Mùa nước nổi, còn được gọi bằng tên khác là mùa lũ sông Cửu Long. Đây là một hiện tượng lũ lụt tự nhiên, đặc trưng của vùng hạ lưu sông Mekong bao gồm đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, Biển Hồ và Tonle Sap ở Campuchia. Đối với người dân miền Tây sông nước thì mùa nước lũ tràn về không phải là thiên tai mà là ưu đãi của thiên nhiên ban tặng.
Vì mùa nước nổi miền Tây tạo điều kiện cho đất đai canh tác nông nghiệp được nghỉ ngơi, rửa trôi và làm triệt tiêu các nguồn sâu bệnh cho cây trồng nông nghiệp. Bên cạnh đó, mùa nước tràn đồng còn cung cấp một lượng phù sa màu mỡ cho đất đai toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài ra mùa nước nổi miền Tây còn mang về biết bao sản vật, cá tôm dồi dào và các loại cây trái độc đáo. Càng ngày, những tour du lịch miền Tây càng chuộng đưa khách tham quan vùng sông nước vào những tháng nước nổi. Mùa nước nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long thường bắt đầu từ tháng 7 âm lịch đến tháng 10 âm lịch (khoảng tháng 9 đến tháng 11 dương lịch) hàng năm.
I. Những điểm du lịch nổi bật mùa nước nổi
-
Rừng Tràm Chim - Đồng Tháp.
Vườn quốc gia Tràm Chim có tổng diện tích hơn 7500 ha là mô hình thu nhỏ đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, với hệ sinh thái đa đạng, nơi du khách khám phá những nét đặc trưng của miền Tây sông nước.
Mùa nước nổi ở đây bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch (khoảng tháng 9 – 12 dương lịch) là mùa du lịch vườn quốc gia Tràm Chim. Khung cảnh ngập nước, xanh tốt, điểm xuyến sắc hồng của hoa sen, hoa súng bừng nở. Nguồn sản vật trở nên dồi dào và các loài chim như tụ họp về đây dự tiệc.
Vào khoảng thời gian này cũng là mùa chim sinh sản. Đến đây, du khách có dịp tận mắt chứng kiến cuộc sống sinh sôi, nảy nở của những loài chim quả là một điều thú vị. Hàng nghìn con chim đua nhau mớm mồi, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và nâng tính giáo dục môi trường lên hàng đầu cho du khách gần xa, đồng thời có dịp lưu giữ mãi hình ảnh đẹp về nơi đất lành chim đậu.
Mùa này cũng là dịp để bạn tham giá các hoạt động thú vị như: Chèo xuồng ba lá trải nghiệm cuộc sống vùng ngập nước, bạn sẽ được tự tay thực hiện những công việc sinh kế của cư dân vùng lũ như giăng lưới, đặt lợp, đặt trúm, hay thử tài với câu cá Tràm Chim Tam Nông … đặc biệt còn có thú vui đi săn chuột đồng, một món đặc sản của xứ này.
Đặc biệt du khách được tham gia thu hoạch lúa trời hay còn gọi là lúa ma, một loài lúa rất đặc biệt vì vào mùa nước nổi, các loài thực vật thân cỏ khác sẽ bị nước nhấn chìm, chỉ riêng lúa trời là sinh sôi phát triển, nước dâng đến đâu, lúa vươn lên tới đó. Đây sẽ là hồi ức về cuộc sống xa xưa của cư dân Đồng Tháp Mười.
-
Rừng tràm Trà Sư - An Giang
Rừng tràm Trà Sư là một khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu với diện tích gần 850ha, là nơi trú ngụ và sinh tồn của hàng trăm loại động thực vật khác nhau, trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam.
Đến Đây Quý khách được tìm hiểu thêm nhiều cái hay của rừng tràm, được lên Tắc Ráng len lỏi theo con rạch qua lung Sen vào rừng tràm, được lên xuồng ba lá chèo qua các con rạch ngắm khu rừng Giống và các loài chim như: Le Le, Trích Cồ, Cò, Bìm Bịp, Gà Nước... được lên đài quan sát cao 23m ngắm toàn cảnh rừng tràm và từng đàn chim rợp trời về tổ dưới hoàng hôn...
Để tham quan khám phá rừng tràm, đầu tiên bạn sẽ đến bến tàu mua vé, thuê những chiếc tắc ráng để di chuyển và sâu bên trong rừng Tràm.
Chiếc tắc ráng đi tốc độ không quá chậm, không quá nhanh xuyên qua những con rạch tiến thẳng vào bên trong. Đi sâu vào bên trong khu rừng tràm Trà Sư bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy rất nhiều loài chim quý hiếm trú ngụ.
Với bầu không khí trong lành tràn ngập tiếng chim kêu, Trà Sư thích hợp với du khách muốn trốn khỏi thành phố ồn ào, bụi bặm để tìm về với thiên nhiên. Tại đây, bạn còn có thể thấy dưới nước là một lớp bèo xanh phủ kín bề mặt nước bạn có thể chạm tay vào đó và ngắm nhìn những bông hoa điên điển vàng rực cùng dãy tràm xanh mướt tạo nên một bức tranh thiên nhiên sông nước tuyệt đẹp.
Trên đường tham quan, du khách có thể thấy người dân địa phương thu hoạch mật ong hoa tràm từ các thùng nuôi đặt trong rừng. Loại mật này có giá từ 300.000 đến hơn một triệu đồng mỗi lít tuỳ chất lượng. Đã đến đây bạn đừng quên ghé tham quan Vọng gác quan sát để chiêm ngưỡng toàn bộ rừng tràm rộng bao la bằng kính viễn vọng có tầm nhìn xa 25km.
Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, rừng Tràm Trà Sư còn có những công trình nhân tạo tuyệt đẹp. Tập hợp tất cả các loại tre Việt Nam ở mọi miền đất nước, nhà đầu tư quyết tâm xây dựng công trình đạt kỷ lục Giuness “cầu tre vạn bước” xuyên rừng tràm Trà Sư để phục vụ du khách.
Đi lang thang vào vùng lõi trên chiếc cầu tre duyên dáng uốn lượn, du khách sẽ tận hưởng được cảm giác thời gian như trôi chậm lại để hòa mình vào thiên nhiên. Mạng lưới giao thông “Tre” được trang trí như những cung đường hoa tuyệt đẹp len lỏi qua từng hàng tràm cổ thụ. Không khói bụi, không ô nhiễm tiếng ồn, không bê tông cốt thép, vạn nhịp cầu tre như cánh tay nối dài làm bệ đỡ cho tài nguyên Trà Sư sinh trưởng nhanh hơn.
>> Xem thêm:
Để khám phá trọn vẹn Cần Thơ mùa nước nổi, bạn nên di chuyển trên các thuyền, đò dọc các con kênh, rạch hay sông để ngắm cảnh thiên nhiên và cuộc sống của người dân bản địa.
Xa xa, trên mặt nước mênh mông, những chiếc thuyền bé nhỏ neo đậu, thấp thoáng những bông súng nở rộ có màu trắng, hồng đan xen. Thỉnh thoảng, lại xuất hiện vài chiếc xuồng nhỏ hái bông điền điển hết sức bình dị - một đặc trưng của mùa nước nổi miền Tây.
Đây cũng là mùa rộ lên các món đặc sản trứ danh ở miền Tây sông nước. Không chỉ có thịt chuột, cá lóc nướng trui, ốc nướng tiêu... bạn còn có dịp nếm thử hương vị của cá linh - món quà quý của mùa lũ.
Cá linh ngon nhất là khi được nấu canh chua cùng bông điền điển hay làm món lẩu cá linh bông điên điển ngon ngây ngất lòng người.
Đến với Cần Thơ mùa nước nổi bạn đừng quên ghé những điển du lịch sau đây:
Chợ nổi Cái Răng là điểm đến nổi tiếng nhất của du lịch Cần Thơ, dù vào bất cứ mùa nào bạn cũng nên ghé lại đây. Khu chợ hoạt động từ 5-9h trên sông, bán đủ các mặt hàng nông sản, thực phẩm.
Ngoài mua nông sản, bạn cũng đừng quên gọi cho mình tô bún, hủ tiếu hay cháo và trải nghiệm có 1 bữa sáng lênh đênh trên thuyền. Mùa nước nổi, chợ Cái Răng lại càng tấp nập hơn, đông vui hơn, hoa trái được bày bán trên các ghe, xuồng cũng rất phong phú và đa dạng.
Những cây trái miệt vườn hương vị thơm ngon như xoài, chuối, chôm chôm, cam, quýt, sầu riêng... khó có nơi nào sánh kịp. Để đến chợ, từ bến Ninh Kiều, bạn sẽ di chuyển khoảng 30 phút trên tàu.
Vườn cò Bằng Lăng là một trong những khu vườn cò tự nhiên nổi tiếng nhất đồng bằng sông Cửu Long - một nơi lý tưởng để bạn hòa mình vào thiên nhiên cũng như khám phá đời sống của các loại chim.
Thời gian đẹp nhất để khám phá vườn là vào mỗi sáng sớm hay chiều tối, khi đàn chim tấp nập bay đi kiếm ăn hay bay về. Ngoài ra, vào các thời điểm khác trong ngày, bạn có thể đi lang thang trong vườn, ngắm các ổ trứng hay chim non chưa mở mắt, thưởng thức các món ăn đặc trưng của mùa nước nổi.
Các cù lao: Bạn hãy thử lên thuyền khám phá các cù lao. Trên đường đi cùng trải nghiệm hái bông điên điển, gỡ dớn bắt cá linh, ngắm những con rạch có lưu lượng nước gấp đôi hay thích thú tìm hiểu các cây xăng trên nhà bè...
Tới các cù lao sai trĩu quả du khách thỏa thích hái trái cây, tham quan những khu chợ nổi sầm uất bằng xuồng và trải nghiệm nhiều điều thú vị với người dân địa phương.
III. Bắt cá mùa nước nổi miền tây
Đặt lộp:
Lọp Là một dụng cụ đánh bắt phổ biến ở khu vực ĐBSCL, có từ rất xa xưa do dễ làm, dễ thao tác đánh bắt. Đặt lọp bắt cá là công việc quen thuộc với nhiều người, kể cả hai mùa mưa nắng. Lọp thường được làm bằng tre, khá đơn giản nhưng chúng có thể đánh bắt được nhiều loại thủy sản khác nhau.
Có lọp bắt cá, lọp bắt cua, tôm, thậm chí cả lọp đánh bắt rắn, chuột… Cấu trúc của lọp thường là hình trụ, hai đầu có hom để cá tôm chui vào. Có thể nhìn bề ngoài trông giống nhau và chung một nguyên lý đánh bắt là bẫy, dụ con mồi chui vào, nhưng trên thực tế, tùy từng loài thủy sản cụ thể, nông dân đã tạo tác ra những chiếc lọp khác nhau, có đối tượng đánh bắt nhắm tới.
Thường được đặt ở mương quanh nhà hay những nơi có nhiều hóc lá. Điều đặt biệt là lộp có hai cái hôm: trước và sau để chặn cá, tôm không tìm được đường ra. Việc đặt lộp rất đơn giản, chỉ cần dùng mồi là con bà chằng, cồng hay ít thức ăn bỏ vào lộp và đặt ở những nơi có chà, hóc lá qua hôm sau có thể thu thành quả. Người ta thường dùng lộp để đặt cá bống dừa và tép vì chúng hay sống ở những nơi nhiều chà có hóc lá.
Chài lưới là một dụng cụ đánh bắt cá truyền thống có từ rất lâu đời, rất phổ biến, được sử dụng khắp nước ta. Chài được dệt bằng lưới, mắc thưa hay dày tùy theo mục đích sử dụng đánh bắt. Chài có dạng như chiếc nón lá. Chóp chài kín có đoạn dây mềm để cầm, kéo.
Phần dưới đáy có viền chì. Khi tung lưới, chài bung xòe tròn ra và rơi chìm xuống nước, viền chì nặng nhanh chóng khép lại. Người sử dụng chài kéo lên và gỡ, bắt cá đã dính chài. Tung, vãi chài cũng là một thao tác kỹ thuật đòi hỏi sự điêu luyện, phải quen mới làm được.
Là một tấm lưới hình vuông có tùng (đáy) thụng ở giữa, được móc, cột, treo trên một giá treo hình chữ thập, thường làm bằng tre, trúc có độ đàn hồi tốt. Trung tâm giá được cột chặt với một cây tre dài, dẻo nối vô bờ gắn với một trục đòn bẩy giống như thanh chắn. Người ta thả vó chìm dưới mặt nước, cột túi mồi bằng cám rang, hoặc ruột gà vịt dẫn dụ cá, tôm, tép vào vó. Khoảng một thời gian nhất định nào đó, người ta "cất vó" lên; tôm cá sẽ bị mắc lại trong lòng vó. Vó thường bắt được các loài cá trắng nhỏ và tôm, cua, tép… trong mùa nước nổi vó thường được dùng để bắt cá linh
Ngoài ra còn có "nhái" với cấu trúc, kiểu cách giống hệt vó nhưng nhỏ hơn nhiều, thường được các em bé nhà quê cầm tay đi đặt tép, cá bống ở mương vườn, lạch nhỏ…
Ngoài ra còn có các cách bắt tôm, cua như:
Câu tôm: mồi của tôm là những miếng khoai mì xắt thành khúc. Miệng tôm nhỏ không vừa lưỡi câu, chú ý khi thấy tôm ăn, nhợ động đậy, người câu tôm nhẹ nhàng cho xuồng đến gần rồi bất ngờ dùng nôm ụp xuống, sau đó mò bắt chúng. Cách này ít người sử dụng vì tốn nhiều thời gian nhưng không thu được nhiều.
Câu cua: Cần câu cua là một chiếc rổ đan bằng dây hoặc lưới. Mồi câu để trong tấm lưới rồi thả cho chìm xuống đáy, xung quanh rổ lưới, buộc những cục gạch nhỏ tạo sức nặng cho dễ chìm. Trên mặt nước có miếng phao báo hiệu. Thấy động đậy là cua đã vào lưới, đến vớt cần câu lên. Cua mắc vào lưới không thoát ra được và bị tóm gọn.
III. Đặc sản Miền Tây mùa nước nổi
-
Lẩu Cá Linh Bông Điên Điển
Mùa nước nổi về cũng là lúc những cánh đồng miền Tây được nhuộm vàng rực rỡ của bông điên điển. Còn những con cá linh béo tròn, lấp lánh ánh bạc theo dòng nước lũ đổ về trở thành đặc sản làm vang danh ẩm thực vùng sông nước Tây Nam Bộ. Thật thiếu sót, nếu không thử qua hương vị của món lẩu cá linh bông điên điển khi đến với mảnh đất này. Bạn sẽ từ từ cảm nhận vị dân dã của bông điên điển giòn giòn, thơm nhẹ hòa quyện với thịt cá béo ngọt và nước dùng chua thanh, đúng chất hương đồng gió nội
Mỗi mùa nước nổi về, bông súng lên nhanh và nở tím đồng. Mắm đem đi kho có lẽ là cách chế biến đặc trưng của người miền Tây. Mắm kho phải là mắm cá sặc đồng muối trong hũ sành, dỡ ra có màu đỏ thẫm thơm lừng. Hương vị thơm ngon, đậm đà, mộc mạc ấy đã nuôi lớn không biết bao nhiêu người con của vùng đất ấy. Người dùng sẽ được tận hưởng cái giòn giòn của bông súng, mùi thơm của mắm ngào ngạt, vị béo béo của thịt ba rọi, ngòn ngọt của tép đồng và mùi the the của sả, cay cay của ớt làm thành một món ăn bình dân mà tuyệt vời.
- Cá Lóc Nướng Trui cuốn lá sen non
Cá lóc cho thịt thơm ngon và săn chắc nhất vào mùa nước nổi. Những con cá lóc đồng được nướng trui kiểu dân dã dậy mùi thơm khó cưỡng. Để có được hương vị chuẩn miền Tây, bạn phải phủ rơm vừa đủ, rơm ít cá sẽ sống còn rơm nhiều quá cá khét, ăn bị đắng. Cá lóc nướng trui ngon nhất khi vừa chín tới, thịt trắng phau được bao bọc bởi lớp vảy cháy xém. Thịt cá lóc ngọt thơm quyện chặt với vị thanh mát của các loại rau sống ăn cùng luôn là món quà ngon mùa mước nổi mang về cho cư dân miền Tây Nam Bộ.
-
Gỏi bông điên điển trộn tép đồng
Bông điên điển và tép đồng là những thứ thực phẩm rất dễ kiếm ở miền Tây mùa nước nổi. Chèo ghe dọc theo bờ kênh hái nắm bông vàng rực, đặt vó trước nhà chừng nửa buổi là cơm trưa có ngay đĩa gỏi bông điên điển trộn tép đồng ngon tuyệt cực kỳ đưa cơm rồi. Không cần rau thơm hay đậu phộng đi kèm, chỉ nguyên chất với bông điên điển và tép đồng thôi để thưởng thức trọn vẹn cái vị nhẫn nhẫn mà hậu ngòn ngọt lại rất giòn xốp của bông điên điển, vị ngậy ngậy giòn tan của tép đồng rang hoa với vị chua cay mặn ngọt của nước trộn sẽ làm cho món gỏi vừa đẹp vừa ngon.
Dựng cái lu lớn, sau đó cho than củi vào. Trên thì móc chuột vào móc sắt và treo thành hàng trên miệng lu. Vì lu chỉ có một mặt hở là miệng nên sức nóng tác động đến 3 chiều, làm thịt chuột chín đều hơn. Trong quá trình nướng thường xuyên trở tay và có thể quệt thêm các gia vị, nước mỡ, mật ong…để lớp da ngoài chín giòn, vàng óng.
Thịt chuột đồng nướng lu chấm muối tiêu chanh ăn kèm với rau răm, chuốt chát, dưa leo. Cắn miếng thịt béo ngậy, thơm mềm, lai rai vài ba ly đế để cảm nhận hết sự dân giã trong từng món ăn đặc sản mùa nước nổi miền Tây.
Còn vô số các món ăn mà bạn không thể nào bỏ qua khi đến miền Tây mùa nước nổi được: lẩu mắm cá linh, bánh xèo bông điên điển, gỏi sầu đâu cá sặc, ba khía muối, cua đồng miền Tây....
Tour Miền Tây mùa nước nổi
- Tour Miền Tây mùa nước nổi 3 ngày 2 đêm: Cần Thơ – An Giang – Rừng Tràm Trà Sư
- Tour Miền Tây mùa nước nổi từ TP HCM: Rừng Tràm Trà Sư – Châu Đốc – Vàm Nao 2 ngày 1 đêm
- Tour Đồng Tháp Mùa Nước Nổi từ TP HCM – Vườn quốc gia Tràm Chim 1 ngày
- Tour Miền Tây Mùa Nước Nổi từ TP HCM : Vàm Nao – Châu Đốc – Rừng Tràm Trà Sư 2 ngày 1 đêm
IV. Một số hình ảnh Miền Tây mùa nước nổi
Thu hoạch cá mùa nước nổi
Buổi chiều bình yên của mùa nước nổi
Hái Bông sen mùa nước nổi
Thu hoạch cá chạch mùa nước nổi
Bạn hãy thử một lần đến với đất miền Tây để trải nghiệm với những thứ dân dã, chân chất mà ở cái “xứ” này rồi bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên, giản dị mà giàu lòng hiếu khách của người dân nơi đây dành cho bạn. Và cũng chính nơi đây sẽ cho bạn một trải nghiệm với những điều thú vị và bất ngờ mà thiên nhiên đem lại cho bạn. Để được trải nghiệm chuyến về Miền Tây mùa nước nổi có gì hấp dẫn với vô vàng những điều vị ấy, bạn hãy liên hệ ngay cho GONATOUR (028) 39 14 18 18 – 38217 559
>> Xem thêm: