Việt Nam được xem là một trong những quốc gia hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Việt Nam thu hút rất nhiều lượng khách quốc tế hàng năm đến với mục đích du lịch, kinh doanh đầu tư và thậm chí là sinh sống và làm việc. Trước mỗi chuyến đi du lịch đến Việt Nam, điều bạn quan tâm luôn là địa điểm vui chơi, văn hóa đất nước, khí hậu,... Ngoài ra, phòng khách sạn và vé máy bay cũng cần thiết không kém.
Tuy nhiên, một thứ quan trọng nhất mà nếu không có bạn không thể đến Việt Nam, đó chính là thị thực (visa) Việt Nam. Nó như giấy thông hành hợp lệ cho phép bạn nhập cảnh vào Việt Nam. Khi hiểu được tầm quan trọng của nó thì đơn giản nhất là bạn nên tìm hiểu rõ kinh nghiệm xin thị thực (visa) Việt Nam cho người nước ngoài để bạn có khái niệm dễ dàng hơn trong cách thức xin visa Việt Nam.
1. Tìm hiểu về thị thực (visa) Việt Nam
Thị thực nhập cảnh Việt Nam (Visa Việt Nam) là một loại giấy tờ được cơ quan Việt Nam có thẩm quyền cấp cho người xin visa, đó là (Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam hoặc Cục xuất nhập cảnh Việt Nam). Người nước ngoài khi có được visa được quyền nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam trong thời gian quy định.
Visa Việt Nam có thể được cấp khi đang ở nước thứ ba hoặc ngay tại Việt Nam. Công dân các nước ASEAN được cấp thị thực nhập cảnh miễn phí vào Việt Nam từ 15 đến 30 ngày, trong khi đó Việt Nam cũng có chính sách cấp thị thực điện tử cho 80 quốc gia kéo dài đến 30 ngày.
Hiện tại, visa Việt Nam có hai hình thức được cung cấp để xin thị thực (visa) Việt Nam cho người nước ngoài như sau:
- Visa dán: sau khi được xét duyệt visa thành công, visa được cấp sẽ in thẳng trên hộ chiếu của bạn.
- Visa rời: loại visa này thường được cấp cho những người hộ chiếu vẫn còn thời hạn nhưng lại không còn trang trống để in visa.
2. Có mấy loại thị thực (visa) Việt Nam?
Người nước ngoài xin thị thực (visa) nhập cảnh Việt Nam có nhiều mục đích khách nhau, vì vậy mà thị thực Việt nam chia thành 20 loại khác nhau để phục vụ mục đích nhu cầu của mỗi người. Mỗi loại thị thực này có những ký hiệu tương ứng dựa theo quy định của Luật xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH2013 ngày 16/06/2014 do Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam ban hành.
Ở Việt Nam bao gồm có các loại visa như sau:
- DL – visa du lịch
- HN – visa được cấp với mục đích dự hội nghị, hội thảo
- LV1 – visa cấp cho người làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- LV2 – visa cấp cho các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
- DT – visa cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
- DN – visa cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.
- NN1 – visa cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
- NN2 – visa cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
- NN3 – visa cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
- DH – visa dành cho người vào thực tập, học tập.
- NG1 là loại visa cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
- NG2 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- NG3 – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
- NG4 – Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.
Trong những loại visa trên. Hai loại visa phổ biến nhất Việt Nam là visa du lịch (DL) và visa công tác (DN).
3. Thủ tục xin visa vào Việt Nam
Hầu hết theo quy định, người nước ngoài đều phải xin thị thực để nhập cảnh vào Việt Nam. Tuy nhiên, một phần tùy thuộc vào quốc tịch của bạn để xem xét bạn có đủ điều kiện để được miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam.
Đầu tiên, nếu bạn muốn có visa, bạn phải tìm hiểu một số thủ tục xin visa du lịch vào Việt Nam. Người nước ngoài cần du lịch đến Việt Nam, thì trước hết phải xin được công văn nhập cảnh Việt Nam do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp. Sau khi có được công văn này bạn mới có thể xin được thị thực tại các cửa khẩu quốc tế Việt Nam hoặc tại tổng lãnh sự quán của Việt Nam tại nước sở tại. Ngoài ra nếu bạn không có thời gian đi làm visa trực tiếp thì nên nhờ sự giúp đỡ của công ty du lịch Gonatour để thủ tục xin visa du lịch vào Việt Nam của bạn dễ dàng hơn.
3.1 Xin visa điện tử Việt Nam (Evisa Việt Nam)
Quy trình xin visa điện tử Việt Nam cho người nước ngoài rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây:
- Truy cập website https://evisa.xuatnhapcanh.gov.vn > bấm chọn Evisa > bấm chọn tiếp For foreigners.
- Bạn tiếp tục click vào mục “Confirmation of reading carefully instructions and having completed application”, sau đó chọn “Next” để đi tiếp.
Bước 1: Điền thông tin cá nhân và đăng file hình ảnh như hình trên cuốn hộ chiếu. Tuyệt đối hình phải đúng chuẩn (không đeo kiếng, mặt hướng thẳng)
Sau bước này, mã đăng ký sẽ được gửi đến người đăng ký
Bước 2: Xác nhận và thanh toán phí visa điện tử Việt Nam và hồ sơ của bạn sẽ được xử lý trong 3 -5 ngày làm việc.
Bước 3: Nhập mã đăng ký, email đăng ký và ngày tháng năm sinh để kiểm tra kết quả trong mục “Tìm kiếm thị thực điện tử”.
Nếu được chấp thuận cho E-visa, bạn chỉ cần in tờ visa điện tử và thoải mái chuẩn bị đồ đạc để đi du lịch Việt Nam.
3.2 Nộp hồ sơ xin visa du lịch Việt Nam tại Đại sứ quán
Để thực hiện được điều này. Đầu tiên, bạn cần có:
Bước 1: Điền tờ khai xin visa du lịch tại Lãnh sự quán Việt Nam cấp cho bạn ngay nước sở tại.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin visa Việt Nam
- Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng kể từ ngày bạn nộp hồ sơ xin visa Việt Nam
- 2 tấm hình 4*6 chụp mới nhất (rõ mặt, thấy tai và không đeo kiếng)
- Lịch trình du lịch của người nước ngoài vào Việt Nam
- Vé máy bay khứ hồi và booking khách sạn Việt Nam
Bước 3: Nộp hồ sơ tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán nơi bạn cư trú
Bước 4: Đóng lệ phí visa Việt Nam
Bước 5: Nộp hồ sơ xin visa Việt Nam
Khi đã hoàn tất bộ hồ sơ, bạn có thể đến lãnh sự quán Việt Nam nơi bạn sinh sống để nộp hồ sơ, đóng lệ phí visa và chờ thời gian xét duyệt kết quả.
Tùy thuộc vào việc bạn muốn tới Việt Nam với mục đích gì chẳng hạn như thăm thân, công tác,…sẽ cần thêm những loại giấy tờ khác nhau, nhưng cách thức và các bước xin visa sẽ tương tự như xin visa du lịch Việt Nam.
- Giấy tờ cần có để xin visa thăm thân Việt Nam gồm:
- Hộ chiếu gốc của người được bảo lãnh còn thời hạn ít nhất 06 tháng
- Đơn xin Công văn nhập cảnh Việt Nam.
- Hộ chiếu và visa của người bảo lãnh.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân như: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu…..
Trường hợp công ty bảo lãnh lần đầu nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cần nộp kèm theo:
- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư.
- Giấy chứng nhận sử dụng mẫu dấu hoặc Thông báo sử dụng con dấu của doanh nghiệp.
- Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức.
- Giấy tờ cần có để xin visa công tác Việt Nam:
- Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam (không chấp nhận hộ chiếu tạm thời hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế), ngoài ra hộ chiếu phải có ít nhất 2 trang trống
- Thư mời từ công ty hoạt động tại Việt Nam nếu bạn muốn xin visa qua Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.
3.3 Xin visa nhập cảnh sân bay Việt Nam
Bước 1: Điền đơn xin thị thực Việt Nam trực tuyến
Bạn cần hoàn thành đầy đủ tất cả thông tin trong tờ khai xin thị thực Việt Nam kèm theo các thông tin cơ bản như họ tên, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày hết hạn hộ chiếu, và ngày nhập cảnh và xuất cảnh. Khi điền xong, bạn nhớ kiểm tra thật kĩ thông tin một lần nữa để tránh sai sót nhé. Sau đó, bạn cần thanh toán phí visa.
Bước 2: Nhận công văn nhập cảnh qua email
Sau khi nộp tờ khai trực tuyến và thanh toán, hồ sơ của bạn sẽ được Cục xuất nhập cảnh Việt Nam xử lý từ 3 – 5 ngày làm việc.
Việc tiếp theo, bạn phải in tất cả tờ khai và công văn này, điền đầy đủ thông tin vào tờ khai, chuẩn bị 2 ảnh hộ chiếu, hộ chiếu gốc (còn hiệu lực ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh) và phí dán tem bằng tiền mặt.
Bước 3: Dán tem visa khi nhập cảnh tại Sân bay Việt Nam
Khi hạ cánh xuống bất kỳ sân bay quốc tế nào của Việt nam, bạn hãy đến quầy Visa tại chỗ và xuất trình công văn thị thực, tờ khai xuất nhập cảnh đã điền đầy đủ thông tin có dán ảnh, hộ chiếu gốc và nộp phí dán tem để dược dán tem visa vào hộ chiếu.
3.4 Cách xin visa Việt Nam 5 năm cho người nước ngoài
Visa Việt Nam 5 năm được cấp cho đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam và người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin giấy miễn thị thực 5 năm tùy thuộc vào đối tượng xin visa như người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam và người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Đối với Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt Kiều). Để xin giấy miễn visa 5 năm, bạn cần chuẩn bị:
- Hoàn thành tờ khai visa Việt Nam
- Hộ chiếu nước ngoài: Xuất trình (hoặc gửi) bản chính, nộp 01 bản sao để lưu hồ sơ. Hộ chiếu phải còn giá trị ít nhất là 12 tháng, nhưng nên là 5 năm 6 tháng để được cấp visa thời hạn 5 năm.
- 2 ảnh 4x6 phông nền trắng, không đeo
- Giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Bước 2: Nộp các giấy tờ này lên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy miễn thị thực tại
- Cơ quan ngoại giao của Việt nam tại nước ngoài
- Cục Xuất nhập cảnh Việt nam thuộc Bộ công an (nếu bạn đang ở Việt nam)
Bước 3: Đóng lệ phí visa
Thời gian xử lý visa thông thường là 7 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, không kể thứ 7 và chủ nhật.
4. Thời gian xét duyệt visa Việt Nam
Thị thực NG1 và NG2 được cấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhận được hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thị thực và được Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh cấp thị thực.
Các loại thị thực khác được cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhận được hồ sơ xin thị thực hợp lệ, đầy đủ và được Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận cấp thị thực.
5. Thời hạn hiệu lực của thị thực Việt Nam
Mỗi loại visa mà bạn nộp sẽ có thời hạn hiệu lực riêng, tùy thuộc vào loại visa và mục đích xin visa Việt Nam của bạn.
- Thị thực SQ có hiệu lực tối đa 30 ngày
- Visa HN, DL có thời hạn tối đa 3 tháng
- Thị thực VR có giá trị lên đến 6 tháng
- Thị thực NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, DN, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có giá trị lên đến 12 tháng
- Visa LĐ có thời hạn tối đa 2 năm
- Visa ĐT có giá trị tối đa 5 năm
Thị thực hết hạn có thể được gia hạn thị thực. Thời hạn của thị thực phải ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.
6. Các nước được miễn visa Việt Nam
Tại thời điểm tháng 01/2019, công dân mang hộ chiếu thường của 24 quốc gia dưới đây không phải xin visa nhập cảnh Việt nam. Thời gian được phép lưu trú tối đa và điều kiện miễn được ghi cụ thể trong bảng dưới đây.
Quốc gia |
Thời gian lưu trú tối đa |
Điều kiện áp dụng (nếu có) |
Chi lê |
90 ngày |
chỉ áp dụng visa du lịch |
Cam-pu-chia |
30 ngày |
|
Indonesia |
30 ngày |
|
Kyrgyzstan |
30 ngày |
|
Lào |
30 ngày |
|
Malaysia |
30 ngày |
|
Singapore |
30 ngày |
|
Thái Lan |
30 ngày |
|
Philippines |
21 ngày |
|
Brunei |
14 ngày |
Quy định về việc người nước ngoài thuộc diện miễn thị thực đơn phương:
- Chờ 30 ngày kể từ ngày xuất cảnh Việt Nam để được tiếp tục nhập cảnh miễn thị thực
- Các quốc gia trong diện miễn thị thực được lưu trú lên đến 15 ngày
|
Myanmar |
14 ngày |
Belarus |
15 ngày |
Đan Mạch |
15 ngày- tạm dừng |
Phần Lan |
15 ngày- tạm dừng |
Tây Ban Nha |
15 ngày- tạm dừng |
Pháp |
15 ngày- tạm dừng |
Đức |
15 ngày- tạm dừng |
Ý |
15 ngày- tạm dừng |
Nhật Bản |
15 ngày |
Nauy |
15 ngày- tạm dừng |
Nga |
15 ngày |
Hàn Quốc |
15 ngày- tạm dừng |
Thụy Điển |
15 ngày- tạm dừng |
Anh (không bao gồm người có hộ chiếu công dân Anh tại nước ngoài – BNO) |
15 ngày- tạm dừng |
7. Gia hạn visa cho người nước ngoài ở Việt Nam như thế nào?
Gia hạn visa cho phép người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam với mục đích thăm người thân, đi du lịch, kinh doanh hoặc những người khác.
Gia hạn visa Việt Nam phải được gia hạn vài ngày trước ngày visa của bạn hết hạn. Nghĩa là, phải mất 7 ngày làm việc để hoàn thành việc nộp hộ chiếu và yêu cầu gia hạn của bạn tại Văn phòng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam.
Để xin gia hạn visa Việt Nam cho người nước ngoài, visa hiện tại của bạn phải đáp ứng một số yêu cầu của Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam. Loại visa hiện tại của bạn phải tương ứng với yêu cầu gia hạn lưu trú của bạn.
- Ở lại thêm 1 tháng: Nếu visa hiện tại của bạn là 1 tháng, 1 tháng nhiều lần nhập cảnh, bạn được phép nộp đơn xin gia hạn visa Việt Nam thêm 1 tháng nữa.
- Ở thêm 3 tháng nữa: Nếu visa hiện tại của bạn là 3 tháng một lần hoặc 3 tháng nhiều lần nhập cảnh, bạn có thể nộp đơn xin gia hạn visa Việt Nam trong 3 tháng nữa.
7.1 Tái cấp visa Việt Nam cho người nước ngoài
Việc tái cấp visa Việt Nam cho người nước ngoài có nghĩa là bạn được cấp tem thị thực mới và nhãn dán visa trên hộ chiếu của bạn với sự cấp phép thời hạn mới. Thời gian lưu trú có giá trị tối đa trong 3 tháng. Ngoài ra, phí tái cấp visa Việt Nam cao hơn phí gia hạn visa vì lãnh sự quán yêu cầu phí dán tem và phí dán nhãn visa cho bạn.
7.2 Thủ tục xin gia hạn visa cho người nước ngoài tại Việt Nam
Hai loại giấy tờ cơ bản nhất mà mọi người nước ngoài muốn xin gia hạn visa cần chuẩn bị để làm thủ tục là:
- Đơn xin gia hạn visa, gia hạn tạm trú Việt Nam theo mẫu N5
- Bản gốc hộ chiếu của người nước ngoài còn thời hạn
Bên cạnh đó, tùy từng loại visa mà cơ quan cấp visa của Việt Nam sẽ yêu cầu bạn chuẩn bị thêm những loại giấy tờ khác, cụ thể như sau:
Đối với visa du lịch Việt Nam:
Gia hạn visa du lịch đối với người nước ngoài chỉ cần chuẩn bị hai loại giấy tờ chính như:
- Đơn xin gia hạn visa, gia hạn tạm trú Việt Nam theo mẫu N5
- Bản gốc hộ chiếu của người nước ngoài còn thời hạn ít nhất 6 tháng
Đối với visa lao động Việt Nam:
- Hồ sơ pháp lý của công ty bảo lãnh.
- Hợp đồng lao động hoặc giấy tờ xin miễn giấy phép lao động.
- Giấy xác nhận tạm trú của công an địa phương nơi người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam.
- Giấy giới thiệu nhân viên đi nộp hồ sơ tại cơ quan xuất nhập cảnh.
Đối với visa doanh nghiệp Việt Nam:
- Hồ sơ pháp lý của công ty bảo lãnh
- Giấy xác nhận tạm trú của công an địa phương nơi người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam.
- Giấy giới thiệu nhân viên đi nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh
Đối với visa đầu tư Việt Nam:
- Hồ sơ pháp lý của công ty: Giấy phép đăng ký kinh doanh, đăng ký mẫu dấu,…
- Chứng nhận đầu tư hoặc đăng ký kinh doanh có thể hiện thành viên góp vốn.
- Giấy xác nhận tạm trú của công an địa phương nơi người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam.
- Giấy giới thiệu nhân viên đi nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh
Đối với visa thăm thân Việt Nam:
- Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân.
- Giấy xác nhận tạm trú của công an địa phương nơi người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam.
- Chứng minh nhân dân của thân nhân bảo lãnh cho người nước ngoài.
Để quá trình xin thị thực (visa) Việt Nam cho người nước ngoài đơn giản và nhanh chóng thì hãy nên nhờ đến một công ty dịch vụ như Gonatour để tiết kiệm thời gian, giá cả lại phải chăng. Bạn không cần phải đau đầu cả về vấn đề gia hạn visa vì Gonatour đã sẵn sàng giúp bạn mọi lúc.
>> Xem thêm: