Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Lịch sử nước Mỹ và những điều cần biết

Thứ sáu, 30/07/2021, 08:25 GMT+7

Trước khi có một nước Mỹ như ngày hôm nay thì đất nước này cũng đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Lịch sử nước Mỹ cũng phong phú không thua kém bất kỳ đất nước nào trên thế giới. Nếu các bạn tò mò hãy cùng Gonatour tìm hiểu về đất nước hùng mạnh nhất thế giới này ngay bây giờ!

Lịch sử nước MỹLịch sử nước Mỹ

1. Những người kiến tạo nước Mỹ

  • Lịch sử nước Mỹ được khởi nguồn với sự xuất hiện của Christopher Columbus năm 1492. Người đàn ông này đã lập nên các thuộc địa ở Mỹ, bao gồm những người định cư từ châu Âu, những người kiếm tìm cuộc sống mới, tự do ở lục địa này.
  • Ngay từ năm 1844, Samuel F. B. Morse đã hoàn thiện công nghệ điện tín; ngay sau đó các vùng xa xôi hẻo lánh của nước Mỹ đã được kết nối với nhau bởi các cột điện và dây điện. Vào năm 1876, Alexander Graham Bell đã trình diễn công cụ điện thoại; chỉ trong vòng nửa thế kỷ, 16 triệu máy điện thoại đã khiến cuộc sống kinh tế xã hội của nước Mỹ diễn ra nhanh hơn. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đã được đẩy nhanh nhờ phát minh ra máy chữ vào năm 1867, máy tính năm 1888 và máy đếm tiền năm 1897. Máy in sắp chữ li -nô được phát minh năm 1886 và máy in quay, máy gấp giấy đã giúp ta in được 240.000 tờ báo tám trang chỉ trong một tiếng đồng hồ. Chiếc đèn chiếu sáng của Thomas Edison đã thực sự chiếu sáng hàng triệu gia đình. Máy quay đĩa được Edison hoàn thiện và Edison đã kết hợp với George Eastman cùng nhau phát triển ngành điện ảnh. Những phát minh kiểu này và các ứng dụng khoa học khác đã khiến năng suất lao động được đẩy lên một mức cao mới ở hầu hết các lĩnh vực.
  • Đồng thời, ngành công nghiệp cơ bản của Mỹ - ngành sắt thép - cũng tiến bộ và được bảo hộ bởi mức thuế quan cao. Ngành luyện kim chuyển về phía Tây khi các nhà địa chất phát hiện ra các mỏ quặng mới, đặc biệt là mỏ ở dãy núi Mesabi rộng lớn nằm ở đầu nguồn hồ Superior đã trở thành một trong những mỏ lớn nhất thế giới. Do giá thành khai thác rẻ và dễ dàng, đặc biệt là không có lẫn tạp chất nên quặng ở Mesabi được sản xuất thành thép chất lượng tuyệt hảo với chi phí bằng một phần mười so với chi phí thông thường trước đó.
  • Có 5 doanh nhân thông thái, những "Nhà tài phiệt và Người khổng lồ" (Theodore Dreiser) đã tạo dựng nên một nước Mỹ thời tư bản lũng đoạn, đó là:
    • Cornelius Vanderbilt (Ông vua xe lửa)
    • John D. Rockefeller (Ông vua dầu mỏ)
    • Andrew Carnegie (Ông vua thép)
    • John Pierpont Morgan (Ông vua điện)
    • Henry Ford (Ông vua ô tô)
Cornelius VanderbiltCornelius Vanderbilt

2. Lịch sử hình thành nước Mỹ

2.1 Nước Mỹ thời tiền sử

  • Theo những ghi chép về lịch sử Hoa Kỳ những cư dân lần đầu tiên tới vùng Alaska phải mất tới hàng nghìn năm nữa mới có thể tới được khu vực phía Nam của vùng đất này, tức Hoa Kỳ ngày nay. Bắc Mỹ được xác định là đã có từ năm 1200 trước Công nguyên.

2.2 Nước Mĩ thời kì thuộc địa

  • Mỹ đã từng là thuộc địa của người Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp và cả Anh. Dựa vào những ghi chép về lịch sử nước Mỹ thì các nhà thám hiểm Tây Ban Nha chính là những người châu Á đầu tiên đặt chân tới lãnh thổ Hoa Kỳ. Sau đó, ngày càng có nhiều người châu Á tới định cư tại đây.

2.3 Nước Mỹ trong thế kỷ 19

  • Thế kỷ 19 chính là thời đại Dân chủ – Cộng hòa của Mỹ. Năm 1800, Thomas Jefferson thắng cử chức tổng thống. Ông đã tiến hành mua vùng đất Louisiana để cho người định cư Hoa Kỳ tới sinh sống.
  • Đây cũng là thời kỳ Mỹ và Anh xảy ra chiến tranh (1812). Tới năm 1814, Hoa Kỳ mới có dấu hiệu khởi sắc và phát triển. Đồng thời, đây cũng là thời kỳ các phong trào cách mạng tại Mỹ có sự chuyển mình mạnh mẽ, ví dụ như chủ nghĩa bãi nô, tái thiết và thành lập thời đại mạ hóa, chia sẻ giữa miền Bắc và miền Nam,…

2.4 Nước Mỹ trong thế kỷ 20

  • Lịch sử nước Mỹ ghi lại, vào thế kỷ 20, Mỹ đã có sự lột xác toàn diện về cả hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Toàn thể nước Mỹ đã tiến hành kêu gọi hiện đại hóa và thanh lọc lại hệ thống chính trị đất nước.
  • Thế kỷ 20 cũng đánh dấu sự nổi lên của chủ nghĩa đế quốc. Đất nước này tiến hành bành trướng, xâm lược các nước nhỏ hơn, đồng thời ủng hộ và tài trợ cho nhiều nước khác như Cuba, Philippine.
  • Nhắc tới thế kỷ 20 thì không thể bỏ qua các sự kiện lịch sử Hoa Kỳ như:
    • Mỹ đóng vai trò trung lập trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất
    • Phong trào quyền đầu phiếu của phụ nữ
    • Khủng hoảng những năm 20
    • Chiến tranh Thế giới thứ 2
    • Chiến tranh lạnh, phản văn hóa và dân quyền
    • Chủ nghĩa tự do
    • Phong trào phụ nữ
    • Phong trào dân quyền
SandiegoSandiego

3. Nội chiến Hoa Kỳ

  • Tháng 4 của Hoa Kỳ là một ngày tháng đáng lưu ý của lịch sử. Cuộc nội chiến Nam Bắc Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày 12 tháng 4-1861. Bốn năm sau vào ngày 9 tháng 4-1865, tướng Lee của miền Nam đầu hàng tướng Grant của miền Bắc...
  • Cuộc chiến tranh với hàng trăm trận đánh tại miền Ðông Hoa Kỳ trong trọn vẹn 4 năm đã làm cho quân hai bên chết 620 ngàn và hàng triệu người bị thương tích. Miền Bắc thắng trận, thống nhất đất nước, giải phóng nô lệ và hy sinh thêm vị anh hùng Mỹ quốc. Ðó là Tổng Thống Lincoln.
  • Trong trận đánh cuối cùng, quân miền Bắc chiếm được Richmond là thủ đô của miền Nam vào ngày 2 tháng 4-1865. Hai ngày sau Tổng Thống Lincoln của Hoa Thịnh Ðốn đến thị sát Richmond, bước vào dinh tổng thống miền Nam đã bỏ chạy. Tiếp theo là Tướng Lee đầu hàng ngày 9 tháng 4 và vào ngày 15 tháng 4-1865, Tổng Thống Lincoln bị ám sát chết.
  • Vị tổng thống thứ 16 trở thành vĩ nhân thống nhất đất nước và giải phóng nô lệ nhưng chỉ vui với chiến thắng chưa được một tuần lễ.
  • Sau chiến tranh dành độc lập, mười ba xứ thuộc địa Bắc Mỹ thắng Anh quốc trở thành Hoa Kỳ với tổng thống Washington thì tiếp theo đến trận nội chiến chia đôi Nam Bắc là một vết thương đau đớn nhất.
  • Vào thời kỳ đó, nước Mỹ gồm các tiểu bang Ðông Bắc có thủ đô Hoa Thịnh Ðốn chủ trương giải phóng nô lệ. Tổng thống Hoa Kỳ là Luật Sư Lincoln tuyên bố quốc gia không thể có hai luật, một nửa có nô lệ, một nửa không.
  • Quân chính phủ miền Bắc gọi là quân đội Potomac, lấy tên của dòng sông diễm lệ chạy qua thủ đô. Các tiểu bang miền Nam sống về canh nông quyết đòi giữ lại chế độ nô lệ để khai thác cho nông nghiệp. Tổng thống miền Nam là ông Davis. Thủ đô là Richmond và quân đội do tướng Lee chỉ huy được gọi là quân đội Virginia.
  • Nội chiến xảy ra trong hai nhiệm kỳ của ông Lincoln từ 1861 đến 1865 với hai vị tướng chỉ huy sau cùng là Tướng Ulysses S. Grant của miền Bắc và Tướng Robert E. Lee của miền Nam. Tuy miền Nam với các tiểu bang ly khai bầu ra một Tổng Thống Jefferson Davis nhưng nhân vật anh hùng miền Nam chính là Tướng Lee.
  • Khi cuộc chiến Nam Bắc bùng nổ, nước Mỹ chia đôi. 11 tiểu bang miền Nam ly khai với 9 triệu dân và thêm 4 triệu dân nô lệ da đen. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ còn lại 21 tiểu bang miền Bắc với 20 triệu dân.
  • Ông Robert Lee nguyên là tướng lãnh của quân đội liên bang Hoa Kỳ nhưng gốc người miền Nam. Ông đã từng là chỉ huy trưởng trường West Point.
  • Tháng 4-1861 khởi chiến Nam Bắc, Tướng Lee được đề nghị chỉ huy quân đội miền Bắc nhưng ông không nhận và xin từ nhiệm để về đầu quân miền Nam tại Richmond, tiểu bang Virginia. Ông nói là không thể quay lưng với nơi ông đã sinh ra và trưởng thành.
  • Trong chiến tranh, ông lập được nhiều chiến công và là vị tư lệnh sau cùng của miền Nam nhưng sau khi thủ đô Richmond của miền Nam bị thất thủ, ông đã quyết định đầu hàng.
  • Cuộc chiến tranh tương tàn đẫm máu làm tổn hại hàng triệu sinh linh Hoa Kỳ, tan nát các đô thị miền Ðông và vùng Virginia. Tất cả đã thể hiện trong tác phẩm và cuốn phim bất hủ Cuốn Theo Chiều Gió mà chúng ta đã đọc cũng như coi nhiều lần suốt thời niên thiếu.
  • Ngay cho đến bây giờ, tác phẩm này vẫn còn là tài liệu được đem dạy ở trường học với sự say mê và hãnh diện của nhiều thế hệ Hoa Kỳ.
  • Trước tiên bắt đầu về câu chuyện đầu hàng. Sau chiến tranh, nước Mỹ sưu tầm và dựng lên khắp miền Ðông hàng trăm viện bảo tàng. Mỗi tiểu bang ít nhất là một viện bảo tàng. Mỗi trận đánh trên chiến trường xưa cũ với các di tích đều có một viện bảo tàng.
  • Bằng hội họa, nhiếp ảnh, dữ kiện, thêm vào âm thanh ánh sáng người ta dựng lại lịch sử các cuộc thương thuyết, các cuộc điều binh và các trận liệt. Quân đội hai bên Nam Bắc, quân phục màu xanh, quân phục màu xám, các tướng lãnh, sĩ quan, binh sĩ và dân chúng. Những cái chết đau thương và anh hùng của cả hai bên, những mối tình bất hủ, tràn đầy hình ảnh em hậu phương, anh tiền tuyến.
  • Không phải hàng trăm mà có đến hàng ngàn tác phẩm điện ảnh về chiến tranh Nam Bắc. Cả những phim vĩ đại mới ra đời trong vài năm gần đây vẫn còn hình ảnh của cuộc nội chiến ngày xưa.
  • Cuộc nội chiến đau thương xưa cũ đã là niềm cảm hứng cho tinh thần nhân bản xây dựng trên tro tàn của một thời nội chiến Hoa Kỳ.
  • Cuộc nội chiến 1861-1865 có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản. Dựa vào lực lượng cách mạng của quần chúng. Giai cấp tư sản ở miền Bắc đã xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở khu vực này. Nhờ đó, kinh tế Mĩ vươn lên mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XIX.
Nội chiến nước MỹNội chiến nước Mỹ

4. Bầu cử nước Mỹ

  • Việc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ là việc chọn lựa người làm tổng thống Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ 4 năm, bắt đầu từ trưa Ngày Nhậm chức. Các cuộc bầu cử được chính quyền mỗi tiểu bang tổ chức. Bầu cử tổng thống diễn ra 4 năm một lần. Cuộc bầu cử gần đây nhất diễn ra vào ngày 3 tháng 11 năm 2020.
Tổng thống nước MỹTổng thống nước Mỹ

5. Kinh tế nước Mỹ

  • Kinh tế Hoa Kỳ (Mỹ) là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn hợp với kỹ nghệ, mức độ công nghiệp hóa và trình độ phát triển cao. Đây không chỉ là một nền kinh tế phát triển mà còn là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới tính theo giá trị GDP danh nghĩa (Nominal) và lớn thứ hai thế giới tính theo ngang giá sức mua (PPP). Mỹ có GDP bình quân đầu người đứng thứ 7 thế giới tính theo giá trị danh nghĩa và thứ 11 thế giới tính theo PPP năm 2016. Đồng đô la Mỹ (USD) là đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch quốc tế và là đồng tiền dự trữ phổ biến nhất thế giới, được bảo đảm bằng nền khoa học công nghệ tiên tiến, quân sự vượt trội, niềm tin vào khả năng trả nợ của chính phủ Mỹ, vai trò trung tâm của Hoa Kỳ trong hệ thống các tổ chức toàn cầu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 (WWII) và hệ thống đô la dầu mỏ (Petrodollar System). Một vài quốc gia sử dụng đồng đô la Mỹ là đồng tiền hợp pháp chính thức, và nhiều quốc gia khác coi nó như đồng tiền thứ hai phổ biến nhất (de facto currency). Những đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ bao gồm: Trung Quốc, Canada, Mexico, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Anh Quốc, Pháp, Ấn Độ và Đài Loan.
  • Nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và năng suất lao động cao. Giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên đứng cao thứ hai thế giới, ước đạt 45 nghìn tỷ đô la năm 2016. Người Mỹ có mức thu nhập hộ gia đình và mức tiền công trung bình cao nhất trong khối các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), và đứng thứ 4 về mức thu nhập bình quân năm 2010, giảm 2 bậc so với mức cao nhất năm 2007. Hoa Kỳ cũng có nền kinh tế quốc dân lớn nhất thế giới (không bao gồm vùng thuộc địa) kể từ những năm 1890. Hoa Kỳ là nhà sản xuất dầu mỏ và khí gas lớn thứ 3 thế giới. Trong năm 2016, Mỹ là quốc gia có kim ngạch thương mại lớn nhất, cũng như là nhà sản xuất hàng hoá lớn thứ 2 toàn cầu, đóng góp vào một phần năm tổng sản lượng thế giới. Nước Mỹ không chỉ có nền kinh tế lớn nhất, mà còn có sản lượng công nghiệp lớn nhất theo báo cáo Diễn đàn thương mại và phát triển (UNCTAD). Nước Mỹ không chỉ có thị trường nội địa lớn nhất cho các loại hàng hoá, mà còn chiếm vị trí tuyệt đối trong thị trường dịch vụ. Tổng giao dịch thương mại đạt 4,92 nghìn tỷ đô la năm 2016. Trong tổng số 500 công ty lớn nhất thế giới, có 134 công ty đặt trụ sở tại Hoa Kỳ.
  • Hoa Kỳ là một trong những thị trường tài chính lớn nhất và ảnh hưởng nhất trên toàn cầu. Thị trường chứng khoán New York (NYSE) hiện là thị trường chứng khoán có mức vốn hoá lớn nhất. Các khoản đầu tư nước ngoài tại Mỹ đạt 2,4 nghìn tỷ đô la, trong khi những khoản đầu tư của Mỹ ra nước ngoài vượt 3,3 nghìn tỷ đô la. Nền kinh tế Mỹ luôn dẫn đầu trong các khoản đầu tư trực tiếp và tài trợ cho nghiên cứu và phát triển. Chi tiêu tiêu dùng chiếm 71% GDP năm 2013. Hoa Kỳ có thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, với chi tiêu trung bình hộ gia đình lớn gấp 5 lần tại Nhật Bản.Thị trường lao động Mỹ đã thu hút người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới và tỷ lệ nhập cư ròng tại đây luôn nằm trong mức cao nhất thế giới. Hoa Kỳ nằm trong bảng xếp hạng một trong các quốc gia có nền kinh tế cạnh tranh và hoạt động hiệu quả nhất theo các báo cáo của Ease of Doing Business, Báo cáo cạnh tranh toàn cầu và các báo cáo khác.
  • Nền kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua đợt suy thoái theo sau khủng hoảng tài chính năm 2007-08, với sản lượng năm 2013 vẫn dưới mức tiềm năng theo báo cáo cơ quan ngân sách quốc hội. Tuy nhiên nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục từ nửa sau năm 2009, và tới tháng 10 năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ mức cao 10% xuống còn 4,1%. Vào tháng 12 năm 2014, tỷ lệ nợ công đã chiếm hơn 100% GDP. Tổng tài sản có tài chính nội địa đạt tổng 131 nghìn tỷ đô la và tổng nợ tài chính nội địa là 106 nghìn tỷ đô la.
Los AngelesLos Angeles

6. Biểu tình nước Mỹ

  • Ngày 25/05/2020, một vụ can thiệp của cảnh sát gây ra cái chết công dân Mỹ da đen George Floyd, tại bang Minnesota. Kể từ đó đến nay, biểu tình bùng lên khắp nước Mỹ, với bạo động tại một số nơi bất chấp thiết quân luật.
  • Phong trào phản kháng quy mô đang diễn ra tại Mỹ phản đối nạn bạo hành cảnh sát và kỳ thị chủng tội nhắc lại các cuộc bạo động lớn hồi năm 1992, sau khi tòa án Mỹ tha bổng các cảnh sát đã bắn chết một người da đen ở Los Angeles, và gần đây hơn là các cuộc biểu tình tiếp theo cái chết của một người thanh niên da đen 17 tuổi ở Ferguson (bang Missouri) năm 2014. Tuy nhiên, phong trào phản kháng hiện nay, với tốc độ lan rộng nhanh chóng, với sự tham gia của rất nhiều người da trắng, kể cả cảnh sát trong hàng ngũ các cuộc biểu tình ôn hòa, được nhiều nhà quan sát đánh giá là sự kiện chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ đương đại.
  • Theo các nhà hoạt động và học giả nghiên cứu về những cuộc biểu tình liên quan đến tình trạng bạo lực của cảnh sát, xả súng trường học, nữ quyền hay nhập cư, cơn thịnh nộ lan rộng vì bất bình đẳng kinh tế và chủng tộc, vấn đề vốn âm ỉ lâu nay, cùng sự thất bại của chính quyền khi xử lý Covid-19, có thể đã giúp phong trào hiện nay sục sôi trong thời gian dài hơn.
  • Biểu tình ở Mỹ làm dấy lên giận dữ về tình trạng phân biệt đối xử và phân cực chính trị, thúc đẩy người dân nhiều nước xuống đường.
  • Giữa lúc các cuộc biểu tình chống lại sự bạo lực của cảnh sát và nạn phân biệt chủng tộc làm rung chuyển hàng chục thành phố Mỹ, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói về cuộc khủng hoảng này với giọng điệu thường được dùng khi đề cập tới những xung đột nan giải trên thế giới.
  • Theo bình luận viên Ishaan Tharoor của Washington Post, tình trạng bất ổn ở Mỹ thu hút sự chú ý toàn cầu vì cả những lý do cũ và mới. Đối với một số người dân trên thế giới thỉnh thoảng mới tìm hiểu về nội bộ nước Mỹ, diễn biến kịch tính tại siêu cường số một khá mới mẻ và khơi gợi sự tò mò.
  • Tuy nhiên, sự việc còn được nhiều người theo dõi bởi phong trào chống bạo lực chủng tộc, cũng như phân biệt đối xử với các nhóm thiểu số, vốn tồn tại lâu nay.
  • Những video lan truyền trên mạng xã hội khắp thế giới, quay cảnh người đàn ông da màu George Floyd bị cảnh sát da trắng ghì chết cùng các cuộc biểu tình sau đó, như "đổ dầu" vào lửa thịnh nộ, thúc đẩy người dân tại nhiều nước một lần nữa đứng lên đấu tranh vì những vấn đề quen thuộc.
  • Tại Australia, nơi các cuộc biểu tình diễn ra trong tuần này, biến động ở Mỹ đã làm sống dậy sự tức giận trước những hành động chống lại cộng đồng người bản địa của cảnh sát, cũng như ký ức về sự cố năm 2015, khi David Dungay Jr., thổ dân 26 tuổi, chết trong lúc bị cảnh sát Australia giam.
  • "Chúng tôi phẫn nộ vì sự việc đang xảy ra ở Minneapolis, nhưng những người tại Australia cũng cần cùng nhau đứng lên, bởi họ thực sự có thể nhìn thấy tình trạng phân biệt chủng tộc và bất công với người dân chúng tôi", Paul Francis-Silva, cháu trai của Dungay, trả lời phỏng vấn ABC News.
  • Tình huống tương tự diễn ra tại Pháp, khi vụ George Floyd gợi lại ký ức về một sự cố năm 2016. Adama Traore, thanh niên 24 tuổi người da màu sống tại vùng ngoại ô Paris, chết ngạt sau khi bị cảnh sát giam. Cái chết của Traore châm ngòi cho phong trào "Mạng sống người da màu cũng quan trọng" tại Pháp khi đó.
  • Hàng nghìn người tại Paris hôm qua quỳ gối và giơ nắm đấm trên đường phố nhằm bày tỏ sự tôn trọng với Floyd và Traore. Cuộc biểu tình hầu như ôn hòa, nhưng đụng độ vẫn lác đác, khiến cảnh sát chống bạo động phải dùng hơi cay giải tán đám đông. Lính cứu hỏa cũng nỗ lực dập tắt nhiều đám cháy trên đường.
  • Phản ứng toàn cầu còn được cho là xuất phát từ mâu thuẫn lâu nay giữa phe cánh tả và sự áp đặt quyền lực của Mỹ. Tâm lý này ngày càng gia tăng do sự ác cảm rộng rãi với Trump.
Biểu tình nước MỹBiểu tình nước Mỹ

7. Các nước đồng minh của Mỹ

  • Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương (TBD) đã đặt hệ thống liên minh song phương của Mỹ ở khu vực vốn là di sản của thời kỳ chiến tranh Lạnh đứng trước câu hỏi về mục tiêu tồn tại và xu hướng vận động. Tuy nhiên, sự biến đổi sâu sắc của địa chính trị và an ninh khu vực, sự chuyển dịch tương quan sức mạnh và phân bổ cấu trúc quyền lực trong hệ thống quốc tế đã đặt Mỹ và các đồng minh trước những thách thức mới đa dạng, phức tạp và mang tính chiến lược. Do đó, việc tiếp tục duy trì, điều chỉnh và tái định hình hệ thống liên minh khu vực của Mỹ có những động lực mới.

7.1 Liên minh Mỹ - Nhật Bản

  • Nhật Bản là đồng minh mạnh mẽ, kiên định và quan trọng nhất của Mỹ tại châu Á, và liên minh Mỹ - Nhật cũng là trụ cột trong chiến lược của Mỹ tại khu vực. Năm 1951, các hiệp ước an ninh tương hỗ Mỹ - Nhật được ký kết đã hợp pháp hóa sự đồn trú lâu dài của quân đội Mỹ tại Nhật Bản từ sau Thế chiến II và đưa nước này lên vị thế đồng minh và tiền đồn quân sự của Mỹ tại khu vực. Liên minh Mỹ - Nhật được củng cố năm 1960 khi hai bên ký kết “Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Nhật”, theo đó Mỹ cam kết bảo vệ an ninh cho Nhật Bản. Từ đó, an ninh của Nhật Bản gắn chặt với Mỹ và nước này trở thành quân bài quan trọng trong chiến lược khu vực và toàn cầu của Mỹ suốt thời kỳ chiến tranh Lạnh(1).

7.2 Liên minh Mỹ - Hàn Quốc

  • Quan hệ liên minh Mỹ - Hàn sớm ra đời sau Thế chiến II, nhất là sau khi chính phủ thân Mỹ của Tổng thống Synman Rhee được thành lập năm 1948 tại Hàn Quốc. Ngay sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Hiệp ước liên minh Mỹ - Hàn được ký kết ngày 1-10-1953, trong đó quy định trách nhiệm trợ giúp nhau trong trường hợp một trong hai bên bị tấn công, đồng thời mở đường cho việc triển khai lâu dài quân đội Mỹ tại Hàn Quốc. Hàn Quốc từ đó trở nên gắn kết chặt chẽ vào Mỹ về kinh tế và vận mệnh an ninh quốc gia suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trở thành đồng minh chủ chốt và là nơi đặt những căn cứ quân sự quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á và thế giới, phục vụ cho chiến lược khu vực và toàn cầu của Mỹ.
  • Đến nay, dù trải qua hơn 50 năm với nhiều biến đổi, nhưng Mỹ - Hàn vẫn duy trì mối quan hệ đồng minh mạnh mẽ và xem điều này có tầm quan trọng thiết yếu đối với hòa bình, ổn định ở Đông Bắc Á. Mỹ hiện vẫn duy trì hơn 28 nghìn quân ở Hàn Quốc, tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung song phương hàng năm. Mỹ cũng trợ giúp Hàn Quốc hiện đại hóa quân đội thông qua việc bán các khí tài quân sự hiện đại cho nước này. Trong giai đoạn 2012 - 2016, Mỹ đã bán trang thiết bị quân sự cho Hàn Quốc trị giá 19,8 tỷ USD, chiếm gần 80% chi phí nhập khẩu quốc phòng của Seoul(5). Hai nước cũng đang thúc đẩy việc chuyển giao quyền chỉ huy tác chiến thời chiến cho Hàn Quốc (OPCON) nhằm giúp quân đội Hàn Quốc nâng cao năng lực tác chiến và xây dựng lực lượng. Mỹ cũng đang xúc tiến việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao (THAAD) giai đoạn cuối tại Hàn Quốc nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm cho quân đội Mỹ-Hàn.

7.3 Liên minh Mỹ - Philippines

  • Liên minh Mỹ - Philippines ra đời từ khi hai bên ký hiệp ước phòng thủ chung năm 1951, theo đó sẽ tương trợ nhau nếu một trong hai bên bị tấn công. Suốt thời kỳ chiến tranh Lạnh, Philippines là tiền đồn quân sự và nơi cung cấp hậu cần quan trọng nhất cho sự hiện diện của Mỹ tại Đông Nam Á, nhất là phục vụ cho cuộc chiến xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Sau chiến tranh Lạnh, Chính quyền Corazon Aquino đã thúc đẩy quân đội Mỹ triệt thoái khỏi hai căn cứ quan trọng của Mỹ ở Philippines là căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân Subic. Tuy nhiên, quan hệ đồng minh Mỹ-Philippines sau đó vẫn vững vàng vì cả hai bên đều coi trọng liên minh này. Trong chiến lược “Tái cân bằng” sang châu Á - TBD của Chính quyền Obama, Philippines được xem là một trụ cột chính. Chính quyền Benigno Aquino đã ủng hộ nhiệt thành chiến lược khu vực mới của Obama và mối quan hệ Mỹ - Philippines được tăng cường mạnh mẽ.

7.4 Liên minh Mỹ - Thái Lan

  • Trong số 5 đồng minh chính thức của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, Thái Lan là đồng minh lâu năm nhất của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á và được Mỹ xem như một đồng minh ngoài NATO. Thời kỳ chiến tranh Lạnh, Thái Lan là nơi cung cấp hậu cần cho cuộc chiến xâm lược của Mỹ ở Đông Dương và là một “chiến sĩ tiên phong” trong chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản của Mỹ tại khu vực.
  • Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ đồng minh Mỹ - Thái vẫn nồng ấm và cùng với Phillipines, Thái Lan vẫn được xem như một điểm tựa chiến lược để duy trì ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Nam Á. Ngày 15-11-2012, Mỹ và Thái Lan đã ký kết “Tuyên bố tầm nhìn chung đồng minh quốc phòng Mỹ - Thái Lan”, trong đó tái khẳng định Thái Lan là đồng minh ngoài NATO của Mỹ. Tuyên bố xác định các nội hàm chủ yếu trong hợp tác quốc phòng Mỹ - Thái Lan bao gồm: “đối tác xây dựng an ninh khu vực Đông Nam Á; hỗ trợ giữ vững ổn định khu vực; sẵn sàng và nâng cao mức độ hợp tác song phương và đa phương; phát triển, phối hợp và hợp tác Mỹ - Thái Lan ở các cấp”(8). Hai bên vẫn duy trì các cuộc tập trận thường niên mang tên Hổ mang Vàng (Cobra Gold) tại Thái Lan từ năm 1982 tới nay. Băng Cốc cũng nhận được nhiều viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ. Trong các cuộc can thiệp quân sự ở Iraq và Afghanistan năm 2001 và 2003, Mỹ được sử dụng căn cứ U-tapao của Thái Lan như là trung tâm hỗ trợ hậu cần cho các chiến dịch quân sự.

7.5 Liên minh Mỹ - Úc

  • Úc luôn là một trong những đồng minh quan trọng và tin cậy nhất của Mỹ ở châu Á - TBD kể từ thời chiến tranh Lạnh tới nay. Úc luôn ủng hộ và hưởng ứng nhiệt thành các chính sách khu vực của Mỹ. Dù tình hình khu vực và quốc tế thay đổi mau lẹ sau chiến tranh Lạnh, liên minh Mỹ - Úc luôn vững vàng, ít thăng trầm biến động. Dưới thời Tổng thống Obama, Mỹ rất coi trọng vị trí của Úc trong chiến lược “Tái cân bằng” về châu Á. Chất xúc tác quan trọng tăng cường quan hệ Mỹ - Úc là việc hai bên có cùng mối quan ngại sâu sắc về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Sau khi công bố chiến lược “Tái cân bằng”, Mỹ - Úc đã sớm đạt thỏa thuận đưa 2.500 thủy quân lục chiến Mỹ luân phiên hàng năm đến căn cứ Darwin (Bắc Úc) nhằm tăng cường sự phối hợp trong ứng phó với các thách thức, giữ gìn hòa bình, ổn định khu vực(9). Hai bên cũng đã triển khai lực lượng phối hợp huấn luyện không quân, thiết lập hệ thống trinh sát, do thám tại Úc để giám sát các hoạt động quân sự ở khu vực. Quân đội Mỹ cũng có kế hoạch xây dựng một cảng hải quân mới ở phía Bắc Úc để đón các tàu đổ bộ và tàu ngầm của Mỹ cập bến(10). Hai nước đã thiết lập cơ chế đối thoại thường niên 2+2 giữa bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao (AUSMIN), tiến hành tập trận quân sự chung, chia sẻ thông tin tình báo, phối hợp các hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở khu vực, bao gồm Biển Đông.
Las VegasLas Vegas

Trên đây là một số những dấu ấn về lịch sử nước Mỹ mà Gonatour cung cấp cho bạn nếu quan tâm tới đất nước này.

Xem thêm:

Ý kiến bạn đọc