Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Bánh ít lá gai Bình Định, món ăn truyền thống xứ nẫu gây thương nhớ

Thứ tư, 27/01/2021, 08:42 GMT+7

Bình Định là một tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam, nơi đây không những có nhiều cảnh đẹp như Eo Gió, cù lao Xanh, biển Kỳ Co, biển Quy Nhơn,…mà còn quy tụ các món ăn hấp dẫn nhất. Đặc biệt, xứ nẫu có một loại bánh đặc sản, truyền thống mà chắc hẳn ít nhiều mọi người đều biết đến. Đó chính là bánh ít lá gai Bình Định. Loại bánh ít lá gai này có gì mà luôn gây thương nhớ cho thực khách, thì đi cùng Gonatour tìm hiểu nhé.

1. Giới thiệu bánh ít lá gai Bình Định

bánh ít lá gai

" Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi "

Câu ca dao từ lâu đã đi vào tâm thức và trở nên quen thuộc với người dân Bình Định. Theo truyền thống, các cô dâu mới cưới thường làm bánh gai để biếu bố mẹ vợ ba ngày sau đám cưới như một hành động tỏ lòng biết ơn đối với họ và tổ tiên sau khi chuyển đến nhà mới. Bánh ít lá gai là đặc sản không thể thiếu của Bình Định. Muốn ăn bánh ít lá gai thì bạn phải tìm về với xứ Tuy Phước- Bình Định, hương vị làm say lòng người. thứ bánh dân dã thơm ngon mà ngọt ngào, đậm đà quê hương.

Đặc biệt là vào những ngày Tết Nguyên đán, Tết Đoan Ngọ (5-5) Bình Định và Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên,…bánh ít lá gai luôn xuất hiện trong mâm cỗ cúng của người Bình Định. Mặc dù có vẻ ngoài không mấy ngon miệng, nhưng những chiếc bánh hình chóp vẫn thu hút những tín đồ ăn uống bởi hương thơm lá gai và hương vị tươi mát của nhân làm từ dừa xay hoặc đậu xanh xay.

2. Cách làm bánh ít lá gai Bình Định

cách làm bánh ít lá gai

Để làm ra được những chiếc bánh đúng chất Tuy Phước – Bình Định đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ từng công đoạn, phải có kinh nghiêm và lòng yêu nghề. Làm nên chiếc bánh phải kỳ công, vất vả cùng với sự khéo léo, thành thục. Nguyên liệu phải đủ năm thứ: lá gai, gạo nếp, đường, đậu xanh. Làm bánh có ba công đoạn chính là làm vỏ bánh, nhân bánh, và gói bánh.

Tất cả công đoạn là một nghệ thuật của người làm bánh:

Công đoạn thứ nhất: Làm vỏ bánh ít lá gai Bình Định

vỏ bánh ít

Vỏ bánh được làm nguyên liệu chính là lá gai hình trái tim, sần sùi, xốp để có màu xanh đen và hương vị thơm chát cho bánh. Người làm bánh tiến hành bỏ cuống lá, gân lá, xé lá gai làm nhiểu mảnh nhỏ bằng tay rửa sạch sau đó luộc chín. Sau đó cho tất cả số lá gai và gạo nếp vào cối giã thật nhuyễn để cả hai hòa quyện không còn lợn cợn, thật dẻo để làm ra hương vị đặc trưng của bánh ít lá gai.

Những nghệ nhân làm bánh cho biết khâu giã lá gai rất quan trọng, nên giã bằng tay thật lâu thay vì bằng máy, giã như vậy bột bánh với mịn và dai quết dẻo ngon. Vì nếu chưa giã bột và lá gai nhuyễn bánh ăn lợn cợn, tạo cảm giác không ngon.

Lưu ý: phải chọn loại lá gai non, tước bỏ cọng, sống lá, chỉ lấy phần lá mềm

Cách chọn nếp làm bánh ít lá gai

Tiếp theo là gạo nếp, nguyên liệu chính để làm ra vỏ của bánh ít lá gai kì diệu này. Nếp dùng làm bánh phải là nếp mới không lẫn gạo tẻ, thơm, đem vo thật kỹ, ngâm với nước trong vòng 4 tiếng đồng hồ, sau đó xay nhuyễn ép bỏ nước để có được một khối bột dẻo.

Bột nếp trộn với lá gai và đường, giã nhiều lần trong cối cho thật dẻo. Khi giã, cho một chút dầu ăn cho khỏi dính cối đồng thời giúp bánh mịn màng. Những người làm bánh có kinh nghiệm sẽ đo lường tỉ lệ dầu ăn cho vào bao nhiêu giúp cho bánh béo mà không tạo vị ngán. Mọi thứ khi đã hoàn thành thì bạn chia bột thành từng miếng bột nhỏ.

Công đoạn thứ 2: làm nhân bánh ít lá gai

nhân bánh ít

Cũng như vỏ bánh nhân bánh rất cần phải khéo léo không kém vì nó là linh hồn của chiếc bánh ít lá gai. Có hai loại nguyên liệu chính của nhân bánh là dừa bào và đậu xanh. Đầu tiên, bạn lấy thịt cùi dừa bào thành sợi nhỏ. Sau đó bạn chuẩn bị đậu xanh loại to đều hạt, chắc mẩy. Tới đây là phần tạo ra nhân bánh.

Đổ dừa bào sợi vào chảo sên với đường cát trắng cho thêm ít gừng, sên đến khi vừa khô lại là được. Còn đậu xanh thì sau khi ngâm vài tiếng đã mềm, là lúc nấu chín giã nhuyễn mịn, sau đó đem ngào với đường và gừng. Hoàn thành xong trộn đậu xanh, dừa bào và vo lại thành từng viên nhỏ để nhận vào vỏ bánh. Đặc biệt, cho gừng vào nhân bánh sẽ tạo ra hương vị rất riêng hợp với hương vị của vỏ bánh ít lá gai Bình Định.

Chọn dừa và đậu xanh làm nhân bánh như thế nào?

Về phần công đoạn này người thợ làm bánh chọn lựa thật kĩ những trái dừa vừa già tới, không chọn trái quá non (nhân bánh không có vị béo) hay quá già (nhân bánh sẽ bị cứng và xác) làm cho nhân không đạt độ mềm xốp. Còn đậu xanh chọn loại hạt to đều, mẩy bóng đẹp, không bị hạt lép và sâu mọt.

Công đoạn thứ 3: Gói bánh – cách gói bánh ít lá gai Bình Định đẹp

gói bánh ít

Sau khi hoàn thành vỏ bánh và nhân bánh người thợ tiến hành gói bánh ít lá gai Bình Định, đây là công đoạn có thể xem là đơn giản nhất nhưng thật ra không phải ai cũng có thể làm đẹp mắt, cần phải có sự khéo léo và thẩm mỹ cho món bánh.

Cách gói bánh ít lá gai Bình Định đẹp mắt nhất thì đầu tiên bạn nên thoa một lớp dầu ăn mỏng lên thớt và cho miếng bột đã cắt nhỏ ở khâu chuẩn bị ra cán mỏng. Rồi cho phần nhân bánh đã chia thành từng viên nhỏ vào và vo tròn. Cuối cùng, thoa dầu vào lá chuối và lấy bánh vừa gói được vào lá chuối và gói lại thật chắc.

Nhìn qua thì cách gói bánh ít lá gai Bình Định đẹp có vẻ khá dễ dàng. Nhưng từng công đoạn đòi hỏi sự thuần thục cũng như tay nghề cao nên việc gói bánh như thế nào cho được hình dạng như bạn mong muốn mất khá nhiều thời gian để có thể làm được. Bánh ít là gai được gói hình chóp tựa như kim tự tháp nên nhiều người quen gọi là tháp bánh ít lá gai Bình Định.

3. Tiệm bánh ít ngon mua về làm quà ở Quy Nhơn

Không phải ở Quy Nhơn Bình Định là mọi nơi đều làm ra bánh ít lá gai ngon. Để thưởng thức món bánh ít lá gai, món ăn truyền thống xứ nẫu gây thương nhớ này và cũng như mua về làm quà cho gia đình, bạn bè, người thân thì bạn nên ghé đến những tiệm bánh ít ngon ở Quy Nhơn mà Gonatour đề xuất dưới đây nhé.

Đặc sản Quy Nhơn Thanh Liêm chuyên bán bánh ít lá gai, món ăn truyền thống xứ Nẫu

thanh liêm

Thanh Liêm là một trong những cửa hàng đầu tiên tại thành phố Quy Nhơn chuyên bán các sản phẩm đặc sản Quy Nhơn truyền thống. Đặc biệt là có bán bánh ít lá gai Bình Định thơm ngon. Một số loại đặc sản đặc trưng bên Thanh Liêm được khách hàng ưa thích và đánh giá cao như dầu dừa tinh khiết, bánh hồng Tam Quan, rượu Bầu Đá đậu xanh,…

  • Số điện thoại: 0914355588
  • Địa chỉ: 128 Chương Dương, TP. Quy Nhơn, Bình Định

Siêu thị đặc sản truyền thống Quy Nhơn Phương Nghi 

cửa hàng phương nghi

Hệ thống là một siêu thị đặc sản Phương Nghi Quy Nhơn, nơi bạn có thể hoàn toàn yên tâm về uy tín cũng như chất lượng của sản phẩm, với mong muốn đem đặc sản của quê hương xứ Nẫu đến với khách du lịch. Ngoài đặc sản bánh ít lá gai Bình Định, ở Phương Nghi còn có bán đồ lưu niệm để bạn mua về làm quà khi đi du lịch Quy Nhơn.

  • Số điện thoại: 0919501839
  • Địa chỉ: 115,117,119 Tây Sơn, TP. Quy Nhơn, Bình Định

Đặc sản Bình Định Như Ý 

cửa hàng như ý

Với thế mạnh sản phẩm đặc trưng là bánh ít lá gai truyền thống nên du khách nào muốn mua bánh ít hương vị thơm ngon, đáng tin cậy cả về chất lượng lẫn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc sản Bình Định Như Ý cung cấp đa dạng các loại quà đặc sản Quy Nhơn - Bình Định tuyển chọn chất lượng cao với giá mềm. Ngoài ra tiệm đặc sản Bình Định Như Ý nhận chuyển hàng đi toàn quốc.

  • Số điện thoại: 0905546268
  • Địa chỉ: 156 Nguyễn Huệ, TP. Quy Nhơn, Bình Định

Hải Sản Khô Phụng Nga Đặc sản Phụng Nga Quy Nhơn

cửa hàng phụng nga

Bắt đầu kinh doanh hải sản khô từ năm 1993, đến nay, Hải Sản Khô Phụng Nga đã phát triển hơn 50 chủng loại sản phẩm, được ưa chuộng nhất là bánh ít lá gai, mực khô, mực một nắng, cá cơm khô, vi cá mập, mực ngào, mực tẩm gia vị… Đến với Phụng Nga, bạn không phải lo sẽ thiếu bất kì một món đặc sản nào. Đây cũng là nơi cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng cũng như các trung tâm siêu thị đặc sản nữa đấy.

  • Số điện thoại: 0935388728
  • Địa chỉ: 61 Vũ Bảo, TP. Quy Nhơn, Bình Định

Bánh ít lá gai Bà Dư - chuyên sản xuất và bán bánh ít lá gai, món ăn truyền thống xứ Nẫu

bánh ít bà dư

Bánh ít lá gai bà Dư mỗi ngày, có khoảng 5.000 chiếc bánh ít từ cơ sở này cung cấp cho thị trường. Mới đây, dự án khởi nghiệp "Nâng tầm bánh ít lá gai" cũng đã nhận được được hỗ trợ theo chương trình ươm tại doanh nghiệp khởi nghiệp tại Bình Định. Bánh ít lá gai bà Dư là một trong những nơi bán món ăn truyền thống xứ nẫu gây thương nhớ.

  • Số điện thoại: 0934809234
  • Địa chỉ: Trung Tín I, Thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Nếu bạn chưa có dịp đi du lịch Quy Nhơn Bình Định, nhưng lại trót yêu các món ngon đặc sản Quy Nhơn, đặc biệt là bánh ít lá gai thơm ngon hấp dẫn thì hãy tìm đến các địa chỉ uy tín sau đây để mua bánh.

Đặc sản Bình Định Online

  • Địa Chỉ: 224 Đường Man Thiện, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 097.40.47.465 or 0345.92.95.79
  • Website: dacsanbinhdinhonline.com

Shop Cô 5 – đặc sản vùng miền

  • Địa Chỉ: 59/21 Đường Số 11, Trường Thọ, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0968997277

Đặc sản ngon 3 miền

  • Địa chỉ: 86/80 Trường Chinh, Phường 12, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0973895089
  • Website: dacsanngon3mien.net

Chả ram tôm đất Cô Ba Lâm

  • Số điện thoại: 0904506138
  • Địa chỉ: 58/96/25 Phan Chu Trinh, phường 24, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Website: charamtomdatcobalam.vn

4. Các loại bánh ít ở vùng miền khác

Không chỉ mỗi Quy Nhơn Bình Định là có bánh ít lá gai, những vùng miền khác ở đất nước Việt Nam, khi bạn đi du lịch cũng có được những trải nghiệm ẩm thực khác nhau về món bánh ít. Chẳng hạn như bánh ít lá gai” là đặc sản của tỉnh Bình Định, còn “Bánh ít tôm thịt” đại diện cho ẩm thực xứ Huế. Xem ngay một số loại bánh ít mà Gonatour tổng hợp được như bên dưới đây.

Bánh ít trần đặc sản xứ Huế

bánh ít huế

Du lịch huế thưởng thức món bánh ít trần Huế, một món ăn dân dã đặc biệt thơm ngon ở xứ Huế. Bánh ít trần Huế có đôi phần giống bánh nếp ở miền Bắc với nhân đậu xanh kết hợp với thịt heo được bao bọc bởi một lớp vỏ bánh từ bột nếp thật dẻo thơm.

Món bánh ít trần Huế có lẽ sẽ mang đủ ý nghĩa về nét đặc trưng giản dị ấy mang những đặc trưng rất riêng của ẩm thực món ngon ở Huế vô cùng đặc biệt. Món bánh ít trần Huế được làm từ bột nếp dẻo ngon và trắng nõn, trong nhân bánh là đậu xanh cà hấp chín vàng ươm, đôi khi tăng thêm tính cầu kỳ với một chút thịt băm và tôm để làm cho hương vị có chút mới, bánh ít trần Huế không chỉ làm thực khách ngon miệng và cứ lưu luyến một hương vị đặc trưng rất riêng.

Trong tất cả các loại bánh Huế thì bánh ram ít được làm ra cầu kì hơn hẳn các loại bánh Huế khác. Đó là lý do tại sao mà các vị vua nhà Nguyễn ngày xưa đặc biệt yêu thích món bánh ít này. Du lịch cung đường di sản miền Trung qua thành phố Huế bạn nên nếm thử bánh ít.

Địa chỉ bán bánh ít ngon tại Huế

  • Quán Hàng Me: số 14 Võ Thị Sáu, Phú Hội, Tp Huế
  • Quán Ông Đỏ 71 – Đặc Sản Huế: số 1C Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tp. Huế
  • Quán bà Đỏ: số 08 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Phú Cát, Tp. Huế

Bánh ít tôm thịt Đà Nẵng món ngon khó cưỡng

bánh ít ĐN

Bánh ít tôm thịt Đà Nẵng là một loại bánh phổ biến ở Việt Nam, được làm từ bột nếp và nhân tôm thịt với phương pháp hấp cách thủy. Nhân bánh ít được xào chín trước khi gói cẩn thận bằng lá chuối tươi hoặc khô và có thể có nhiều hình dáng khác nhau tùy theo cách gói của người làm bánh.

Nguyên liệu chính để làm bánh đến từ các vùng quê dân dã. Cách làm bánh ít bây giờ đã không còn mấy cầu kỳ như trước. Bột nếp nhào qua với nước cho dẻo để có thể vò bánh thành những hình dạng khác nhau. Nhân thì tùy theo sở thích mà có thể dùng đậu xanh, dừa, thịt, hay tôm…khi làm bánh chỉ việc cho nhân vào giữa rồi khéo léo nắn bột lại là được.

Một số địa chỉ bánh ít tôm thịt ngon mà Gonatour giới thiệu đến bạn

  • Bánh Ít tôm thịt Mỹ Vân Đà Nẵng
    • Địa chỉ :332 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
    • Sđt : 0905 564 256
    • Mở cửa : 07:00 - 22:00
    • Giá : 5.000đ - 15.000đ
  • Bánh Ít tôm thịt Ngọc Dung Đà Nẵng
    • Địa chỉ :334 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
    • Mở cửa : 07:00 - 22:00
  • Bánh Ít tôm thịt Ngon Đà Nẵng - Mai Lão Bạng
    • Địa chỉ: 133/6 Mai Lão Bạng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
    • Mở cửa: 09:00 - 17:00
    • Giá: 30.000đ

Bánh ít miền Tây - món ngon dân giã 

bánh ít miền tây

Trong các loại bánh miền Tây thì bánh ít khá quen thuộc, đây là loại bánh dân gian đơn giản, mộc mạc luôn xuất hiện trong kho tàng ẩm thực đa dạng, phong phú của làng quê Việt Nam. Bánh ít loại bánh đặc sản của các địa phương vùng nông thôn, khá quen thuộc.

Mặc dù tên bánh có giống nhau nhưng hương vị mỗi vùng miền cho ra một thành phẩm khác từ màu sắc, hình dáng và cách chế biến. Riêng bánh ít miền Tây mang đến hương vị ngọt béo, thơm ngon dân giã. Bánh ít miền Tây có rất nhiều loại nhân khác nhau như nhân dừa, đậu xanh, tôm thịt, vịt xiêm,...Đặc biệt nhất có lẽ là bánh ít nhân vịt xiêm, nghe vừa lạ nhưng hương vị khá độc đáo.

Nếu có dịp du lịch Cần Thơ, hãy nhớ ghé thăm vườn trái cây Phong Điền để thưởng thức bánh ít trần nhân vịt xiêm. Nổi bật nhất là bánh của cô Lâm Thị Khuya tại vườn trái Cây 9 Hồng ở 398 ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ.

Cũng giống như bánh ít lá gai Bình Định, bánh ít ở miền Tây sông nước là loại bánh đặc sản không thể thiếu được trong ngày giỗ, ngày chạp, cúng ngày Rằm. Vì thế mà thường vào những ngày này người dân miền Tây hay làm trước để cúng ông bà, cha mẹ. Bánh sau khi được cúng xong sẽ bày lên mâm cỗ làm món tráng miệng. Một điều chắc rằng du lịch miền Tây, món bánh này được bán rất chạy với mục đích làm quà tặng cho gia đình, bạn bè, người thân.

5. Câu hỏi về bánh ít lá gai Bình Định

tháp bánh ít

Thường khi đi du lịch Quy Nhơn Bình Định và được thưởng thức bánh ít lá gai món ăn truyền thống xứ nẫu gây thương nhớ, rất nhiều du khách đặt câu hỏi cho Gonatour rằng: bánh ít đi bánh quy lại nghĩa là gì?, màu đen của bánh ít lá gai tạo ra từ gì?, ăn bánh ít có mập không,…Hôm nay, Gonatour sẽ giải đáp từng thắc mắc này của bạn ngay nhé.

  • Bánh ít đi bánh quy ở lại nghĩa là gì?

Không tự nhiên mà bánh ít lại xuất hiện trong tục ngữ dân gian. Câu tục ngữ này hàm chứa rất nhiều ý nghĩa:

Ý nghĩa thứ nhất: “có qua có lại” khi chúng ta cho, trao đi một vật gì là thầm nghĩ rằng mình sẽ nhận lại được một vật gì khác. Vật không có nghĩa là món quà vật chất, mà nó có thể là niềm vui, là sự thanh thản từ chính bản thân. Từ cho ở đây thật ra có nghĩa là trao đổi. Một lúc nào đó, cho đi một thứ gì đó vì bạn mong muốn được đáp lại lòng tốt của người khác nên từ cho ở đây cũng được hiểu là trả nợ.

Ý nghĩa thứ hai: “giúp người khác cũng là giúp chính mình” sống trong xã hội bạn không sống một mình mà với tất cả mọi người xung quanh. Không phải việc gì bạn cũng có thể tự mình hoàn thành trôi chảy mà không cần sự trợ giúp từ phía người khác. Do đó, đừng từ chối sự giúp đỡ, dù là đến từ phía bạn hay phía người khác.

  • Tại sao bánh ít lá gai lại có màu đen?

Như thông tin ở mục 2, phần vỏ bánh đã nói ở trên, thì bánh ít lá gai có màu đen huyền là do sử dụng lá của cây lá gai. Cây gai còn có tên gọi là trữ ma, tầm ma, tầm gai, cây gai bánh thường mọc hoang. Lá gai có hình tim răng cưa, thô sần, hơi xốp. Lá gai chọn để làm bánh là lá non bỏ hết gân và chỉ lấy phần thịt lá mềm.

  • Ý nghĩa của bánh ít lá gai?

Vào ngày giỗ hay cúng kiếng, dịp trọng đại nào đó thì mọi nhà trên mản đất võ Tây Sơn lại cùng nhau quây quần làm nên chiếc bánh ít là gai. Ý nghĩa những chiếc bánh lá gai thể hiện sự hiếu thảo của con cháu nhớ đến ông bà. Đối với dịp cưới xin thì bánh ít lá gai lại thể hiện sự chung thủy của người phụ nữ, thể hiện sự gắn kết và chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ.

  • Nguồn gốc và tên gọi của bánh ít lá gai Bình Định?

Bánh ít là sự kết hợp giữa bánh chưng và bánh dày. Khi Lang Liêu sáng tạo ra bánh chưng, bánh dày dâng lên vua Hùng thì nàng công chúa út lại kết hợp hai loại bánh trên để cho ra loại bánh độc đáo hơn. Bánh ít là sự kết hợp giữa nhân bánh chưng và vỏ của bánh dày. Để không trùng lặp với hình vuông và hình tròn của hai loại bánh trên, công chúa út nặn bánh thành hình tam giác với màu đen vỏ bánh từ lá gai. Về tên gọi, vì bánh do công chúa út ít tạo ra nên về sau, người ta quen miệng gọi là bánh ít.

  • Ăn bánh ít lá gai có mập không?

Nếu đã ăn thử bánh ít lá gai Bình Định thì những nguyên liệu tạo ra 1 chiếc bánh chỉ khoảng 300calo nên bạn có thể yên tâm thưởng thức món bánh lá gai thơm ngon. Tuy nhiên không vì thế mà bạn chỉ sử dụng món bánh này để giảm cân nhé. Vì dù sao thì vỏ bánh cũng làm từ bột nếp có chất tinh bột là một trong những nguyên nhân khiến hình thành mỡ thừa.

Quy Nhơn Bình Định chứa nhiều thức quà dân giã độc đáo, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Trong đó bánh ít lá gai Bình Định, món ăn truyền thống xứ nẫu gây thương nhớ cho thực khách khi đi tour du lịch Quy Nhơn. Bài viết tìm hiểu về bánh ít lá gai từ cách làm, các cửa hàng bán bánh, hay các câu hỏi thắc mắc về món bánh ít lá gai Bình định trên đây mà Gonatour đưa tới sẽ giúp bạn có thêm chút kiến thức về món ăn đặc sản này.


Xem thêm:

Ý kiến bạn đọc