Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Đôi nét về một vài phong tục ngày Tết của ba miền đất nước.

Thứ ba, 17/01/2023, 08:47 GMT+7

Không khí của những ngày cận Tết thật làm cho chúng ta có những cảm xúc không nói lên thành lời, vừa bùi ngùi, lại vừa có chút gì luyến tiếc. Một năm với bao bộn bề lo toan, nhiều điều cần phải suy tính, nhiều việc cần phải lên kế hoạch để thực hiện. Hôm nay Gonatour muốn nhân dịp những ngày cuối năm có thể cùng mọi người sẻ chia một vài điều suy nghĩ về một năm vừa qua, những điều dự định cho tương lai cũng như tảng mạn đôi nét về phong tục ngày Tết Cổ truyền ở ba miền của nước ta . Nào cùng Gonatour tảng mạn đi dạo phố trước thềm năm mới nha!

Phong tục ngày TếtPhong tục ngày Tết

1. Ý NGHĨA PHONG TỤC NGÀY TẾT

Từ thời xa xưa vào mỗi dịp Tết đến xuân về là lúc mọi người trong gia đình được quay quần đoàn tụ bên nhau, cùng chia sẻ buồn vui, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm và hướng đến một năm mới đầy tươi sáng.

Thời điểm năm cũ sắp hết năm mới sắp đến cũng là lúc chúng ta chuẩn bị đón chào một cái Tết mới, một cái Tết Nguyên Đán với nhiều phong tục cổ truyền đầy ý nghĩa bên gia đình, người thân, bạn bè cũng như cùng nhau hướng về cội nguồn đất nước dân tộc.

2. MỘT SỐ PHONG TỤC NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN

Đất nước chúng ta với hình dáng chữ S được chia làm ba vùng miền từ Bắc vào Nam gồm: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Mỗi nơi lại có một phong tục đónTết đặc trưng nơi đó nhưng quy chung lại cũng là cầu mong cho một năm mới đầy sức khỏe, gia đạo bình an, tiền tài thăng hoa.

Khi nhắc đến Tết thì Ad tin chắc những chị em phụ nữ là những người lo lắng nhất, một nỗi sợ không tên luôn xuất hiện một cách âm thầm thường trực như: nào phải lên kế hoạch dọn dẹp nhà cửa, nào phải lên ngân sách mua sắm chuẩn bị tết, rồi quà biếu tặng gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp..... Một trăm thứ cần phải lo cần phải tính, cân đông đo lường ..... Cùng tìm hiểu một số phong tục Tết cổ truyền ở ba miền đất nước:

Phong tục dọn nhà đón năm mới:

Thường vào những ngày cuối năm khi tất cả mọi người trong gia đình đều được nghỉ để chuẩn bị đón Tết thì việc dọn dẹp nhà cửa là một trong những công việc không thể thiếu trong công tác chuẩn bị đón năm mới. Tùy theo gia đình, tùy theo vùng miền mà họ sẽ cóhoạch làm khác nhau.

Người Miền Bắc dọn nhà vào ngày tết khi nào:

Nếu ở miền Bắc thì Tết Nguyên Đán thường sẽ bắt đầu vào thời điểm 23 Âm lịch, tức là lúc nhà nhà Cúng đưa tiễn Ông Táo về trời để báo cáo lại tình hình gia chủ trong một năm qua như thế nào, kế tiếp là nhà nhà sẽ bắt tay vào chuẩn bị những công đoạn đón Tết như đầu tiên là sẽ dọn dẹp nhà cửa, lau chùi mọi thứ trong nhà cũng như sửa sang lại trên bàn thờ tổ tiên.

Phong tục ngày Tết
Phong tục ngày Tết

 Bên cạnh những công việc như lau dọn cửa thì các gia đình sẽ bắt đầu công việc mua sắm Tết. Việc mua sắm sẽ được đánh dấu đầu tiên là các gia đình sẽ ra chợ hoặc những điểm bán hoa nhằm lựa cho gia đình một cành đào ưng ý về chưng trong nhà vào dịp Tết đến xuân về với ý nghĩa cầu mong cho gia đạo được nhiều may mắn, sung túc, thịnh vượng trong năm mới.

Phong tục ngày TếtPhong tục ngày Tết

Người dân miền Bắc thường nhắc nhau câu cửa miệng:

"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh."

Ở miền Bắc trong những ngày Tết thì có hai thứ không thể thiếu là: thứ nhất là hoa đòa, thứ hai là bánh chưng. Bánh chưng được ông cha ta ngày xưa được ví như hình ảnh tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời nên những loại bánh này là vật không thể thiếu trong ngày Tết Cổ truyền của dân tộc. Cũng vào thời điểm này sẽ có những gia đình chuẩn bị nấu bánh chưng, một loại bánh không thể thiếu khi cúng kiến trong dịp đầu năm mới ở miền Bắc.

Phong tục ngày TếtPhong tục ngày Tết

Phong tục dọn nhà Miền Trung đón năm mới:

Miền Trung với phần diện tích không quá rộng rãi, lại thêm một vấn đề nan giải dù đến hiện tại vẫn chưa có biện pháp khắc phục vẫn thường diễn ra hàng năm là vấn nạn thiên tai lũ lụt khi vào mùa mưa nên đời sống của người dân nơi đây cũng tương đối không dư dã gì cho lắm, nhưng cứ mỗi độ xuân về thì mỗi gia đình cũng chuẩn bị đón Tết trong khả năng mà họ có thể thực hiện được.

Phong tục ngày TếtPhong tục ngày Tết

Bên cạnh những công việc dọn dẹp, sửa sang lại nhà cửa để chuẩn bị đón Tết thì người dân miền Trung có một nét đẹp văn hóa đặc trưng mà chỉ ở một số vùng nông thôn mới thấy đó là “Chợ Tết”. Chợ Tết với không gian tấp nập, ngập tràn nhiều loại hương hoa, rồi còn đủ thứ loại trầm hương do người dân tự làm và mang ra chợ bán, làm cho không gian một vùng trở nên thêm phần náo nhiệt.

Ngày Tết ở miền Trung thì hầu như nhà nào cũng sẽ tự tay gói lấy những đòn bánh tét, trước là để dâng cúng lên bàn thờ tổ tiên, sau cho con cháu cùng ăn trong nhà mấy ngày xuân, hay chỉ đơn giản là món quà quê gói cho mấy đứa con mang đi theo sau khi hết Tết quay lại làm việc. 

Phong tục ngày Tết
Phong tục ngày Tết

Người dân miền Trung thì không chơi hoa đào như người dân miền Bắc mà họ thích chơi hoa mai hơn, với sắc vàng rực, cành vững chắc, thể hiện sức sống tràn đầy mạnh khỏe, mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng, sung túc cho gia đạo.Dù cho hoàn cảnh đời thường có khó khăn thì khi cận Tết, mỗi gia đình cũng sẽ cố gắng chuẩn bị một đoàn bánh tét để cúng lên tổ tiên cầu mong cho con cháu được bình an, làm ăn được thuận lợi hơn năm cũ.

Miền Nam:

Trong miền Nam loại hoa được chưng trong nhà vào dịp đầu năm mới là những cành mai với sắc vàng rực rỡ vì vậy đối với những gia đình có trồng mai thì việc đầu tiên trong công đoạn dọn dẹp nhà cửa đón Tết là sẽ tước lá mai để hoa sẽ nở đúng dịp những ngày đầu năm mới với hy vọng một năm mới an lành, hạnh phúc. Công đoạn tước lá này cũng tùy thuộc vào thói quen của từng gia đình, như nhà của Ad thì hay làm vào khoảng qua rằm tháng chạp, nhưng cũng phải nói tùy vào thời tiết của năm nữa, nếu thời tiết mà không thuận lợi thì cho dù có tước sớm hay trễ thì mai cũng nở rộ bởi vậy đối với một số nhà vườn bán cây kiểng chưng Tết là cứ như chơi lô tô không biết khi nào sẽ xổ.

Phong tục ngày TếtPhong tục ngày Tết

Bên cạnh hoa mai thì người dân miền Nam còn chơi nhiều loại cây như tùng, hoa cúc, cây trúc. Mỗi cây lại mang một hàm ý khác nhưng cũng quy chung cầu cho một năm mới được nhiều bình an, nhiều sức khỏe.

Phong tục ngày TếtPhong tục ngày Tết

Không giống như người miền Bắc, người dân miền Nam thường tiến hành công đoạn dọn dẹp nhà cửa đón Tết từ thời điểm khi cúng tiễn đưa Ông Bà về trời tức là vào khoảng ngày 25 tháng chạp Âm lịch. Một phần do người dân trong Nam có cường độ làm việc dày hơn so với hai vùng miền còn lại của đất nước nên các gia đình sẽ có xu hướng dọn dẹp nhà cửa trễ hơn một tí.

Phong tục ngày TếtPhong tục ngày Tết

Không biết các bạn sao chứ đối với Ad mỗi khi Tết sắp đến, nhất là cái thời diểm dọn dẹp nhà cửa nó vui lắm. Thuở nhỏ thì không giúp được nhiều mà phải nói phá nhiều hơn, nhưng khi được cùng người lớn trong nhà dọn dẹp thì vui lắm. Ad nhớ nhất là khi cả nhà chà rửa thì thích lắm vì lúc đó mình được thỏa thích chơi xà bông mà không bị người lớn la, vì thường ngày không cho chơi vì nhiều lý do nhưng Tết mà nên thui kệ cho chơi phụ được gì thì phụ vì lúc đó trẻ em cũng được nghỉ học ở nhà rồi mà.

Ad còn nhớ lúc nhỏ vào khoảng thời gian này thì sẽ có một số nhà nấu bánh tét với những cái nồi vừa to vừa cao, rồi còn thêm công đoạn thức canh banh khi nấu nữa vui lắm. Lúc xưa thì nấu bằng cũi thui nên trẻ nhỏ ai hầu như cũng thích vì sẽ lén nghịch bỏ củi vào lò cho nhiều vì nghĩ vậy sẽ nhanh chín bánh, rồi xong chín đâu không thấy mà thấy cái lò đầy khói, đứa nào cũng sặc ho, rùi mặt thì dính lọ đen, vui lắm, báo hại người lớn phải một phen hú hồn, lấy bớt củi ra, thăm lại nồi bánh. Các bạn đã từng thức canh bánh chưa? Tụi mình hồi đó cũng xung phong thức canh bánh đó mà đến chừng bánh chưa chín thì đã lăn quay ra ngủ hổi nào không hay.

Ngoài ra, những ngày cận Tết, các gia đình ở miền Nam cũng có thói quen tự làm mứt dù rằng các mẹ hay các dì thường bảo là ngày Tết với đủ thứ việc phải làm nhưng rồi vẫn dành ra một ít thời gian để tự tay làm ít miếng mứt cho con cháu cùng ăn trong những ngày đầu xuân hay dùng để đãi khách. Ad nhớ lúc nhỏ khi dì làm mứt dừa, vừa xên dừa vừa canh chừng mấy lũ nhỏ tụi mình vì cái tật ăn vụng mứt dừa. Mứt dừa khi vừa tới nó vừa dẻo, không cứng nhưng mà nóng a nhưng cái vui ăn vựng nó thích lắm nên lũ nhỏ mấy đứa mình thích ăn lắm! Các loại mứt từ trái cây như mứt dừa, mứt me, mứt mãng cầu… đầy màu sắc là lời chào đón nồng hậu dành cho khách đến thăm xuân.

Phong tục ngày TếtPhong tục ngày Tết

Ad là một người con của miền Nam nên có lẽ những gì gắn với miền Nam thì Add xin được nhắc đến nhiều hơn một tí nha! Những kỷ niệm đó như mới ngày hôm qua thui, giờ hiện đại hóa, cuộc sống tất bậc hiếm bắt gặp được hình ảnh đó nữa các bạn à! Rồi những thế hệ trẻ ngày nay dường như không có cảm giác rộn ràn khi Tết gần đến như chúng ta ngày xưa nữa. Điều này cũng thấy tiếc lắm nhỉ!?

Phong tục dựng cây nêu ngày Tết

Nghi thức dựng cây nêu ngày Tết hay còn được gọi là “Lễ Thượng tiêu” là một nghi thức không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán tại Việt Nam từ thời xa xưa. Khi cây nêu được dựng lên tức là báo hiệu thời khắc ngày Tết chính thức bắt đầu.

Phong tục ngày TếtPhong tục ngày Tết

Theo lưu truyền từ dân gian, việc dựng cây nêu ngày Tết mang một ý nghĩa nhằm xua đuổi ma quỷ, những điều bất hạnh của năm cũ, và cầu mong cho một năm mới gặp nhiều điều an lành, đất nước được thái bình, đờ sống ấm no. Theo truyện cổ tích dân gian thì trên cây nêu sẽ có treo một đồ vật có độ phủ bóng dài, tính chất nhẹ dễ bay để khi gặp gió sẽ bay phấp phới nhằm đánh dấu lãnh thổ, xua đỏi những thế lực ma quỷ ra khỏi đất của người dân.

Ngày nay thì phong tục dựng cây nêu ngày Tết không còn phổ biến rộng rã như xưa, hoặc hình ảnh cây nêu chỉ còn xuất hiện ở một số lễ hội nhằm duy trì giá trị tin thần truyền thống ông bà xưa lưu truyền cho con cháu đời sau biết đến.

Phong tuc Cúng Tất niên cuối năm - Phong tục đón rước Ông Bà

Phong tục cúng tất niên

Cúng tất niên hay tiệc tất niên sẽ được các công ty đa phần tiến hành vào một ngày mà công ty chọn thuận lợi nhất cho tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty hay là ngày làm việc cuối cùng của toàn thể nhân viên ở công ty nhằm khép lại mọi hoạt động trong một năm vừa qua, tổng kết những thắng lợi cũng như những việc chưa đạt được kết quả mong muốn.

Qua buổi tiệc này, đại diện công ty cũng gửi đến toàn thể nhân viên công ty lời chúc sức khỏe và hứa hẹn một tương lai khởi sắc cũng như những thử thách sẽ chờ đón mọi người trước mặt. Một năm sẽ có những lúc căng thẳng, cũng có những ganh đua, giận hờn, nhưng quy chung lại mọi người vẫn sẽ gắn kết, đoàn kết cùng chung tay xây dựng một tương lai thành công hơn năm cũ.

Phong tục cúng đón rước ông bà

Ngày cúng đón rước Ông Bà về ăn Tết cùng con cháu trong nhà là có từ thời xa xưa. Ngày này có thể rơi vào ngày 30 Tháng chạp Âm lịch (nếu là năm đủ) hoặc ngày 29 Tháng chạp Âm lịch (nếu là năm thiếu).

Phong tục ngày TếtPhong tục ngày Tết

Dù là ở vùng miền nào trên đất nước thì mâm cúng rước Ông Bà vào ngày cuối năm thường phải có đầy đủ các món như thể hiện tấm lòng mong muốn của con cháu muốn ông bà tổ tiên cùng về đón một năm mới với con cháu trong nhà.

Thường sau khi cúng rước ông bà xong thì gia đình sẽ có một bữa ăn đoàn viên với nhau. Bữa ăn đoàn viên này vô cùng có ý nghĩa vì cả năm con cháu phải tha phương làm ăn nên chỉ có dịp cuối năm trong bữa ăn này mọi người mới có dịp quay quần bên nhau cùng ôn lại mọi việc đã qua, cũng như thăm hỏi sức khỏe những bậc trưởng bối trong gia đình trong năm qua như thế nào.

Ngày nay, có thể một phần do cuộc sống ngày một hiện đại nên bữa ăn đoàn viên giữa các thành viên trong gia đình ngày càng không được chú trọng, làm giảm đi ý nghĩa của bữa cơm đoàn viên.

Đặc biệt sau khi trải qua trận đại dịch Covid 19, bữa cơm đoàn viên cuối năm làm cho mỗi người chúng ta lại có một suy nghĩ khác. Nó sâu lắng hơn, trầm hơn, và nghĩ về những điều đã mất nhiều hơn. Nhưng dù có như thế nào thì chúng ta cũng phải cố gắng và vững tin để bước tiếp về phía trước, mọi thử thách đang chờ chúng ta ở phía trước.

PHONG TỤC CÚNG ĐÓN GIAO THỪA

Phong tục ngày TếtPhong tục ngày Tết

Dù là người vùng miền nào trên đất nước Việt Nam thì thời khắc cúng đón giao thừa là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và đón tiếp năm mới là thời khắc linh thiêng nhất. Mỗi gia đình sẽ sắm sửa và trình lên mâm cổ cúng giao thừa với đầy đủ lễ vật gồm: một mâm trái cây ngũ quả với mong muốn cho một năm mới “Cầu – vừa – đủ- xài- sung túc”, một năm với nhiều bình an, bánh kẹo đầy đủ, hoa thơm.

Add vẫn nhớ lúc nhỏ, khi bà cúng thời khắc đón giao thừa rồi con cháu cùng đề tựu xung quay bàn cúng, thấp hương cầu mong được nhiều sức khỏe, nhiều bình an, thời khắc đó thật là bình an đến lạ. Trong lúc chờ nhang tàn, mọi người cùng quay quần bên nhau trò chuyện không khí thật rộn nhịp, người lớn trong nhà sẽ nói một vài điều từ xa xưa hay là hỏi han con cháu muốn gì trong năm mới.....

Phong tục ngày TếtPhong tục ngày Tết

PHONG TỤC XÔNG NHÀ NGÀY TẾT – MỪNG TUỔI – CHÚC TẾT

Nguồn gốc của tục xông nhà ngày Tết

Trong đời sống văn hóa tâm linh tinh thần của người Việt, việc xông nhà đầu năm hay xông đất đầu năm là một trong những nghi thức quan trọng không thể thiếu trong dịp đầu năm mới. Việc xông nhà có một ý nghĩa không nhỏ ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ trong suốt một năm.

Phong tục ngảy TếtPhong tục ngày Tết

Tục xông nhà hay xông đất đầu năm là một nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc ta đã được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay. Xông đất ngày đầu năm mới được bắt nguồn từ mong muốn của ông bà ta ngày xưa về một năm mới thuận lợi, làm ăn phát tài, bình an, tránh được vận xui.

Ý nghĩa của tục xông nhà

Việc lựa chọn người hợp với gia chủ để xông nhà đầu năm là một việc lựa chọn khá cẩn thận, nghiêm túc vì nó ảnh hưởng đến vận mệnh tài lộc cho gia chủ trong năm mới.Việc lựa chọn người hợp mệnh thậm chí còn được gia chủ tìm trước đó vài hôm rồi đánh tiếng để ngày đầu năm mới người đó sẽ đến xông đất nhà gia chủ nhằm mang lại tài lộc may mắn cho gia đạo trong suốt một năm.

Việc xông đất kèm theo những lời chúc đầu năm gặp nhiều may mắn của người xông đất gửi gia chủ sẽ rất được quan tâm.

Đây là một việc được duy trì từ thời cha ông từ ngàn xưa lưu truyền đến ngày nay và được gìn giữ như một nét đẹp văn hóa lịch sử và có giá trị trường tồn với thời gian.

Phong tục mừng tuổi

Việc mừng tuổi đầu năm mới nhằm thể hiện cầu mong cho người nhận gặp được nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào.

Việc người lớn trong nhà vào đầu năm sẽ lì xì những bao lì xì màu đỏ với ý nghĩa cầu mong phước lành cho các em nhỏ. Mỗi một phong bao lì xì có một số tiền nho nhỏ để bên trong bao lì xì được gọi là tiền mừng tuổi.

Phong tục ngảy TếtPhong tục ngảy Tết

Không riêng việc người lớn sẽ lì xì cho người nhỏ tuổi vào đầu năm mới mà người nhỏ tuổi cũng có thể mừng tuổi lại các bậc trưởng bối trong gia đình với mong ước các bậc trưởng bối thật nhiều sức khỏe.

Ad còn nhớ một kỷ niệm vào dịp đầu năm mới khi mình mới đi làm, vào ngày đầu năm mới lúc đó Ad lần đầu mừng tuổi cho bà mình, bà vui lắm, đôi mắt bà rưng rưng bảo cháu lớn rồi. Cả nhà dường như hơi khá ngạc nhiên với hành động của mình, nhưng mình bảo con lớn rồi, đã đi làm và kiếm tiền được nên đây là tấm lòng hiếu thuận con mùng cho bà. Ad viết ra đây mà trong tâm vẫn còn chút bùi ngùi bởi bà đã mất rồi nên dù có muốn mừng tuổi như lúc xưa cũng không thể nữa..

Phong tục chúc Tết

Vào ngày xuân thì chúng ta có thói quen là đi thăm xuân và chúc Tết mọi người trong gia quyến, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp.

Những lời chúc đầu năm thường không hoa mỹ không cầu kỳ mà chỉ đơn thuần chúc nhau may mắn, nhiều sức khỏe, làm ăn thuận lợi.

ĐI LỄ CHÙA ĐẦU NĂM

Thường sau thời khắc đón giao thừa xong thì có một số gia đình họ sẽ đi chùa đầu năm xin lộc với mong ước cầu chúc cho gia đạo được nhiều sức khỏe, bình an, công danh rộng mở, hay cũng có những ai chưa nên duyên thì cầu cho con đường tình duyên được thuận lợi, sớm gặp được ý trung nhân.

Phong tục ngảy TếtPhong tục ngảy Tết

NHỮNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN DIỄN THƯỜNG XUẤT HIỆN TRONG PHONG TỤC NGÀY TẾT

Tùy theo văn hóa vùng miền mà người dân ở nơi đó sẽ có những lễ hội khác nhau được diễn ra trong những ngày đầu năm mới.

Miền Bắc: sẽ có những nơi tổ chức những trò chơi dân gian như đánh đu, cướp cờ, thi gói bánh chưng..... nhằm giúp tái hiện lại một phần nào những hình ảnh thời xa xưa.

Phong tục ngày Tết

Miền Trung: như ở Bình Định thì họ sẽ tổ chức những lễ hội đặc trưng như phiên “Chợ Gò” mỗi năm chỉ diễn ra một lần đúng vào dịp Tết đến, tại đây có những trò chơi dân gian như đỗ bùa cua cá cọp, lô tô, thi hát bài chòi....

Phong tục ngày Tết

Miền Nam: vì thời tiết trong miền Nam vào dịp xuân về khí trời trong xanh hơn, muôn hoa đua nở nên người dân thường sẽ đến những điểm vui chơi, tham gia vào các trò chơi dân gian, hoặc chỉ đơn thuần là ngắm người qua lại và cảm nhận cái không khí rất riêng của Tết. Ngoài ra người dân miền Nam còn hay có thói quen là “xin chữ” đầu năm với mong muốn bản thân sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc trong năm mới.

Phong tục ngảy TếtPhong tục ngày Tết
 
"Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua"
 
Phong tục ngảy TếtPhong tục ngày Tết

ĐIỂM QUA PHONG TỤC NGÀY TẾT CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á

PHONG TỤC ĐÓN TẾT CỔ TRUYỀN TRUNG QUỐC

Cũng giống như Việt Nam ta, Trung Quốc họ cũng có ngày Tết Cổ truyền, thời điểm của họ cũng gần trùng với thời diểm Tết cổ truyền của nước ta. Đối với người dân Trung Hoa thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ cũng rất linh thiêng. Họ cũng chuẩn bị mọi thứ để đón một cái tết đầy ấm no, xum vầy.

Đối với họ bữa ăn đoàn viên và bữa ăn ngày đầu năm mới là hai việc vô cùng quan trọng, nó hàm chứa ý nghĩa cho việc gia đình thuận hòa, con cháu thương yêu lẫn nhau. Bữa ăn nhằm gắn kết tất cả các thành viên trong gia đình lại với nhau. Cùng nhau thưởng thức bữa ăn còn mang hàm ý cùng chúc cho một năm mới được an lành.

Phong tục ngày Tết

Trong ngày tết ở Trung Quốc hầu như đi đâu bạn cũng sẽ thấy màu đỏ và màu vàng vì theo quan niệm của người Trung Hoa họ cho rằng đây là  màu tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng, sung túc, hoan hỉ, đại các đại lợi.

Phong tục ngày TếtPhong tục ngày Tết

Đặc biệt đối với người Hoa với những người trưởng thành nhưng chưa thành lập gia thất thì họ sẽ không lì xì cho bất cứ ai vì họ quan niệm như vậy là không may mắn, là chia sẻ cái duyên.

Phong tục ngày TếtPhong tục ngày Tết

PHONG TỤC ĐÓN TẾT ÂM LỊCH HÀN QUỐC

Cũng như các quốc gia khác trong cộng đồng người Châu Á thì ở đất nước kim chi này họ cũng đón Tết Cổ truyền của nước họ. Trong những ngày đầu năm mới họ thường đi lễ chùa để cầu cho một năm gặp nhiều may mắn thuận lợi.

Phong tục ngày Tết
Phong tục ngày Tết

Trong đêm giao thừa người dân Hàn Quốc sẽ cùng nhau quây quần bên nhau cả đêm tới tận sáng hôm sau, tuy nhiên khác với người dân Việt Nam ta là họ sẽ không ra đường bởi họ tin rằng lông mày sẽ bị bạc trắng nếu ngủ vào đêm giao thừa.

Có hai phong tục rất đặc biệt trong đêm giao thừa của người Hàn Quốc chắc chắn sẽ phải làm đó là làm và treo cái sàng nhằm xua đuổi quỷ dạ xoa trước cửa nhà để chúng không vào nhà lấy dép của trẻ em mang tới vận xui cho cả năm. Phong tục thứ hai là mỗi gia đình sẽ mua một đấu gạo may mắn để treo trước cửa hoặc treo trong bếp để cầu mong hạnh phúc và tài lộc sẽ tới trong năm mới.

Phong tục ngày TếtPhong tục ngày Tết

Vào sáng ngày đầu năm mới, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau mặc trang phục truyền thống của người Hàn là những bộ Hanbok đẹp nhất, những người nam trong nhà sẽ tập trung trong từ đường để thực hiện các nghi thức trà lễ cúng bái tổ tiên, còn phụ nữ sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng gồm: canh tteok, cơm, thịt cá và trái cây để thể hiện lòng thành kính của gia đình với tổ tiên cầu mong sẽ phù hộ cho các thành viên trong gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc và may mắn.

Phong tục ngày TếtPhong tục ngày Tết

PHONG TỤC NGÀY TẾT NHẬT BẢN

Đây có lẽ là một quốc gia đặc biệt nhất trong cộng đồng người Châu Á bởi vì  họ không thể hiện đây là một cái tết cổ truyền của nước họ mà đơn thuần chỉ là một trong những lễ hội trong năm của xứ sở mặt trời mộc này.

Phong tục ngày Tết

Nhưng không phải vì thế mà họ không thăm hỏi, chúc xuân nhau hay vui chơi. Trái lại họ còn có nhiều hoạt động vui chơi thú vị gắn liền với truyền thống lịch sử dân tộc của họ.

Phong tục ngày Tết
Phong tục ngày Tết

MỘT SỐ ĐIỀU KIÊN KỴ TRONG PHONG TỤC ĐÓN TẾT

Ai cũng vậy họ cũng đều mong gặp được nhiều may mắn, vui vẻ trong đầu năm mới vì theo quan niệm như vậy thì cả năm sẽ thuận lợi, làm gì cũng suôn sẻ, thành công nên những gì cho là không may mắn không tốt thì hầu như hạn chế mức thấp nhất xảy ra như:

  • Việc đầu tiên phải nhắc đến là người xông nhà đầu năm. Nếu chẳng may người đó không hợp tuổi với gia chủ thì họ nên tránh việc đến thăm xuân nhà gia chủ vào sáng ngày mùng 1 Tết, mà có thể đến viếng thăm xuân chúc Tết gia chủ vào ngày khác như sau ngày mùng 3 Tết chẳng hạn.
  • Kế tiếp là tránh mặc những trang phục có màu sắc không hợp với thời điểm Tết như màu đen vì người xưa có quan niệm ngày đầu năm mới mà mặc màu đen là điềm không lành, cấm kị.
  • Mặc dù xã hội ngày càng văn minh nhưng một số nhà vẫn giữ phong tục Tết xưa là kiên không quét dọn nhà cửa trong ba ngày mùng đầu năm, vì theo ông bà xưa thì như vậy là sẽsẽ quét hết những lộc may mắn, thịnh vượng trong gia đình ra ngoài nên họ thường là không quét dọn nhà trong suốt khoảng thời gian này.
  • Các thanh viên trong gia đình tránh hoặc hạn chế tối thiểu việc lớn tiếng ồn ào trong nhà, hoặc làm rớtđồ vì theo như phong tục Tết xưa ông bà ta cho rằng việc này chứng tỏ gia đạo không êm ấm, suốt năm sẽ cãi vã, anh em không thuận hòa sẽ ảnh hưởng đến hòa khí cũng như vận mệnh cả gia đình không suôn sẻ, làm việc sẽ không thuận lợi.
Phong tục ngày TếtPhong tục ngày Tết

TỔNG KẾT

Trên đây là một phần nhỏ tản mạn về một số phong tục ngày Tết ở ba miền đất nước mà Ad muốn cùng các bạn sẻ chia, cũng như qua đây Ad có dịp hồi tưởng lại một phần nào ký ức đẹp đẽ mà bản thân cứ tưởng là đã quên.

Dù cuộc sống có bộn bề lo toan, nhiều thứ phải suy tính nhưng khi những ngày cận Tết thì dường như trong mỗi chúng ta lại có một cảm xúc bồi hồi, nhớ về những chuyện xưa, nhớ cái thuở nhỏ háo hức mỗi độ xuân về khi được ba mẹ sắm đồ mới, được ông bà người lớn lì xì, được ăn bánh mứt, được nô đùa thỏa thích, và nữa là không phải dậy sớm đi học.....

Năm cũ cũng sắp hết, năm mới cũng sắp đến, Ad cũng như toàn thể người dân mong muốn nhắn gửi đến tất cả mọi người đang sống, làm viêc trên cả ba miền đất nước cũng như những người con Việt đang sông xa hương  một năm mới:

“ Chúc năm mới đau đầu vì nhà giàu;

Mệt mỏi vì học giỏi;

Buồn phiền vì nhiều tiền;

Ngang trái vì xin gái;

Mệt mỏi vì đẹp trai;

Hạnh phúc vì sung túc;

Mất ngủ vì không có đối thủ.”

Bên cạnh đó, người dân luôn có quan niệm từ thời ông bà xưa rằng “đầu xuôi thì đuôi sẽ lọt”. Nếu mọi chuyện diễn ra được suôn sẻ, thuận lợi vào những ngày dịp đầu năm mới thì trong năm mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống, công việc cũng sẽ được như ý.

Phong tục ngày TếtPhong tục ngày Tết

 


Xem thêm: 


 

Ý kiến bạn đọc