Đầm Thị Nại trong những danh thắng ở Quy Nhơn mà còn một số cột mốc lịch sử quan trọng ở Việt Nam. Đầm Thị Nại là đầm nước mặn lớn nhất ở Bình Định. Đầm là nơi hội tụ của nhiều nhánh sông, có nhiều thủy hải sản phong phú đa dạng người dân tỉnh Bình Định. Những ngày trời êm, ngồi trên thuyền xuôi dòng nước, ngắm thiên nhiên và hít thở không khí trong lành thì còn gì bằng. Du khách tham quan “Cồn Chim” để chiêm ngưỡng hệ sinh thái đa dạng của rừng ngập mặn với nhiều loài động, thực vật quý và còn được trải nghiệm những hoạt động thú vị như câu cá, quăng chài, chèo thuyền, thư giãn trong các chòi sinh thái. Cùng Gonatour, Khám phá hành trình chặng đường Cầu Thị Nại Quy Nhơn Bình Định có gì đặc biệt.
Làng chài cá ở Đầm Thị Nại
I. Giới thiệu Về Cầu Thị Nại Quy Nhơn Bình Định
Đầm thị Nại thu hút du khách bởi vẻ đẹp quyến rũ huyễn hoặc với chiều dài 10km, rộng khoảng 4km có vô số các loại thủy hải sản sinh sống trong đầm. Đầm Thị Nại là đầm lớn nhất Bình Định. Trong đầm còn có một núi nhỏ người dân lập ra ngôi miếu trên dó để thờ thủy thần, hình dáng núi tụa như một ngôi tháp cổ gọi tên tháp Thầy Bói.. Đầm từng mang tên gọi của một địa danh Chàm, nguyên gốc tiếng Phạn là Cri Vinaya đã được phiên âm qua tiếng Hán thành Thị-lị-bì-nại. Ngoài ra, đầm còn có các tên khác là Hải Hạc đầm, hoặc đầm Biển Cạn.
Từ lâu, đầm Thị Nại đã đi vào thơ ca và được nhiều người nhớ đến khi nhắc đến du lịch Quy Nhơn:
“Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh
Em về Bình Định cùng anh…”
Đầm Thị Nại thênh thang như đại dương thu nhỏ giữa lòng Quy Nhơn. Đầm Thị Nại là hội tụ dòng chảy của các nhánh sông Kôn, sông Hà Thanh. 2 dòng sông này đã vun đầy dòng nước ở đầm Thị Nại, vẽ lên bức họa thủy mặc hữu tình hấp dẫn khách du lịch gần xa.
Đến đầm Thị Nại, du khách có cơ hội lênh đênh trên chiếc thuyền nhỏ, dập dờn xuôi cùng sóng nước, nhìn ngắm khung cảnh bao la của đầm và khám phá cuộc sống ngư dân với nhiều trải nghiệm thú vị.
Trong quần thể này có khu sinh thái Cồn Chim - ‘lá phổi xanh của Quy Nhơn’. Cồn chim rộng gần 1.000 ha, là nơi tập trung hệ sinh thái rừng ngập mặn và thảm cỏ biển có tới 25 loài, hệ động vật có 64 loài phù du, 76 loài cá, có hàng trăm loài chim, trong đó 23 loài thuộc nhóm chim nước và chim di cư, 10 loài chim rừng.
Trong đầm còn có một núi nhỏ, trên có ngôi miếu nhỏ do dân chài lập ra để thờ thủy thần, hình dáng núi tựa như một ngôi tháp cổ, gọi là tháp Thầy bói.
Có người kể rằng nơi đây đã từng xuất hiện tháp do một ông thầy bói xây nên. Sau khi ông qua đời, không ai coi sóc nên tháp đã bị gió bão phá sập. Nhưng cũng có giả thuyết cho rằng nơi đây vốn không có tháp. Gọi là tháp chẳng qua vì khóm đá trông xa hình thuôn như cái tháp mà thôi, còn Thầy Bói là tên một giống chim ăn cá, ngoài Bắc gọi là chim Bói Cá.
II. Cầu Thị Nại dài bao nhiêu
Đầm Thị Nại có diện tích tự nhiên khoảng 5.000 ha, chiều dài hơn 15 km, chiều ngang chỗ rộng nhất gần 5 km.
III. Thuyết Minh về Cầu Thị Nại
Nhìn lại lịch sử Chăm pa, từ thế kỉ thứ 10 đến 15, Vương Quốc Chăm pa phát triển rực rỡ huy hoàng nhất trên đất Bình Định. Thủ phủ là Thành Đồ Bàn. Nổi bật trong sách sử, những cuộc chiến tranh liên miên giữa Chăm pa và Đại Việt diễn ra ngay trên Đầm Thị Nại, cửa ngõ bước vào Vương Quốc Chiêm Thành.
Trong lịch sử, đầm Thị Nại là căn cứ thuỷ quân của nhà Tây Sơn, nơi diễn ra những trận thuỷ chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân Nguyễn Ánh vào đầu thế kỷ XIX (năm 1801).
Nằm về phía đông đầm Thị Nại, như một tấm bình phong khổng lồ án ngữ phía biển cho thành phố Quy Nhơn là bán đảo Phương Mai, với hệ thống núi đá trùng điệp và những đồi cát khổng lồ, ăn ra biển chạy dài khoảng 15km. Phía bắc bán đảo và chếch về phía tây bắc là những bãi biển tuyệt đẹp chạy dài hàng chục km. Nhìn từ xa, bán đảo Phương Mai như đầu một con rồng, thân nằm dài về phía bắc đến tận cửa Đề Gi. Tận cùng phía nam của bán đảo là một lưỡi nhọn hình mũi mác với nhiều hóc đá kỳ thú, hiểm trở, chim yến thường kéo về làm tổ, dâng tặng cho loài người đặc sản “yến sào" vô cùng bổ dưỡng, quý hiếm.
Hòa trong vẻ đẹp thiên nhiên của đầm Thị Nại - ban đảo Phương Mai là công trình cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội với tổng chiều dài toàn tuyến hơn 7km gồm 5 cầu ngắn và cầu Thị Nại. Trong đó, nổi bật là cầu Thị Nại có chiểu dài 2.477,3m đây là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam với 54 nhịp nối liền thành phố Quy Nhơn và khu kinh tế Nhơn Hội. Cầu Thị Nại không chỉ là niềm tự hào của người dân Đất võ, mà còn là điểm nhấn hấp dẫn biết bao du khách khi đến thành phố Quy Nhơn.
Những cột mốc quan trọng Cầu Thị Nại
- Khoảng năm 1054 - 1072, đời Vua Lý Thánh Tông, con thứ tám của vua Lý Thái Tổ là Lý Nhật Quang đem quân vào cửa Thị Nại, đóng binh dưới núi Phương Mai, Vua Chiêm Thành ngự giá nghênh tiếp.
- Năm 1086 vua Lý Thánh Tông giao lại việc nước cho nguyên phi Ỷ Lan và tể tướng Lý Đạo Hành rồi cùng Lý Thường Kiệt đem binh đánh vào Chiêm Thành
-
Tháng giêng năm Đinh Tị 1377 Vua Trần Duệ Tông tiến vào cửa Thị Nại để kéo binh tiến đánh Thành Đồ Bàn. Quân Chiêm Thành do Chế Bồng Nga mai phục đã tiêu diệt gần hết quân Đại Việt, Trần Duệ Tông và các tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Lạp Hòa, Phạm Huyền Linh đều tử trận.
-
Năm Quý Mùi 1403 Vua Hồ Hán Thương cho đại tướng Phạm Nguyên Khôi đem 20 vạn quân thủy bộ tiến vào Thị Nại đánh Thành Đồ Bàn, nhưng bại trận.
-
Năm Canh Thìn 1470 Vua Lê Thánh Tông thân chinh mang 20 vạn tinh binh đánh vào Thị Nại và đánh hạ được Thành Đồ Bàn, bắt sống Vua Trà Toàn và hơn 30.000 tù nhân. Kết thúc triều đại thứ 14 của Chiêm Thành.
-
Đến Năm Nhâm Tí 1792 lại tiếp tục binh đao đầu rơi máu chảy giữa nhà Tây Sơn và chúa Nguyễn ( Nguyễn Phúc Ánh hay Nguyễn Ánh ).
-
Quân Nguyễn Ánh do hai tướng người Pháp chỉ huy là Dayot và Vannier, còn gọi là Nguyễn Văn Phấn và Nguyễn Văn Chấn đã dùng hỏa công đốt trại Tây Sơn đổ bộ lên Thành Hoàng Đế ( Được xây dựng lại trên nền cũ của Thành Đồ Bàn ), Quân Tây Sơn kéo xuống đánh lui.
-
Năm tiếp theo, Nguyễn Ánh lại kéo thủy quân tiến đánh Thị Nại lần thứ 2. Vua Thái Đức Nguyễn Nhạc sai thái tử Nguyễn Bào ra chống giữ. Quân Nguyễn Bào chịu không nổi phải cầu cứu Phú Xuân. Nguyễn Ánh lại rút binh.
-
Năm tiếp sau, Nguyễn Ánh lại đánh vào Thị Nại, quân Tây Sơn bại trận Thị Nại và Quy Nhơn rơi vào tay Nguyễn Ánh.
-
Năm Canh Thân, quân Phú Xuân do phó tướng Trần Quang Diệu chỉ huy đánh vào chiếm lại Thị Nại, giao cho tướng Võ Văn Dũng trấn giữ, tiếp tục đánh vào Thành Bình Định. Nguyễn Ánh cho quân ứng cứu nhưng thất bại ( Thành Hoàng Đế do Nguyễn ánh đổi tên )
-
Năm Canh Dậu 1801 Nguyễn Ánh cho đại binh tiến đánh Thị Nại, dùng mưu đánh bại thủy binh Tây Sơn. Đây là trận đánh lớn nhất trong lịch sử trên Đầm Thị Nại và cũng là trận chiến sau cùng, quyết liệt và dữ dội được gọi là Trận Xích Bích của Việt Nam, mở sang thời đại mới của Nhà Nguyễn thống nhất đất nước sau bao năm nội chiến.
-
Thị Nại là của ngõ quan trọng về quân sự. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, vẫn cho đóng Thủy Trại tại Thị Nại để canh phòng.
IV. Một số hình ảnh Cầu Thị Nại
Cầu Thị Nại
Cầu Thị Nại
Đầm Thị Nai
Check-in hoàng hôn ở Cầu Thị Nại
Cầu Thị Nại chiều hoàng hôn buông xuống
Cầu Thị Nại là một thắng cảnh tuyệt đẹp với khung cảnh nên thơ, duyên dáng, như lá phổi xanh góp phần cung cấp oxy, nguồn hải sản cho người dân và du khách. Hàng ngày du khách bình thản đi qua cây cầu vượt biển Thị Nại, dừng lại ngắm cảnh, chụp hình, bùi ngùi lắng nghe câu chuyện lịch sử. Đầm Thị Nại gắng liền với rất nhiều chiến tích lịch sử thời Quang Trung cũng như văn hoá Chăm Pa, ngày nay vẫn còn tồn tại những rừng đước già mọc quanh đầm, nuôi sống người dân.
Xem thêm: