Tết cổ truyền là nét văn hóa độc đáo về những phong tục tập quán của các dân tộc từ xa xưa và được gìn giữ đến tận ngày nay, khác với ngày nghỉ Tết dương lịch, trong văn hóa đón Tết truyền thống của các quốc gia trên thế giới cũng có sự khác nhau tùy theo những phong tục tập quán riêng của mỗi miền. Cùng đón xem phong tục đón Tết truyền thống trên toàn thế giới có gì khác so với ngày Tết của Việt Nam.
Phong tục đón Tết
1. Phong tục đón tết của người Hoa
- Phong tục đón Tết của người Trung Hoa có ảnh hưởng mạnh mẽ lên phong tục đón Tết của người Việt chúng ta. Những hoạt động chào đón ngày Tết được bắt đầu khi chuẩn bị từ những ngày trước Tết, đêm giao thừa và vào Tết kéo dài từ ngày 8. Các hoạt động trong phong tục ngày Tết của Trung Quốc được gìn giữ và lưu truyền tới tận ngày nay như dọn dẹp nhà cửa, cúng ông công ông táo, đón giao thừa, bữa cơm đoàn viên, phong tục lì xì xông đất và chúc Tết ngày đầu năm mới.
Chuẩn bị đón Tết
- Vào ngày 23 âm lịch, người Trung Quốc sẽ tiến hành nghi lễ tiễn ông táo về trời và thả cá chép xuống sông để hỗ trợ đưa Ông Táo về trời kịp lúc để tiến hành báo cáo về công việc làm ăn, lối sống của gia chủ trong suốt một năm với Ngọc Hoàng trên thiên đình. Sau đó, Táo quân được đón về nhà bằng việc dán một tờ giấy mới hình ảnh ông bên cạnh bếp để ông Táo quân sẽ tiếp tục trông coi và bảo vệ gia đình trong một năm nữa. Văn hóa cúng ông công ông táo này cũng xuất hiện trong văn hóa của người Việt Nam.
- Trong giai đoạn những ngày trước Tết, các gia đình nô nức chuẩn bị dọn dẹp và mua sắm quần áo mới, trang trí nhà cửa. Người Trung Quốc quan niệm vào những ngày cuối năm, là lúc mà ma quỷ cùng với các vị thần sẽ bắt đầu lựa chọn trở về nơi bắt đầu. Vì vậy, việc dọn dẹp nhà cửa phải được thực hiện từ trước ngày 23 ÂL để đảm bảo các vị thần và ma quỷ có thể rời đi kịp lúc. Và những ngày gần Tết sẽ tiếp tục dọn dẹp và trang trí nhà cửa lại một lần nữa, chuẩn bị mọi thứ hoàn thiện để bắt đầu một năm mới an khang thịnh vượng. Các món đồ trang trí vào ngày Tết của Trung Quốc có điểm chung là đều sẽ có màu đỏ như các câu đối đỏ, đèn lồng và những bức tranh, những phong bao lì xì... Màu đỏ tràn về mang lại sự thịnh vượng và may mắn cho năm mới của khắp phố phường ở Trung Quốc. Bên cạnh màu đỏ, người Trung còn sử dụng màu vàng mang ý nghĩa phát tài phát lộc cho gia chủ.
- Mỗi năm sẽ tương ứng với 1 con giáp và vào năm tương ứng, người Trung Quốc sẽ tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm. Các món ăn ngày Tết đa số sẽ là các loại bánh, đặc trưng nhất là bánh tổ làm từ gạo nếp, phiên âm Nian Gao - là bánh tổ trong tiếng trung cũng mang ý nghĩa chỉ sự thịch vượng và tiến bộ.
Giao thừa
- Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới luôn là giai đoạn có ý nghĩa nhất năm, khoảng thời gian giao thừa là nơi gia đình sum vầy bên nhau, bên bữa cơm giao thừa ôn lại chuyện trong năm cũ và bắt đầu một năm mới hạnh phúc bữa cơm giao thừa thông thường sẽ bao gồm cá, bánh bao và tôm, súp. Cả nhà có thể cùng nhau đến quảng trường để đón giao thừa hoặc đơn giản là ở nhà cùng nhau trải qua thời khắc thiêng liêng này, cùng đếm ngược những giây cuối cùng để bước sang năm mới. Bắn pháo hoa ngày Tết ở Trung Quốc sẽ được nhà nước lên kế hoạch bắn và chúc mừng, bạn sẽ không thể tự đốt pháo chúc mừng tại nhà.
Những ngày đầu năm mới
- Vào năm mới, người Trung Quốc sẽ bắt trao cho nhau những câu chúc tết đến với ông bà người thân của mình với trẻ em thì mau lớn ông bà mạnh khỏe cha mẹ thì làm ăn phát đạt cùng những phong bao lì xì đỏ thắm mang ý nghĩa tinh thần vô cùng to lớn trong ngày đầu năm mới. Các hoạt động lễ chùa, những bữa cơm đoàn viên, xem múa lân và những buổi đi chơi với bạn bè và người thân trong gia đình.
- Một bữa cơm gia đình ngày Tết Trung Quốc sẽ có món mỳ vì các sợi mì dài liền nhau sẽ là dấu hiệu của sự trường tồn vĩnh cửu và cá sẽ là món ăn may mắn theo quan niệm dân gian . Khi ăn cá phải ăn cả con từ đầu đến đuôi để mang lại sự sung túc hạnh phúc suốt năm không để thừa sẽ gây ra những điều không may mắn.
Phong tục đón Tết
2. Phong tục đón tết ở Nhật Bản
- Người Nhật đón Tết cổ truyền vào ngày 1 tháng 1 dương lịch và thời gian nghỉ của ngày Tết tùy theo vùng miền mà sẽ có sự khác nhau, ví dụ như ở Tokyo sẽ kéo dài đến 7/1, Osaka kéo dài đến 15/1, thời gian kéo dài ngày tết gọi là Matsu no Uchi. Phong tục truyền thống đón Tết của người Nhật ngày nay vẫn còn lưu giữ được những phong tục tập quán đặc sắc từ ngày xưa, sẽ bắt đầu chuẩn bị đón Tết từ tháng 12 của năm trước để kịp chuẩn bị tươm tất để đón Tết.
Chuẩn bị đón Tết
- Dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón Tết (Osouji), để chào đón năm mới, việc dọn dẹp nhà cửa là điều vô cùng cần thiết để đón những vị thần vào nhà vào dịp đầu năm. Ngày xưa, người Nhật sẽ bắt đầu dọn vệ sinh vào ngày 13/12 (Susuharai) và ngày này ở các chùa chiền sẽ tổ chức các buổi lễ Susuharai vô cùng thiêng liêng
- Trang trí nhà cửa người Nhật sẽ bắt đầu vào ngày 28 và 30, trừ ngày 29 bởi vì phiên âm của nó nghe giống như “hai lần nỗi đau” là một điều không may mắn. Trang trí vào ngày 31 sẽ là một sự bất kính khi sau đó đã là ngày Tết truyền thống. Những món đồ trang trí thường bắt gặp tại nhà gồm Kadomatsu, Kagamimochi, Shimekazari và sẽ được tháo xuống vào ngày cuối cùng của Matsu no Uchi:
- Kadomatsu: là vật trang trí mang dấu hiện của thần linh gồm cành thông và 3 ống tre tươi vát chéo, được trang trí ngay trước nhà và sử dụng các loài cây mang ý nghĩa tạo phúc như tre và thông mang đến một năm mới an khang và thịnh vượng.
- Kagamimochi: được đặt ở nơi trang trọng nhất nhà để nghênh đón các vị thần gồm Mâm bánh dày - Mochi cùng một quả quýt Nhật - Mikan bên trên
- Shimekazari: thể hiện sự linh thiêng và xua đuổi tà mua cho ngôi nhà, được trang trí tại lối vào nhà và trên bàn thờ.
- Chuẩn bị thiệp chúc Tết - Nengajo, trên tấm thiệp có vẽ hình 12 con giáp hoặc in ảnh gia đình của gia chủ, kèm với lời chúc Tết sẽ được gửi đến các gia đình người thân và những người quan trọng của mình. Nếu gia đình có tang thì sẽ không gửi và nhận thiệp trong vòng một năm gọi là Mochu.
Omisaka - Đêm giao thừa (ngày 31/12 ÂL)
- Gia đình người Nhật sẽ cùng nhau ăn mì trường thọ - Toshikoshi soba và nghe tiếng chuông từ nhà thờ - Joya no Kane vào đêm giao thừa. Mì trường thọ thể hiện sự vĩnh cữu được thưởng thức trong tiếng chuông của đêm giao thừa. Mỗi ngôi chùa đều sẽ phát lên 108 tiếng chuông ngân vang kéo dài từ 23 giờ ngày 31/12, 108 đặc trưng cho 108 ham muốn trần tục của người phàm theo quan niệm của Phật giáo. Nếu không ở gần các ngôi chùa, chương trình sẽ được phát sóng trên đài truyền hình sự kiện linh thiêng này.
Những ngày đầu năm mới
- “Akemashite omedetou gozaimasu” là câu chúc Tết của người Nhật với nhau. Trong ngày 1/1 gọi là ngày Gantan, người Nhật sẽ có phong tục bắt đầu chuyến viếng thăm chùa đền vào ngày đầu năm mới, có người đã bắt đầu khởi hành từ ngày 31 Tết nên vào dịp này ở thần điện lúc nào cũng đông đúc và tiền dâng hương thường là 5 yên. Vào những ngày đầu năm mới, những người lớn của Nhật Bản sẽ trao tiền lì xì cho các trẻ em gọi là Otoshidama với ý nghĩa mang lại may mắn cho những đứa trẻ. Kết thúc ngày Ganta, giấc mơ vào đêm Ganta gọi là Hatsuyume sẽ là những dấu hiệu dự báo những gì xảy ra trong một năm sắp tới của bạn, quan niệm mơ thấy núi Phú Sĩ, đại bàng và cà tím sẽ rất may mắn vì trong tiếng Nhật Phú Sĩ đồng âm với trường thọ, đại bàng đồng âm với thành công và cà tím là con cháu đầy đàn.
- Báo hiệu cho việc kết thúc Tết sẽ là việc ăn những chiếc bánh dày được bày ra để mời thần linh gọi là Kagamibiraki - tục cắt bánh gạo ngày đầu năm. Quan niệm khi các vị thần linh ở trong nhà vào ghét những vật nhọn, khi ăn những chiếc bánh dày này cần sử dao vì vậy khi ăn những chiếc bánh gạo theo quan niệm là nơi Thần Năm Mới trú trụ sẽ nhận được nhiều sức khỏe và không ốm đau và cũng sẽ báo hiệu của việc hết Tết.
Phong tục đón Tết
3. Phong tục đón tết ở Hàn Quốc
- Ngày Tết của Hàn Quốc gọi là Seollal được tổ chức vào ngày 1 tháng 1 âm lịch trùng với Việt Nam và chỉ kéo dài trong vòng 3 ngày là giao thừa, mùng 1 và mùng 2. Trong công cuộc chuẩn bị và những phong tục tập quán ngày Tết của Hàn Quốc cũng vô cùng đặc sắc hướng đến sự sum vầy của cá thành viên trong gia đình cầu mong một năm mới binh an và hạnh phúc.
Chuẩn bị đón Tết
- Người Hàn Quốc dọn dẹp nhà cửa ngày Tết và kết hợp việc trang trí với mong muốn sẽ dọn dẹp hết những gì đen đuổi trong năm qua để bắt đầu một năm mới tốt đẹp hơn. Phong tục đốt những cây tre trong nhà sẽ giúp xua đuổi tà ma đang quấy rối trong gia đình. Việc trang trí nhà cửa sẽ không quá cầu kì nhưng sẽ tập trung vào mâm cúng gia tiên.
- Mâm cúng gia Tiên của người Hàn cũng được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng với hơn 20 món ăn khác nhau đòi hỏi những bàn tay chăm chỉ và cần mẫn của những người phụ nữ làm ra những món ăn khong những chất lượng và còn phải có màu sắc đẹp mắt và tươi ngon. Tùy thuộc vào vùng miền mà sẽ có sự khác nhau, một số món chính sẽ là bánh gạo, sườn om, miến trộn, bánh tteok, thịt viên, bánh xèo…
Giao thừa
- Vào đêm giao thừa, người Hàn sẽ tắm toàn thân bằng nước nóng để tẩy trần những gì xui xẻo của năm cũ, mặc lên một bộ hanbok để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Trong đêm này, người Hàn quan niệm sẽ không được ngủ vào thời khắc linh thiêng này nếu không làm theo thì buổi sáng hôm sau sẽ bị bạc rắng cả lông mi cùng với đầu óc không được minh mẫn và họ sẽ đốt những thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma. Theo tục lệ ngày xưa, người Hàn Quốc còn treo một cái xẻng bằng rơm với ý nghĩa hốt thóc gạo rơi ngoài cửa để nhận được tài lộc quanh năm.
Tết Seolla
- Nghi lễ đầu tiên của Seolla là thờ cúng để bày tỏ sự tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên, cùng nhau cầu nguyện cho một năm mới hạnh phúc và bình an. Các thành viên trong gia đình sẽ tề tựu bên nhau cúi lạy tổ tiên trong trang phục truyền thống của Hàn Quốc, nghi thức bắt đầu từ lễ Sebae - cúi lạy tổ tiên và Eumbok - cầu nguyện với tổ tiên những điều tốt lành sẽ diễn ra trong năm mới. Lưu ý, nam và nữ sẽ có cách cúi đầu chào khác nhau. Sau đó sẽ cùng nhau dùng bữa cơm đầu năm mới với món canh bánh gạo truyền thống. Sau bữa ăn, các con cháu trong già sẽ bái lạy người lớn và tặng quà, chúc tết và nhận tiền lì xì.
- Trong dịp Tết người Hàn sẽ chơi trò Yutnori có cách chơi giống với trò cá ngựa ở Việt Nam, bên cạnh đó còn có các trò chơi khác như thả diều, đá cầu, bập bênh,. Cuối ngày, cả gia đình sẽ cùng nhau xem phim hoặc các chương trình ngày Tết trên truyền hình.
Phong tục đón Tết
4. Phong tục đón tết một số nước khác trên thế giới
Singapore
- Singapore là một trong những nước cùng ăn Tết Nguyên đán giống với Việt Nam đều là những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Trung Quốc. Ngày Tết Nguyên Đán diễn ra vào ngày 1 tháng 1 Âm lịch và ngày nghỉ tết chính thức chỉ kéo dài 2 ngày. Mồng 1 thăm cha mẹ và người thân, mồng 2 là ngày phụ nữ, các mẹ về thăm cha mẹ đẻ của mình. Tuy nhiên, người Singapore dành thời gian khoảng nửa tháng để vui chơi, thăm viếng người thân và bạn bè của minh, các lễ hội ngày xuân cũng diễn ra tưng bừng nhộp nhịp là thời gian để mọi người thư giãn và nạp thêm thật nhiều năng lượng cho một năm mới suôn sẻ..
- Các phong tục truyền thống đón Tết như tiễn ông Táo về trời, dọn dẹp và trang trí nhà cửa, bữa cơm xum vầy dịp đầu năm, lì xì và chúc cho nhau những câu chúc đầu năm. Đặc biệt, người Singapore tặng quýt và thơm cho nhau để cầu mong sự sung túc, các vật phẩm sẽ luôn phải có đôi có cặp nhưng không được là số 4 bởi vì nó mang ý nghĩa xui xẻ và không may. Khi tặng lì xì cũng sẽ đi theo cặp và đựng trog bao màu đỏ cùng với một thanh socola.
- Lễ hội mùa xuân diễn ra với 3 sự kiện chính là Lễ hội Hoa đăng với những chiếc đèn hoa lung linh và những đoàn múa lân sư truyền thống với các tiếc mục văn nghệ vô cùng sôi động và hấp dẫn, Lễ hội Singapore River Hongbao - Lễ hội lì xì với điểm nhấn là ông Thần Tài cùng 12 con giáp mang lại sung túc và tài lộc cho năm mới với màn trình diện pháo hoa nghệ thuật vô cùng hiện đại và Lễ hội Chingay - Lễ hội hóa trang và diễn hành làm khuấy động bầu không khí nhộn nhịp và tưng bừng của ngày tết với những tiếng reo hò cổ vũ cực kì sôi động.
Đài Loan
- Tết Nguyên Đán cũng là ngày lễ lớn và quan trọng nhất trong văn hóa của người Đài Loan. Các phong tục truyền thống chịu ảnh hưởng của thành phố Chương Châu và Tuyền Châu - Trung Quốc. Vào mỗi dịp cuối năm, người Đài Loan sẽ vô cùng bận rộn để chuẩn bị cho năm mới với các phong tục tập quán như: tục đưa ông Táo về trời, dọn dẹp và trang trí nhà cửa, đón Thần vào ngày 25 tháng Chạp, đi chợ đêm mua sắm đồ tết, cảm tạ thần linh, đêm giao thừa, thờ cúng tổ tiên và tục lì xì, mâm cơm đoàn viên,..
- Tục đưa ông táo về trời vào ngày 23 tháng 12 âm lịch với lễ vật là 3 món tam sinh, trái cây, kẹo đậu phộng, kẹo mạch nha, kẹo mè đen. chè trôi nước để tiễn Táo Quân về trời. Người Đài Loan xưa rất xem trọng các món ngọt nên đây đã là một phần không thể thiếu khi đưa ông táo về trời. Khi cúng xong, họ sẽ quét chè trôi nước lên miệng của ông Táo để ông có thể nói những lời tốt đẹp đường mật về gia chủ với Ngọc Hoàng.
- Vào ngày 25 tháng chạp sẽ là ngày đón Thần - Ngọc Hoàng, theo phong tục, Ngọc Hoàng sẽ dẫn các vị thần xuống trần gian để xem xét đời sống của người dân để dễ bề cai quản cũng như phổ độ chúng sinh. Tuy nhiên, ngày nay không còn nhiều gia đình giữ nét phong tục này vào ngày Tết.
- Ngày 30 tháng chạp, cả gia đình sẽ ăn bữa cơm đoàn viên. Mùng 1 sẽ đi lễ chùa và du xuân. Mùng 2 về thăm nhà ngoại. Mùng 3 sẽ là thời gian nghỉ ngơi và mùng 4 sẽ bắt đầu đón các vị thần trở về.
Phong tục đón Tết
Mỗi quốc gia đều có phong tục đón Tết cổ truyền trên thế giới đều có những nét đặc trưng riêng biệt của mình, Tìm hiểu thêm về những nền văn hóa khác nhau sẽ giúp bạn hiểu thêm về phong tục truyền thống đầy ý nghĩa này. Hi vọng bài viết sẽ đem lại những thông tin bổ ích cho bạn.
Xem thêm: