Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Những điều thú vị chỉ có tại Núi Phú Sĩ Nhật bản

Thứ năm, 11/08/2022, 07:17 GMT+7

Sừng sững ở độ cao 3.776 mét, Núi Phú Sĩ là đỉnh núi cao nhất ở Nhật Bản, kết quả của hoạt động núi lửa đã bắt đầu từ khoảng 100.000 năm trước. Ngày nay, Núi Phú Sĩ và khu vực xung quanh là một điểm đến giải trí phổ biến cho hoạt động đi bộ đường dài, cắm trại và thư giãn. Là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất nước Nhật, khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đổ về tỉnh Shizuoka và Yamanashi để ngắm nhìn ngọn núi hùng vĩ này. Tuy nhiên, đối với người Nhật, Núi Phú Sĩ từ lâu đã là một địa điểm tâm linh rất quan trọng và là nguồn cảm hứng nghệ thuật. Nào hãy cùng Gonatour khám phá ngọn núi kì vĩ này nhé!

núi Phú SĩNúi Phú Sĩ

Núi Phú Sĩ – kiệt tác địa lý

  • Núi Phú Sĩ hay còn gọi là Fuji đây được xem là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng Nhật Bản, là ngọn núi được hình thành sau khi trải qua bốn giai đoạn hoạt động của phun trào núi lủa, đã được công nhận di sản văn hóa thế giới vào ngày 22 tháng 6 năm 2013.
  • Người ta cho rằng núi Phú Sĩ được tạo thành qua những lần phun trao núi lửa theo dạng tầng, xếp chồng lên nhau với cấu trúc hình nón đối xứng đặc biệt. 
  • Núi “Phú Sĩ mới” hiện nay được cho là hình thành trên đỉnh núi “Phú Sĩ cổ” khoảng mười nghìn năm trước, đây là nơi giao nhau của mảng lục địa Á Âu, mảng lục địa Okhotsk và lục địa Philippin.
  • Đỉnh núi Phú Sỹ quanh năm tuyết phủ, nhiệt độ cao nhất vào mùa hè cũng chỉ từ 6 đến 10 độ C.
  • Núi Phú Sĩ được hình thành bởi trận động đất vào năm 286TCN. Vụ phun trào đầu tiên ở ngọn núi xảy ra vào khoảng 600.000 năm về trước, còn vụ phun trào mới nhất là vào năm 1708. Chính do dung nham phun trào đã kết dính 2 bên sườn núi, tạo thành hình chóp nón mà du khách nhìn thấy ngày nay. Vụ phun trào cuối cùng vào năm 1707 kéo dài trong 16 ngày và tro bụi núi lửa đã lan đến tận Tokyo.
  • Hoạt động núi lửa cũng tạo ra Hoeizan (một trong những đỉnh thấp hơn của Núi Phú Sĩ), năm hồ nước ở chân núi và nhiều hang động gần Rừng Aokigahara. Khu vực này cũng được thiên nhiên ưu ái với nhiều suối nước nóng giàu khoáng chất, giúp khu vực trở thành thiên đường cho cả hoạt động giải trí ngoài trời lẫn thư giãn.
  • Có nhiều hồ đẹp xung quanh núi Phú Sĩ để bạn chọn lựa, chẳng hạn như hồ Ashinoko (Hakone, tỉnh Kanagawa), hồ Tanuki (tỉnh Shizuoka), và đặc biệt là chuỗi 5 hồ với tên gọi “Phú Sĩ Ngũ Hồ” ( hồ Yamanaka, hồ Kawaguchi, hồ Sai, hồ Shoji, hồ Motosu) là điểm đến phổ biến trong các tour du lịch Nhật Bản.
núi Phú SĩNúi Phú Sĩ

Núi Phú Sĩ – cái tên không bao giờ quên

  • Tới tận bây giờ, người ta vẫn chưa biết chính xác tên gọi ngọn núi Phú Sĩ được bắt đầu từ khi nào. Theo nội dung câu truyện cổ tích Ông lão đốn tre (hay còn gọi là truyện Công chúa Ánh trăng), tên ngọn núi được lấy từ ý nghĩa bất tử, và cũng xuất phát từ hình ảnh đoàn lính leo lên dốc núi để thực hiện mệnh lệnh của Thiên hoàng.
  • Một trong những từ gốc dân gian cổ nhất lại cho rằng từ Fuji xuất phát từ chữ 不二 (bất + nhị), có nghĩa là có một không hai. Một từ gốc dân gian khác cho rằng nó xuất phát từ chữ 不尽 (bất tận), với ý nghĩa không bao giờ kết thúc. Có lẽ từ gốc phổ biến nhất là từ cho rằng tên của ngọn núi có chữ Hán là 富士 (phú sĩ).
núi Phú SĩNúi Phú Sĩ

Núi Phú Sĩ – sự tôn sùng

  • Trong nhiều thế kỷ, người Nhật đã tạo nên một mối liên kết tâm linh với ngọn núi này. Truyền thuyết kể rằng nhà tu khổ hạnh nổi danh Hasegawa Kokugyo đã leo lên đỉnh núi hơn 100 lần. Thành tích này của ông đã dẫn đến sự hình thành Fuji-ko, một nhóm những người tôn thờ Núi Phú Sĩ. Giáo phái này đã xây dựng các đền thờ, tạo ra các tượng đài đá và nhịn ăn để thể hiện sự tôn thờ của họ.
  • Lòng trung thành đến mức cuồng tín của họ cuối cùng đã khiến Mạc phủ Tokugawa cấm tín ngưỡng này, dù vậy, truyền thống thờ phụng ngọn núi lâu đời này của Nhật Bản đã giữ cho ngọn núi vẫn được sùng bái và tôn kính như một địa điểm tâm linh quan trọng.
  • Bốn con đường mòn chính là bốn lộ trình khác nhau để leo đến đỉnh, dừng lại ở các khu vực nghỉ ngơi hay còn gọi là các “trạm”, cung cấp các tiện nghi và chỗ ở dọc đường đi. Hầu hết những người leo núi muốn ngắm mặt trời mọc nên họ sẽ leo trong khoảng thời gian nửa đêm về sáng để kịp ngắm mặt trời nhô lên khỏi đường chân trời từ đỉnh núi.
núi Phú SĩNúi Phú Sĩ

Núi Phú Sĩ – biểu tượng văn hóa

  • Đối với người dân Nhật Bản, núi Phú Sĩ chính là ngọn núi thiêng tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Đối với người Nhật, đêm mùng 1 Tết, nếu ai nằm mơ thấy một trong ba thứ sẽ cực kì may mắn suốt cả năm.
    • Thứ nhất Ichi-Fuji (mơ thấy núi Phú Sỹ, có phát âm giống từ bất tử nên mang ý nghĩa trường thọ) 
    • Thứ nhì Ni-Taka (mơ thấy đại bàng được mệnh danh là chúa tể bầu trời, là biểu tượng của sức mạnh và chiến thắng)
    • Thứ ba San-Nasubi (mơ thấy cà tím có nghĩa là hoàn thành đạt được, hơn nữa trong văn hóa Nhật trái cà tím còn có nghĩa là con cháu đầy đàn)
  • Bức tranh cổ nhất vẽ hình núi Phú Sỹ là bức “Bảo vật tặng chùa Horyudo chính thái tử Shotoku vẽ năm 1069.
  • Núi Phú Sỹ tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, kiên cường của người dân xứ Phù Tang trong các tác phẩm văn học. Núi Phú Sỹ cũng là một địa điểm tập luyện truyền thống của các chiến sỹ Samurai Nhật Bản.
  • Loạt tác phẩm mộc bản của họa sĩ Ando Hiroshige về Núi Phú Sĩ khắc họa ngọn núi từ nhiều góc nhìn và khung cảnh khác nhau, cho mọi người từ khắp nơi trên thế giới một cái nhìn thoáng qua về khu vực và địa thế của ngọn núi.
  • Tương tự, người ta cho rằng các tác phẩm mộc bản của họa sĩ bậc thầy Katsushika Hokusai đã tạo ảnh hưởng đến họa sĩ phương Tây Vincent Van Gogh và thậm chí tác động đến cả nhà soạn nhạc Claude Debussy.
  • Cảnh sắc đẹp như tranh vẽ của Núi Phú Sĩ được phổ biến trong thời Edo đã giúp củng cố di sản của ngọn núi như một điểm thu hút toàn cầu.
núi Phú SĩNúi Phú Sĩ

Núi Phú Sĩ - địa điểm tổ chức hôn lễ thú vị

  • Nếu các bạn có ý định tổ chức hôn lễ ở 1 nơi vừa lãng mạn vừa ấm áp nhưng không kém phần thú vị thì núi Phú Sĩ là địa điểm rất phù hợp. 
  • Các cặp đôi có thể tổ chức lễ cưới tại đền Fujisan Hongu Sengen Taisha. Do đền không quá lớn nên đám cưới chỉ được tổ chức với quy mô tầm 10 người, và điều thú vị ở chỗ là tất cả mọi người tham dự đều phải tự mình leo núi Phú Sĩ.
  • Đây sẽ là 1 trải nghiệm khó quên đối với mọi người đặc biệt là trong giai đoạn đầu tiên trong cuộc sống hôn nhân của cô dâu và chú rễ.
núi phú sĩNúi phú sĩ

Cách di chuyển đến Núi Phú Sĩ: 

  • Cách dễ nhất: đi xe đêm đường dài. Xe buýt cách 1 tiếng sẽ có 1 chuyến vào trái mùa và chạy thường xuyên hơn vào mùa leo núi. Bạn không cần đặt trước, hầu hết mọi du khách đều chọn phương tiện này. Từ tháng 7 đến tháng 9 là mùa leo núi, bạn có thể bắt xe trực tiếp từ trạm xe. Giá xe buýt là 2,700 yên 1 chiều, 1 chuyến mất khoảng 2,5 tiếng
  • Bắt tàu đến núi Phú Sĩ
    • Nếu bạn không thích xe buýt, bạn cũng có thể bắt tàu từ Tokyo đến núi Phú Sĩ - tuy nhiên giá đi tàu sẽ đắt hơn:
    • Tàu cao tốc JR Azusa hay Kaji mất khoảng 2 giờ 20 phút để đến nơi, giá khoảng 3,290 yên đến 3,910 yên cho vé 1
    • Tàu thường JR Chuo Special Rapid Service và đi tương tự như JR Azusa. Tuy nhiên sẽ mất thêm 10 hay 20 phút. Giá vé: 2,460 yên
núi phú sĩNúi phú sĩ

Các quy tắc cần nhớ khi lên Núi Phú Sĩ: 

  1. Không nên đi một mình
  2. Khi đi cùng đoàn, nếu bị lạc nên đứng nguyên một chỗ chờ người trong đoàn hoặc tìm cách liên lạc với người trong đoàn
  3. Nên đi xe vận chuyển tới trạm thứ 5 vì đường lên núi có tận 10 trạm cơ.
  4. Luôn phải giữ ấm cơ thể và bổ sung năng lượng khi cần
  5. Đồ ăn luôn được giữ ấm trong hộp giữ nhiệt hoặc có thể mua tại các trạm nghỉ (nhưng giá sẽ đắt)
  6. Bạn nên đi chinh phục núi Phú Sĩ vào khoảng buổi chiều để khi lên tới đỉnh thì bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh mặt trời lặn tuyệt đẹp
  7. Khi bình minh lên, cảnh mặt trời mọc có lẽ sẽ khiến bạn ấn tượng khó quên
núi Phú SĩNúi Phú Sĩ

Ngày nay, núi Phú Sĩ không chỉ là danh thắng nổi tiếng thế giới, mà nơi đây còn là địa điểm leo núi lý tưởng cho những ai muốn chinh phục đỉnh cao. Nào còn chờ gì nữa, hãy cùng Gonatour chinh phục ngọn núi tuyệt vời này nào.

XEM THÊM:

ĐỪNG BỎ LỠ
Tour du lịch Nhật
Du lịch cầu cảng Kobe Gonatour
Ý kiến bạn đọc