Ngày nay du lịch là một phần không thể thiếu của mọi người trong đời sống hằng ngày. Việc đi du lịch có rất nhiều lợi ích giúp bạn giải tỏa căng thẳng và học hỏi nhiều điều. Đặc biệt là xu hướng du lịch nước ngoài đang rất thịnh hành, giá cả cho một tour du lịch nước ngoài lại hợp lý, thủ tục xin visa các nước để nhập cảnh không quá khó khăn. Vì thế, nhu cầu xin visa các nước ngày một tăng không chỉ với mục đích du lịch mà còn xin visa để thăm thân, công tác hay du học. Vậy thủ tục xin visa các nước cần những gì? Ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Visa (thị thực) là một loại giấy tờ quan trọng chính thức cho phép người mang nó nhập cảnh hợp pháp vào nước ngoài. Thị thực thường được đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu của người mang theo. Có một số loại thị thực khác nhau, mỗi loại có khả năng sở hữu những quyền khác nhau ở nước sở tại.
Vậy visa và passport (hộ chiếu) khác nhau ở chỗ nào?
Sự khác biệt chính giữa visa và hộ chiếu là hộ chiếu sẽ là loại giấy tờ có trước để làm tiền đề cấp visa. Visa (thị thực) là một chứng thực được đặt trong hộ chiếu cho phép chủ sở hữu được phép nhập cảnh, rời đi hoặc ở trong một quốc gia trong một khoảng thời gian xác định.
Việt Nam có 3 loại passport thông dụng:
- Hộ chiếu phổ thông (Popular Passport): Cấp cho công dân Việt Nam, có thời hạn là 10 năm. Bạn sẽ phải xuất trình khi nhập cảnh vào một quốc gia khác.
- Hộ chiếu công vụ (Official Passport): Cấp cho cá nhân trong cơ quan, chính phủ nhà nước đi công vụ ở nước ngoài.
- Hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic Passport): Cấp cho quan chức ngoại giao của chính phủ công tác ở nước ngoài.
Nếu không có passport bạn sẽ không thể xin được visa. Vì thế bạn buộc phải xin cấp passport trước rồi mới nộp hồ sơ làm visa.
Khi bạn đã nhận được visa khi làm thủ tục xin visa bất kỳ ở một đất nước nào đó thì sẽ có 2 hình thức: một là visa sẽ dán thẳng vào hộ chiếu của bạn, thường thể hiện họ tên, số hộ chiếu, nơi sinh, lý do du lịch và ngày hết hạn. Hai là visa của bạn sẽ được cấp rời, nhưng chú ý bạn phải luôn kẹp visa rời vào cuốn hộ chiếu của mình để thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh.
Bên cạnh visa Châu Á thông thường sẽ có Visa schengen dành cho các nước Châu Âu có kí hiệp ước schengen – tự do đi lại. Visa schengen cho phép bạn được nhập cảnh và đi lại tự do giữa 26 nước thuộc khối Schengen. Ngoại trừ một số nước có quy định hạn chế riêng về khu vực, còn lại thị thực Schengen có giá trị cho tất cả các quốc gia thành viên. Đây chính là lý do để mọi người nói rằng visa schengen là tấm visa quyền lực.
Loại visa schengen này tất nhiên sẽ khó làm thủ tục xin visa tới các nước Châu Âu và thời gian xét duyệt cũng lâu hơn so với visa của các nước Châu Á
Có rất nhiều loại visa phục vụ nhiều mục đích khác nhau của bạn tại nước sở tại, có những loại visa như sau:
Visa du lịch cho phép bạn đến nước ngoài chỉ với mục đích du lịch, giải trí và ở lại trong một khoảng thời gian xác định trước. Những loại thị thực này không cho phép chủ sở hữu làm việc hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh doanh tại nước sở tại.
Do hoạt động giao thương với các công ty nước ngoài ngày càng phát triển nên visa công tác là cần thiết cho các cá nhân muốn làm việc hoặc tham gia vào các hoạt động kinh doanh ở nước sở tại. Có một số loại thị thực công tác phụ thuộc vào tính chất công việc và thời gian lưu trú.
Visa thăm thân cũng là loại visa rất phổ biến để thăm người thân. Visa thăm thân thường được cấp cho vợ, chồng, con hoặc cha mẹ là người có mối liên hệ với người thân đang sống ở nước ngoài và cần phải có giấy bảo lãnh để đảm bảo cơ sở qua nước sở tại.
Thị thực du học là một loại thị thực không di dân cho phép người có chúng theo học tại một cơ sở giáo dục ở nước ngoài. Đây là loại visa giúp bạn nhập cảnh vào nước bạn theo học, cũng như là điều kiện để nhà trường công nhận bạn là sinh viên chính thức. Visa du học cho phép bạn ở lại nước bạn đủ lâu, tương ứng với thời gian bạn học tập. Tùy theo mỗi quốc gia, mà yêu cầu về visa du học và cách thức yêu cầu hồ sơ xin visa du học cũng sẽ khác nhau.
Visa kinh doanh cho phép tham gia vào các hoạt động kinh doanh mà không cần tham gia thị trường lao động của quốc gia đó. Ví dụ, một cá nhân có thể yêu cầu thị thực kinh doanh nếu họ đi du lịch đến một quốc gia để làm kinh doanh với một công ty khác hoặc nếu họ đang tham dự một hội nghị kinh doanh.
Visa quá cảnh thường được cấp không vì mục đích lưu trú tại đất nước mà bạn đáp xuống. Nó chỉ được dùng để quá cảnh chuyến bay tại quốc gia nào đó trước khi tiếp tục bay đến đất nước thứ ba. Bạn chỉ có thể làm thủ tục transit và chờ chuyến bay tiếp theo và không thể làm thủ tục nhập cảnh ra khỏi sân bay.
Ngoài các loại visa kể trên mà bạn phải làm thủ tục xin visa các nước thì có thêm visa điện tử. eVisa là loại visa điện tử cho phép bạn apply online, thông tin sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.
E-visa là viết tắt của từ “Electronic Visa” (visa điện tử), eVisa được liên kết với số hộ chiếu cá nhân. Các ứng dụng cho eVisas thường được thực hiện qua internet để giảm bớt các công đoạn đi nộp giấy tờ, tới lãnh sự quán nhận hồ sơ…
Với sự ra đời của eVisa, người xin cấp visa có thể thực hiện tại bất cứ nơi đâu miễn là có mạng internet và nhận visa ngay trên mail của mình để in ra và làm thủ tục nhập cảnh. E-visa không những mang lại sự tiện lợi cho người nộp đơn mà còn cả cho nước tiếp nhận.
Khi bạn đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bước tiếp theo là bạn phải nộp hồ sơ để xin visa. Nếu bạn không biết xin visa ở đâu, thì hãy truy cập vào trang web của đại sứ quán và lãnh sự quán của đất nước mà bạn muốn nộp đơn xin làm visa để đọc kỹ về thời gian, địa điểm nhận hồ sơ.
Thông thường đại sứ quán và lãnh sự quán nhận hồ sơ vào buổi sáng các ngày từ thứ hai - thứ sáu, (trừ các ngày nghỉ lễ của đại sứ quán của nước đó) và trả hồ sơ vào buổi chiều.
Thông thường, bạn có thể nộp hồ sơ sớm nhất là 3 tháng và trễ nhất là 15 ngày trước ngày dự định đi. Tùy vào đại sứ quán, lãnh sự quán hoặc các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận khi trả hồ sơ sẽ có những lịch trình cụ thể riêng nên bạn cần tham khảo kỹ trước khi đi nộp đơn xin làm visa các nước.
Thời gian làm việc sẽ dao động trong khoảng 8 - 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hoặc có thể nhiều ngày hơn nếu chuẩn bị đến mùa du lịch cao điểm ở quốc gia mà bạn đang xin thủ tục làm visa các nước đó.
Đặc biệt, đối với các quốc gia khó làm visa như châu Âu, châu Mỹ những đất nước phát triển khi bạn làm thủ tục xin visa ở đại sứ quán, lãnh sự quán thì họ sẽ kiểm tra thủ công các thông tin trên giấy tờ. Với những bộ hồ sơ chưa rõ ràng hoặc có điều gì chưa hợp lý thì bạn sẽ được mời đến phỏng vấn và nhận kết quả ngay sau đó.
Lưu ý rằng tuân thủ các quy định về giờ giấc khi đi phỏng vấn và tốt nhất là nên tới sớm trước 10 phút so với giờ phỏng vấn. Bạn nhớ mang theo chứng minh nhân dân của mình và giấy hẹn phỏng vấn.
Sau khi được cấp visa, thông tin trên visa cấp sẽ có ngày phát hành và ngày hết hạn, khoảng thời gian này được gọi là hiệu lực visa. Visa thường được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Thời hạn hiệu lực của thị thực không giống như thời gian lưu trú được ủy quyền tại quốc gia cấp. Visa có thời hạn bao lâu thường cho biết khi nào bạn có thể nộp đơn xin nhập cảnh vào nước này.
Trong suốt thời hạn hiệu lực của visa, một cá nhân, người được cấp nhiều mục, có thể đến đất nước đó theo mục đích cụ thể của thị thực. Hiệu lực của thị thực khác với thời gian lưu trú của một cá nhân tại. Thông thường thị thực nhập cảnh nhiều lần được cấp trong thời gian vượt quá thời gian lưu trú.
Thời gian lưu trú được xác định bởi các nhân viên của lãnh sự quán hoặc đại sứ quán, sau khi một cá nhân đến nhập cảnh tại một đất nước. Phân loại visa dựa trên thời gian lưu trú rất quan trọng vì sau khi nhập cảnh vào một quốc gia, người giữ visa không thể thay đổi những thông tin trên đó. Sẽ có hai loại visa là visa ngắn hạn và visa dài hạn dựa vào mục đích lưu trú.
Vậy visa ngắn hạn là gì?
Visa ngắn hạn là loại visa có thời hạn từ 1 - 3 tháng, tùy theo quy định của từng quốc gia. Đối với các quốc gia có quy định xuất nhập cảnh nghiêm ngặt, thì thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày (không phải 3 tháng) như những gì bạn nghĩ. Và người xin visa phải tuân thủ tuyệt đối thời hạn ghi trên visa. Số ngày lưu trú sẽ được hiện thị đầy đủ trên mặt visa.
Visa ngắn hạn bao gồm các mục đích sau: du lịch, thăm thân, công tác, chữa bệnh hoặc tham gia một khóa học ngắn hạn. Visa ngắn hạn gồm những loại:
- 1 tháng 1 lần (cho phép nhập cảnh 1 lần trong thời gian 1 tháng)
- 3 tháng 1 lần (cho phép nhập cảnh 1 lần trong thời gian 3 tháng)
- 3 tháng nhiều lần (cho phép nhập cảnh nhiều lần trong thời gian 3 tháng)
Ví dụ như visa ngắn hạn Nhật Bản:
Cần lưu ý là trường hợp visa "lưu trú ngắn hạn" thì không thể ở lại đất nước Nhật Bản quá nửa năm (theo mục đích visa thăm thân, thăm bạn bè hay du lịch, công tác,…)
Số lần hiệu lực của visa ngắn hạn Nhật Bản (số lần được xét duyệt nhập cảnh), thời hạn hiệu lực (thời hạn được chấp nhận xét duyệt nhập cảnh) và thời hạn lưu trú (số ngày được lưu trú tại Nhật) như sau:
Loại visa Nhật Bản |
Loại visa Nhật Bản |
Thời hạn hiệu lực
(tính từ ngày tiếp theo ngày phát hành)
|
Thời hạn lưu trú
(tính từ ngày tiếp theo ngày nhập cảnh Nhật) |
Visa 1 lần
(Single) |
1 lần |
Trong 3 tháng |
Từ 15 ngày trở lên
(Mỗi lần lưu trú ngắn hạn, giới hạn trong
90 ngày) |
Visa 2 lần
(Double)
|
2 lần |
Trong 6 tháng
(đối với visa quá cảnh - transit là 4 tháng) Từ 1 năm trở lên
(dựa theo mục đích sang Nhật) |
Visa nhiều lần
(Multiple) |
Nhiều lần |
Từ 1 năm trở lên
(dựa theo mục đích sang Nhật) |
Đối với visa Hàn Quốc
Nếu được cấp visa Hàn Quốc dạng single entry, bạn chỉ được phép lưu trú tối đa 15 ngày, dù cho loại visa này có thời hạn 3 tháng.
Ngược lại, sở hữu visa Hàn Quốc 5 năm, 10 năm multiple, bạn được phép nhập cảnh nhiều lần vào Hàn Quốc trong khoảng thời gian 5 năm/10 năm. Mỗi lần nhập cảnh được ở tối đa 30 ngày (đối với visa Hàn Quốc 5 năm) và 90 ngày (đối với visa Hàn Quốc 10 năm).
1. Nhập cảnh một lần: Có giá trị trong 3 tháng sau khi phát hành
- Được phép vào Hàn Quốc một lần
- Thời gian lưu trú tối đa: 90 ngày
|
2. Nhập cảnh kép: Có giá trị trong 6 tháng kể từ khi phát hành
- Được phép vào Hàn Quốc hai lần
- Thời gian lưu trú tối đa: 30 ngày
|
3. Nhiều lần nhập cảnh: Có giá trị trong 1/3/5 năm
- Được phép vào Hàn Quốc nhiều lần trong thời hạn hiệu lực
- Thời gian lưu trú tối đa: 30 ngày
|
Đối với visa schengen ngắn hạn
Thị thực ngắn hạn là thị thực Schengen. Nó cho phép bạn ở trong khu vực schengen trong tối đa 90 ngày trong khoảng thời gian 180 ngày. Thị thực của bạn sẽ có giá trị trong một thời gian cụ thể. Thời gian này có thể ngắn hơn 90 ngày. Bạn có thể đi lại tự do giữa 26 quốc gia schengen trong khi visa của bạn hợp lệ.
- Khoảng thời gian ghi trên thị thực (Ví dụ: có giá trị từ 01.04.2015 đến 31.07.2015)
- Số lượng ngày tối đa được phép lưu trú (Ví dụ: 30 ngày)
- Số lần được phép nhập cảnh (1, 2 hay nhiều lần).
Ví dụ: Thị thực được cấp có thời hạn từ ngày 01.05.2020 đến ngày 31.08.2020 cho 30 ngày lưu trú với 2 lần nhập cảnh.
Như vậy trong khoảng thời gian này có thể nhập cảnh vào khu vực Schengen tối đa 2 lần và lưu trú trong khu vực đó tổng cộng 30 ngày. Ngày nhập cảnh và ngày xuất cảnh cũng được tính trong tổng số ngày lưu trú như là hai ngày lưu trú trọn vẹn.
Còn visa dài hạn là gì?
Visa dài hạn có thời hạn sử dụng từ 1-3 năm, còn được gọi là thẻ tạm trú. Thủ tục xin visa dài hạn sẽ phức tạp, cần nhiều thời gian hơn visa ngắn hạn. Do đó, hồ sơ xin visa của bạn nên đáp ứng đầy đủ các điều kiện và phải trải qua nhiều công đoạn thẩm định xét duyệt từ hai phía quốc gia. Một sai sót nhỏ cũng khiến hồ sơ visa của bạn không được duyệt.
Công dân các nước sau đây được miễn visa khi nhập cảnh vào Việt Nam với các điều kiện kèm theo:
- Brunei: Thời hạn tạm trú tại Việt Nam không quá 14 ngày.
- Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Nga, Phần Lan, Đức, Pháp, Anh, Italy và Tây Ban Nha: Thời hạn tạm trú không quá 15 ngày.
- Philipines: Thời gian tạm trú không quá 21 ngày.
- Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Campuchia, Lào: Thời hạn tạm trú không quá 30 ngày.
- Đối với công dân các nước Pháp và Chi Lê, nếu có hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ sẽ được miễn visa khi nhập cảnh vào Việt Nam và được lưu trú một lần liên tục hoặc lưu trú nhiều lần với tổng thời gian không quá 90 ngày trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh lần đầu.
- Những người có thẻ đi lại doanh nhân thuộc các quốc gia là thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được miễn visa Việt Nam với thời hạn cư trú không quá 60 ngày.
- Đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam quốc tịch nước ngoài đi du lịch đảo Phú Quốc sẽ được miễn visa Việt Nam trong thời gian lưu trú là 15 ngày. Nếu muốn tham quan các khu vực khác, du khách phải xin visa Việt Nam.
Lưu ý:
Để nhập cảnh theo diện đơn phương miễn visa Việt Nam, người nước ngoài phải có hộ chiếu còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày.
Hiện nay, có 48 nước miễn visa cho Việt Nam. Chỉ cần một quyển hộ chiếu còn hiệu lực, bạn đã có thể vi vu đến các nước sau mà chẳng cần phải lo lắng về vấn đề visa:
- Thái Lan, Dominica, Micronesia, Cambodia, Malaysia, Palau, Samoa, Somalia, Tuvalu, Maldives, Ấn Độ, Burundi: Thời gian lưu trú không quá 30 ngày.
- Singapore: Thời gian cư trú không quá 30 ngày, có vé khứ hồi hoặc vé đi tiếp nước khác.
- Lào: Thời gian lưu trú tại Lào không quá 30 ngày. Nếu có nhu cầu nhập cảnh trên 30 ngày thì phải xin visa trước, thời gian tạm trú có thể được gia hạn tối đa 2 lần, mỗi lần 30 ngày.
- Kyrgyzstan: Thời gian lưu trú không giới hạn.
- Philippines: Thời gian tạm trú không quá 21 ngày, hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng và có vé máy bay khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác.
- Myanmar: Thời gian lưu trú không quá 14 ngày, hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng.
- Indonesia: Thời gian lưu trú không quá 30 ngày và không được gia hạn.
- Brunei: Thời gian tạm trú không quá 14 ngày.
- Kyrgyzstan: Không phân biệt mục đích nhập cảnh.
- Panama: Thời gian lưu trú 180 ngày.
- Ecuador: Thời gian lưu trú tối đa 90 ngày.
- Saint Vincent and the Grenadines: Có cầu vé máy bay khứ hồi và chứng minh đủ tài chính để chi trả cho chuyến đi.
- Haiti: Thời gian lưu trú tối đa 90 ngày.
- Turks and Caicos: Thời gian lưu trú không quá 30 ngày, được gia hạn thêm một lần.
- Nhật bản: Đơn giản hóa thủ tục cấp visa.
- Kenya: Thời gian lưu trú trong vòng 03 tháng.
- Hàn Quốc: Không cần visa khi đến đảo Jeju.
- Madagascar: Thời gian lưu trú trong 90 ngày.
- Mali: Không có điều kiện.
- Quần đảo Marshall: Thời gian lưu trú không quá 90 ngày.
- Mauritania: Không có điều kiện.
- Papua New Guinea:Thời gian lưu trú không quá 60 ngày.
- Saint Lucia:Thời gian lưu trú trong vòng 06 tuần.
- Comoros: Không có điều kiện.
- Seychelles: Thời gian lưu trú không quá 60 ngày.
- Đài Loan: Nếu có visa của các nước Mỹ, Canada, Anh, Nhật, Úc, New Zealand và visa Schengen châu Âu (bao gồm cả thẻ định cư) sẽ được miễn visa nhập cảnh Đài Loan. Thời gian lưu trú không quá 30 ngày.
- Tanzania: Không điều kiện.
- Togo: Thời gian lưu trú trong vòng 7 ngày.
- Tajikistan: Thời gian lưu trú trong 45 ngày.
- Zambia: Thời gian lưu trú 90 ngày.
- Đông Timor: Xuất trình 100 USD cho mỗi lần nhập cảnh và vé máy bay khứ hồi.
- Nepal: Thời gian lưu trú 90 ngày.
- Sri Lanka: Chỉ cần nộp đơn xin visa online.
- Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE): Có thể nộp đơn xin visa online.
- Iran: Thời gian lưu trú không quá 17 ngày.
- Cape Verde: Cấp visa tại sân bay.vi
- Guinea-Bissau: Thời gian lưu trú 90 ngày.
Để làm thủ tục xin visa các nước bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ cơ bản sau:
1. Mẫu đơn xin visa |
Hoàn thành đầy đủ và ký |
2. 2 tấm ảnh |
Cả hai bức ảnh phải được chụp trong vòng ba tháng qua, theo yêu cầu ảnh visa. |
3. Hộ chiếu hợp lệ |
Còn hiệu lực ít nhất 6 tháng |
4. Booking khách sạn |
Một tài liệu cho thấy nơi bạn sẽ ở trong suốt thời gian du lịch |
5. Booking vé máy bay khứ hồi |
Bao gồm ngày và số chuyến bay chỉ định nhập cảnh và xuất cảnh |
6. Bằng chứng về phương tiện tài chính |
Bằng chứng là bạn có đủ tiền để tự hỗ trợ tài chính trong suốt thời gian du lịch |
7. Lịch trình du lịch |
Chuyến đi thể hiện rõ mục đích đi du lịch, khung thời gian du lịch cụ thể |
Ngoài ra tùy vào từng trường hợp sẽ yêu cầu thêm các loại giấy tờ cụ thể là:
Đối với công nhân viên
- Hợp đồng lao động.
- Bản sao ngân hàng 6 tháng gần nhất.
- Sổ tiết kiệm
- Đơn xin nghỉ phép
- Đối với những người chủ doah nghiệp:
- Một bản sao giấy phép kinh doanh của bạn.
- Báo cáo ngân hàng của công ty trong 6 tháng gần nhất.
- Khai thuế thu nhập (ITR).
Dành cho sinh viên:
- Thẻ học sinh/ sinh viên
- Quyết định cho tạm nghỉ từ phía nhà trường
Đối với người về hưu:
Những giấy tờ nào cần thiết cho thủ tục xin visa phía người chưa thành niên?
- Cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ vị thành niên xin visa phải nộp thêm một số giấy tờ cho trẻ như:
- Giấy khai sinh của trẻ vị thành niên.
- Mẫu đơn có chữ ký của cả hai phụ huynh.
- Lệnh của tòa án gia đình - trong trường hợp chỉ có một cha mẹ có toàn quyền nuôi con.
- Bản sao công chứng chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của cả bố và mẹ.
- Giấy ủy quyền có công chứng của cha mẹ có chữ ký của cả cha mẹ/ người giám hộ nếu trẻ vị thành niên sẽ đi du lịch một mình.
Chắc chắn khi làm thủ tục xin visa ở bất kì các nước nào, bạn sẽ gặp những thắc mắc không biết giải quyết như thế nào, thì hãy xem qua một số câu hỏi và giải đáp thường gặp dưới đây nhé.
Visa du lịch Hàn Quốc có thời hạn bao lâu?
Trả lời: Thông thường thời gian bạn cư trú tại Hàn Quốc khi bạn đi du lịch hợp lý là từ 7 – 30 ngày. Thời hạn cấp phép 3 tháng tức là sau khi cấp phép, nếu quá 3 tháng mà bạn chưa đi du lịch Hàn Quốc thì visa coi như vô giá trị.
Thời gian cư trú tại Hàn Quốc khi đi du lịch: không có quy định rõ ràng về thời gian cư trú tại Hàn Quốc khi đi du lịch.
Hải quan chỉ đóng dấu cho bạn một lần khi bạn vào cửa khẩu lần đầu tiên và kiểm tra nó khi bạn rời khỏi đất nước Hàn Quốc. Nghĩa là visa du lịch của bạn chỉ có giá trị một lần cho dù bạn xuất cảnh vào Hàn Quốc thời gian bao lâu.
Xin visa Đài Loan online như thế nào?
Trả lời: Visa online Đài Loan hay E-visa Đài Loan là “Giấy chứng nhận cho phép nhập cảnh Đài Loan” theo chính sách “miễn visa có điều kiện” của Đài Loan. Nếu đáp ứng đủ điều kiện, bạn sẽ được cấp “Certificate” cho phép nhập cảnh nhiều lần mà không cần xin visa.
Bước 1: Đăng ký visa miễn phí trực tuyến tại địa chỉ https://niaspeedy.immigration.gov.tw/nia_southeast
Chọn ngôn ngữ (Việt Nam), chọn “Next”. Trang tiếp theo sẽ thể hiện toàn bộ quy trình đăng ký xét duyệt online visa Đài Loan miễn phí.
Tiếp tục chọn “Next” để tiếp tục sang trang: Những điều cần lưu ý
Bước 2: Điền thông tin
Bạn cần điền chính xác các thông tin cá nhân như: quốc tịch, họ (Nguyen), tên (Van A), số hộ chiếu (C231****), ngày hết hạn hộ chiếu, ngày sinh, giới tính.
- Flight/Vessel No: kí hiệu chuyến bay. Số này có trên tờ booking/vé máy bay của các bạn. Nếu chưa có booking, các bạn chỉ cần lên web của bất cứ hãng máy bay nào ở VN, tìm một chuyến bay đến Đài Loan rồi điền mã số vào cũng được.
- Expect Date Entry: điền ngày mà bạn dự định đến Đài Loan
- Occupation: Ngành nghề hiện tại của bạn, nếu không có trong danh mục thì chọn “Other”
- Purpose of Visit: mục đích, nếu đơn thuần đi du lịch thì chọn “Sightseeing”
- Resident Adress or Hotel Name in Taiwan: chọn thành phố; nếu ở khách sạn thì điền tên khách sạn, ở nhà người quen thì điền địa chỉ nhà người đó. Trường hợp bạn chưa đặt khách sạn, có thể điền tên của bất cứ khách sạn nào ở Đài Loan cũng được, tham khảo trên các trang booking.com hoặc agoda.com…
- Điện thoại và Email: số điện thoại liên lạc và email điền chính xác
Điều kiện đặc biệt
Công dân Việt Nam có thẻ cư trú vĩnh viễn, thẻ cư trú hoặc visa còn hiệu lực hoặc đã hết hạn trong vòng 10 năm trở lại đây của các nước Mỹ, Canada, Anh, EU, Schengen, Hàn Quốc, Đài Loan. Không áp dụng với visa lao động, chuyên án Quan hồng, người đã từng xuất khẩu lao động tại Đài Loan.
Công dân Việt Nam có visa điện tử của Úc, Newzealand muốn xin “Miễn visa có điều kiện” thì yêu cầu visa điện tử đó phải còn trong giá trị sử dụng
Công dân Việt Nam có visa Nhật yêu cầu: đương sự khi nhập cảnh vào Đài Loan phải xuất trình được dấu nhập xuất cảnh vào Nhật hoặc phải trình được vé máy bay (tàu) của chặng kế tiếp vào Nhật
- Điều kiện đặc biệt: Bạn thuộc diện có visa hay thẻ cư trú thì tích vào
- Quốc gia: Chọn nước mà bạn có visa/thẻ cư trú
- Nhập số thẻ: nhập số thẻ trên visa. Tùy theo mỗi nước sẽ có vị trí khác nhau như các hình minh họa dưới đây
Sau khi điền xong thông tin, chọn “Next”, hệ thống sẽ tự động tổng hợp lại các thông tin mà mình đã điền trước đó như thế này. Bạn cần xác nhận lại thông tin đã điền để xin visa Đài Loan online một lần nữa
Kiểm tra lại thông tin. Nếu có thông tin điền sai có thể “Back” để quay lại sửa thông tin. Nếu toàn bộ thông tin chính xác thì nhập ký tự nhẫu nhiên vào, rồi ấn “Submit”
Bước 3: Kết quả xét duyệt
Có 2 trường hợp xảy ra:
Được chấp thuận
Nếu thông tin của bạn được duyệt, hệ thống sẽ hiện trang được Approved
Chọn “Print” để lưu file PDF rồi in ra giấy A4. Có thể in trắng đen hoặc in màu đều được. Lưu ý là nên in thành file PDF để lưu nhé. Tắt trình duyệt đi là mất luôn không tìm lại được đâu
Bị từ chối
Trong trường hợp người xin visa không nhận được thông báo hoặc có thông báo kết quả không đạt. Điều này có nghĩa là bạn đã bị từ chối. Thông thường lý do từ chối là do tên của bạn nằm trong blacklist. Trước đây có các cách xử lý như sau:
Khi gặp trường hợp này, bạn có thể khai lại lần nữa xem kết quả thế nào. Nếu có nhiều visa các nước phát triển, có thể đổi nước khác xem sao. Nếu vẫn bị từ chối, chỉ còn cách làm visa Đài Loan trực tiếp tại Văn phòng Đài Bắc.
>>>> Xem thêm: Thủ tục xin Visa đi du lịch, thăm thân, công tác Đài Loan tự túc
Xin visa Schengen nước nào dễ nhất?
Trả lời: Pháp được xem là quốc gia xét duyệt visa Schengen dễ nhất, nhờ chính sách thu hút khách du lịch. Tùy từng loại hồ sơ mà thời hạn visa cho phép lưu trú nhiều ngày, có thể lên tới 90 ngày. Tuy nhiên, việc nên xin visa vào nước nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh của bạn. Ví dụ, bạn có thân nhân ở Đức, Ba Lan,…
Những câu hỏi phỏng vấn xin visa du lịch Mỹ
- Khi nào bạn đến nước Mỹ và du lịch Mỹ bao lâu?
Lãnh sự quán muốn kiểm tra bạn đã có sự chuẩn bị và kế hoạch cho chuyến đi này chưa, thông qua việc bạn có nắm rõ thời gian chính xác mà bạn sẽ đi Mỹ và dự định khoảng thời gian mà bạn sẽ ở lại khi du lịch Mỹ.
- Bạn đi du lịch Mỹ cùng với ai?
Việc bạn đi du lịch cùng ai cũng là vấn đề mà lãnh sự quán quan tâm. Bạn chỉ cần trả lời tất cả những người bạn đồng hành sẽ đi cùng mình trong chuyến du lịch Mỹ. Trong trường hơp chỉ đi một mình, bạn cũng nên trình bày sự thật với các Viên chức Lãnh Sự.
- Bạn có người thân ở Mỹ không?
Câu hỏi này hay phổ biến, lãnh sự muốn tìm hiểu xem bạn có người thân ở Mỹ không. Bạn chỉ cần trả lời đơn giản là có hoặc không, và nếu có thì đó là ai. Lưu ý rằng những người được xem là người thân phải thật sự là những người họ hàng gần gũi với bạn, những người mà bạn có thể nắm rõ các thông tin về họ.
- Tại sao bạn lại chọn Mỹ để đi du lịch mà không phải là những quốc gia khác?
Bạn cần thành thật đưa ra một câu trả lời để chứng minh rằng lý do mà bạn đến Mỹ phải thật sự hợp lý và chính đáng.
- Ai tài trợ và trả chi phí cho chuyến đi du lịch Mỹ của bạn?
Tài chính trong chuyến du lịch đến Mỹ cũng rất quan trọng mà lãnh sự quán quan tâm ở mỗi đương đơn. Họ sẽ chú ý đến việc bạn có đủ khả năng để chi trả các chi phí cho chuyến hành trình này không, cũng như làm cách nào mà bạn có đủ tài chính chi trả cho chuyến đi này.
Nước Mỹ thường hay lo lắng về tình trạng nhập cư bất hợp pháp. Họ luôn xem xét mỗi người nước ngoài trước khi nhập cảnh vào Mỹ hiện đang có một sợi dây liên hệ chặt chẽ với đất nước mà họ đang sống hay không. Vì những ràng buộc về tình cảm sẽ làm cho việc rời bỏ gia đình để trốn lại Mỹ sẽ là ít hơn rất nhiều, nên hồ sơ của những người đã kết hôn cũng phần nào đáng tin cậy hơn.
- Bạn đang làm công việc gì?
Một công việc ổn định là yếu tố quan trọng đảm bảo rằng đương đơn đang có một sự nghiệp tốt. Bạn nên trình bày rõ về chức vụ và tên công ty bạn đang công tác trong câu trả lời của bạn, để câu trả lời được đầy đủ thông tin và gây thêm thiện cảm với người phỏng vấn.
- Đây có phải là lần đầu tiên bạn xin Visa Mỹ không?
Bạn chỉ cần trả lời thành thật và ngắn gọn là chưa từng xin visa du lịch Mỹ trước đây. Hoặc nếu đã từng xin visa nhưng thất bại, bạn cần phải trả lời hoàn toàn đúng sự thật rằng bạn đã xin visa Mỹ vào thời gian nào, ở đâu.
- Bạn đã từng đi du lịch nước nào trước đây?
Nếu bạn đã từng đi nhiều nước và trong số đó có nhiều quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu thì bạn cứ liệt kê ra các quốc gia bạn đã từng đến.
- Bạn sẽ ở Mỹ trong bao lâu?
Những câu hỏi theo dạng này, bạn cần phải lưu ý trả lời thật chính xác thời gian mình sẽ lưu trú tại Mỹ. Nếu bạn có thể dự định được cả ngày đi và ngày về thì đây sẽ là một lợi thế của bạn, góp phần tạo thêm niềm tin với lãnh sự quán.
- Bạn sẽ lưu trú tại đâu trong thời gian ở Mỹ?
Tốt nhất bạn nên tìm hiểu nắm rõ tên đường hay địa chỉ khách sạn bạn ở. Việc đưa ra những câu trả lời thiếu thông tin như “Tôi sẽ ở nhà người thân” hay “Tôi sẽ lưu trú tại khách sạn trong suốt thời gian ở Mỹ” làm cho quá trình phỏng vấn của bạn gặp nhiều khó khăn hơn.
- Tại sao bạn quyết định đi Mỹ trong thời điểm này?
Mỗi người sẽ có một mục đích đi du lịch Mỹ riêng, nhưng trong câu trả lời bạn nên sáng tạo ra những cách trả lời có sức thuyết phục thay cho những câu trả lời phổ thông như “đi Mỹ mùa đông vì muốn ngắm cảnh và trượt tuyết”.
Xin visa Úc có khó không?
Xin visa du lịch Úc không khó như bạn nghĩ, chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì khả năng đậu khá cao. Visa du lịch Úc được cấp có thời hạn từ 3 đến 12 tháng, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Nhưng thông thường, bạn chỉ được cấp với thời hạn ngắn nhất là 3 tháng.
Bởi vì Lãnh Sự Quán Úc sẽ rất thận trọng trong việc xét duyệt hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ, hoặc chỉ cần có có điểm nghi vấn trong hồ sơ thì sẽ bị đánh rớt.
>>>> Xem thêm: Kinh nghiệm xin visa du lịch, thăm thân, công tác Úc tự túc
Nộp hồ sơ xin visa Canada ở đâu?
Có hai địa chỉ mà bạn nộp hồ sơ xin visa đi Canada tại văn phòng VFS là:
- Hà Nội: Tầng 12A tòa nhà CMC, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy.
- TP.HCM: Tòa nhà PĐ, 162 Pasteur, phường bến Nghé, quận 1.
Thời gian làm việc từ thứ 2 đến 6 trừ những ngày lễ:
- Giờ làm việc: 9:00 – 17:00
- Nhận hồ sơ: 9:00 – 16:00
- Trả hồ sơ: 13:00 – 16:00
Khi làm visa đi Canada bạn cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đầy đủ, đúng quy định và nộp hồ sơ đúng địa chỉ, cũng như đi đúng giờ làm việc như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm được không ít thời gian và công sức.
Trên đây là các thông tin về visa là gì? thủ tục xin visa các nước rất cần thiết cho những bạn đang có ý định đi du lịch nước ngoài. Nếu bạn cảm thấy làm thủ tục xin visa bất kể nước nào gặp khó khăn, thì đừng quên công ty du lịch Gonatour luôn đồng hành và sẵn sàng hỗ trợ mọi thứ về visa du lịch, thăm thân, công tác các nước cho bạn nhé.
>> Xem thêm: