Nhắc đến các địa điểm du lịch Quảng Nam, chắc hẳn ai ai cũng đều quá quen thuộc phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương…ghi lại dấu ấn rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt. Quảng Nam đã thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước tới đây, bởi Quảng Nam là một mảnh đất tuy nghèo vật chất nhưng tự nhiên phú cho vùng đất này nhiều bãi tắm đẹp hấp dẫn cùng nhiều danh thắng được công nhận là di sản thế giới. Nào, cùng Gonatour tìm hiểu
I. Giới thiệu về Quảng Nam
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 10.406 km2, dự kiến dân số năm 2005 là 1,45 triệu người.
Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung tạo cho Quảng Nam có nhiều lợi thế trong giao lưu kinh tế và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính điều kiện tự nhiên và tài nguyên đa dạng thuận lợi cho khai thác ngay trong thời kỳ quy hoạch và là điều kiện để Quảng Nam hình thành một cơ cấu kinh tế lãnh thổ đa dạng.
1.1 Đặc điểm địa hình
Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển.
1.2 Khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 20 – 210C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2.000 – 2.500 mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 – 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện Trà My, Hiên, Nam Giang và ngập lụt ở các huyện đồng bằng.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất
Với diện tích 1.040,6 nghìn ha, tỉnh Quảng Nam có 9 loại đất khác nhau, quan trọng nhất là nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông, thích hợp với trồng mía, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu; nhóm đất đỏ vàng ở khu vực trung du, miền núi thích hợp với cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, cây dược liệu.
Thực trạng cơ cấu sử dụng đất cho thấy, việc sử dụng đất hiện nay ở Quảng Nam chủ yếu vào nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong thời gian tới, với sự tác động của công nghiệp hoá sẽ có những thay đổi cơ cấu sử dụng đất. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ được quỹ đất nông nghiệp có năng suất cao, giữ được đất rừng có vai trò phòng hộ và có thể sử dụng theo hướng bền vững những diện tích đất bằng và đồi núi chưa sử dụng.
2. Tài nguyên rừng
Theo số liệu của Viện Điều tra quy hoạch rừng, diện tích rừng tự nhiên tại tỉnh Quảng Nam còn khoảng 477 nghìn ha với trữ lượng gỗ khoảng 30 triệu m3 và 50 triệu cây tre nứa, trong đó rừng giàu có khoảng 10 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở các đỉnh núi cao, giao thông đi lại khó khăn; diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh trữ lượng gỗ trung bình khoảng 69 m3/ha, đường kính nhỏ chưa thể khai thác.
Ngoài gỗ (sản lượng khai thác có thể đạt trên dưới 80.000 m3/năm), còn có các loại lâm sản quý hiếm như trầm, quế trẩu, song mây…Diện tích đất trống đồi trọc còn khoảng 391 nghìn ha, trong đó có 332,3 nghìn ha đất đồi núi có khả năng phát triển trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây dược liệu.
3. Tài nguyên khoáng sản
Theo số liệu thống kê của Viện Địa chất khoáng sản, ở Quảng Nam chưa được điều tra đầy đủ về tiềm năng khoáng sản. Tuy nhiên theo đánh giá chung nguồn tài nguyên khoáng sản của Quảng Nam là một tiềm năng đang được khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh với nhiều loại đa dạng và phong phú.
Trong đó đáng kể là than đá ở Nông Sơn có trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, vàng gốc và sa khoáng ở Bồng Miêu, Du Hiệp, Trà Dương; cát trắng công nghiệp ở khu vực Bắc và Đông Bắc tỉnh. Thêm vào đó, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã thăm dò được 18 mỏ nước khoáng và nước ngọt có chất lượng tốt. Các loại khoáng sản như khí mêtan, uranium, nguyên liệu làm xi măng (đá vôi) được đánh giá là giàu nhất trong các tỉnh phía Nam.
Ngoài ra các khoáng sản khác như đá granit, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các loại nguyên liệu cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh…được phân bố tại nhiều nơi trong tỉnh.
III. Tiềm năng du lịch
Các di sản văn hoá gắn kết với tài nguyên du lịch biển trong tổng thể Trung tâm du lịch miền Trung: Huế - Đà Nẵng – Hội An đã tạo cho Quảng Nam khả năng phát triển mạnh du lịch và dịch vụ. Hai di sản văn hoá thế giới là phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn và nhiều địa điểm di tích lịch sử và văn hoá (theo thống kê Quảng Nam có khoảng 61 điểm du lịch) cùng với nhiều loại hình văn hoá (như hát tuồng, hát đối) cùng với các quần thể kiến trúc khác như chứng tích Núi Thành,…tạo nên những điểm du lịch thu hút khách đến tham quan, tìm hiểu. Những làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống độc đáo (làng đúc Phước Kiều, làng ươm tơ dệt lụa Mã Châu, làng mộc Kim Bồng.) và những vùng ruộng, đồn, sông nước giữ nguyên nét điển hình của làng quê Việt Nam, hội đủ các yếu tố phát triển du lịch đồng quê, du lịch vườn, tạo thêm sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
Khu kinh tế mở Chu Lai - khu kinh tế đầu tiên được Chính phủ Việt Nam thành lập tháng 6 năm 2003 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nơi có 2 Di sản văn hoá thế giới : Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn. Đây là khu kinh tế tổng hợp, có quy mô lớn với tổng diện tích khoảng 32.400 ha.
Khu kinh tế mở Chu Lai có điều kiện giao thông thuận lợi để kết nối các địa phương khác của Việt Nam và thế giới thông qua đường quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt, đường biển qua cảng Kỳ Hà, đường hàng không qua sân bay quốc tế Chu Lai đã được Chính phủ cho phép mở cửa bầu trời với 3 chức năng chính là trung chuyển hàng hoá quốc tế, vận chuyển hành khách và sửa chữa, bảo dưỡng máy bay hạng nặng.
Định hướng phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai là ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp nhẹ có khả năng kiểm soát ô nhiễm môi trường kết hợp với du lịch dịch vụ, đô thị cao cấp.
Khu kinh tế mở Chu Lai có Khu thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam được Chính phủ cho phép thành lập và hoạt động theo thông lệ quốc tế với tổng diện tích khoảng 1.700 ha, nối liền sân bay quốc tế Chu Lai và cảng biển Kỳ Hà theo mô hình 3 trong 1: sân bay - khu thương mại tự do - cảng biển; có 5 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích 3.000 ha, nằm cạnh quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt rất thuận lợi về giao thông; có hơn 30 km chiều dài bờ biển với cát trắng, nắng vàng là môi trường lý tưởng để xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí cao cấp; và đặc biệt có khoảng 10.000 ha đất phát triển các khu đô thị, dân cư.
Đây chính là những thế mạnh để kêu gọi đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai.
Tháp Khương Mỹ là di tích văn hóa Chăm pa còn sót lại thuộc thôn 4, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Khu tháp nằm cách quốc lộ 1A (đoạn đường tránh Thành phố Tam Kỳ) khoảng 200m về phía tây theo hướng từ thành phố Tam Kỳ vào.
Nhóm tháp Khương Mỹ gồm 3 công trình kiến trúc xếp thành hàng ngang theo trục Bắc-Nam. Đây là kiểu tháp Champa truyền thống với mặt bằng gần vuông, cửa ra vào ở hướng đông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch. Mỗi tháp có một cửa ra vào và 5 cửa giả .
Vòm cuốn trên các cửa uốn hình vòng cung, trang trí hoa văn thảo mộc cách điệu, đầu lá uốn cong xoắn xuýt, lá xếp thành nhiều tầng, thu nhỏ dần lên trên, phần đỉnh của mỗi vòm cuốn là một tổ hợp cành lá uốn thành hình lá đề. Trên mỗi mặt tường có 5 trụ ốp tường trang trí hoa văn thảo mộc cuộn thành những chữ S nối tiếp nhau, xen kẽ với các mảng tường trang trí hình thoi nối tiếp nhau từ chân đến đỉnh tường.
Nhóm Khương Mỹ gồm có 3 tháp, cửa ra vào ở hướng Đông, là kiểu tháp Champa truyền thống với mặt bằng gần vuông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch.
Tại Khương Mỹ, vào năm 1918, các nhà khảo cổ người Pháp đã tìm thấy một thành bậc cấp bằng sa thạch có chạm cảnh hai người đang đấu vật, trong đó gương mặt của người ở bên phải rất dữ tợn, miệng có răng nanh; một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là trích đoạn cảnh chiến đấu của Rama và quỷ vương Ravana trong trường ca Ramayana.
Được sự cho phép của Bộ Văn Hóa -Thể Thao, đầu tháng 7 - 2007, Trung tâm Bảo tồn Di Tích tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với khoa Sử Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội tiến hành khai quật phát lộ chân tháp Khương Mỹ để chuẩn bị cho việc tu bổ di tích.Do tìm thấy nhiều tác phẩm điêu khắc mang tính chất Vishnu giáo, lại vắng bóng Siva và Brahma, nên một số nhà nghiên cứu cho rằng Khương Mỹ là một khu đền thờ thần Vishnu.
Tuy một số lượng tác phẩm điêu khắc ở Khương Mỹ không nhiều, nhưng chúng thể hiện được sự chuyển tiếp từ những nét mạng mẽ, dữ dội của phong cách Đồng Dương sang những nét nhẹ nhàng, trang nhã của phong cách Trà Kiệu, do đó các nhà nghiên cứu đã xếp chúng vào phong cách riêng: Phong cách Khương Mỹ - đầu thế kỷ X.
Từ một phủ lỵ năm 1906 đến năm 1997 trở thành Thị xã Tỉnh lỵ và Thành phố Tỉnh lỵ Quảng Nam là thời gian tròn một thế kỷ. Trải qua chiều dài lịch sử, qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính và có những tên gọi khác nhau: Phủ Tam Kỳ, huyện Tam Kỳ ( huyện Bắc Tam Kỳ, Nam Tam Kỳ và Thị xã Tam Kỳ). Mỗi lần thay đổi tên gọi đơn vị hành chính là có gắng với sự thay đổi, điều chỉnh quy mô về diện tích đất đai. Tam Kỳ là một vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, con người Tam Kỳ hiếu học, cần cù, chịu thương, chịu khó và cầu tiến.
Thành phố Tam Kỳ được thành lập ngày 29/9/2006, bao gồm 9 phường, 4 xã của Thị xã Tam Kỳ, diện tích gần 93Km2, dân số gần 12 vạn người. Thành phố Tam Kỳ là một trung tâm hành chính, văn hoá – khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Nam, nằm ở trung độ của cả nước và vùng trọng điểm kinh tế ven biển miền Trung. Thành phố Tam Kỳ ra đời đánh dấu một bước phát triển mới về chất, khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của vùng đất và con người Hà Đông xưa, đang mở ra một thời kỳ phát triển mới đầy triển vọng của thành phố tương lai.
Trong thời gian tới, thành phố Tam Kỳ tập trung phát huy lợi thế tiềm năng, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế theo cơ cấu dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Phát triển văn hoá – xã hội ngang tầm với vị thế trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của một tỉnh giàu truyền thống văn hoá và đấu tranh cách mạng, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn, phấn đấu xây dựng Thành phố đạt các tiêu chí đô thị loại II, tập trung xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường an ninh - quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Nếu từng ngang quốc lộ 1, ghé qua Tam kỳ (Quảng Nam), bạn sẽ nhận ra một đặc trưng của thị xã này là quán cơm gà lấn lướt các quán khác. Trong hơn chục quán, quán Cơm gà Bà luận 707 Phan Chu Trinh, Tam Kỳ (ĐT : 0510. 851 498) là nổi tiếng nhất miền Trung vì lâu đời nhất, ngon nhất, sạch sẽ, vệ sinh và có chổ đậu xe hơi. Chỉ cần ghé đến một lần bạn sẽ nhớ mãi hương vị đặt biệt “Ăn một lần nhớ mãi” của cơm gà xứ Quảng miền Trung. Cơm Gà Bà Luận Tam Kỳ còn nổi tiếng hơn 50 năm trong nước và thế giới, được báo chí nước ngoài khen ngợi rất nhiều.
Quán mở chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh, số 43 B1 Chu văn An P. 26, Q. Bình Thạnh (ĐT : 511 0740, 899 7808) do con gái đầu phụ trách. Các món ăn chính của quán phản phất hương vị của đất Quảng miền Trung, không thể nhầm lẩn với các quán ăn Huế, Hà Nội hay các quán cơm gà khác ở Sài Gòn.
Gà ta và một số nguyên liệu chính như hành, ớt khô, tỏi, dầu (xào lòng), trà được chọn lọc và chuyển từ Tam Kỳ vào nhằm giử đúng “gu” cơm gà Bà Luận Tam Kỳ. Món chính là cơm gà, mang đậm phong cách miền Trung, thiên về săn hạt cơm với gà luộc chặt miếng, da vàng ươm, dọn với lá chanh xắt mịn đúng kiểu “con gà cục tác lá chanh”, có thể nói thịt gà ở quán Cơm gà bà Luận thịt săn hơn, vị đậm hơn, chặt ra giòn sắc hơn hẳn các quán cơm gà khác ở Sài gòn .
Gà xé bóp gỏi với các vị rau thơm, theo đúng khẩu vị xứ Quảng, thơm, hơi cay nồng hương vị của tiêu và hành. Lòng xào với hương vị cay cay, ngầy ngậy và nước xốt mặn mòi khiến bạn có thể chấm hết với cả đĩa rau sống. Dua chua gồm đu đủ chín hườm, hành hương tím là một đặc sản nữa có lẽ chỉ có dân xứ Quảng mới nhận ra hương vị riêng của nó.
Để làm hài lòng quý khách, gà được quán chế biến thành 9 món với đầy đủ hương vị. Ngoài ra, quán còn phục vụ cả cháo gà. Đặt biệt với Cà ry gà thơm, ngon, đậm đà; Gà nấu cá mòi là sự kết hợp tuyệt vời của cá mòi và gà, hương vị mới lạ, đậm đà, ngon tuyệt.
Đặt biệt ở đây giới thiệu với các bạn thêm một đặc sản nữa của xứ Quảng miền Trung, đó là Nem nướng Tam kỳ được làm từ thịt heo nóng, nguyên chất 100%, thơm ngon, không hàn the. Nem nướng Tam kỳ vị thịt đậm hơn, thơm và ngon hơn các loại nem khác ở Sài Gòn. Nem được se tròn trên đủa tre, nướng lên thơm lừng ăn với chuối chát, khế, rau thơm và ram, một đặc sản của Tam kỳ được làm từ bánh tráng chiên dòn.
Về giá cả, bạn có thể yên tâm chỉ từ 15.000 đồng, bạn có thể gọi được đĩa cơm gà xé, kèm lòng xào, dưa chua đầy chất lượng; với khoảng 50.000 – 60.000 đồng bạn có thể có một bửa ăn đầy đủ hương vị và chất lượng cho hai người. Quán luôn làm hết sức mình để có thể phục vụ tốt nhất cho quý khách. Ở đây gởi xe miễn phí , có chổ đậâu xe hơi, có thể phục vụ cho khách đoàn hơn 50 người và có phòng máy lạnh.
Nằm trên bờ sông Thu Bồn, cách thánh địa Mỹ Sơn không xa. Trong văn bia Chăm đã lưu danh Kinh thành này dưới cái tên Simhapura - tức Kinh thành Sư tử.
Simhapura ra đời dưới triều vua Bhadvarman trị vì Chămpa vào khoảng cuối thế kỷ thứ 4. Tiếc rằng đến nay chúng ta mới trùng tu phần nào về Mỹ Sơn, còn Trà Kiệu hình bóng về kinh đô cổ xưa về vương quốc Chămpa (hay còn gọi là Lâm ấp) nằm trên bờ sông Thu Bồn chỉ còn những chân móng tường thành sụp đổ bị chôn vùi trong đất đá hoặc cô đọng lại trong vài trang sử nhỏ.
Năm 1927 - 1928 dưới sự chỉ đạo của nhà khảo cổ học J.Y Claeys, trường Viễn Đông Bác cổ của Pháp ở Hà Nội (école Francaise Extrême Orient) đã tiến hành cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất gần mười tháng trời. Điều xác tín qua cuộc khai quật này hoàn toàn nhất trí với những điều được bộ sử cổ ghi chép về kinh thành Sư tử cổ xưa trên đất Trà Kiệu. Căn cứ vào nền móng phát hiện, Sinapura có chu vi khoảng 4km, thành phía tây dài 1700m, thành phía tây bắc - đông nam dài 500m. Mặt trước tòa thành, hướng về đông có nhiều công trình kiến trúc ngự trên ngọn đồi cao 10m.
Phía Bắc thành, đoạn sông Bà Rén làm thành rào bảo vệ vòng ngoài. Ở điểm cao khoảng trên 20m là ngọn đồi Bửu Châu án ngữ. Xưa kia đường lên đồi là những bậc thềm lót đá được trang trí thêm nhiều tượng thú vật, nhiều nhất là tượng voi, sư tử đứng chầu. Các pho tượng này, ngày nay đã được đưa đến khuôn viên nhà thờ công giáo Trà Kiệu, một số được chuyển về Bảo tàng Chàm Đà Nẵng. Phía Nam của thành, dựa hẳn vào nhiều quả đồi sa thạch. Phía Tây có suối đổ về, trên ngọn con suối này còn sót lại ngọn tháp đẹp có tên là tháp Chiêm Sơn. Tiếc thay ngọn tháp này cũng bị hủy hoại.
Về điêu khắc đá của Simhapura cổ xưa có thể tìm thấy hình bóng rực rỡ của nó qua phòng chính giữa của Bảo tàng Chàm Đà Nẵng. Đây là thời cực thịnh của Vương quốc Chămpa từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 10 – 12 mà cả thành đô Mỹ Sơn và kinh đô Trà Kiệu đều là minh chứng lịch sử nổi bật nhất. Nói đến Simhapura, trước đây người ta thường nói đến ngôi đền chính trong Hoàng thành.
Mỗi cạnh của nó dài tới 10m, chiều cao có thể lên tới 40m. Nếu còn đến ngày nay, rõ ràng đây là ngôi tháp đồ sộ nhất trong hàng kiến trúc Chămpa ở vùng Đông Nam Á. Trong đền tháp này có một cái bàn thờ lớn hình vuông, mỗi cạnh 3m, cao 1,50m. Trên đó tạo 12 vũ nữ Apsara đứng múa trước dài sen. Bàn thờ đó đã trở thành kiệt tác trong điêu khắc cổ xưa của thế giới còn lại tới hôm nay. Tất cả các đền thờ ở kinh đô Trà Kiệu đều thờ thần Siva và Visnu là hai chư thần bảo hộ cho các Vương triều Chămpa lúc bấy giờ.
Chủ đề nổi bật của Trà Kiệu - Kinh thành Sư tử là các tượng đá Sư tử với nhiều tư thế sống động : đi, đứng, ngồi, nằm phủ phục, vươn mình, nhe nanh... mỗi tượng đều có bố cục độc đáo từ hình khối đến sắc thái biểu cảm trên đôi mắt, khối ngực, bước chân khỏe khoắn, dáng đứng oai vệ... Mặt khác đây là sự hóa thân công đức của Visnu, vì có lần đấng tối thượng này hóa thành Sư tử để bảo vệ loài người, bảo vệ chư thần thoát khỏi nanh vuốt của quỷ dữ.
Cũng qua những di chỉ tìm được trong các cuộc khai quật khảo cổ sau này, người ta đã hình dung được vẻ đẹp kỳ lạ của các kiến trúc Chăm về đền đài, cung điện, lâu đài, thành quách... đã làm cho kinh đô Trà Kiệu thêm hấp dẫn để trở thành trung tâm giao lưu kinh tế - văn hóa của Vương quốc Chămpa với các nước láng giềng như Cămpuchia, Inđônnêxia hồi bấy giờ.
Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện những di chỉ khảo cổ cho thấy khu di tích Trà Kiệu từng là kinh đô của vương quốc Chămpa. Cả một đoạn thành cổ được xây dựng kiên cố với kỹ thuật rất cao đã phát lộ sẽ góp phần rất nhiều vào quá trình nghiên cứu về nền văn minh Chămpa.
Theo báo cáo khảo cổ, thành Trà Kiệu được xây hai bờ bằng gạch chạy song song với nhau ở giữa là đất sét. Thành cổ này được xây dựng khoảng thế kỷ thứ IV-V. Hiện nay, khu vực xung quanh kinh đô Trà Kiệu vẫn còn các bờ thành cổ bao bọc nằm sâu trong lòng đất thuộc các xã Duy Trung, Duy Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam).
Dân tộc Chămpa góp một nền văn hóa đặc sắc vào di sản văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam cùng sinh sống trên mảnh đất hình chữ S. Với một nền văn minh rực rỡ từng được lịch sử ghi chép lại như vương quốc Chămpa, việc các nhà khảo cổ học phát hiện dấu tích của một kinh đô xưa không gây bất ngờ.
Điều bất ngờ, lý thú là thành cổ này được xây dựng bằng gạch và đất sét chìm sâu dưới lòng đất mà vẫn còn tồn tại đến ngày nay mặc dù đã trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử cũng như thiên tai và chiến tranh tàn khốc.
Mặc dù bây giờ thành Trà Kiệu chỉ là một phế tích, nhưng đó lại là một di tích khảo cổ học giá trị để nghiên cứu, tìm hiểu về nền văn minh Chămpa và cũng đặt ra thách thức với việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản khảo cổ này.
Di tích khảo cổ của chúng ta có nhiều, nhưng tầm vóc dấu tích cả một kinh đô xa xưa trong lòng đất như thành Trà Kiệu thì mới chỉ có Hoàng thành Thăng Long. Một di sản đã được thế giới công nhận, một di sản cũng vừa được công nhận là Di tích quốc gia. Nhưng đằng sau danh hiệu, là cả một nỗi lo bảo tồn, phát huy giá trị. Nhìn lại Hoàng thành Thăng Long- một di sản nằm giữa Thủ đô mà các nhà quản lý văn hóa, những người làm di sản còn phải chật vật mãi mới giành được sự thống nhất trong quản lý.
Rồi sự vào cuộc của rất nhiều nhà nghiên cứu mới đi đến bài toán tiếp tục khai quật khảo cổ hay dừng lại. Một vấn đề tiếp nữa, khai quật cũng phải có kinh phí, không khai quật tiếp cũng phải có kinh phí bảo tồn.
Giữa Thủ đô còn mất cả chục năm, Hoàng thành Thăng Long mới có diện mạo như hôm nay thì ở một vùng đất nghèo, thiên tai khắc nghiệt như xứ Quảng, cộng với đặc thù di sản là phế tích dễ bị phá hủy và có thể bị tan biến rất nhanh nên việc phát lộ rồi, gìn giữ thế nào để phát huy là vô cùng khó.
PGS.TS Tống Trung Tín từng chia sẻ: “Ở ta chưa có nguồn nhân lực trong bảo tồn di sản dưới lòng đất cũng như trình độ khoa học kỹ thuật chưa đủ để bảo tồn các di tích khảo cổ”. Bởi vậy, bài toán làm cách nào để bảo tồn, phát huy giá trị của di sản thành cổ Trà Kiệu càng không đơn giản.
Trình độ khoa học đã vậy, nguồn nhân lực đã vậy, nhưng một vấn đề nữa là nhận thức của nhiều cấp về di sản còn chưa đúng tầm. Còn nhớ, khi người ta làm đường nối từ Nha Trang về Ninh Thuận, theo thiết kế ban đầu sẽ đi qua một tháp Chăm.
Nhưng nhờ sự đấu tranh của người dân địa phương và các nhà quản lý, nghiên cứu văn hóa, tháp Chăm ấy đã được giữ lại. Bây giờ, khi đến Ninh Thuận, ai cũng có thể thấy, một tháp Chăm nằm trơ trọi chỉ cách ngay quốc lộ có vài mét.
Chưa kể sự xói mòn của thiên nhiên mưa nắng, những rung chấn từ việc hàng ngàn lượt xe cộ đi qua mỗi ngày sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ của tháp Chăm này. Thế nhưng, nỗi lo vẫn chỉ là nỗi lo. Còn thực hiện thế nào thì những người có tâm huyết với di sản đành bất lực.
Thêm một di sản được phát lộ, niềm vui cũng vừa nhen nhóm. Rồi đây, có thể cả thế giới sẽ lại biết đến và tôn vinh một thành cổ Trà Kiệu? Từ giờ đến đó còn là câu chuyện dài. Nhưng chúng ta có thể hy vọng, bởi như ông Đinh Hài- Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam cho biết:
“Lâu nay, du khách đến di sản thế giới thánh địa Mỹ Sơn vẫn quan tâm rất nhiều đến thành cổ Trà Kiệu. Sau khi phát hiện dấu tích kinh đô Trà Kiệu, Bộ VHTTDL đã có quyết định công nhận Trà Kiệu là Di tích lịch sử quốc gia. Đây là cơ sở để Sở VHTTDL Quảng Nam có đề án để bảo tồn di tích này. Trong đó, sẽ triển khai xây dựng bộ sưu tập tại khu di tích là những di vật khảo cổ học có liên quan đến thành cổ Trà Kiệu và nền văn hóa Chămpa xưa”.
-
Di sản văn hoá thế giới – Thánh Địa Mỹ Sơn
Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cách thành phố Ðà Nẵng khoảng 70km về phía tây nam, cách Trà Kiệu khoảng 10km về phía tây trong một thung lũng kín đáo.
Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chămpa. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva - Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa.
Những dòng chữ ghi trên tấm bia sớm nhất ở Mỹ Sơn, có niên đại khoảng thế kỷ thứ 4 cho biết vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền để dâng cúng vua thần Siva- Bhadravarman. Hơn hai thế kỷ sau đó, ngôi đền đầu tiên được xây dựng bằng gỗ đã bị thiêu huỷ trong một trận hỏa hoạn lớn.
Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ. Với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn trở thành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương quốc Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadravarman, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần - vua và tổ tiên hoàng tộc.
Vào năm 1898, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là M.C Paris. Vào những năm đầu thế kỷ 20 này, 2 nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố.
Tiền thân của quần thể kiến trúc Mỹ Sơn cổ kính này, theo văn bia để lại là một ngôi đền làm bằng gỗ để thờ thần Siva Bhadravarman. Nhưng đến khoảng cuối thế kỷ 6, một cơn hoả hoạn đã thiêu cháy ngôi đền gỗ. Bức màn lịch sử đã được các nhà khoa học vén dần lên thông qua những bia ký và lịch sử nhiều triều đại xưa cho ta thấy Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của dân tộc Chăm suốt từ cuối thế kỷ 4 đến thế kỷ 15.
Bằng vật liệu gạch nung và đá sa thạch, trong nhiều thế kỷ người Chăm đã dựng lên một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo, liên hoàn: Ðền chính thờ Linga-Yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo. Bên cạnh tháp chính (Kalan) là những tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất. Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn còn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy hoàng của văn hoá kiến trúc Chămpa cũng như của Đông Nam Á.
Mỗi thời kỳ lịch sử, kiến trúc mang phong cách riêng, cũng như mỗi đền tháp thờ những vị thần, những triều vua khác nhau tạo nên đường nét kiến trúc đầy dấu ấn, nhưng nhìn chung tháp Chàm đều được xây dựng trên một mặt bằng tứ giác, chia làm 3 phần: Ðế tháp biểu hiện thế giới trần gian, vững chắc. Thân tháp tượng hình của thế giới thần linh, kỳ bí mê hoặc. Phần trên cùng là hình người dâng hoa trái theo nghi lễ hoặc hình cây lá, chim muông, voi, sư tử... động vật gần gũi với tôn giáo và cuộc sống con người.
Theo các nhà nghiên cứu tháp Chàm cổ, nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm tại Mỹ Sơn hội tụ được nhiều phong cách; mang tính liên tục từ phong cách cổ thế kỷ 7 đến thế kỷ 8; phong cách Hoà Lai thế kỷ 8 đến thế kỷ thứ 9; phong cách Ðồng Dương từ giữa thế kỷ 9; phong cách Mỹ Sơn và chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và Bình Ðịnh; phong cách Bình Ðịnh...
Trong nhiều công trình kiến trúc còn lại khi phát hiện (1898) có tháp cao tới 24m, trong khu vực Tháp Chùa mà các sách khảo cổ, nghiên cứu về Mỹ Sơn có ký hiệu là tháp cổ Chămpa, có 2 cửa ra vào phía Ðông và phía Tây.
Thân tháp cao, thanh tú với một hệ thống cột ốp. Xung quanh có 6 tháp phụ, toàn bộ ngôi tháp 2 tầng toả ra như cánh sen. Tầng trên, chóp đá sa thạch được chạm hình voi, sư tử, tầng dưới, mặt tường là hình những người cưỡi voi, hình các thiên nữ thuỷ quái.
Nhưng ngôi tháp giá trị này đã bị không lực Mỹ huỷ hoại trong chiến tranh, năm 1969. Sau khi phát hiện ra khu tháp cổ Mỹ Sơn, nhiều hiện vật tiêu biểu trong đó đặc biệt là những tượng vũ nữ, các thần linh thờ phượng của dân tộc Chăm, những con vật thờ cũng như những cảnh sinh hoạt cộng đồng đã được đưa về thành phố Ðà Nẵng đặt tại bảo tàng kiến trúc Chàm.
Tuy không phải là nhiều, nhưng những hiện vật này là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tiêu biểu, nó có giá trị văn hoá của một dân tộc, nhưng hơn thế nữa, nó là những chứng tích sống động, xác thực lịch sử của một trong những dân tộc trong cộng đồng Việt Nam giàu truyền thống văn hoá.
Mỹ Sơn đã được trùng tu bởi E.F.E.O (Ecole Francaise d’Extreme Orient) trong thời gian từ 1937 đến 1944, nhưng khu vực này đã bị bom Mỹ tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Đến năm 1975 , trong số 32 di tích còn lại, chỉ có khoảng 20 đền , tháp còn giữ được dáng vẻ ban đầu.
Từ năm 1981 đến 1991, Mỹ Sơn được bảo quản và tu sửa từng phần với sự giúp đỡ về chuyên môn của công ty P.K.Z (Ba Lan). Phần lớn các tác phẩm điêu khắc ở Mỹ Sơn đã được người Pháp thu gom về Đà Nẵng vào những năm đầu thế kỷ 20 và được trưng bày tại bảo tảng Chàm. Khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới tháng 12 năm 1999.
Sông Thu Bồn bắt nguồn từ vô số những con suối nhỏ róc rách chảy xuống từ ngọn núi Ngọc Linh ở chỗ giáp giới hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum (thuộc huyện Duy Xuyên). Sông Thu Bồn như một dòng mạch tràn đầy sinh lực của mảnh đất Quảng Nam - Đà Nẵng, len lỏi qua những vùng núi non hiểm trở mạn tây Quảng Nam rồi đổ xuống các cánh đồng phì nhiêu.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954), sông Thu Bồn là một ranh giới: Hữu ngạn trở lên phía Tây là vùng tự do; tả ngạn về phía đông là vùng tạm chiếm. Biết bao cuộc chiến đấu ác liệt chống thực dân Pháp và xâm lược Mỹ đã diễn ra hai bên bờ và ngay cả trên sông này.
Không kể bao nhiên chiến sĩ cách mạng, bao nhiêu bộ đội, dân quân du kích, những người dân thường yêu nước đã vĩnh viễn nằm lại trên những mảnh đất gắn bó với dòng sông. Những con người ấy trở nên bất tử. Còn dòng sông Thu Bồn thì mãi mãi tươi đẹp, như một dòng mạch tràn đầy sinh lực của mảnh đất Quảng Nam - Đà Nẵng.
Hội An là một thành phố nhỏ nằm ở miền Trung Việt Nam, thuộc tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, Hội An có diện tích 6.000 ha diện tích tự nhiên và dân số 121.716 nhân khẩu. Thành phồ gồm có 13 đơn vị hành chính, trong đó 9 phường là: Minh An, Sơn Phong, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Thanh Hà, Tân An, Cẩm Châu, Cẩm An, Cửa Đại và 4 xã là Cẩm Hà, Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Tân Hiệp.
Hội An có 7 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch và 01 ngư trường khá rộng với nguồn hải sản khá dồi dào, có đảo Cù Lao Chàm (rộng 1.591 ha) với nguồn đặc sản Yến Sào nổi tiếng, đồng thời là nơi rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái (Biển - Đảo).
Thành phố Hội An nằm ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển Tỉnh Quảng Nam, cách Thành phố Ðà Nẵng về phía Nam 28 km.
Từ thế kỷ 16 đến 19, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hải trình thương mại đông - tây, là một thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam dưới triều đại các chúa Nguyễn bởi thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan … thường đến đây để trao đổi, mua bán hàng hoá. Trong lịch sử hình thành và phát triển, Hội An đã được thế giới biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau.
Phổ biến nhất là: Faifo, Haisfo, Hoài phố, Ketchem, Cotam… Các di chỉ khảo cổ và các hiện vật, công trình kiến trúc còn lưu lại đã chứng minh Hội An là nơi hội tụ, giao thoa giữa nhiều nền văn hoá: Chăm, Việt, Trung Hoa, Nhật Bản … trong đó chịu sự ảnh hưởng nhiều nhất của văn hoá Việt và Trung Hoa.
Đến nay, khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ… và những con đường phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ.
Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính trông hư hư, thực thực như một bức tranh sống động. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản … làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương. Tháng 12 năm 1999, UNESCO đã công nhận khu phố cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới.
Theo tài liệu thống kê, đến nay Hội An có 1.360 di tích, danh thắng. Riêng các di tích được phân thành 11 loại, gồm: 1.068 nhà cổ, 19 chùa, 43 miếu thờ thần linh, 23 đình, 38 nhà thờ tộc, 5 hội quán, 11 giếng nước cổ, 1 cầu, 44 ngôi mộ cổ. Trong khu vực đô thị cổ có hơn 1.100 di tích.
Nằm cách Hội An 3km về hướng Tây, làng gốm Thanh Hà từng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Ðô thị cổ Hội An. Vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam.
Chính những người thợ gốm Thanh Hà đã làm nên và cung cấp gạch, ngói lợp, ngói lát nền cho các ngôi nhà cổ ở Hội An và các khu vực chung quanh. Hiện nay, người dân làng gốm Thanh Hà đang làm đúng những công việc và theo đúng cách cha ông họ đã làm trong những thế kỷ trước. Trong đôi bàn tay khéo léo và điêu luyện của họ, những chiếc lọ hoa xinh xắn, những bình trà, bình rượu, những chiếc ấm, bồng binh, những chum, lu, hũ, vại và cả những con vật thân thương như trâu, Bò, mào, lợn... cứ lần lượt ra đời.
Ngày nay, những ngôi nhà cổ ở Hội An đang cần đến bàn tay khéo léo và khối óc thông minh, sáng tạo của những người thợ gốm Thanh Hà. Họ chính là đối tác duy nhất có thể cung cấp những viên gạch xây, những viên ngói lợp đúng tiêu chuẩn, hợp quy cách và chất lượng cao phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn cả Hội An, Di sản Văn hóa Thế giới.
Sau những ngày chìm đắm trong khung cảnh thơ mộng và những đêm dạo chơi dưới ánh sáng huyền ảo muôn màu của những cây đèn lồng ở phố cổ Hội An, thêm 4 km nữa, du khách đến với Cửa Đại, một bãi biển đẹp nhất ở Quảng Nam với những bãi cát dài xa tít, những ngọn sóng xô nhẹ
cuốn mọi thứ ra xa trong nắng chiều óng ả. Một vẻ đẹp đến mê hồn!
Cửa Đại nổi bật bởi những khu nhà lộng lẫy, những khu resort mới xây tiện nghi và hiện đại, bao quanh là những khóm hoa rực rỡ sắc màu và toả hương thơm ngát. Những loài hoa dại nhỏ bé giản dị, khiêm tốn bên đường rập rờn những cánh bướm hay những cành phong lan kiêu kì đài các đẫm sương đêm. Những rặng liễu xoã mình xuống cát hay những hàng tre xanh vút trên trời cao tô màu trong nắng. Chút thơ mộng đó làm cho du khách thêm xao xuyến với cảnh đẹp nơi đây.
Cửa Đại mang vẻ đẹp "trẻ trung và sống động" nên mới chớm hè đã đông nghìn ngịt người, trẻ con, người lớn, khuôn mặt thật tươi tỉnh, khoan khoái. Tất cả đều thoả sức nô đùa và tràn ngập trong những niềm vui.Không khí ở Cửa Đại rất trong lành và dịu nhẹ, tạo cảm giác thư thái, an nhàn cho du khách. Có rất nhiều hình thức giải trí lôi cuốn ở Cửa Đại và chắc chắn có một cái gì đó thật đặc biệt dành cho mỗi người. Khi bình minh lên, từ những khu nhà nghỉ, du khách có thể mở cửa sổ có ban công hướng ra biển để đón bình minh lên. Ngoài khơi xa kia mặt trời đang nhởn nhơ cùng với mây với gió, thấp thoáng ngoài xa những cánh buồm nhỏ đi tìm những luồng cá mới, báo hiệu một ngày mới tươi đẹp tràn về.
Buổi chiều là thời gian tốt nhất để du khách đắm mình trong làn nước biển xanh trong mát lạnh. Những con sóng vỗ nhẹ vào người tạo cảm giác thích thú, dễ chịu vô cùng. Những bãi cát trải dài lấp lánh dưới ánh nắng chói chang và cùng làn gió mang vị mặn của biển khiến người ta cảm thấy tâm hồn tươi mát hơn, và thoải mái hơn.
Du khách cũng có thể nằm hàng giờ trên cát, lắng nghe tiếng gió biển vi vu, tiếng sóng vỗ rì rào bên tai hay là nô đùa cùng mọi người, chơi những môn thể thao yêu thích và tạo cho mình một khoảng trời riêng bên những hình vẽ, những toà tháp bằng cát để rồi sóng biển vỗ vào lại tan ra.
Cửa Đại là nơi sông Thu Bồn đổ ra biển nên ở đây có rất nhiều cá. Một trong những điểm thích thú nhất thu hút du khách du lịch chính loại hình câu cá, săn những loài cá săn mồi như cá Hanh, Hanh Lươm, Hồng Vực... Du khách có thể câu ngay gần bờ hoặc cũng có thể thuê một chiếc mủng nhỏ lênh đênh trên biển giữa sóng trời mênh mông.Với những nét riêng của mình, Cửa Đại để lại trong lòng du khách một cảm giác khó quên khi rời nơi đây.
Cù lao Chàm là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.
Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi Cù lao Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn (Autronesian) "Pulau Champa". Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.
Đây còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ.
Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam vào thời điểm 2007.
-
Di Sản Văn Hoá Thế Giới – Phố Cổ Hội An
Phố cổ Hội An hay Hoài Phố - là một khu vực phố cổ trong thành phố Hội An, được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999.
Cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Nam, phố cổ Hội An in mình duyên dáng bên dòng sông Hoài xanh biếc. Đã hơn 400 năm từ ngày hình thành, vượt qua biết bao thử thách của bom đạn chiến tranh, vượt qua sức tàn phá khốc liệt của tự nhiên, đặt biệt là vượt qua chính xu thế hiệ đại hóa kiến trúc của con người, phố Hội vẫn hiện tồn tại gần như nguyên vẹn, mang đậm nét cổ xua cả về không gian phố thị, kiểu dáng kiến trúc lẫn lối sống truyền thống, các lễ hội văn hóa dân gian độc đáo.
Hội An trước mắt du khách với những đường phố chật hẹp đan xen kiểu bàn cờ, nhà cửa cao một hai tầng san sát bên lối đi, những mái ngói rêu phong cổ kính và cuộc sống cho đến hôm nay vân bình lặng êm ả trôi xuôi.
Khu di tích đô thị cổ nằm ở phía Nam thành phố Hội An. Phố Lê Lợi hiện nay được xây dựng đầu tiên, sau người Nhật mới xây tiếp những dãy phố này là đường Trần Phú còn gọi là phố cầu Nhật Bản.
Đến giữa thế kỉ 17, người Hoa sang xây dựng phố Quảng Đông tức phố Nguyễn Thái Học hiện nay. Tiếp đến các phố Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thị Minh Khai và một phố ven sông ở Hội An. Những phố trên đây với sông rạch, cầu đường, đình, hội quán, miếu đền , nhà ở,… lưu dấu một tổng thể không gian đô thị cổ xưa gần như nguyên vẹn.
Về mặt kiến trúc ở Hội An, nhà cửa mang đậm nét dáng vẻ truyền thống ở các đô thị cổ ở nước ta, đó là kiểu nhà gỗ hình ống, dài 40- 60m thông suốt hai mặt phố, nội dung và hình thức kiến trúc rất đặc sắc đã tồn tại trên 200 năm.
Phần lớn nhà ở có mặt tiền tiếp giáp với đường phố để buôn bán, mặt Nam hướng về bến sông có cầu cảng riêng, vẻ đẹp không kém phần hấp dẫn dành làm nơi chứa hàng hóa và các công trình phụ. Khu ở, khu sinh hoạt và thờ gia tiên đặt ở giữa kế với với sân trời sáng sủa và thông thoáng.
Cạnh sân nhà có cầu nối các gian nhà với nhau để đi lại không bị mưa nắng. Trong khu ở thường được chú ý trang trí làm đẹp không gian. Trên các kết cấu kiến trúc được chạm trổ rất tinh xảo về các đề tài hoa lá chim muông,…
Các di tích tiêu biểu trong đô thị cổ Hội An gồm có: Chùa Cầu, nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Phùng Hưng, Hội Quán Phúc Kiến, Hội Quán Quảng Đông, chùa Ông, Quan Âm Phật tự Minh Hương, đêm rằm phố cổ, ẩm thực phố cổ,…
Chùa Cầu là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu trong đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản xây dựng vào khoảng thế kỉ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầ Nhật Bản.
Theo truyền thuyết ngôi chùa này được coi như một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất ở Nhật vì họ cho rằng đầu con quái vật nằm ở Ấn Độ, lưng ở Việt Nam và đuôi ở Nhật Bản. Mỗi lần nó quẫy đuôi là nó gây ra những trận động đất kinh hoàng ở Nhật Bản. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nho ra giữa cầu, từ đó người dân địa phương gọi là chùa Cầu.
Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đã đặt tên cho chiếc cầu này là “ Lai Viễn kiều”, với ý nghĩa là “bạn phương xa đến”. Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa óc lẽ cũng được dựng lại vào thời gian này.
Chiếc cầu dài khoảng 18m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú. Chùa Cầu là một trong những di tích óc kiến trúc khá đặt biệt, mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi ba chữ Hán là “Lai Viễn kiều”.
Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ (có lẽ được xuất phát từ ý nghĩa cây cầu được xây dựng từ năm Thân, hoàn thành năm Tuất).
Tương truyền đó là những con vật mà người sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Vũ, vị thần bảo hộ xứ sở, ban niefm vui hạnh phúc cho mọi người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt lành.
Chùa Cầu mang tính chất một ngôi chùa Hoa kiều. Ở miền Nam Việt Nam thường có các ngôi chùa Hoa, thực chất là đền thờ các vị thần hay nữ thần.
Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã được chính thức chọn làm biểu tượng của đô thị cổ Hội An. Hình Chùa Cầu được in trên tờ giấy bạc polymer 20.000đ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam.
Một điều dễ thấy là tất cả các ngôi nhà cổ ở Hội An đều hình ống và lấy bộ sườn nhà làm cơ sở chịu lực. Bộ sườn ấy được cấu thành bằng sự liên kết các vì kèo. Việc liên kết ấy được thực hiện bởi các thanh xà, đó có thể là sự liên kết bằng những thanh dầm dọc gọi là kèo, kẻ hoặc là liên kết bằng các thanh dầm ngắn xếp theo chiều ngang gọi là con rường.
Nhà cổ Tấn Ký gồm nhiều nếp nối với nhau, nếp thứ nhất có 6 hàng cột tạo thành 3 gian nhà, 2 gian hai bên và gian giữa. Xuất xứ của những tảng đá tròn nằm bên dưới những cây cột kia được chở về từ Thanh Hóa, chỉ có loại đá chắc khỏe này mới giúp cho những thanh cột tránh được mục ruỗng, điều đó cũng lý giải vì sao đã mấy trăm năm nay, ngôi nhà cổ này vẫn còn như nguyên trạng.
Còn các cột hiên hình vuông này lắp ghép với các thanh gỗ đây tạo thành mảng tường mặt tiền vừa giữ chức năng che chắn mưa gió cho ngôi nhà vừa làm cho ngôi nhà kín đáo hơn. Còn mí cửa gắn 2 con mắt kia là "hình xoáy âm dương lá đề", đôi mắt của ngôi nhà cũng giống như đôi mắt của con người vậy, nó là thần thái của ngôi nhà cổ, là niềm mong ước thương mãi phát đạt và đầm ấm đời sống gia đình". Vì nóc ngôi nhà chia làm hai phần.
Vì nóc sát hiên được kiến trúc theo kiểu "cột trốn kẻ chuyền" (các cột được "trốn" bằng cách "mọc" lên từ các thanh xà ngang) gồm 3 hàng cột cộng với hàng cột hiên. Rồi kế tiếp hàng cột thứ 4 và thứ 5, kiến trúc theo kiểu "chồng rường giả thủ" (các rường cột chồng lên nhau giống như bàn tay 5 ngón) được chạm trổ tinh vi. Hàng cột thứ 5 và thứ 6 có kết cấu vì vỏ cua cong vồng lên in hệt vỏ cua vậy.
Du khách có thể nhận biết rằng, nếp thứ hai chạy dọc theo sân trời (vì rằng những ngôi nhà hình ống ở Hội An chung tường với nhau và ít có cửa sổ, để thông thoáng cũng như tuân theo triết lí Tam Tài của người phương Đông, chủ nhân những ngôi nhà này để một gian chính giữa đón lấy bầu trời gọi là sân trời) gồm hai tầng kết cấu và cũng theo lối "chồng rường giả thủ" quen thuộc nhưng nhỏ hơn, 2 cột vuông đứng trên tảng đá vuông với các tai cột chạm khắc hình con sóc, hòm thư, quả lựu, quả phật thủ, con dơi.
Có thể nói thêm rằng các hình chạm khắc này đều có ý nghĩa biểu trưng của nó như con dơi là biểu trưng về hạnh phúc; hòm thư: Học hành; quả lựu: Thật nhiều con cái. Đi hết nếp 2, nếp 3 lại xoay ngang gồm 4 hàng cột ăn thông lên mái. Mái lợp ngói âm dương rất dày nên thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
Từ nhà cổ Tấn Ký, ngôi nhà số 101 phố Nguyễn Thái Học, rẽ lên chùa Cầu, đầu phố bên kia ngôi chùa cổ, số 4 phố Nguyễn Thị Minh Khai là nhà cổ Phùng Hưng. Cũng như những ngôi nhà cổ khác ở Hội An, nhà cổ Phùng Hưng hình ống gồm 2 tầng, với 3 nếp nhà. Từ cửa chính ngôi nhà đi vào thấy 5 hàng cột chia ngôi nhà thành 3 gian, gian giữa rộng hơn có cửa chính nhìn thông xuống bếp, các cây cột hình tròn đứng trên tảng đá hoa sen.
Hàng cột ngoài hiên lại có hình vuông đứng trên tảng đá hình vuông liên kết với nhau bằng các vì vỏ cua chạm hình 2 con cá chép. Cửa gỗ thượng song hạ bản rất tiện lợi cho việc che chắn mưa gió vào mùa đông và thông mát cho mùa hè. Vì nóc chính làm theo kiểu cột trốn kẻ chuyền quen thuộc.
Nếp 2 của ngôi nhà cũng 2 tầng 3 gian nhưng chạy dọc ôm lấy phần sân trời với 4 cột tròn đứng trên tảng đá tròn nối với nếp 1 và nếp 3 như một hành lang. Nếp 3 cũng có vì nóc tương tự. Cầu thang lên tầng 2 đặt ở nếp này.
Có thể thấy, nhà cổ Phùng Hưng có kiến trúc Nhật Bản rõ nét, ngói âm dương trên những nóc phố Hội An được "nối" với nhau nhờ vữa hồ và mật mía. Mật mía mềm, tiết ra chất chua và đây là nguồn thức ăn không bao giờ vơi cạn của cỏ, rêu và… cây xanh trên các mái phố trầm mặc Hội An.Về mùa hè, trên các mái phố có màu thâm hơn vì cỏ đã ẩn mình vào ngói, và… chúng kiên nhẫn đợi cho đến những ngày mưa nối nhau mới mạnh dạn bò ra xanh lên.
Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài ... hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.
Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) ... tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia. Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.
Hội quán được Hoa kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang.
Với nghệ thuật sử dụng hài hoà các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và hoạ tiết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng Âm lịch), vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình, thu hút nhiều người tham gia.
-
Chùa Ông - Quan Công Miếu
Chùa Ông được xây dựng năm 1653, đã qua 6 lần trùng tu vào các năm: 1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1906. Chùa Ông có kiến trúc uy nghi, hoành tráng, tại đây thờ tượng Quan Vân Trường (một biểu tượng về trung - tín - tiết - nghĩa) nên còn có tên gọi là Quan Công Miếu. Chùa Ông đã từng là trung tâm tín ngưỡng của Quảng Nam xưa, đồng thời cũng là nơi các thương nhân thường lưu đến để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán, làm ăn và xin xăm cầu may.
-
Quan Âm Phật tự Minh Hương
Đây là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ, có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp đồng thời còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sản do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Chùa thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và một số chư vị Phật, Bồ Tát khác, vì vậy trong những ngày lễ, ngày rằm thường có rất nhiều người đến.
IV. Văn hóa Quảng Nam
Nói đến vùng đất Quảng Nam chúng ta không thể không biết đến phố cổ, đến chùa cầu, đến những món ăn đặc trưng của vùng đất này cùng với những món ăn nổi tiếng như: cao lầu, mì quảng…Tất cả làm nên một địa danh nổi tiếng khắp nơi không chỉ trong nước mà còn vang xa ra bên ngoài thế giới.
Văn hóa Quảng Nam cũng như bao nền văn hóa khác tức là cũng được cấu tạo nên bởi văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Văn hóa vật chất bao gồm: ăn, ở, mặc, đi lại… Văn hóa tinh thần gồm: các nghi thức thờ tự, cúng bái, lễ hội, ca hát, nhảy múa… nghiên cứu về vấn đề này thì đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như tạp chí, sách báo nói về những nét đặc trưng của vùng đất Quảng Nam.
Một lễ hội dân gian của cư dân ven sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam với mục đích cầu nguyện một năm mới đất trời thuận hòa, người dân ấm no hạnh phúc. Lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày 12 tháng 2 âm lịch . Xen lẫn các tiết mục văn nghệ dân gian là tiếng hò reo cổ vũ của cư người xem hội hai bên bờ. Nghi thức quan trọng nhất là lễ tế Bà và lễ rước nước về đền. Đền thờ Bà Thu Bồn nằm trong một vùng đồng bằng ven sông thuộc huyện Duy Xuyên. Phần hội quan trọng nhất là hội đua thuyền Lệ Bà (Nam-Nữ), hội thả hoa đăng và đốt lửa thiêng trên những bãi bồi của dòng Thu Bồn.
Lễ hội của cư dân làm nghề nuôi tằm dệt vải của xã DUY TRINH, huyện Duy Xuyên. Lễ được tổ chức ngày 10-12 tháng Giêng âm lịch tại Dinh bà Chiêm Sơn . Lễ hội là dịp bày tỏ niềm tôn kính với người đã khai sinh ra nghề ươm tằm dệt lụa cho địa phương. Người tham gia lễ hội có cơ hội thưởng thức các món ăn đặc trưng của người Quảng Nam. Lễ hội còn là dịp để tham gia các trò chơi dân gian như đá gà, ném bóng vào rổ, hát bài chòi.
Lễ hội đường phố được tổ chức lần đầu tiên tại thành phố Hội An vào Giao thừa năm 2009 . Lễ hội mô phỏng theo các lễ hội Carneval đường phố vốn rất nổi tiếng tại các nước Châu Âu và Mỹ Latin
Được được tổ chức hằng năm vào ngày 11 tháng Giêng (âm lịch) tại xã Bình Triều, huyện Thăng Bình. Đây là một kiểu lễ hội tâm linh để tỏ lòng tôn kính với bà Nguyễn Thị Của. Theo tài liệu "Thần Nữ Linh Ứng Truyện", bà sinh năm 1799 tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Bà mất năm 1817, hưởng dương 18 tuổi. Theo cư dân địa phương, bà rất linh thiêng.
Trong một lần ngao du đến làng Phước Ấm (nay là Chợ Được, xã Bình Triều), thấy cảnh sông nước hữu tình, bà chọn nơi này họp chợ để giúp cư dân có cuộc sống sung túc hơn. Bà hóa thân thành một thiếu nữ xinh đẹp chừng 18 tuổi làm nghề bán nước đổi trầu. Dần dần cư dân xung quanh tập trung buôn bán, Chợ Được được hình thành và phát triển.
Để ghi nhớ công ơn bà, cư dân trong vùng lập đền thờ "Lăng Bà" và được triều đình phong tặng sắc phong "Thần Nữ Linh Ứng-Nguyễn Thị Đẳng Thần"
Được tổ chức vào ngày 15/7 Âm lịch hằng năm, tại các làng biển thuộc thị xã Hội An. Lễ hội thường được tổ chức ở đình làng hoặc nơi hội họp của thôn, ấp.
Cứ vào mùng 7 tháng Giêng, nông dân làng rau truyền thống Trà Quế - Hội An lại cúng lễ Cầu Bông. Mùa xuân thêm rộn ràng ước mơ khi hàng trăm hộ gia đình đều sắm sửa lễ vật dâng cúng, cầu mong một năm mới mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm.
Cầu Bông là một lễ hội cầu mưa chuyên cho làng trồng rau có từ thuở người dân vào xứ Quảng mở đất và phát hiện vùng đất thích hợp đặc biệt để trồng rau mùi
Ðã từ bao đời nay, lễ hội Cá Ông (còn được gọi là lễ tế cá Voi) là lễ hội lớn nhất của ngư dân tỉnh Quảng Nam - Ðà Nẵng. Thờ phụng Cá Ông ở miền đất này không chỉ được xem là sự tôn kính thần linh mà còn gắn liền với sự hưng thịnh của cả làng cá. Lễ hội được diễn ra trong hai ngày vào trung tuần tháng 3 âm lịch.
Do người Hoa kiều sinh sống ở Hội An tổ chức tại Hội quán Phúc Kiến và hội quán Ngũ Bang (Hội An) vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm, để tưởng nhớ, suy tôn Bà Thiên Hậu - một vị nữ thần chuyên cứu hộ tàu thuyền mỗi khi gặp nạn trên biển. Lễ vía gồm 2 phần: phần lễ được tổ chức theo nghi lễ truyền thống của người Hoa, sau đó là phần hội có múa lân, xin xăm. Trong khuôn viên rộng, trang hoàng rực rỡ, con cháu và du khách thập phương tham dự đông vui.
Lễ hội của Hoa Kiều tại Hội An. Lễ được tổ chức tại Hội Quán Triều Châu và Quảng Triệu vào ngày 16 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm
Được tổ chức tại chùa Chúc Thánh vào ngày 7/11 âm lịch hàng năm. Lễ cúng tổ Minh Hải bao gồm các nghi lễ liên quan đến Phật giáo. Sau phần lễ là các hoạt động vui chơi, giải trí như văn nghệ, cắm trại và thi các trò chơi dân gian trong dịp lễ hội đặc sắc ở Quảng Nam
Hàng tháng vào ngày 1 vào ngày 15 thường tổ chức đêm rằm phố cổ, tất cả các ngôi nhà trong phố cổ đều thắp đèn lồng, cấm xe máy và tổ chức các hoạt động du lịch phong phú. Vào những ngày này, tất cả các đoạn đường đều cấm xe máy và hình thành nên phố đi bộ. Hiện nay, đêm rằm Phố Cổ được tổ chức định kỳ vào cuối tuần.
Trên đây là giới thiệu về Quảng Nam mà Gonatour vừa chia sẻ với các bạn! Hi vọng đây sẽ là bài viết hữu ích mà các bạn đang cần.
Xem thêm: