Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Bốn điểm cực của Việt Nam có gì?

Thứ bảy, 16/04/2022, 02:44 GMT+7

Việt Nam – là lãnh thổ nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, là một dải đất hình chữ S. Việt Nam là đầu nối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Với cộng đồng ưa xê dịch, chinh phục được hết “4 cực, một đỉnh, một ngã ba” ở Việt Nam chính là niềm tự hào và mong muốn của nhiều phượt thủ. Vậy hãy cùng Gonatour bốn điểm cực của Việt Nam có gì hot mà lại khiến dân xê dịch đam mê đến thế nhé.

Bốn điểm cực của Việt NamBốn điểm cực của Việt Nam

1. Điểm Cực Đông – Mũi Đôi, Khánh Hòa:

Sơ nét về Mũi Đôi - điểm cực Đông của Việt Nam

  • Mũi Đôi thuộc bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa ( tại toạ độ 8,855°Bắc 114,655° Đông). Đây là điểm đón ánh Mặt Trời đầu tiên ở Việt Nam.
  • Có thông tin cho rằng được người Pháp xây dựng từ năm 1890, cao 26,5m so với nền tòa nhà và cao 110m so với mặt nước biển. Ánh đèn từ ngọn hải đăng này có thể phát tín hiệu xa 27 hải lý.

Nên đi Mũi Đôi vào thời gian nào?

  • Từ tháng 6 đến tháng 8 nhiệt độ tương đối cao có thể lên đến 390c, tháng 9 đến tháng 12 lại là mùa mưa, không phải là thời điểm phù hợp để đi trekking cung đường này. Thời gian tuyệt vời nhất để ngắm bình minh từ tháng 1 đến tháng 5, vì thời tiết lúc này chưa quá nắng nóng, biển lại đẹp rất thích hợp cho cắm trại và dã ngoại qua đêm.
  • Lưu ý: ngọn hải đăng chỉ cho khách du lịch lên vào giờ hành chính
  • Sáng từ 7h30 – 11h30 và chiều từ 7h30 – 17h00. Đường đi xuống Mũi Điện là đường mòn, hai bên cây cối rậm rạp nên sẽ khó đi.

Nên chuẩn bị những gì khi đi Mũi Đôi?

  • Để đi đến Mũi Đôi bắt buộc bạn phải trải qua các đồi núi cát, xuyên qua rừng hay những con dốc, thời tiết lại nắng nóng vì vậy để chinh phục được Cực Đông này cần chuẩn bị sức khỏe và các vật dụng chống nắng, nước, một ít thức ăn v.v...

Có thể lựa chọn các phương tiện di chuyển

  • Tàu hỏa:
    • Tại Hà Nội: có thể lựa chọn 2 nhà ga Tuy Hòa và Nha Trang để di chuyển. Giá cả tùy vào loại ghế ngồi và thời gian đặt vé, nếu di chuyển từ Hà Nội đến Tuy Hòa mất khoảng 23 – 24 tiếng; và di chuyển đế nhà ga tại Nha Trang từ 24 – 28 tiếng.
    • Tại thành phố Hồ Chí Minh: có 2 nhà ga Nha Trang mất 7- 8 tiếng di chuyển và đến ga Tuy Hòa mất 9 – 11 tiếng. Giá vé dao động từ 330.000đ – 950.000 đ/người tùy vào hạng ghế ngồi.
  • Xe khách:
    • Nếu khách ở thành phố Hồ Chí Minh có thể lựa chọn: Khanh Phong, Trà Lan Viên, Huỳnh Gia là các nhà chuyên các tuyến về Nha Trang với giá vé dao động từ 250.000 – 450.000 đồng/người.
    • Nếu ở Hà Nội khách nên chọn các hãng xe về Tuy Hòa như A Ba, Hoàng Long, Xuân Trường cho chuyến đi của mình, theo đánh giá đây là những nhà xe có chất lượng tốt hơn một số nhà xe khách. Nhưng nhà xe chỉ cho dừng tại quốc lộ 1A nên cần cân nhắc trước khi lựa chọn phương tiện di chuyển. Giá vé dao động từ 600.000 – 900.000 đồng/người.
  • Máy bay:
    • Bạn có thể lựa chọn sân bay Tuy Hòa ( TBB ) là sân bay gần nhất để di chuyển đến Mũi Đôi. Hiện tại, có 2 hãng bay Vietnamairline và Vietjet từ thành phố Hồ Chí Minh ra Tuy Hòa và Nha Trang. Và có 3 hãng bay Vietnamairline, Bamboo Airway và Vietjet
    • Giá vé: dao động khoảng 620.000 - 1.700.000 đồng tùy thuộc vào thời gian và hạng ghế ngồi. Nên đặt vé trước để có giá rẻ nhất.
    • Nếu ở Hà Nội có 2 lựa chọn:
      • từ sân bay Hà Nội ( HAN ) – sân bay Tuy Hòa ( TBB )
      • từ sân bay Hà Nội ( HAN ) – sân bay Nha Trang ( CXR )
    • Các hãng hàng không như: Vietnamairlinr, Vietjetair và Bamboo là các chuyến bay thẳng với thời gian bay tầm 1 tiếng 50. Giá vé từ 850.000 – 1.900.000 đồng chênh hơn so với giá vé thành phố Hồ Chí Minh.
    • Sau khi đã tới sân bay, du khách có thể đón xe bus hoặc thuê xe để đến mũi Đôi.
  • Xe máy:
    • Nếu chọn phương thức phượt, chắc chắn bạn phải có sức khỏe tốt, các vật dụng cho một chuyến đi xa nhất là phải tìm hiểu thông tin về cung đường.
Điểm cực Đông của Việt NamĐiểm cực Đông của Việt Nam

2. Điểm cực Tây – A Pa Chải, Điện Biên

Sơ lược về A Pa Chả - điểm cực Tây của Việt Nam

  • Cửa khẩu A Pa Chải – Tá Miếu thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, có tọa độ 22°23′52″B 102°08′36″Đ / 22,397745°B 102,143297°Đ / 22.397745; 102.143297.A Pa Chải trong tiếng Hà Nhì có nghĩa là vùng đất bằng phẳng, rộng lớn.
  • Mốc không số A Pa Chải là cột mốc duy nhất trên khắp chiều dài biên giới nước ta không đánh số. Cột mốc đẹp nhất Đông Dương này được xây bằng đá hoa cướng với Ba mặt đánh dấu điểm ngã ba biên giới ba nước: Việt Nam – Lào – Trung Quốc vào 27/6 /2005, nằm ở độ cao 1864m so với mặt nước biển, cách bản Tá Miếu, bản người Hà Nhì ở xa nhất về phía Tây Tổ quốc tầm 6 km theo đường chim bay. Đây là nơi gà gáy cả ba nước đều nghe thấy. Nơi đây tập trung chủ yếu người dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác.

Thời điểm thích hợp để du lịch A Pa Chải:

  • A Pa Chải có 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa tại nơi đây thường kéo dài từ tháng 4 – 10 và mùa khô thì kéo dài từ tháng 11 – 3 năm sau. Nhiệt độ tại A Pa Chải tương đối ôn hòa, trung bình rơi vào khoảng 21 – 23 độ C. Nên chọn vào những tháng mùa khô vì trong khoảng thời gian này, đường đi đến A Pa Chải sẽ dễ đi và không bị ảnh hưởng bởi sạc lỡ đất vào mùa mưa.
  • Một số thời điểm ấn tượng trong tháng tại A Pa Chải:
    • Từ tháng 1 đến đầu tháng 2: Thời gian cấy mạ với sắc xanh bạt ngàn
    • Tháng 3: hoa ban nở rực tạo nên một bức tranh tươi mát nơi đây
    • Tháng 9: mùa lúa chín
    • Tháng 11: là lúc hoa mận nở tạo nên cảnh sắc ngọt ngào và lãng mạn.
    • Từ tháng 11 – tháng 12: thời điểm hoa giã quỳ nở rộ dăng lối mọi lẻo đường. Cùng với đó là thời gian diễn ra lễ hội Ga Tho là Tết cổ truyền của người Hà Nhì nơi đây.
  • Lưu ý:
    • Tránh đi vào ngày mưa bão bởi với quãng đường leo dốc và trời mưa sẽ khó di chuyển do đường trơn dễ trượt.
    • Tránh đi vào các dịp lễ vì số lượng người sẽ dồn về cùng một lúc khiến việc ăn uống và lưu trú sẽ bị ảnh hưởng.
  • Nên kết hợp với một số mùa đặc trưng của Tây Bắc để có thể đi được nhiều nơi trong cùng một chuyến đi như : mùa lúa chín (tháng 9), mùa hoa ban nở (tháng 3), mùa dã quỳ (tháng 12), mùa hoa mận (tháng 11). Cung A Pa Chải này có thể kết hợp đi Mù Cang Chải, Sapa hay Y Tý đều được.

Nên chuẩn bị những gì?

  • Nên mang giày dành cho người leo núi, chọn giày êm chân, vừa chân vì quãng đường đi bộ khá dài.
  • Mặc quần áo tay dài không quá nặng nề nhiều lớp cũng không quá mỏng, đeo khẩu trang găng tay, bọc cá chân khớp gối khi leo núi tránh bị cỏ cây làm trầy xước.
  • Mang theo thuốc chống côn trùng và bông băng, cồn rửa vết thương dự phòng (mang theo thuốc cá nhân); nên mang theo áo mưa cá nhân sử dụng 1 lần để tránh bị nhiễm lạnh.
  • Một số tư trang cá nhân đựng trong balo gọn nhẹ, không mang theo nhiều đồ cồng kềnh không cần thiết; nước uống chai và những món ăn nhẹ dễ xử lý
  • Hạn chế mang theo tư trang, trang sức có giá trị .
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi.
  • Sắp xếp thời gian bắt đầu và kết thúc hành trình hợp lý cho việc nghỉ ngơi.
  • Luôn mang theo giấy tờ tùy thân (CMND, passport,..) đối với khách nước ngoài mang theo giấy thường trú, tạm trú cấp tại phương.
  • Khách đi theo đoàn cần mang theo giấy giới thiệu của công ty.
  • Đi tham quan theo sự hướng dẫn của các chiến sĩ biên phòng.
  • Tuân thủ các quy định nguyên tắc nơi đây.
Điểm cực Tây của Việt NamĐiểm cực Tây của Việt Nam

3. Điểm Cực Bắc - Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang:

Sơ lược về Lũng Cú - điểm cực Bắc của Việt Nam

  • Điểm được Check-in nhiều nhất khi khám phá Cực Bắc Tổ quốc chính là cột cờ Lũng Cú thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (23,391185°B 105,323524°Đ).
  • Xã Lũng Cú bao gồm chín thôn, bản, ở độ cao trung bình 1.600m so với mặt biển, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 3.460 ha và có đường biên giới với Trung Quốc dài hơn 16 km. Vào mùa đông thời tiết rất lạnh và có cả tuyết rơi. Phía trái thung lũng Thèn Ván thăm thẳm, rộng khoảng 50 ha, bên phải là đầu nguồn sông Nho Quế, bắt nguồn từ Mù Cảng - Vân Nam - Trung Quốc đổ về Đồng Văn, Mèo Vạc. Nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc Tày, H’mông hay Pu Péo. Người dân nơi đây sông chủ yếu vào trồng trọt nương rẫy và một số nghề thủ công như dệt vải.

Lũng Cú có gì nổi bật?

  • Để đến được với cột cờ Lũng Cú, du khách đi qua Cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ với nhiều khúc cua tay áo. Đường lên cột cờ đã được xây dựng những bậc thang nên dễ dành để lên đây với du khách. Cột cờ Lũng Cú cách huyện lỵ Đồng Văn 24km, cách thành phố Hà Giang 154km. Cột cờ có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều lần sửa chữa lại những phần bị sạt lở do thời tiết đến nay, cột cờ mới có hình bát giác, chiều cao trên 30m được khánh thành ngày 25/9/2010. Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống, sẽ thấy 2 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước
  • Ngoài ra, ở Lũng Cú còn có 1 điểm không thể bỏ qua đó là cột mốc 428, nơi đánh dấu ranh giới giữ Việt Nam và Trung Quốc. Để chụp hình được với cột mốc này thì phải làm thủ tục xin phép tại đồn biên phòng Lũng Cú và được sự đồng ý thì sẽ được các anh biên phòng hướng dẫn cụ thể cách di chuyển lên cột mốc này.
  • Mỗi mùa ở nơi đây lại mang một vẻ đẹp riêng, nhưng theo nhiều ý kiến cho biết thời điểm đẹp nhất trong năm để chinh phục Lũng Cú là cuối tháng 9, đầu tháng 10, lúc mùa lúa chín vàng, trời quang mây tạnh, những thửa ruộng bậc thang vàng óng. Hoặc nếu du khách muốn tìm hiểu về những lễ hội truyền thống thì nên đến Hà Giang. Những tháng cuối năm cũng là thời điểm rất hợp lý bởi bạn có thể tham dự lễ hội hoa Tam Giác Mạch của người Hà Giang.

Nên chuẩn những gì khi đi du lịch tại Lũng Cú:

  • Quần áo: Hà Giang là một tỉnh miền núi khí hậu sẽ lạnh hơn vùng đồng bằng khoảng 3 độ C, do đó việc mang theo áo dài tay, áo khoác rất cần thiết.
  • Giày / dép: do điều kiện địa hình phức tạp, di chuyển nhiều nên lựa chọn giày / dép tối màu có độ bám tốt, nhẹ và gọn gàng dễ mang theo.
  • Mùa hè: thời tiết cũng khá nóng vào ban ngày, nhưng đến tối, đêm thì nhiệt độ cũng giảm đáng kể, nên mang một số quần áo dài tay, hay áo khoác mỏng.
  • Mùa thu: dù thời tiết tại đồng bằng lúc này khá mát mẻ, trong thời gian này thời tiết Hà Giang sẽ khá lạnh, nên mang theo áo rét, khăn quàng cổ, găng tay...
  • Mùa đông: nhiệt độ Hà Giang dần xuống thấp phải chuẩn bị thật kỹ áo ấm, áo gió chống thấm, chống nước, bịt tai, khẩu trang, túi sưởi, găng tay, áo mưa...
  • Đồ ăn: do cung đường ở nơi này rất xa, kể cả trên xe khách hoặc xe máy và thuộc vùng núi nên vấn đề tìm nơi dừng chân ăn uống lại rất khó. Chính vì vậy, nên chuẩn bị một số lương thực khô và nước để không bị ảnh hưởng trong quá trình di chuyển.
  • Lưu ý: trong chuyến đi Hà Giang chắc chắn sẽ chinh phục Cột cờ Lũng Cú – điểm cực bắc của Tổ Quốc hay Mã Pì Lèng, chính vì vậy nên mang theo áo cờ đỏ sao vàng để chụp ảnh tại đây.
Điểm cực Bắc Việt NamĐiểm cực Bắc Việt Nam

4. Điểm cực nam - Mũi Cà Mau, Cà Mau

Sơ lược về Mũi Cà Mau - điểm cực Nam của Việt Nam

  • Điểm cực nam trên đất liền của Việt Nam nằm ở mũi Rạch Tàu, huyện Ngọc Hiển (huyện Năm Căn cũ tính đến ngày 17 tháng 12 năm 1984), tỉnh Cà Mau tại toạ độ 8°33′43″B 104°50′11″Đ / 8,562035°B 104,836335°Đ / 8.562035; 104.836335,cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 110 km.
  • Km 2436 của đường Hồ Chí Minh thuộc Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau. Con đường bắt đầu từ Pác Bó - Cao Bằng đi qua 28 tỉnh thành phố và kết thúc ở điểm cực nam của Tổ quốc. Công trình gồm tượng đài và hai bức phù điêu ở Đất Mũi được khởi công vào năm 2017. Gần đó là đài quan sát cho phép du khách có thể nhìn toàn cảnh vùng đất tận cùng của Việt Nam. Trước đây đài quan sát gồm 3 tầng, cao khoảng 21 mét, nhưng hiện tại chỉ còn một tầng. Mũi Cà Mau cũng là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển phía đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển phía tây vào buổi chiều. Du khách có thể đến đây bằng đường bộ hoặc đường thuỷ.
  • Chính giữa Khu du lịch là Mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001 (cây số 0) của Việt Nam. Đây là một trong bốn điểm cực đánh dấu lãnh thổ Việt Nam trên đất liền. Cực Bắc là Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang), cực Tây là xã Apa Chải (Mường Nhé, Điện Biên), cực Đông là Mũi Đôi (Vạn Ninh, Khánh Hòa) và cực Nam là Cột Mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001 (Đất Mũi, Cà Mau). Bên cạnh đó, Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau, tọa lạc trong khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận vào tháng 5/2009.

Phương tiện di chuyển

  • Có thể lựa chọn phương tiện như thuyền cao tốc, xe máy, hoặc có thể di chuyển bằng ca nô

Nên đi du lịch Cà Mau vào thời gian nào

  • Mùa mưa – Mùa nước nổi (Tháng 5 – tháng 11): nếu đi vào mùa này nước ở các con sông dâng cao và có dòng chảy lớn, không thuận tiện cho việc di chuyển bằng đường sông. Tuy nhiên, du lịch Cà Mau mùa nước nổi cũng là trải nghiệm thú vị được nhiều du khách yêu thích.
  • Mùa khô (tháng 12 – tháng 4): Đây là thời điểm lý tưởng nhất để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của Cà Mau, nắng nhuộm vàng cả góc rừng, trên cánh đồng còn trơ gốc rạ hay cả những con sông chở đầy phù sa tươi tốt.
  • Nếu đi vào tháng 7 – tháng 8 âm lịch sẽ có cơ hội được thưởng thức hương vị ba khía Rạch Gốc mà không đâu có được.

Đặc sản hấp dẫn tại Mũi Cà Mau - mũi cực Nam của Việt Nam

  • Gỏi nhộng ong rừng U Minh: còn được mệnh danh là “đệ nhất” món ngon của Cà Mau. Tổ ong sau khi thu hái về được nhúng vào nước sôi, sau đó lọc lấy nhộng ong sạch. Nhộng ong có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như cháo nhộng ong, nhộng ong xào. Vị béo ngậy của nhộng ong hòa quyện với vị chua, cay của gỏi.
  • Chuột đồng chiên sả ớt: Món ăn dân dã này có nhiều cách chế biến khác nhau và một trong những kiểu chế biến ngon nhất là chiên sả ớt. Thịt chuột chín vàng ươm, bắt mắt với mùi thơm đảm bảo sẽ quyến rũ cả những thực khách sành ăn nhất.
  • Ba Khía: Ba khía Rạch Gốc là đặc sản đã có thương hiệu vì chỉ có địa phương này con ba khía mới thật sự ngon, hấp dẫn hơn cả. Loại ba khía này ăn trái mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác. Đây là món ăn không thể bỏ qua khi đến với đất mũi Cà Mau.
  • Chả trứng mực đất Mũi: Trứng mực chiên thành chả có màu vàng rộm như chả quế, đẹp mắt và có mùi thơm đặc trưng. Chả cắt từng lát chừng ngón tay, ăn cùng rau thơm và bánh tráng, chấm nước mắm nhĩ, hay muối tiêu chanh. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị bùi của trứng mực hòa quyện với nước chấm và các loại rau tạo thành món ăn đặc trưng không thể trộn lẫn.
  • Rùa rang muối: rùa có thể làm được rất nhiều món ăn ngon và bổ, nhưng ngon nhất vẫn là món rùa rang muối, vừa dễ làm, dễ tìm gia vị, vừa được thưởng thức cách ăn dân dã đặc biệt của người xứ Cà Mau. Rùa được sử dụng làm nguyên liệu là rùa nuôi.
  • Lẩu mắm U Minh: Nguyên liệu chính của món lẩu mắm U Minh là mắm sặc (nhưng phải là mắm ngon) được lược kỹ xương, nêm nếm cho vừa ăn rồi cho vào lẩu, bổ sung thêm một ít lá sả và gốc sả đập dập. Lẩu mắm hợp với nhiều loại thịt hay cá tùy thích nhưng lẩu mắm U Minh nhất định phải được nấu với cá đồng như cá rô mề, cá lóc bự hoặc cá trê trắng…

Lưu ý khu du lịch tại mũi cực Nam của Việt Nam

  • Tuyệt đối không được xả rác tại các điểm đến du lịch làm ảnh hưởng tới mỹ quan môi trường biển cũng như vẻ đẹp của nó.
  • Nhớ mang theo kem chống nắng, chống muỗi, mang kèm theo nước uống và đồ ăn chống đói.
  • Nên đi xe đêm từ HCM chuyến muộn nhất là 19 – 20h để đến Cà Mau trước 5h sáng vừa tiết kiệm thời gian cũng như chi phí du lịch.
  • Nên đặt trước các dịch vụ để đảm bảo chuyến đi của bạn được trọn vẹn nhất, nhất là dịp cuối tuần cũng như dịp lễ.
Điềm cực Nam của Việt NamĐiềm cực Nam của Việt Nam

Đây là những thông tin Gonatour tìm hiểu được và  thông qua sự trải nghiệm của chính bản thân mình, mong sẽ giúp ích cho bạn những kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho hành trình khám phá bốn điểm cực của Việt Nam trong thời gian sắp tới nhé!

Xem thêm: 

Ý kiến bạn đọc