Mỗi dịp Tết đến xuân về, những người mẹ người bà của gia đình đều tất bật đón Tết, chuẩn bị cho một năm mới thật hân hoan và hạnh phúc. Nhà là nơi luôn dang rộng vòng tay của mình che chở bảo bọc lấy những người con của mình cũng là nơi để con cháu thể hiện sự biết ơn vô bờ bến của mình đối với ông bà tổ tiên. Một trong những lễ vật trưng bày ngày Tết không thể thiếu đó chính là mâm ngũ quả, nơi chứa đựng những mong muốn khát vọng của một năm mới sung túc an khang của gia chủ dâng lên thần linh, ông bà. Hãy cùng Gonatour tìm hiểu về những ý nghĩa cũng như các quy tắc để có thể chuẩn bị một mâm ngũ quả ngày Tết thật ưng ý nhé!
Mâm ngũ quả ngày Tết
1. Khái niệm về mâm ngũ quả
- Ngũ – là Năm, biểu tượng của sự sống, hội tụ đầy đủ các loại trái cây ở khắp đất trời lại thờ cúng. Số 5 cũng có nghĩa là ngũ hành ứng với vận mệnh của con người theo quan niệm của người xưa, 5 cũng là số lẻ tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở vào dịp đầu năm mới
- Quả - thông qua cấu trúc của 1 loại quả cơ bản biểu hiện được sự xung túc và chứa đựng cả một vũ trụ bên trong như hạt tượng trưng cho Vì sao, quả bên ngoài chính là Vũ trụ bao la rộng lớn cho thấy được ý nghĩa của sự trường tồn vô tận của sự sống. Quả đa dạng chủng loại và ý nghĩa riêng biệt thông qua hình dạng, màu sắc, hương vị,..
- Mâm ngũ quả là một mâm trái cây khoảng 5 loại trái cây mang những ý nghĩa khác nhau nhưng đều có điểm chung là mang lại may mắn, sự sung túc và bình an cho gia chủ mỗi dịp Tết Nguyên Đán, được trưng bày trên bàn thờ ông bà tổ tiên hoặc bàn tiếp khách.
2. Nguồn gốc của mâm ngũ quả
- Mâm ngũ quả có nguồn gốc từ Phật giáo. Trong kinh Vu Lan Bồn được ghi chép lại, hình ảnh của trái cây 5 màu tượng trưng cho ngũ căn của nhà Phật bao gồm: tín căn - tấn căn - niệm căn - định căn - huệ căn. Tín nghĩa là lòng tin, Tấn thể hiện ý chí kiên cường bền bì để đạt được thành quả, Niệm nghĩa là phải luôn luôn ghi nhớ trong lòng những đạo lý biết giúp đỡ người khác, Định là giữ tâm luôn yên định và cuối cùng là Huệ là trí tuệ sáng suốt.
- Từ đó, trong văn hóa đón Tết cổ truyền của người Việt luôn luôn xuất hiện mâm ngũ quả với 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau và được nhà nhà sử dụng cho đến tận ngày nay. Con số 5 sẽ tượng trưng cho mong muốn được ngũ phúc lâm môn nghĩa là Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh.
- Phú: Giàu có, nhiều của cải
- Quý: Phẩm chất sang trọng
- Thọ: Sống lâu trăm tuổi
- Khang: Có nhiều sức khỏe
- Ninh: Cuộc sống bình an
3. Ý nghĩa của một số loại trái cây trên mâm ngũ quả
- Trước khi khám phá trên mâm ngũ quả ngày Tết Việt có gì thì hãy cùng nhau điểm qua một số loại quả hay bắt gặp trên mâm ngũ quả
- Bưởi: mang lại sự viên mãn, hạnh phúc và tài lộc.
- Chuối: luôn đi theo nải tạo cảm giác được bảo bọc xum quầy giữa các thành viên trong gia đình, những quả chuối xếp hàng thành nải như bàn tay đang vươn ra hứng được đủ đầy tài lộc, may mắn vào năm mới.
- Dưa hấu: Đỏ tươi căng mọng đầy sức sống mang lại may mắn.
- Dừa: gần âm với từ “vừa”, vừa đủ và không bị thiếu thốn trong cả năm.
- Đu đủ: luôn đầy đủ và thịnh vượng.
- Hồng: hồng hào tươi tốt mang lại sự thành đạt.
- Lựu: nhiều hạt và đi thành chùm luôn gắn kết với nhau, thể hiện sự sinh sôi nảy nở và con cháu sum vầy.
- Mãng cầu: cầu được ước thấy, mang lại bình an sức khỏe.
- Phật thủ: có hình như một bàn tay Phật luôn che chở bảo vệ cho gia đình.
- Quýt: màu cam đẹp mắt và với hương thơm dễ chịu, tinh khiết sẽ mang lại sự may mắn cát tường, phú quý.
- Sung: mang lại sự sung sướng, sung túc, sung mãn cho cả gia đình về sức khỏe, tiền bạc và sự nghiệp.
- Thanh long: được ví như là rồng bay bởi hình dáng giống những chiếc vẩy rồng uốn lượn, mang lại sự thăng tiến trong công việc và sự nghiệp.
- Thơm: mang đến hương thơm cho gia chủ cùng với những điều may mắn, tài lộc.
- Xoài: gần âm với từ “xài”, cả năm viên mãn tiêu xài không thiếu thốn, cát tường.
4. Một số loại trái cây kiêng kỵ bày lên mâm ngũ quả ở 3 miền
- Vì có sự khác nhau trong cách gọi tên và quan niệm của mỗi miền, có thể loại quả ở miền này được xem là kiêng kị nhưng mà sẽ là một trong ngũ quả chính của miền khác. Người Bắc không có những loại quả kiêng kỵ trên mâm ngũ quả nhưng loại quả dưới đây lại thường không được người Bắc sử dụng. Trái với đó, miền Nam và miền Trung hay có những kiêng kị về những loại quả mà khi liên tưởng sẽ mang ý nghĩa không may mắn
- Hãy cùng nhau xem những loại quả dưới đây có được xem là kỵ ở quê hương của bạn không nhé.
Miền Bắc
- Quả sầu riêng với từ “sầu” mang lại không khí không được vui vẻ trong ngày đầu năm mới. Hình dáng những chiếc gai sầu riêng sẽ không là một lựa chọn tốt để trưng bày tại nơi linh thiêng như nơi thờ cúng thần linh và ông bà, những cái gai có thể khiến ông bà tổ tiên phật lòng mang lại điều xui xẻo cho cả năm. Cùng với mùi đặc trưng của Sầu mà không phải ai cũng chịu được thì sầu riêng thường không được người Bắc dùng làm một trong ngũ quả ngày đầu năm.
Miền Trung
- Người miền Trung sẽ tránh trưng quả đu đủ bởi vì phát âm theo giọng miền Trung giống như “thù đủ”, không mang ý nghĩa tốt lành trong ngày đầu năm mới.
Miền Nam
- Người miền Nam sẽ tránh các quả như cam, lê sa-pô-chê, chuối, táo, lựu, sầu riêng,... Vì trong văn nói các loại quả đây sẽ nghe gần giống và liên tưởng đến những điều không tốt và không may mắn như cam chịu, lê lết, chê bai, chui nhủi, sầu rầu rĩ,... ngoài ra táo và lựu giống với bom và lựu đạn cũng được kiêng kị khi ở đây.
5. Mâm ngũ quả 3 miền
- Mâm ngũ quả ngày Tết thường thấy là : mãng cầu, thơm, dừa, đu đủ, xoài. Bởi vì có sự phân hóa vùng miền, ở mỗi địa phương sẽ có những thay đổi phù hợp với đặc trưng của mỗi nơi hoặc những loại quả sẽ tương ứng với những ước muốn của gia chủ gửi vào mâm ngũ quả. Ý nghĩa của những loại hoa quả có thể bày trên mâm ngũ quả đã được nêu ở phần 3 và các loại quả kiêng kị ở cả 3 miền ở phần 4. Trên mâm ngũ quả có thể trang trí thêm những loại hoa quả khác để thêm phần rực rỡ và mang lại những ý nghĩa cho gia đình mình vào dịp đầu năm mới.
Miền Bắc
- Một mâm ngũ quả hoàn chỉnh phải có đầy đủ các loại quả như sau: chuối, bưởi, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa, chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa,...và được sắp xếp màu sắc hài hòa theo đúng như thuyết ngũ hành.
- Nải chuối được đặt ở vị trí chính giữa của mâm, số lượng quả trên nải chuối phải lẻ, phía bên trên là quả bưởi hoặc quả phật thủ có màu vàng giúp làm phần trung tâm của mâm ngũ quả được bắt mắt hơn.
- Còn lại sẽ là thanh long, quýt, xoài, táo,.. được trưng bày bao quanh chuối và bưởi theo sở thích của gia chủ và lắp đầy các khoảng trống để làm cho mâm ngũ quả trở nên đầy đặn, giữ cho vị trí trung tâm của mâm được chắc chắn hơn.
Miền Trung
- Miền Trung sẽ có những điểm tương đồng trong mâm ngũ quả giống miền Bắc. Các loại quả có kích thước lớn sẽ đặt ở vị trí trung tâm của mâm như chuối, bưởi, dưa hấu,.. và các quả nhỏ hơn: xoài, nho, táo, quýt sẽ trưng bày xung quanh lấp đầy các khoảng trống xung quanh.
- Đặc trưng riêng của mâm ngũ quả của người miền Trung sẽ có thêm những bông hoa cúc vàng tươi sáng nổi bật làm tăng thêm không khí ngày tết cho mâm ngũ quả.
Miền Nam
- Miền Nam có nhiều các loại quả bị kiêng kị không được phép dùng nhất. Vì vậy, mâm ngũ quả của miền Nam sẽ đơn giả hơn, các loại quả được sắp xếp theo thức tự để đọc giống như một lời cầu mong tốt lành cho một năm mới như “cầu thơm vừa đủ xài” là các loại quả như mãng cầu, quả thơm, dừa, đu đủ và xoài. Quả xung được trang trí để thể hiện sự sung túc may mắn cả năm của gia đình, một năm mới an lành và mọi điều tốt lành sẽ đến với tất cả những người thân trong gia đình.
- Điểm chung của mâm ngũ quả miền Nam sẽ tương đồng với miền Bắc và Trung sẽ là chọn những loại quả lớn làm trụ chính, các quả nhỏ sẽ được bày xung quanh tạo nên một mâm ngũ quả chắc chắn, các loại quả xếp chồng lên nhau không bị rơi đổ cùng với màu sắc xen kẽ sẽ hợp mỹ quan của người nhìn hơn.
- Bên cạnh mâm ngũ quả sẽ có thêm 1 cặp quả dưa hấu đỏ tròn đầy được dán những chữ may mắn của ngày đầu năm mới là PHÚC và LỘC, mang lại man mắn, phúc đức và tài lộc cho cả nhà.
Mâm ngũ quả ngày Tết
6. Một số lưu ý khi trưng bày mâm ngũ quả
- Đầu tiên, hiểu đúng về thuyết Ngũ hành ở phương Đông khi trưng bày mâm ngũ quả sẽ đảm bảo thể hiện được đúng tinh thần của mâm ngũ quả khi trưng vào dịp Tết.
- Thuyết ngũ hành gồm Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ tương ứng với các màu như màu Trắng - Xanh lá - Đen - Đỏ - Vàng để có thể chọn lựa được những loại quả phụ hợp nhất. Một số trái cây tương ứng như
- Kim – màu trắng: Dưa lê trắng, lê trắng,…
- Mộc – màu xanh lá: Dưa hấu, chuối xanh, xoài xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, trái na, trái sung, trái dừa,…
- Thủy – màu đen: Nho đen, vú sữa hay những trái cây có màu sẫm tối.
- Hỏa – màu đỏ: Táo đỏ, trái hồng, trái dừa lửa, thanh long,…
- Thổ – màu vàng: Cam vàng, quýt vàng, dưa hấu vàng, dưa lê vàng, xoài chín, phật thủ,.
- Về số lượng các loại quả, chọn vừa đủ các loại quả để trưng bày lên mâm ngũ quả, ngoài 5 loại quả chính ra có thể thêm những loại hoa quả có kích cỡ nhỏ thêm vào chỗ trống nhưng tuyệt đối không nên chọn quá nhiều loại quả gây rối mắt và dễ rơi vỡ khi đặt lên bàn thờ gia tiên.
- Đối với quả chuối, phải chọn nải chuối có số lượng quả lẻ, mỗi quả chuối đều phải to dài đều bằng nhau để
Mâm ngũ quả ngày Tết
7. Cách chọn các loại quả phù hợp cho mâm ngũ quả
- Ngoài những loại quả kiêng kị đã nêu ở trên, những gia đình khi chọn hoa quả cần tuân theo những cách sau đây để có được mâm ngũ quả phù hợp với mỗi nhà:
- Những quả được chọn phải to, tay dài mập, đều còn tươi hoặc mới chín tới, cầm chắc tay, màu sắc bắt mắt và còn giữ được cuốn lá, không được chọn những quả không bị bầm dập trầy xước để có thể giữ quả được tươi lâu hơn.
- Khi rửa quả phải rửa cho khô hết nước để tránh còn chỗ đọng nước làm quả nhanh hư hỏng. Tốt hơn, bạn có thể dùng giấy ướt lau sạch qua và phếch một lớp dầu lên quả để trông bắt mắt hơn.
Tết đến xuân về đừng quên chuẩn bị cho gia đình mình một mâm ngũ quả thật đủ đầy và phù hợp nhé. Ghi nhớ những điều lưu ý bên trên sẽ giúp cho các bạn có thể lựa chọn thật chính xác những lựa chọn của mình để có thể mang lại thật nhiều may mắn và những điều tốt đẹp đến với gia đình của mình nào.
Xem thêm: