Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Kinh nghiệm du lịch phượt Sóc Trăng tự túc 2021

Thứ bảy, 28/03/2020, 16:31 GMT+7
Thành phố sóc trăng

Đến với Sóc Trăng một tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long nằm ở cửa Nam hạ nguồn của sông Hậu, là nơi sông Hậu đổ vào biển Đông tại hai cửa Định An và Trần Đề. Nơi đây có sự giao thoa giữa các dân tộc kinh-khmer-hoa và người chăm bản địa, chính vì những điều này Sóc Trăng có những tín ngưỡng phong tục độc đáo. Những kinh nghiệm du lịch phượt Sóc Trăng hôm nay sẽ mang đến cho bạn nhiều điều thú vị hơn cả những địa danh này.

1. Tuyến đường di chuyển

Bản đồ TP. HCM đi Sóc Trăng

 

Cách TP. HCM khoảng 231 km, đến với Sóc Trăng thì bạn không cần quá lo lắng vì bây giờ giao thông cũng khá phát triển và có rất nhiều hãng xe cho bạn di chuyển cho chuyến đi.

Theo kinh nghiệm du lịch phượt Sóc Trăng, bạn xuất phát từ TP HCM bạn rẽ vào quốc lộ 1A- đi thêm tầm 15km nữa thì sẽ đến Mỹ Yên, Vĩnh Lộc rồi qua cầu Bến Lức – đi thêm tầm 14km nữa sẽ đến cầu Tân An, thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang – chạy thẳng một mạch tầm gần 20km nữa sẽ tới thành phố Mỹ Tho (cũng thuộc Tiền Giang luôn).

Tại đây bạn rẽ phải vào quốc lộ 1A đi thêm chừng 65km nữa sẽ tới được cầu Mỹ Thuận rồi đi tiếp tục chạy thẳng 1 mạch trên quốc lộ 1 tới được Cần Thơ. Sau đó bạn qua cầu Cần Thơ đi theo Quốc Lộ 1A theo xuôi như thế tầm 30km nữa thì qua thị xã Ngã bảy sẽ đến được địa phận Tỉnh Sóc Trăng.

2. Lựa chọn loại xe du lịch 

xe du lịch

 

Từ TP. HCM bạn có thể chọn một trong nhiều hãng xe ghế ngồi hoặc giường nằm. Hiện nay xe khách cao cấp đã xuất hiện khá nhiều nên không cần phải lo về việc di chuyển xa mà xe không còn chất lượng nữa.

Bạn có thể đặt vé xe tại bến xe miền Tây, địa chỉ 395 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình tân, TP HCM. Hoặc đặt online trên tổng đài của các nhà xe. Giá xe dao động từ 160k-200k. Hiện tại có 2 hãng xe uy tín để du lịch Sóc Trăng là:

  • Xe Phương Trang tại TP. HCM
    • Điện thoại: 0838309309
  • Xe Mai Linh tại TP. HCM
    • Điện thoại: 0839393939

Nếu thích cảm giác phượt Sóc Trăng tự do hơn thì bằng phươg tiện cá nhân, nếu bạn có xe ô tô riêng hoặc đi xe máy. Theo kinh nghiệm du lịch phượt Sóc Trăng thì từ sài gòn bạn chạy đến cầu Cần Thơ, qua cầu Cần Thơ rẽ trái chạy thêm 67m nữa là tới địa phận tỉnh Sóc Trăng.

3. Các điểm nghỉ chân giá rẻ khi du lịch phượt Sóc Trăng

Về vấn chỗ ở khi du lịch ở Sóc Trăng thì theo túi tiền hầu bao và sở thích bạn hãy lựa chọn một trong các loại hình như sau:

Nếu túi tiền để chi cho chuyến đi du lịch Sóc Trăng tự túc không được xông xênh thì bạn có thể chọn những nhà nghỉ, khách sạn ở trong tỉnh Sóc Trăng

nhà nghỉ Hải Yến Sóc TrăngNhà nghỉ Hải Yến Sóc Trăng

 

Nhà nghỉ Hải Yến

  • Địa chỉ: 290 quốc lộ 1A, P7, TP Sóc Trăng
  • Giá phòng: 280k/đêm
  • Quê Tôi hotel
    • Địa chỉ: 278 Phú Lợi, P2, Sóc Trăng,
    • Giá phòng: tầm 290k-1200k/đêm
  • Khánh Hưng hotel
    • Địa chỉ: 278 Phú Lợi, P2, Sóc Trăng
    • Giá phòng: 220-240k các dịch vụ cũng được chuẩn bị đầy đủ chu đáo.bạn có thể nghỉ ngơi sau một ngày dài
  • Nhà nghỉ Ngọc Thu
    • Địa chỉ: 2127 quốc lộ 1 An Hiệp, Châu Thành, Sóc Trăng
    • Giá phòng: 360k/đêm

4. Các điểm du lịch hút khách ở Sóc Trăng

Bạn sẽ ngạc nhiên từ những ngôi chùa cổ kính mang kiến trúc độc đáo các điểm hấp dẫn mà bạn có thể bỏ túi trong chuyến du lịch do thiên nhiên ban tặng.

Chùa chén kiểu độc đáoChùa chén kiểu độc đáo

Chợ nổi ngã năm: nơi đây thuận lợi giao lưu của 5 con sông toả ra 5 ngã Cà Mau lên, tới nơi đây bạn có thể thưởng thức đặc sản phiên chợ trên sông cùng người dân nơi đây

  • Cồn Mỹ Phước: những ai thích cảm giác trải nghiệm trải nghiệm di chuyển bằng cano thì sẽ rất thích nơi này
  • Chùa Sà Lôn: nét đặc trưng của ngôi chùa là sử dụng những chén, dĩa ốp lên tường để trang trí nơi đây còn được gọi là chùa chén kiểu.
  • Chùa dơi: kiến trúc chùa nơi đây được coi là kiến trúc tiêu biểu của phật giáo nam tông Khmer Nam bộ và chùa được xây từ khoảng thế khỉ XVI cho đến nay vẫn còn giữ khá nguyên vẹn vẻ đẹp của nó
  • Bảo tàng Khmer: đây là một công trình được xây dựng theo kiến trúc của chùa Khmer bên trong chứa nhiều hiện vật phản ánh đời sống phong phú đặc sắc của người đồng bào dân tộc Khmer
  • Vườn cò Tân Long: đến đây bạn sẽ được thư giãn với không khí thiên nhiên hoà mình vào cuộc sống của thế giới loài cò xem chúng làm tổ sinh sống cảm giác thật thú vị
  • Chùa đất sét: khi bạn bước chân đến nơi đây bạn phải ngưỡng mộ bởi tài hoa của nghệ nhân nơi đây tạo ra các phẩm tượng phật, linh thú,..bằng đất sét.
  • Chùa kh’leang: ngôi chùa có tuổi thọ gần 500 năm nơi đây có các nghi lễ tôn giáo và lưu trữ nhiều giáo lý nhà phật, diễn ra nhiều lễ hội văn hoá của dân tộc khmer
  • Khu du lịch sinh thái Bình An: hội tụ nhiều hoạt động trò chơi giải trí, ẩm thực, được bố trí hài hoà thích hợp cho những chuyến du lịch cuối tuần tụ họp bạn bè và gia đình để giải toả stress

5. Ăn gì ở Sóc Trăng

Không chỉ hấp dẫn ở các địa danh nơi giao thoa giữa các dân tộc các bạn sẽ được thưởng thức các món ăn hấp dẫn không thể bỏ qua.

Bánh xèo tôm thịt thơm ngon
  • Bánh xèo tôm thịt: loại bánh này có vỏ ngoài làm từ bột gạo nhân bên trong làm từ thịt và những con tôm rất chắc thịt và tươi ngon chấm cùng nước chấm chua ngọt đậm chất miền Tây
  • Lẩu mắm: bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên với một nồi lẩu to đùng mang hương vị hải sản của biển ăn kèm với các loại rau đa dạng: bông điên điển, rau nhút, rau dừa cạn…
  • Nem nướng bảy gành: nem này rất vừa ăn không bị ngấy vì rất ít mỡ kèm theo đó là nhiều loại rau xanh, quán này nhân viên phục vụ rất nhiệt tình
  • Quán ăn vặt Hưng: các món ăn vặt như phá lấu giò heo, tai heo..tạo nên những món ăn vừa lạ vừa ngon và bắt mắt
  • Hủ tiếu cà ri: khác với hiểu tiếu Mỹ Tho, Nam vang đây là một loại hủ tiếu được biến tấu theo đậm phong cách của ngừơi dân Vĩnh Châu
  • Bún vịt nấu tiêu: nhìn có vẻ cũng giống mì việt tiềm của Bắc Kinh nhưng đặc biệt món này là nấu với những hột tiêu và xương ống cộng với nước dừa, món này ăn kèm với giá, rau muống bào...
  • Bánh bía Sóc Trăng: bánh nổi tiếng bậc nhất mang thương hiệu của Sóc Trăng, những ai nghiện sầu riêng thì rất thích hợp với bánh này
  • Bánh ống: ở bất kỳ con đường nào tại Sóc Trăng bạn cũng có thể tìm thấy món này khá phổ biến, làm từ bột gạo xoay nhuyễn, lá dứa, đường và nước cốt dừa được hấp cách thuỷ trong ống nhôm, bánh có màu xanh nhạt nhìn thôi cũng hấp dẫn rồi

6. Mua gì làm quà ở sóc Trăng

Sau chuyến du lịch bạn loay hoay không biết mua gì làm quà cho người thân và bạn bè thì những món dưới đây sẽ là gợi ý tốt nhất cho bạn.

Bánh pía Sóc Trăng nổi tiếngBánh pía Sóc Trăng nổi tiếng
  • Bánh bía Sóc Trăng: là loại bánh được rất nhièu ngừơi dân ưu chuộng mùi sầu riêng ngào ngạt kèm với đậu xanh hoặc khoai môn, bánh này bạn có thể mua tại các của hàng siêu thị tạp hoá
  • Ba khía: hình dáng hơi giống con cua đồng loại mắm này thường ăn kèm với cơm trắng kèm với khế chua gừng cay nồng làm vị giác kích thích 
  • Khô thịt heo/trâu: có vị cay cay giòn ngọt, dai dai làm mồi nhậu lai rai thì rất là hấp dẫn
  • Lạp xưởng vũng thơm: làm từ thịt heo giàu chất đạm món này ăn rất là béo ngậy bạn chỉ cần hơ qua lửa hoặc đảo qua chảo dầu là có thể sử dụng
  • Bánh in: lớp ngoài làm từ gạo nếp, bên trong nhân là làm từ đậu xanh được in nhiều kiểu dáng khuôn mẫu rất bắt mắt mua về cho người thân nhâm nhi bên tách trà hàn thuyên tâm sự

7. Lễ hội Sóc Trăng:

Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc TrăngLễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng

Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo:

  • Lễ hội Đua ghe Ngo là một trong 3 lễ lớn của đồng bào Khmer Nam bộ gồm: Chôl Chnăm Thmây, Sene ĐôlTa và Oóc om bóc - Đua ghe Ngo. Lễ hội chính là một cách để người dân tạ ơn thần nước, thần đất, thiên nhiên và dòng sông đã cung cấp cá và làm đất đai phì nhiêu, mang lại cuộc sống yên bình cho con người; đánh dấu thời điểm kết thúc mùa mưa, chuyển sang mùa nắng.
  • Vào ngày rằm tháng 10 Âm lịch Khmer hàng năm, đồng bào Khmer ở Sóc Trăng nô nức tiến hành một ngày hội lớn của dân tộc. Đó là ngày hội đua ghe Ngo truyền thống. Từ ngày 14/10 âm lịch, từ khắp mọi nẻo đường xóm, ấp, tiếng rủ nhau í ới tâu khleang mơl kê pro năng tuk (Đi Sóc Trăng xem hội đua ghe) vang khắp nơi, cả già, trẻ, gái, trai mọi người gói ghém hành trang chuẩn bị đi xem ghe Ngo, phương tiện đưa đón từ xe honda, xe khách, xe buýt có đủ cả. Dưới sông thì có đò ngang, đò dọc đậu sẵn ở bến chuẩn bị đưa đón các cổ động viên đến “điểm đua” để cổ động cho chiếc ghe của địa phương mình một cách an toàn.
  • Ghe dành cho cuộc đua là một ghe đặc biệt gọi là ghe Ngo (cong), ghe có hình dáng dài như con thoi, đầu và đuôi cong lên, không mui dài từ 22m – 24m, có khoảng 20 – 24 khoan để cho người ngồi chèo (bơi) từ 45 - 55 người. Người ta dùng thân cây sao nguyên vẹn khoét ruột làm ghe Ngo do dân và nhà chùa cùng làm. Sau khi đóng xong, ghe được chà cho thật trơn, bóng và sơn phết trang trí rất mỹ thuật. Thân ghe thường sơn màu đen, trên be sơn một vệt màu trắng hoặc màu vàng, màu đỏ với độ dày khoảng 5cm và hai bên được chạm trổ hoặc vẽ vảy rồng, rắn theo mô típ Naga. Đầu ghe vẽ các hình con thú như chim cong, sư tử, cọp, voi, khỉ... vừa tượng trưng cho vẻ đẹp, đồng thời thể hiện cho sức mạnh của ghe mình. Vì ghe thân hình thon dài kéo về hai phía đầu và sau lái đều cong, nên nếu bơi động tác phối hợp không ăn ý nhịp nhàng rất dễ mất thăng bằng và bị lật chìm, vì thế mỗi khi đưa ghe xuống nước, người ta tổ chức tập bơi cho nhuần nhuyễn động tác ở trên cạn, sau đó mới đưa xuống nước tập bơi. Người bơi phải thật khoẻ mạnh, có kỹ thuật bơi mới đủ sức vượt lên giành chiến thắng, vì thế người ngồi đầu ghe phải đưa tay ra chỉ huy thật nhịp nhàng, lướt từng nhịp sóng, người đánh cồng, người thổi còi thúc giục động viên và người cầm lái lại càng quan trọng hơn là nhân vật đứng mũi chịu sào, tất cả đều phải phối hợp thật ăn ý. Người ngồi đầu chỉ huy được chọn từ những người có uy tín và thông thạo môn đua ghe.
  • Xưa kia, từng địa phương thường tổ chức đua ghe Ngo tại chỗ để phục vụ bà con nhân ngày Lễ cúng trăng. Dần dần về sau, việc đua ngày càng mở rộng trở thành ngày hội, cuộc đua mang tính chất thể thao, có tính tập trung cao với số lượng ghe càng nhiều. Ngày nay đua ghe ngo là môn thể thao vua tỉnh Sóc Trăng.
  • Ngày hội đua ghe Ngo cũng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, vừa tượng trưng cho sức mạnh, vừa mang tính dân gian đậm đà bản sắc văn hoá truyền thống từ lâu được phổ biến rộng rãi trong các xóm, ấp, phum sóc hay khu vực của cư dân nông nghiệp lúa nước. Ngày nay, đồng bào Khmer tổ chức đua ghe Ngo như là một tục lệ. Họ coi ngày đua ghe Ngo là một ngày hội lớn để mọi người vui chơi, nô nức đi xem để thưởng thức cái đẹp, cái khoẻ mạnh hào hùng, cái tài nghệ tuyệt vời của các tay bơi trên sông nước mênh mông.

Lễ Sene Đônta của đồng bào dân tộc Khmer

  • Lễ Sene Đôlta được tổ chức sau khi thu hoạch vụ mùa lúa sớm là thời điểm bà con nông dân nhàn rỗi và cũng là giai đoạn các vị sư đang nhập hạ (Chôl Vôssa). Do đó, lễ này không chỉ thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với người đã khuất mà còn thể hiện sự chăm lo đến việc tu học của các vị sư trong những ngày kiết hạ. Thông qua đó góp phần giáo dục con người sống theo đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”, "ăn trái nhớ người trồng cây", là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhất là nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm đối với ân nhân của mình và mở rộng thêm những tình cảm mang giá trị nhân văn tốt đẹp, đồng thời càng củng cố thêm mối tình giao hảo giữa bà con chòm xóm “tối lửa tắt đèn có nhau”.
  • Từ ngày 29 - 8 đến ngày mùng 01 - 9 âm lịch Khmer hàng năm (đách khe Pho trô both), nhằm vào cuối tháng 9 dương lịch, đồng bào Khmer Nam bộ nói chung và Sóc Trăng nói riêng tổ chức một lễ hội lớn, đó là Lễ Sene Đônta (Lễ cúng ông bà) nhằm tưởng nhớ đến công ơn sinh thành của thân nhân quá cố. Ngoài đem cơm nước đến chùa mời sư sãi tụng kinh, thuyết pháp, bà con còn chuẩn bị mâm cơm thịnh soạn để dâng cúng gia tiên theo phong tục truyền thống của dân tộc.

Ngày thứ nhất (ngày cúng đón tiếp), mọi người dọn dẹp bàn thờ Phật, tổ tiên và trang trí bó hoa thơm rồi bày bánh trái, nhang đèn... Có gia đình còn mời các vị sư đến làm lễ tại nhà, trước là đọc kinh, dâng cơm, sau là làm lễ cầu siêu cho linh hồn các bậc tiền bối. Theo quan niệm của người Khmer, nếu chỉ cúng vái đốt nhang thôi thì những vật thực ấy sẽ không đến người quá cố, nhưng nếu được các vị sư độ và đọc kinh tụng niệm thì vật thực ấy mới đến được linh hồn người đã khuất. Sau đó, họ gắp thức ăn mỗi thứ một ít để vào chén, đổ trà và rượu vào, đem ra sân để cạnh hàng rào, cắm một cây nhang mời các ma quỷ đã đưa ông bà về ăn ở vui chơi trong ba ngày lễ rồi đưa ông bà về nơi cũ. Đến chiều sau khi tắm rửa, thay quần áo đẹp, họ mời linh hồn ông bà cùng đi vào chùa nghe sư sãi tụng kinh lấy phước và xem múa hát.

Vào ngày thứ hai, bà con chuẩn bị cơm nước chung đậu lại đem vào chùa dâng các vị sư, họ đốt nhang bàn thờ mời ông bà cùng đi vào chùa rồi dùng cơm ở đó, bởi họ cho rằng được dâng cơm sư sãi là góp phần kính Phật trọng tăng, sẽ giúp rửa tội cho ông bà mau siêu thoát. Đêm đó họ cũng đến chùa đọc kinh và nghe thuyết pháp rồi xem văn nghệ, thể thao.

Ngày thứ ba là ngày cuối, họ vừa đem cơm đi chùa lại vừa tổ chức cúng tại nhà, sau khi đi lễ chùa xong, họ mời bà con chòm xóm cùng đến cúng. Buổi cúng này thường xôm tụ đông đủ gọi là “Sene Chun Đôlta” (cúng đưa ông bà); khấn đủ ba lần xong, họ bới cơm, gắp đồ ăn đổ vào chén, nhưng lần này họ đổ vào thuyền được làm bằng bẹ chuối, mo cau để ông bà đem theo ăn dọc đường cho đến khi về đến nơi cũ. Trên thuyền, họ có treo cờ phướn, hình nộm người ngồi trên đó, có thêm gạo, muối, tiền bạc và khắc hình cá sấu, tắc kè ở đầu và đuôi thuyền đều làm bằng bẹ chuối để tránh tai nạn dọc đường. Xong, họ đem thuyền này thả trên sông hoặc mương, rạch ở gần nhà rồi mời anh em, họ hàng, chòm xóm dùng bữa cơm thân mật.
 

Tết Chôl-Chnăm-Thmây của đồng bào Khmer

  • Cùng với lễ hội Ooc-om-boc, Sence Dolta thì Chôl-Chnăm-Thmây là một trong ba lễ hội quan trọng nhất của đồng bào Khmer Nam bộ nói chung và Sóc Trăng nói riêng. Chôl-Chnăm-Thmây diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch hàng năm. Vào những ngày này, người Khmer khắp nơi sẽ cùng nhau đón năm mới cũng là dịp để họ tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên và đức Phật đã che chở cho họ trong suốt một năm qua.
  • Cũng như ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, vào những ngày này gia đình Khmer nào cũng dọn dẹp, trang trí lại nhà cửa, chuẩn bị đầy đủ đồ ăn, thức uống, mặc những bộ quần áo mới,… Mọi người cũng sẽ tập trung nghỉ ngơi, đi thăm hỏi và chúc tết lẫn nhau.
  • Chôl-Chnăm-Thmây thường được tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (giữa tháng 4 dương lịch). Kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày, mỗi ngày tết có tên gọi khác nhau.

Ngày thứ nhất (Châul Sang Kran Thmei); gọi là “Maha Sâng Kran” – ngày làm lễ rước Đại lịch. Sau khi đi đủ 3 vòng quanh chánh điện, các sư bắt đầu thực hiện nghi lễ cầu bình an cho người dân. Trong ngày đầu tiên của năm mới, rước Đại lịch được cho là ngi thức quan trọng nhất. Những người không kịp đến chùa lúc rước Đại lịch thì sau đó có thể cùng mọi người đến để nghe ông lục thuyết pháp, cúng dường năm mới. Người Khmer gọi những người đàn ông này là Acha. Acha là phải người am hiểu lịch sử, thuộc nhiều kinh Phật và được dân làng tín nhiệm.

Ngày thứ hai (Wonbât): gọi là “Pun Phrôm Khoach” – ngày làm lễ dâng cơm và đắp núi cát, nếu là năm nhuần thì có 2 ngày Wonbât. Cũng giống như ngày đầu tiên, bà con Khmer tiếp tục mang cơm đến thỉnh cho các sư. Cũng trong ngày này, người Khmer cũng thực hiện nghi thức cúng Thanh minh để tưởng nhớ những người đã mất.

Ngày thứ ba (Lơng săk): Là ngày làm lễ tắm tượng Phật và tắm các vị sư cao tuổi. Các sư sẽ là người thực hiện nghi thức tắm tượng Phật đầu tiên, trong lúc tắm Phật họ sẽ tụng kinh để thể hiện sự tôn kính và tưởng nhớ đến Phật. Người dân sẽ tắm cho những tượng Phật đặt bên ngoài trời. Họ tin rằng nghi thức này không chỉ thể hiện lòng biết ơn đối với đức Phật mà nó sẽ giúp rửa sạch những bụi bẩn, những điều không may ở năm cũ để bước sang năm mới với một thân thể hoàn toàn mới.

Chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km. Cẩm nang kinh nghiệm du lịch phượt Sóc Trăng tự túc chi tiết, đầy đủ giúp bạn khám phá nét đặc sắc riêng của vùng đất này, hòa mình vào lễ hội Sóc Trăng náo nhiệt. Chúc bạn có chuyến đi vui và thú vị.

Xem thêm:

Ý kiến bạn đọc