Bảo tàng Quang Trung là một trong những bảo tàng lịch sử nổi tiếng ở Bình Định, là nơi lưu giữ những hiện vật mang tính lịch sử về một thời oanh liệt của dân tộc. Nơi đây gắn liền với khởi nghĩa Tây Sơn là một trong những cuộc khởi nghĩa giải phóng dân tộc thành công nhất ở nước ta. Bảo tàng Quang Trung được xây dựng trên quê hương của người anh hùng áo vải Quang Trung nhằm tưởng nhớ đến công lao to lớn của vị vua này trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Cùng Gonatour ghé thăm di tích lịch sử nổi tiếng này nhé!
Bảo tàng Quang Trung
1. Địa chỉ bảo tàng Quang Trung ở đâu?
- Bảo Tàng Quang Trung thuộc thị trấn Phú Phong, Huyện Tây Sơn, Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn chừng 45km, nằm gần với Quốc Lộ 19 về hướng Gia Lai.
- Nơi đây là quê hương của 3 anh em nhà họ Nguyễn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ và Chiến thắng hào hùng những di tích của khởi nghĩa Tây Sơn được lưu trữ cẩn thận trong Bảo Tàng.
- Nơi đây được coi là bảo tàng Danh nhân lớn nhất cũng như bảo tàng thu hút được đông đảo khách đến tham quan du lịch và tìm hiểu về lịch sử nhiều nhất ở Việt Nam.
2. Vé tham quan bảo tàng Quang Trung
- Các bạn có thể đến thăm bảo tàng vào tất cả các ngày trong tuần, sáng từ 7h đến 11h, chiều từ 1 rưỡi đến 5 giờ.
- Giá vé chỉ 10.000vnđ/ khách.
3. Lịch sử bảo tàng Quang Trung
- Bảo tàng được khánh thành vào năm 1978. Khu vực bảo tàng Tây Sơn Quang Trung Bình Định được thiết kế với cấu trúc 9 phòng trưng bày lưu giữ khoảng trên 11.000 hiện vật quan trọng liên quan đến khởi nghĩa Tây Sơn và 3 anh em họ Nguyễn.
- Nằm trong quần thể bảo tàng là điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt cùng các danh tướng thân cận, dưới sự chung tay góp sức của đông đảo nhân dân, vào năm 1958 điện thờ chính thức được khởi công xây dựng và hoàn thành vào năm 1960 ngay trên nền nhà cũ của ba em nhà Tây Sơn, với diện tích lên tới 2.325m2.
- Bảo tàng Quang Trung Bình Định không chỉ là nơi lưu giữ những hiện vật lịch sử mà còn là nơi lưu truyền tinh thần võ thuật dân tộc Tây Sơn – môn võ thuật truyền thống của Bình Định.
Chính điện bảo tàng Quang Trung
4. Thuyết minh về bảo tàng Quang Trung - Bình Định
- Bảo tàng được thiết kế với bố cục cân đối, tỏa tròn ra tứ hướng và tụm lại vào điểm chính giữa – nơi đặt tượng đài Quang trung – Nguyễn Huệ. Từ xa trông vào ta thấy bao quanh bảo tàng Quang Trung Bình Định là “khí chất” cổ xưa với những lớp mái ngói đỏ gạch, cong cong chạm khắc những hình uốn lượn điêu nghệ.
- Trước sân có cổng tam quan, kế đó là nhà bia ghi công lao của vị anh hùng Quang Trung bằng chữ quốc ngữ.
- Chính điện được chia thành ba gian : gian giữa thờ Nguyễn Huệ, gian bên trái thờ Nguyễn Nhạc, gian còn lại thờ Nguyễn Lữ. Hai đầu hồi điện đặt ban thờ các văn thần, võ sĩ nhà Tây Sơn: Bùi Thị Xuân, Ngô Thì Nhậm, Trần Quang Diệu, Ngô Văn Sở, Trần Văn Kỷ, Võ Văn Dũng…
Tượng thờ vua Quang Trung
- Giếng nước cổ nằm bên phải điện Tây Sơn với đường kính là 0,9m. Nguyên tác được xây bằng đá ong và không sâu như bây giờ bởi sau này dân làng mới trùng tu để làm giếng chung cho cả làng.
Giếng nước cổ
- Kế bên trái điện là cây me cổ to lớn tỏa bóng mát một góc vườn, theo người dân nơi đây kể lại, chu vi gốc cây lên tới 3,5m. Sau một ngày dài tới đây thăm quan di tích và học hỏi về lịch sử còn gì bằng khi được ngồi dưới gốc me già múc một gáo nước thiêng uống để làm tăng thêm nhuệ khí như người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
Cây me cổ
- Hình ảnh giếng nước và cây me bên trong khuôn viên đã tạo nên một nét đẹp khó phai nhòa trong tâm trí của các du khách đi đến du lịch tại bảo tàng Quang Trung.
- Điều khác biệt ở bảo tàng Quang Trung là người dân nơi đây đã góp phần tái hiện lại những màn trống trận của vua Quang Trung thời xưa thông qua các bài võ thuật truyền thống của mảnh đất Bình Định. Mỗi bài diễn trống trận bao gồm 3 phần là xuất trận, công thành, khải hoàn.
- Tuy nhiên, điều đặc biệt ở đây chính là không có hồi trống để thu quân. Người dân nơi đây tương truyền rằng, những lần đích thân ra trận của người anh hùng áo vải đều giành chiến thắng và chưa bao giờ thất bại nên không cần phải thu quân.
- Vào ngày 5/1 âm lịch hằng năm, người dân khắp mọi nơi sẽ tụ hội về bảo tàng Quang Trung để thực hiện nghi lễ và tưởng nhớ đến vị anh hùng vĩ đại của khởi nghĩa Tây Sơn. Nhân dân thường gọi với tên lễ hội Đống Đa.
5. Cụm điểm du lịch gần Bảo Tàng Tây Sơn Bình Định
5.1 Khu du lịch Hầm Hô
- Hầm Hô là khu du lịch sinh thái thuộc địa phận xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chừng 50km theo hướng Tây Bắc, một điểm đến nhất định không thể bỏ qua ở xứ Nẫu Bình Định. Trong thời kháng chiến chống Pháp, Hầm Hô là căn cứ địa quan trọng của của nghĩa quân Cần Vương bởi địa thế độc đáo của mình. Và vẻ đẹp ấy cho đến bây giờ vẫn khiến bao người xao xuyến, mỗi lần đứng ở Hầm Hô, hít hà bầu không khí trong lành và ngọt ngào là mỗi lần trái tim bồi hồi vì hạnh phúc.
Khu du lịch Hầm Hô
5.2 Tháp Bánh Ít
- Tháp Bánh Ít là một trong những công trình của người Chăm cổ còn xót lại cho đến ngày nay trên đất Bình Định. Mang những giá trị văn hóa đậm nét trong kiến trúc của người Chăm ở khoảng cuối thế kỉ thứ XI đầu thế kỉ XII, ngày nay công trình này đang dần trở thành điểm đến thăm quan du lịch hấp dẫn được rất nhiều du khách khi tới Bình Định.
Tháp Bánh Ít Bình Định
5.3 Chùa thập tháp A di đà
- Chùa Thập Tháp Di Đà (còn gọi là chùa Thập Tháp) nằm ở phường Nhơn Thành, thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km về phía Bắc. Chùa tọa lạc trên một ngọn đồi mang tên Long Bích ở phía Bắc thành Đồ Bàn của người Chăm xưa. Tên gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ việc trên khu đồi này từng có mười ngôi tháp Chăm, sau đã bị sụp đổ và mất dần dấu tích.
- Qua nhiều thăng trầm của lịch sử và sự bào mòn của thời gian, chùa Thập Tháp Di Đà đã trải qua nhiều lần tu bổ, và diện mạo hiện tại được định hình từ đầu thế kỷ XX. Tuy trải qua nhiều lần trùng tu, giữa cái cũ và cái mới đan xen, kiến trúc tổng thể của chùa Thập Tháp vẫn giữ được nhiều nét xưa cổ kính.
- Chùa Thập Tháp Di Đà là một trong những ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung. Chùa có Sắc Tứ Thập Tháp Di Đà Tự do quốc chúa Nguyễn Phúc Chu ban trong thời kỳ trị vì 1691-1725. Chùa Thập Tháp cũng đã được Bộ Văn Hóa công nhận xếp hạng Di tích cấp quốc gia vào năm 1990 về Kiến trúc nghệ thuật thế kỷ XIX.
Chùa thập tháp A Di Đà
Ghé thăm bảo tàng Quang Trung, bạn sẽ được sống lại trong lịch sử hào hùng của dân tộc. Cùng với đó là tinh thần thượng võ, ý chí kiên cường và những chiến công hiển hách của một giai đoạn bất khuất. Gonatour tin rằng đây sẽ là một trong những chuyến đi đáng nhớ nhất trong cuộc đời của bạn đấy!
Xem thêm: