bạn là Phật tử thì luôn nhớ phải chuẩn bị sẵn một bộ đồ lam để khi hành lễ thì các bạn có sẵn để mặc nhé!

- Vì lịch trình hành hương thường sẽ từ 9 đến 10 ngày trở lên, mà thức ăn đa phần ở Ấn Độ đều có nêm gia vị là cà ri, nên đối với một số người không quen thì khó mà dùng. Gonatour xin kiến nghị các bạn một loại sản phẩm vừa có thể đảm bảo cho việc dinh dưỡng vừa tiện lợi cho việc mang theo là thực phẩm dinh dưỡng thuần thực vật có nguồn gốc từ Canada. Thực phẩm này vừa có thể dùng cho người ăn chay trường hay không ăn chay đều được.

- Phải nhắc thêm với tất cả các bạn một điều đáng quan tâm là mạng Internet và sống điện thoại tại Nepal hay Ấn Độ có tính hiệu rất yếu (thậm chí là có nơi tính hiệu sẽ không kết nối được) do đó nếu cần liên lạc hay có nhu cầu trao đổi công việc khi gấp thì các bạn nên cân nhắc để tránh làm lỡ dỡ công việc của cá nhân.

- Mặc dù Ấn Độ đã từng là thuộc địa của nước Anh, và tiếng Anh cũng khá thông dụng tại Ấn Độ nhưng không phải tất cả người dân bản địa có thể hiểu những gì bạn muốn giúp đỡ đâu nhé! Các bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn một đơn vị tổ chức hành hương có uy tín vì lỡ nếu có sự cố xảy ra thì còn có người hiểu và giúp đỡ khi cần.

6. KẾT LUẬN

Qua bài viết này, Gonatour muốn chia sẻ một số thông tin hữu ít cho những bạn đang có ý định muốn một lần đến với nơi miền đất Phật để trải nghiệm, cũng như chiêm bái những thánh tích. Một nơi có nền văn hóa lâu đời với nhiều điều kỳ bí mà khoa học vẫn chưa lý giải được nhất định sẽ là sự trải nghiệm khó quên cho những ai muốn khám phá điều bí ẩn nơi miền Đất Phật.

Cũng như đã nói thì mọi việc không phải cứ muốn, cứ có ý định là sẽ thực hiện được mà còn phải tùy vào cơ duyên nhưng Gonatour rất mong sẽ là người bạn đồng hành cùng các bạn trong chuyến hành trình hành hương về miền Đất Phật sắp tới này.

Hành hương về miền đất PhậtHành hương về miền đất Phật
Ý kiến bạn đọc