Đối với những tín đồ đam mê xê dịch và khám phá những nền văn hóa khác nhau thì Thái Lan là mảnh đất mà bạn không thể bỏ lỡ, với danh xưng là “xứ xở chùa vàng” với hơn 20.000 ngôi chùa thờ cúng các vị Phật trên khắp Thái Lan, đến với Thái Lan mà chưa đến thăm một ngôi chùa thì quả là một thiếu sót rất lớn. Những ngôi chùa lớn và nổi tiếng linh thiêng thu hút các phật tử đến làm lễ và cầu may mắn tài lộc cùng với bạn bè và gia đình. Bên cạnh đó những ngôi chùa nổi tiếng như Wat Arun, Wat Traimit, Wat Phra Kaew, địa danh “San Phra Phrom” hay còn được biết đến là Tứ diện phật (Phật bốn mặt), nằm ở trung tâm của thủ đô Bangkok gần những khu trung tâm mua sắm lớn và nổi tiếng như Central World Bangkok, Amarin Plaza hay Gaysorn Village sầm uất, là một địa điểm thờ cúng nổi tiếng thiêng liêng xung quanh những câu chuyện tâm linh có thật được người dân và khách du lịch trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn khi đến với Thái.
Phật Bốn Mặt
1. Phật Bốn Mặt bắt nguồn từ đâu?
- Điều đặc biệt về San Phra Phrom có thể bạn chưa biết hay còn nhầm lẫn là về nguồn gốc của vị Phật bốn mặt này. Tuy gọi là Phật nhưng lại không có nguồn gốc từ Phật giáo. Người Thái hay gọi San Phra Phrom là Thần theo Hindu giáo mà không phải là Phật theo cách dịch của người Việt. Người Thái thờ vị thần này vì Phật giáo nam tông ngày xưa đã bị ảnh hưởng bởi Hindu giáo do vị trí địa lý cũng như sự ra đời của Phật giáo tại . Có lẽ bởi vì Phật giáo là tôn giáo chính của Thái Lan nên khi phiên dịch sang tiếng Việt được gọi là Phật bốn mặt.
- Một số lưu ý khi bạn là người theo đạo Phật mà muốn thỉnh Phật 4 mặt về để được bảo vệ và cầu may mắn thì nên cân nhắc bởi vì đây là một vị thần của Hindu giáo.
2. Ý nghĩa về bức tượng Phật Bốn Mặt
- Bức tượng phật được khắc họa lại hình ảnh của một trong 3 vị thần Trimurti quan trọng trong văn hóa của Hindu giáo - thần Brahma là người sáng tạo ra kinh Vệ Đà (Vedas) và đấng tạo hóa của người dân, vị thần của sự may mắn và bình an.
- Tương truyền rằng, Brahma sinh ra từ một đóa sen trên mặt nước với vật cưỡi là chim hạc, là cha của những bị thần, sáng tạo ra loài người ngày xưa và là chồng của nữ thần Saraswati trong Hindu giáo. Bức tượng nguyên bản được đúc bằng kim loại và lưu giữ ở Bảo tàng quốc gia Thái Lan và bức tượng du khách thường nhìn thấy tại đền được làm bằng plaster trộn với hỗn hợp vàng, đồng và các kim loại khác.
- Bức tượng khắc họa lại hình ảnh vị thần có 4 mặt với đầy đủ mắt mũi miệng và 8 cánh tay bàn tay với những ý nghĩa thờ cúng vô cùng thiêng liêng. 4 mặt của bức tượng hướng về 4 phía đông tây nam bắc và khi đến dâng hoa thờ chúng, chúng ta nên thờ theo hướng cùng chiều kim đồng hồ từ mặt chính diện. 4 mặt của bức tượng trưng cho 4 ý nghĩa của Từ - Bi - Hỷ - Xả mà khi thờ cúng tại mỗi bức tượng ta có thể cầu nguyện hiệu quả nhất.
- Từ: cầu sự nghiệp và địa vị
- Bi: cầu hôn nhân tình cảm
- Hỷ: cầu tiền tài phú quý
- Xả: cầu sức khỏe bình an
Ý nghĩa của 8 tay của Phật 4 mặt được thể hiện qua những sức mạnh mà người mang lại như:
- Tay cầm Lệnh Kỳ: tượng trưng cho sự Vạn Năng Pháp Lực
- Tay cầm Phật kinh: tượng trưng cho Trí tuệ
- Tay cầm Ốc Loa: tượng trưng cho Ban phúc
- Tay cầm Minh Luân (Bánh xe ánh sáng): tượng trưng cho niềm vui, xua tan phiền muộn
- Tay cầm Quyền trượng: tượng trưng cho Công thành Danh đạt
- Tay cầm Bình nước: tượng trưng cho sự ấm no, đủ đầy
- Tay cầm Niệm Châu: tượng trưng cho làm chủ Luân Hồi
- Tay Bắt ấn để trước ngực: tượng trưng cho sự che chở, bảo vệ của Phật với mọi người
3. Đền thờ Phật Bốn Mặt ở đâu?
- Bức tượng được thờ tại đền Erawan là một ngôi đền thờ đạo Hindu và trên bản đồ khi tìm kiếm sẽ hiển thị tên Erawan nhưng người Thái sẽ thường gọi là San Phra Phrom. Nằm ở vị trí 494 Ratchadamri Rd, Khwaeng Lumphini, Khet Pathum Wan, Bangkok, Thái Lan gần các trung tâm thương mại lớn tại Thái Lan. Ngôi đền mở cửa để đón người đến thờ cúng từ 6 giờ sáng đến 10h30 giờ tối và là nơi diễn ra những hoạt động tôn giáo sôi động.
- Về sự ra đời của ngôi đền, người ta truyền tai nhau về sự thiêng liêng của vị Phật 4 mặt khi trước đây vào năm 1960, người ta khởi công xây dựng khách sạn Erawan nhưng trong quá trình thi công khách sạn, có liên tiếp những sự cố và tai nạn xảy ra làm khách sạn không thể tiếp tục xây dựng được. Sau sự việc đó, chủ đầu tư khách sạn đã đi xem bói cũng như tham khảo các nhà phong thủy tâm linh và biết được rằng nền móng của khách sạn đã xây vào một thời điểm xấu dẫn đến việc thi công không được thuận lợi.
- Để tiếp tục xây dựng khách sạn, ngôi đền Erawan thờ thần Brahma đã được xây dựng và được bộ Mỹ Thuật Thái Lan điêu khắc bức tượng thờ cúng. Sau khi xây dựng đền thờ, khách sạn đã hoàn thành đúng hạn. Bởi vì sự thiêng liêng của vị thần nên đã được các tín đồ tin tưởng đến thờ thần Brahma. Sau đó, sau khi khách sạn 5 sao quốc tế Hyatt tiếp quản và tái xây dựng lại khách sạn Erawan thì ngôi đền này vẫn còn được giữ lại.
Phật Bốn Mặt
4. Nghi lễ thờ cúng Phật Bốn Mặt
- Tùy vào nhu cầu của bạn mà có thể cúng ở 3 hay 4 mặt của Phật 4 mặt. Nhưng hãy ưu tiên cúng ở 4 mặt của Phật bốn mặt để cầu được nhiều may mắn nhất và lưu ý khi đến mỗi mặt cầu nguyện sau đó hãy thắp 3 nén nhang, 1 đèn cầy và 1 bó hoa để lên. Khi cầu nguyện, sự thành tâm và hướng thiện, tin tưởng vào sức mạnh tâm linh của vị thần Brahma để cầu được ước thấy.
- Sau khi hoàn thành các nghi lễ, bạn nên đến các góc để các chú voi múc nước thánh để rửa mặt và rửa tay của mình. Lưu ý, không được tự tiện cho tay vào gây bất lịch sự.
- Thần chú khi thờ cúng Phật 4 mặt tại nhà có thể tham khảo câu chú dưới đây:
- “Nam Mô Ta Sa, Bha ga qua tô, A Ra Ha tô, Sang Ma, Sang Bút, Đà Sa (3 Lần)
- Prom Ma Cha Lô Ka, Ti Pa Ti,
- Sa Ham Pa Ti Chát An Ta Li,
- An Ti Qua Rang,
- Ya Cha Ta San, Ti Cha San, Ta Áp Pa Ra,
- Cha Cát Cha,
- Ti Kát Tay,
- Say Tút Cam Măng,
- Pi Ít Măng Bát Chăng (7 Lần)”
5. Các câu chuyện tâm linh xung quanh Phật Bốn Mặt
- Điểm chung của các câu chuyện dưới đây đều có những sự thần kì mà chúng ta khó thể tin được về sức mạnh tâm linh của Phật 4 mặt bảo vệ sự sống cho những người mang theo những món đồ có liên quan đến vị thần.
Câu chuyện đầu tiên
- Câu chuyện đầu tiên có liên quan đến sự sống sót của một đứa trẻ Việt Nam trong tổng số 66 khách sau sự cố rơi máy bay trong lúc hạ cánh do ảnh hưởng của thời tiết xấu của hãng hàng không Vietnam Airline từ Thành phố Hồ Chí Minh đến sân bay quốc tế Phnôm Pênh của Campuchia vào ngày 3/9/1997. Mặc dù cơ trưởng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và là trưởng ban an toàn bay của VNA nhưng cuối cùng chỉ có đuôi máy bay là còn nguyên vẹn và đã cứu sống được 1 em bé. Khi được đội cứu hộ đưa đến nơi an toàn, người ta đã nhìn thấy bé đeo được chiếc dây chuyền hình Phật 4 mặt được bố mẹ thỉnh trong một chuyến đi du lịch tại Thái Lan và truyền tai nhau về sự sức mạnh bảo hộ con người của vị thần Bhama.
Câu chuyện thứ 2
- Câu chuyện thứ 2 về trận động đất mạnh vào ngày 26/12/2004 gây ra hiện tượng sóng thần dọc theo Ấn Độ Dương và sự thoát chết thần kì đầy may mắn của đứa bé đeo dây chuyền Phật 4 mặt. Trận động đất khoảng 9,15 độ Richter gây ra trận sóng thần được xem là thảm họa thảm khốc nhất lịch sử. Thái Lan đã chịu thiệt hại về người và của cực kì nặng nề với khoảng 5.295 người thiệt mạng với hơn 2.000 người là khách du lịch cùng với gần 1000 ngôi nhà bị dòng nước cuốn trôi. Nhưng trong trận sóng thần này đã có một cậu bé con của Tòa Đại sứ Tây Ban Nha sống sót sau khi được quăng trên ngọn cây dừa và được giải cứu. Dây chuyền Phật 4 mặt đã truyền may mắn và phù hộ, bảo vệ mạng sống cho cậu bé.
Câu chuyện thứ 3
- Câu chuyện thứ 3 liên quan đến sự việc tâm linh không thể giải thích được trong một vụ đánh bom của bọn khủng bố tại đền Erawan vào tối thứ 2 ngày 17/8/2015. Chính trị Thái Lan là một trong những rào cản mà khách du lịch phải tìm hiểu để có những trải nghiệm du lịch tuyệt vời nhất. Tên khủng bố đã lợi dụng nơi tập trung đông đúc nhiều người để đánh bom dẫn đến 20 người không qua khỏi và 125 người bị thương. Làm rung chuyển mặt đất và ngôi đền cũng bị tàn phá nặng nề chỉ còn một đống đổ nát nhưng thần kỳ ở chỗ bức tượng Phật 4 mặt vẫn còn nguyên vẹn như không có việc gì xảy ra. Sự kiện này được báo chí trong và ngoài nước đưa tin về sự linh thiêng và thần kì của Phật 4 mặt càng làm người dân thêm tin tưởng đến cầu nguyện hơn.
6. Những lưu ý khi đến đền thờ Phật Bốn Mặt
- Về nghi lễ cúng viếng Phật, để có được trải nghiệm tuyệt vời nhất ở chốn thiêng liêng, bạn cần phải chuẩn bị trang phục kín đáo, ăn nói lịch sự và không được mang theo thú cưng khi đến đây.
- Những vòng hoa với màu sắc đẹp đẽ được người dân xung quanh bán với giá khoản 20 baht Thái tương đương với 14000 VNĐ được treo lên trong thành bức tượng.
- Khi đến đền, bạn cũng sẽ có thể được chiêm ngưỡng những vũ công trong bộ trang phục truyền thống với những điệu nhảy bắt mắt với điệu cầu khấn với nội dung cầu bình an, hạnh phúc và sức khỏe đến với những người hành lễ bởi vì theo tương truyền Phật 4 mặt cực kì thích xem nhảy múa. Ngoài ra, bạn có thể trả 200 baht - tương đương với 140.000 VNĐ cho một điệu khấn.
Phật Bốn Mặt
Khi có cơ hội đến Thái, bạn có thể thỉnh một số tượng Phật Bốn Mặt cùng với một số vòng tay dây chuyền để cầu may mắn và bình an. Ngày nay, các ấn phẩm về Phật Bốn Mặt đã có mặt rất nhiều trên thị trường Việt Nam và Thái Lan, tùy vào chất liệu, kích thước, sự linh nghiệm mà sẽ có giá cả khác nhau. Để đạt được hiệu quả tâm linh tốt nhất thì chúng ta đến đến tại Thái Lan và tìm các nguồn uy tín như tại đền Erawan để được sở hữu.
Xem thêm: