Chùa Si Mương được xem là ngôi chùa linh thiêng và đẹp nhất ở Lào. Nơi đây không chỉ được xem là địa điểm tâm linh của thủ đô, mà nơi đây còn là biểu tượng của thành phố mang nhiều nét tinh hoa và văn hóa đặc sắc.
Chùa Si Mương
1. Sơ nét về Chùa Si Mương
- Wat Si Muang, hay còn gọi là chùa Si Mương (Sí Muông), không chỉ là một ngôi chùa Khmer đặc biệt mà còn mang ý nghĩa to lớn với cộng đồng người dân Lào. Chùa được coi là trụ cột tinh thần của thành phố, nơi mà mọi người tìm đến để tìm kiếm sự an lạc và cầu nguyện.
- Kiến trúc chính của Chùa Si Mương bao gồm một nhà thờ chính dành cho Phật và một khu vực thờ Mẹ Sỉ Muông, tạo nên không gian linh thiêng và thiêng liêng. Bên trong khuôn viên chùa, du khách có thể tìm thấy nhiều tượng Phật, trong đó có tượng Phật Thích Ca nằm dưới bóng mát của tán cây bồ đề, tạo nên một bức tranh tâm linh tuyệt vời và đầy ý nghĩa.
2. Sự tích chùa Si Mương
- Tương truyền, cách đây 2.600 năm về trước, khi đất nước Lan Xang (Lào cổ) được dựng lên, đức vua lựa chọn địa điểm tại huyện Sỉ Xắc Ta Nạt để cắm mốc chủ quyền.
- Vào một sáng ngày lành, tháng tốt, sau khi lập đàn cúng bái trời đất, người ta cho đào một hố sâu để chôn cột mốc. Song điều đặc biệt, hố đào trúng mạch nước ngầm, trong xanh phun lên không dứt khiến công việc bị ngừng trệ. Từ đây, đức vua cho truyền lời kêu gọi thần dân tình nguyện hiến dâng sinh thể mình làm “cột mốc” thiêng của tổ quốc.
- Thể theo lời kêu gọi của đức vua, một người phụ nữ còn trẻ, đang mang thai tên Sỉ đã xung phong thực hiện ý nguyện của đức vua. Sau đó, nhà vua lập đàn tế lễ, ý nguyện của nàng Sỉ được thần linh chấp nhận. Nàng Sỉ cùng một con ngựa trắng nhảy xuống giếng, cột nước vọt lên trời hóa thành cầu vồng rực rỡ muôn màu sắc.
- Phải 100 ngày sau, hố giếng không ai lấp mà tự liền lại và nhô lên khỏi mặt đất một cột mốc thiêng. Người ta lấy gạch xỉ bao quanh giếng thành một ngọn đồi nhỏ, ước chừng cao 5m, dài 15m, rộng 11m và từ đó gọi tên Chậu Me Sỉ Mương nghĩa là Mẹ Sỉ làm chủ huyện, làm chủ đất nước.
- Cách nay khoảng 600 năm, chùa Si Mương được xây dựng và chia thành hai khu: Ngôi chùa chính hai gian, gian trong là chính điện thờ Phật, ở giữa ban thờ có cột đá ong được hiểu như cột mốc cùng các tượng phật. Phía sau chùa, có một khối cao xếp bằng đá ong. Tương truyền, khối cao do người Kh’mer xây dựng vào thế kỷ XI-XII, được hiểu như cột mường (cột mốc).
- Hiện nay, khối đá ong được quấn vải lụa nhiều màu. Đến nay, chùa Si Mương đã trải qua nhiều lần trùng tu. Quan sát, tôi thấy mọi người đến chùa đều mang theo các đồ ngọt như: Bánh kẹo, chuối chín (chuối ngự), dừa quả, hương, hoa, nến (tuyệt đối không cúng đồ mặn, thịt cá) để cúng lễ. Hỏi ra mới biết, đó là việc họ làm theo sở thích của nàng Si Mương.
3. Sự tích về đôi chim hạc tại Chùa Si Mương
- Đó là câu chuyện về đôi chim hạc đậu trên cột cao xếp bằng đá ong hay còn gọi hòn giả sơn. Đôi chim hạc từ đâu bay về đây sinh sống chưa rõ, nhưng chỉ quanh quẩn trong không gian phần mộ nàng Si Mương rộng khoảng 165m2.
- Bên cạnh có cây me cổ thụ rợp bóng mát phủ lên khắp phần mộ. Đôi hạc điềm nhiên đứng xòe lông, rỉa cánh, đi lại khoan thai bất chấp phía dưới có hàng trăm du khách chĩa ống kính chụp ảnh. Chưa bao giờ đôi hạc này đáp xuống sân chùa.
- Đôi hạc có mỏ xám trắng, ướm vàng, ngực trắng; lông cánh, lưng đen thẫm. Hằng ngày, nhà sư phục vụ thức ăn (cá) và nước uống lên nơi hạc ngự. Hạc chỉ tắm nước trời mỗi khi mưa xuống. Từ khi chim hạc xuất hiện, du khách có thêm nhiều huyền thoại rằng: Người thì nhận định đức Phật phái chim hạc bay về canh giữ cho mẹ Si, người khác lại nói linh hồn mẹ Si nhập vào nên chim hạc mới về đây trú ngụ. Và phải là đất nước an lành, tươi đẹp, lòng người hài hòa thì chim hạc mới bay về.
- Người giữ chùa Si Mương suốt hơn 20 năm qua tên Bun Lop kể: “Vào một buổi chiều mùa đông đã rất lâu rồi, tôi đang đi quanh chùa thì thấy đôi chim hạc bay về ngự trên nóc chùa. Tiếp đó, đôi chim hạc có một lần duy nhất xuống sân chùa đi lại rồi bay về ngự trên đỉnh hòn giả sơn phía sau chùa chính. Chim hạc được mọi người ở đây xem như một kênh dự báo thời tiết để tham khảo.
- Bởi nếu hạc kêu “cạc! cạc!” thì đang mưa lạnh sẽ chuyển sang nắng ấm và ngược lại”. Từ ngày có đôi chim hạc, lượng du khách đổ về chùa Si Mương ngày một nhiều hơn và ai cũng phải dừng lại ở khu vực Chậu Me Si Mương để được tận mắt ngắm chim hạc và cầu nguyện mọi điều tốt lành.
- Kiến trúc xây dựng của ngôi chùa Si Mương
- Ngôi chùa tọa lạc ở ngã tư các con phố Sethathirat và Samsenethai tại nơi ngày nay vẫn được người Lào theo truyền thống gọi là “bản” Simuong thuộc quận Sisattanak,Thủ đô Vientiane, Lào. Rộng hơn 2ha, nơi đây vẫn thu hút đông đảo lượng khách du lịch cả trong và ngoài nước đến đây ghé thăm mỗi năm.
Chùa Si Mương
4. Kiến trúc của chùa Si Mương
- Cấu trúc của chùa gồm 1 nhà thờ chính Phật và khu thờ mẹ Sỉ Muông.
- Khuôn viên của chùa đặt khá nhiều tượng Phật trong đó đáng chú ý nhất là bức tượng của Phật Thích Ca đặt dưới tán cây bồ đề. 6 bức tượng đứng, một bức tượng nằm là tượng trưng cho sự bao bọc che trở thiêng liêng của Thánh Mẹ, những bức tượng này cũng là điểm nhấn ấn tượng trong công trình Chùa Si Muang.
- Chùa có 2 gian chính gồm gian trước và gian sau. Gian trước là nơi nhà sư thực hiện nghi lễ buộc chỉ vào tay để ban phước. Phía gian sau là gian thờ, chiếm phần lớn diện tích. Phía giữa không phải là tượng phật mà là một hòn đá- đây là một trong 2 hòn đá trấn giữ đất nước. Đây là cột mẹ , còn cột cha được đặt tại ngôi chùa Thạt Luôn, bảo vệ cho xá lị của Phật.
- Được biết, cột đá này là 1 trong 2 cột trụ trấn giữ cho thành phố Vientiane và cột ở Si Muang là cột mẹ, còn cột cha nằm trogn That Luang bảo vệ cho vật xá lị của Đức Phật. Phía gian trong cũng chính là không gian chính trong điện thờ, được trang trí hết sức kỹ càng, các chi tiết trang trí cũng đầu tư tinh xảo và vô cùng cầu kỳ
- Đến với ngôi chùa bạn sẽ thấy được mọi thứ được thiết kế hết sức tinh xảo và cầu k. Phía cổng chính diện, bạn sẽ nhìn thấy những bức tranh, bức phù điêu về huyền thoại Mẹ và Đức Phật.
- Phía cổng chính điện, du khách có thể nhìn thấy những bức tranh, những bức phù điêu miêu tả lại các giai đoạn, cột mốc chính của huyền thoại Mẹ Si Muang và Đức Phật.
- Ngôi chùa được xây dựng trên nền phế tích của một ngôi đền Khmer, phía sau ngôi chùa chính vẫn còn phế tích của ngôi đền cũ đó là cửa ra vào và một tòa tháo cũ mang đậm phong cách Khmer truyền thống.
5. Đến chùa Si Mương nên làm gì?
- Bên cạnh việc khám phá những nét đặc sắc về kiến trúc của ngôi chùa cổ bậc nhất có một không hai này thì chùa Si Mương còn là điểm đến tâm linh được nhiều người cho là may mắn khi đến đây cầu nguyện.
- Một nghi thức mà bạn có thể tham gia đó là “buộc chỉ cổ tay”. Buộc chỉ là một nghi thức của người Lào, họ tin rằng việc buộc chỉ này sẽ mang đến may mắn về cho gia đình và những người thân của họ.
- Lễ buộc chỉ tay của người Lào có nhiều ý nghĩa khác nhau, nếu được tổ chức vào dịp năm mới thì lễ buộc cổ chỉ tay để cầu may mắn cho bản thân và các thành viên trong gia đình; đối với đám cưới, lễ buộc chỉ cổ tay để chúc phúc cho cô dâu, chú rể; khi nhà có người ốm đau, gia đình tổ chức làm lễ để cầu sức khỏe cho người bị ốm; hay khi nhà có người mất thì họ hàng sẽ tổ chức lễ buộc chỉ cầu cho linh hồn được siêu thoát, con cháu được bình an...
- Cùng với đó, các vị sư còn cầu an bằng một bài kinh phật dài và nhà sư buộc vào tay phật tử sợi dây màu vàng, tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc. Với sợi dây màu trắng thể hiện cho sự tinh khiết và bình an.
6. Một số lưu ý đặc biệt dành cho bạn khi đến thăm chùa Si Mương
- Một điều rất quan trọng mà bạn nhất định cần nhớ khi đi khám phá chùa Si Muông đó là cần ăn mặc trang nghiêm và lịch sự. Bởi lẽ đây là chốn linh thiêng thờ cúng nên việc ăn mặc thiếu lịch sự hay hở hang là những điều cấm kị.
- Khi đến với chùa Si Mương, bạn cũng có thể tham gia vào nghi thức buộc chỉ để mang đến may mắn cho mình. Tuy nhiên , hãy làm theo những chỉ dẫn của nhà sư chứ không nên tự do sờ mó hay làm theo ý mình trong chùa nhé.
Chùa Si Mương
Chùa Si Mương được xây dựng năm 1566 là nơi đặt cột trụ chính của thành phố và là ngôi chùa linh thiêng nhất tại Thủ đô Viêng Chăn. Ngôi chùa là linh hồn của thành phố, nơi người dân Lào thường đến để cầu an, cầu phúc, cầu bình yên. Hãy để cho vẻ đẹp và sức hút đặc biệt của Viêng Chăn làm cho chúng ta nhớ mãi. Với tâm hồn thanh tịnh và những trải nghiệm tuyệt vời, thủ đô Viêng Chăn – Lào chắc chắn sẽ để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi du khách, và trở thành một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong hành trình khám phá vùng đất Lào tuyệt vời.