Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN - NHỮNG ĐIỀU CHƯA KỂ.

Thứ sáu, 08/12/2023, 08:38 GMT+7

Với những ai đã từng một lần đến với điểm tham quan du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn thì Gonatour tin chắc là ấn tượng về nơi đây sẽ khó phai trong lòng. Dù đã đến nơi đây nhiều lần nhưng mỗi lần đến lại có cảm xúc khác nhau, một trải nghiệm khác. Vậy vùng đất Phượng Hoàng Cổ Trấn có gì thú vị mà khách du lịch lại muốn đến đó hãy cùng Gonatour khám phá tìm hiểu đôi nét về nơi đây nhé!

Phượng Hoàng cổ trấn bức tranh sơn thủy hữu tìnhPhượng Hoàng cổ trấn bức tranh sơn thủy hữu tình

1. ĐÔI NÉT VỀ THÀNH PHỐ CỔ PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN

  • PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN Ở ĐÂU?

- Thành phố cổ Phượng Hoàng là một thành phố nằm ở thị trấn Đà Giang, huyện Phượng Hoàng, tỉnh tự trị Tương Tây Thổ Gia và Miêu, thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

- Năm 2001, Phượng Hoàng cổ trấn được vinh danh là “Thành phố văn hóa lịch sử cấp quốc gia” một danh lam thắng cảnh cấp quốc gia được xếp cấp độ AAAA và là một trong những thị trấn cổ nổi tiếng nhất của Trung Quốc.

- Phố cổ Phượng Hoàng còn được biết đến với tên gọi là Phố cổ Đà Giang (do con sông Đà Giang chảy qua khu vực nơi đây từ tây sang đông với độ dài hơn 96 km), địa hình nơi đây chủ yếu là đồi núi.

- Theo tìm hiều, Phượng Hoàng cổ trấn được xây dựng dưới thời nhà Đường (tức khoảng vào năm 686) nhưng phải đến năm thứ 43 đời Vua Khang Hy – Nhà Thanh (1704 sau Công Nguyên) thì Phượng Hoàng cổ trấn mới chính thức trở thành trung tâm văn hóa chính trị quân sự của vùng, và đến nay Phượng Hoàng cổ trấn đã có hơn 1300 năm tuổi dù đã trải qua nhiều thăng trầm biến cố của lịch sử đổi thay nhưng dấu ấn của một cổ trấn vẫn trường tồn qua thời gian.

  • PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN - VÙNG ĐẤT TÂM LINH

- Đây có lẻ là điều mà bất cứ ai cũng sẽ đồng tình với Gonatour khi lần đần tiền đặt chân đến vùng đất Phượng Hòang cổ trấn này. Có thể do một phần yếu tố của thời tiết, khí hậu, cộng thêm vị trí nơi đây mà cảm giác khi đến bản thân chúng ta luôn cảm thấy có một cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng. Lại nói thêm một điều nữa là nơi đây là nơi lưu trú khá đông của cộng đồng người Miêu, mà họ thì lại khá thông thạo về những việc sử dụng một số loại tà thuận. Nên các bạn có cảm thấy sợ không vậy?

Nhận định chung của tất cả khách du lịch khi lần đầu đặt chân đến Phượng Hoàng cổ trấn là dường như nơi đây không bị ảnh hưởng của thời gian mà như mọi thứ đang dừng lại tại một thời điểm nào đó trong quá khứ.

Phượng Hoàng cổ trấnPhượng Hoàng cổ trấn

2. PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN NÊN ĐI VÀO THỜI GIAN NÀO TRONG NĂM?

- Phượng Hoàng cổ trấn có địa hình chủ yếu là đồi núi, nằm ở vùng khí hậu cân nhiệt đới gió mùa; cộng thêm đây là khu vực có nhiệt độ thấp phía tây của tỉnh Hồ Nam; phía đông lại giáp với cao nguyên Vân Nam – Quý Châu (Trung Quốc) nên nền nhiệt độ trung bình năm nơi đây thường giao động từ 12 đến 16 độ C. Tuy nhiên, khoảng từ cuối tháng 6 đến giữa tháng 8 hàng năm là giai đoạn nóng nhất của Phượng Hoàng cổ trấn với nền nhiệt độ vào khoảng từ 24 đến 27 độ C và lượng mưa tại khu vực không nhiều bằng so với các nơi khác ở Trung Quốc.

Phượng Hoàng cổ trấn bốn mùa mỗi vẻPhượng Hoàng cổ trấn bốn mùa mỗi vẻ

- Do phần lớn địa hình là đồi núi, lại cao hơn mực nước biển, cộng thêm có dòng sông Đà Giang hiền hòa chảy dài từ tây sang đông nên nhìn chung khí hậu khá ôn hòa và khách tham quan có thể đến với Phượng Hoàng cổ trấn vào bất kỳ thời gian nào trong năm.

- Tuy nhiên đỉnh điểm của mùa du lịch tại Phượng Hoàng cổ trấn thường rơi vào từ tháng 5 đến tháng 9 của năm, lúc này nền nhiệt độ không quá nóng, cũng không quá lạnh, thỉnh thoảng có mưa nhưng bù lại cảnh quang thì đẹp tựa trong tranh. Còn nếu với những ai không sợ lạnh thì có thể khám phá Phượng Hoàng cổ trấn vào mùa đông, Gonatour tin rằng với ai đã từng đi rồi thì sẽ nhớ mãi không quên ấn tượng mọi vật luôn mờ mờ ảo ảo, lúc ẩn lúc hiện của nơi đây.

3. MỘT SỐ TRUYỀN THUYẾT TƯƠNG TRUYỀN VỀ PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN

- Theo như tương truyền qua nhiều thế hệ thì nơi đây vốn là một vùng đồi núi với phong cảnh hữu tình, bốn bề cây cối xanh tươi, thì bỗng đâu xuất hiện hai con chim phượng hoàng xà xuống kiếm ăn và sinh sống tại nơi đây. Vì để bảo vệ lãnh thổ của mình mà chim phượng hoàng đã chiến đấu anh dũng chống lại sự xâm chiếm bất hợp pháp và cũng từ đó cái tên "Phượng Hoàng cổ trấn" được ra đời và lưu truyền cho đến ngày nay. Ngoài ra khi đến với Phượng Hoàng cổ trấn, khách tham quan sẽ thấy được một bức tượng hình con chim phượng hoàng bằng đồng được đặt ở vị trí trung tâm đây được cho là biểu tượng của cả thành phố cổ này.

- Trong tiếng Trung chim phượng hoàng là biểu tượng của đức hạnh, duyên dáng, thanh nhã, luôn sống theo từng cặp đôi có con trống và con mái, thể hiện sự hòa hợp âm dương trong tình cảm đôi lứa.

- Ngoài ra ở Phượng Hoàng cổ trấn còn nhiều giai thoại mà đảm bảo khi nghe qua rồi, Gonatour tin chắc với những bạn trẻ hiếu kỳ, thích khám phá nhất định sẽ lên kế hoạch đến đây để kiểm chứng xem sao.

  • Đầu tiên, phải nhắc đến một địa điểm check – in nổi tiếng ở Phượng Hoàng cổ trấn có liên quan đến một cây cầu. Cây cầu này có tên là “Cầu Hồng Kiều”. Nếu quan sát kỹ cây cầu các bạn sẽ thấy phần nhịp đỡ của cầu có dạng như hai chuông gươm cắm ngược xuống dòng sông Đà Giang phải không ạ? Tương truyền, vào truyền đại nhà Minh, cụ thể là giai đoạn vua Chu Nguyên Chương đang trị vị, ông rất lo lắng về giang sơn xã tắc, cũng như lo sợ trong nhân gian sẽ xuất hiện người tài giỏi có thể gây nguy hiểm đến sự thống trị của nhà Minh. Ông đã lệnh cho quân sư lúc bấy giờ là Lưu Bá Ôn đi khắp nơi từ Bắc tới Nam để điều tra cũng như có cách ứng phó nếu chẳng may điều này xảy ra. Theo như sử sách có lưu lại thì Lưu Bá Ôn là một trong những vị đại thần xuất chúng, nổi tiếng có tài tiên đoán vô cùng thần cơ diệu toán. Khi đến vùng đất phía Nam, cụ thể là nơi Phượng Hoàng cổ trấn này, đứng từng trên núi cao quan sát thế đất ở đây thì ông đã chiêm đoán khoảng sau 500 năm nữa nơi đây sẽ xuất hiện nhân tài, có nguy cơ ảnh hưởng đến thế lực của nhà Minh. Vị trí thế địa ở đây là một nơi vùng đồi núi cao rất vững chắc, lại có thêm dòng sông Đà Giang chảy qua như “rồng uốn lượn” thế như “lưng tựa núi – mặt hướng thủy” đây là một vị trí phong thủy rất tốt, vượng khí sung mãn, thiên hòa địa lợi. Vì muốn cắt đứt cái gọi là “vượn khí tốt” kia mà Lưu Bá Ôn đã quyết định cho xây dựng cây “Cầu Hồng Kiều” bắt ngang qua dòng sông Đà Giang với phần nhịp đỡ có hình dáng như hai thanh gươm, một mặt với ý nghĩa vừa cắt đứt long mạch của thế trận ở nơi đây, mặt khác tạo thêm mỹ quan cũng như giúp người dân qua lại giữa hai bên bờ sông thuận tiện .
  • Lại nói đến cây “Cầu Hồng Kiều” thì quả thật cũng rất kỳ bí. Theo như tương truyền, khi Quân sư Lưu Bá Ôn cho tiến hành xây dựng cây cầu thì đã bỏ vào bên trong cây cầu này “Chín cân, chín lạng, chín chỉ Chu Sa”. Sau này, khi chính quyền địa phương cũng như một số nhà khảo cổ đến tìm hiểu cũng như nghiên cứu mới biết được bên trong cầu có chứa một lượng chu sa. Theo như hiểu biết cũng như trong sách có ghi chếp lại thì chu sa được coi như là một loại thuốc dùng để chữa bệnh, cũng như trừ tà, trấn yểm (vì mang tính dương khí mạnh); nhưng nếu sử dụng quá liều có thể nhiễm độc vì trong chu sa có chứa thủy ngân, là một chất dễ gây ngộ độc và tùy theo cấp độ có thể gây tử vong. Như đã nói ở trên thì vùng đất Phượng Hoàng cổ trấn khá là kỳ bí, cũng như tâm linh nên khi chính quyền địa phương đem chu sa trong cầu Hồng Kiều đi triển lãm thì nơi đây đã xảy ra một trận lũ lụt rất lớn, có thể nói chưa từng xảy ra trước đây. Trước áp lực của người dân thì chính quyền địa phương đã đem chu sa về và để lại bên trong cầu Hồng Kiều; từ lúc đó nơi đây không bị tình trạng ngập lụt nữa mặc dù ở những nơi khác có bị ngập lũ đi chăng nữa. Bởi vậy, nói vùng đất Phượng Hoàng cổ trấn là một nơi khá tâm linh là điều không thể lý giải được.
  • Ngoài cây “Cầu Hồng Kiều” ra thì nơi đây còn có một nơi cũng khá là tâm linh là bức tường màu trắng có bút tích của truyền nhân thời xưa để lại ở trong trấn cổ này. Theo như kể lại, nơi đây khi xưa là pháp trường dùng để hành hình chém đầu đối với những phạm nhân, có lẽ vậy nên âm khí của nơi đây khá mạnh, vì thế người ta đã cho xây dựng một bia đá với bút tích của một vị đại nhân quan lớn cấp cao của nhà nước nơi đây với mong muốn lấy cái dương khí cũng như uy tín của người này dùng để áp chế cái âm khí đó.
Truyền thuyết Phượng Hoàng cổ trấnTruyền thuyết về Phượng Hoàng cổ trấn

Phượng Hoàng cổ trấn là một vùng đất tâm linh, có nhiều điều kỳ bí cũng như nhiều giai thoại mà cho đến nay vẫn chưa lý giải được vì sao lại như vậy!? Dù chỉ là những tương truyền, nhưng Gonatour tin các bạn sẽ cảm thấy khá thú vị và muốn đến khám phá thử một lần đúng không ạ?

4. PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN LÀ NƠI SINH SỐNG CỦA NHIỀU BỘ TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ

- Không sai, Phượng Hoàng cổ trấn thuộc vùng tự trị Tương Tây Thổ Gia và Miêu; nơi đây có sự pha trộn cũng như giao thoa của khoảng 28 bộ tộc người thiểu số, với phần đông dân số là người Miêu, kế tiếp là người Hán, người Thổ Gia và người Hồi.

- Ở Phượng Hoàng cổ trấn ngày nay nếu có dịp đến tham quan các bạn sẽ được tận mắt chứng kiến một làng cư trú toàn người Miêu mang đậm những bản sắc văn hóa của người dân còn lưu truyền từ thời xưa cho đến bây giờ.

- Không những là nơi cư ngụ của những người dân dân tộc thiểu số, Phượng Hoàng cổ trấn còn lưu giữ lại nhiều di tích văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của người dân nơi đây như kiến trúc các thành quách, những dãy phố cổ, những ngôi nhà có kiến trúc cổ xưa ...

5. ĐÔI ĐIỀU VỀ NGƯỜI MIÊU SỐNG Ở PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN

Như đã nêu ở phần trên thì Phượng Hoàng cổ trấn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc người thiểu số mà chiếm phần lớn là người Miêu. Có thể nói khẳng định một điều, người Miêu được ví như là dân bản địa tại cổ trấn này. Nơi cư ngụ của họ như một ngôi làng thôn quê thu nhỏ mang đậm bản sắc văn hóa được lưu truyền từ thời xa xưa và gìn giữ cho đến bây giờ. Đối với khách du lịch thập phương những điều mới lạ luôn có sức hút mà điểm này thì đối với một số tập tục như: tục mời rượu, hay một số cổ thuật của người Miêu xưa luôn là bí ẩn và được khá nhiều người quan tâm. Hãy cùng Gonatour tìm hiểu thêm về những điều này nhé!

Tộc người Miêu tại Phương Hoàng cổ trấnTộc người Miêu tại Phương Hoàng cổ trấn
  • Văn hóa của người Miêu:

Có thể các bạn cũng đã có nghe nói hay biết qua về người Miêu là thuộc một nhóm người dân tộc thiểu sổ; chia làm hai nhóm là người Miêu Thuần và người Dã Miêu. Người Miêu Thuần là những người sống ở đồng bằng có lối sống hòa nhập với cuộc sống hiện đại. Nhóm người Dã Miêu thì có lối sống gắn liền với thiên nhiên, sống ở những vùng núi non có địa hình hiểm trở và điều đặc biệt là họ vẫn duy trì cũng như bảo tồn những giá trị văn hóa bản sắc dân tộc. Cộng đồng người Miêu sống ở Phượng Hoàng cổ trấn thuộc nhóm người Dã Miêu mặc dù có tiếp cận với văn hóa du lịch ở Phượng Hoàng cổ trấn nhưng họ vẫn giữ được những giá trị thuần phong mỹ tục của tộc người Miêu.

Nói qua một chút về nét đẹp của người con gái Miêu, một anh hướng dẫn viên có mối thân tình với Gonatour đã chia sẻ: người con gái Miêu có một nét đẹp rất ấn tượng, gặp một lần thì sẽ lưu luyến khó quên, nụ cười của thiếu nữ ấy như tỏa nắng, ánh mắt cong cong, đôi má thì hây hây cộng thêm cái không gian xóm làng của người Miêu ở Phượng Hoàng cổ trấn nữa thì mọi vật dường như rất hài hòa. Anh ấy bảo sau lần công tác đó về thì cứ nhớ mãi, nhiều lúc bộn bề công việc, có khi thoáng qua bất chợt lại nhớ đến khoảnh khoắc bắt gặp nụ cười ấy thì cứ ngồi cười thầm một mình! Anh ấy bảo vui chắc có lẽ lần đó anh bị trúng độc gọi là "độc si" rồi! 

Những người phụ nữ Miêu họ có một nét đẹp tự nhiên và rất đặc trưng. Họ hầu như rất ít trang điểm và chuộng nét đẹp tự nhiên. Điều ấn tượng đầu tiên ở người phụ nữ Miêu là họ có một khuôn mặt tròn, hai má lúc nào cũng đỏ hay hay, một nết đẹp không pha trộn, nó thuần khiết, nhẹ nhàng như làn gió nhưng lại gây nhớ nhung khó quên.

Như nhiều tài liệu có đề cập thì người Miêu rất giỏi trong việc sử dụng các loại độc dược. Một phần do nơi sống của họ là ở những nơi có địa hình núi non hiểm trở, cây cối nhiều, có nhiều thế lực xâm chiếm nên độc được người Miêu xưa dùng như một loại vũ khí giúp họ bảo vệ bản thân. Sau này do nhiều nguyên nhân khác mà người dùng đã biến chúng thành những loại độc nguy hiểm hơn với hình thức chế tạo cũng như nuôi dưỡng tàn ác nên dần đã bị cấm chế lưu hành cũng bài trừ triệt để. Nhưng nói về người Miêu thì mọi người vẫn luôn bị hấp dẫn bởi nét đẹp của người con giá Miêu mà còn là những điều thần bí như cách sử dụng những loại độc đó! 

  • Trang phục:

Bàn về trang phục của người Miêu tại Phượng Hoàng cổ trấn chắc hẳn các bạn sẽ khá ấn tượng về những bộ trang phục mà người Miêu mặc nơi đây. Không những trang phục của người nữ mà cả người nam đều có những chi tiết khá cầu kỳ và đều được thêu bằng tay với nhiều màu sắc sắc nổi bật.

Chất liệu thông thường của các bộ trang phục thường được là từ vải dệt thô, và có màu xanh lá đậm hoặc màu xanh lam.

Có nhiều mẫu thêu nhưng được chọn và thấy nhiều là: hoa Xã Bì hồng, hoa mào gà, hoa đào,...... Riêng trang phục của người nữ thì phần dưới chân váy sẽ có họa tiết giống như đuôi của chim phượng hoàng xèo ra khá là đặc biệt.

Ngoài ra tạp dề là một phần quan trọng không thể thiếu trong trang phục của người nữ. Phụ nữ Miêu ở Phượng Hoàng cổ trấn ưa chuộng loại tạp dề có phần eo cao nhằm giúp họ tránh bị làm bẩn trang phục trong lúc làm việc. Bên cạnh đó hoa văn được thêu trên tạp dề còn thể hiện kỹ năng khóe léo của người phụ nữ.

Những người phụ nữ Miêu tại Phượng Hoàng cổ trấn không còn duy trì tập tục búi tóc như những nhóm người Miêu sống ở vùng Đông Nam hay Vân Quý nữa.

Trang phục thường ngày của phụ nữ thường là áo cổ tròn rộng mặc chung với quần ống loe có viền thêu, đeo băng đô có thêu ngang trán kèm viền bạc. Còn trang phục của người nam có phần đơn giản hơn nhưng không thể thiếu các hoa văn được thêu tay trên quần áo.

Nét đẹp động lòng người của người con gái MiêuNét đẹp động lòng người của người con gái Miêu

Một điều thiếu sót nếu không nhắc đến trang sức bạc mà chúng ta thường thấy những người phụ nữ hay đeo trên người vì đây là một điểm nhấn khiến cho trang phục của người phụ nữ Miêu trở nên nổi bật và bắt . Những trang sức bạc này được những bậc nghệ nhân có thăm niên trong làng chế tác, được làm hoàn toàn thủ công bằng tay và khá đặc sắc, tùy theo mục đích sử dụng mà các loại trang sức sẽ có hoa văn khác nhau từ đơn giản cho đến cầu kỳ phức tạp.

  • Tập tục mời rượu của người Miêu

Nếu đã từng đến Phượng Hoàng cổ trấn thì ắc hẳn các bạn sẽ không xa lạ với tập tục mời rượu này của người Miêu đúng không ạ? Cho phép Gonatour được hỏi cảm giác của các bạn như thế nào sau khi hoàn thành xong phần chào hỏi này ạ?

Tục mời rượu của người Miêu xuất phát từ lòng hiếu khách của họ, như đã nói ở trên thì tổ tiên của người Miêu thường sống ở nơi vùng đồi núi cao nguy hiểm, khí hậu thì không thuận lợi nên việc uống rượu vừa là tiếng mời xã giao, vừa thể hiện lòng hiếu khách, vừa là cách làm ấm cơ thể những khi thời tiết vào đông.

Thường tục mời rượu sẽ được bắt đầu với việc các cô gái người Miêu sẽ vừa rót rượu vào một cái bát vừa hát và mời khách uống nhưng đặc biệt ở chỗ là các vò rượu này sẽ được các cô gái rót liên tục từ trên cao xuống giống như một dòng thác đang chảy từ thượng nguồn cho đến khi khách không uống nổi thì thui. Xen lẫn trong không khí vui tươi từ ca khúc mà cô gái đang hát lẫn tiếng reo hò cổ vũ của các khách còn lại làm buổi tiệc trở nên vui nhộn, khoảng cách giữa người với người dường như không biên giới. Nếu chưa trải nghiệm cảm giác được các cô gái người Miêu mời rượu như thế nào thì các bạn đừng ngại hãy đến với Phượng Hoàng cổ trấn để thử một lần còn nếu thiếu bạn đồng hành thì Gonatour rất hân hạnh được tiếp đón bạn trong chuyến trải nghiệm này.

  • Tà thuật dùng cổ trùng

Qua phim ảnh hay một số tài liệu thì các bạn cũng biết được người Miêu thời xưa rất giỏi trong việc dùng độc. Một phần nơi cư trú của người Miêu là ở những nơi có địa hình hiểm trợ như núi cao, cây cối nhiều.... Đây như là một công cụ bảo vệ sự an toàn cho chính bản thân họ. Nhiều ý kiến cũng như mọi số tài liệu ghi chép lại gọi đây là một trong những phương pháp cổ đại để tạo ra một loại cực độc nhưng nó không được lưu truyền chính thống nên gọi là “Tà thuật” và đã thất truyền từ lâu; theo như tìm hiểu thì loại tà thuật cổ trùng này chỉ được phép lưu truyền cho nữ và không được lưu truyền cho nam.

Gonatour cũng đã xem nhiều thông tin cũng như tìm hiểu về loại tà thuật này và được biết để có thể làm ra thành quả phải trải qua nhiều công đoạn khá là gian truân rồi còn phải không được công khai cho người ngoài biết trong suốt quá trình luyện độc nữa! Khi người bị trúng phải loại độc này thì điều đầu tiên là thần kinh sẽ luôn bị ảo giác, không được minh mẩn tỉnh táo, kế tiếp chỗ vết thương sẽ xuất hiện hiện tượng thối rửa, làm độc giống như khoa học ngày nay gọi là bị hoại tử và dẫn đến tử vong.

Việc để tạo ra được loại cực độc này thì người luyện sẽ tìm và bắt những con vật cực độc nhất rồi nhốt chung chúng lại; sau khoảng ba mươi ngày đến khoảng 60 ngày họ sẽ mở vật đựng ra và xem con vật nào còn sống sót còn lại thì sẽ đem nó đi luyện thành độc và con vật này được gọi là “Cổ mẫu”. Theo như tư liệu có ghi chép lại thời điểm mà người luyện cổ trùng thường chọn vào ngày Mùng 5 tháng 5 Âm Lịch (hay Tết Đoan Ngọ) vì họ cho rằng đây là thời điểm mà trong nhân gian độc khí sẽ xuất hiện nhiều nhất, sẽ rất thuận lợi cho sự phát triển của Cổ mẫu. Trong quá trình nuôi luyện người nuôi cổ mẫu sẽ cho nó ăn thêm những loại thảo mộc có tính cực độc nhằm tăng cường tính độc dược trong cơ thể và một điều không thể thiếu là mỗi ngày sẽ phải bổ sung cho nó uống một giọt máu tươi của chính người luyện để tăng thêm sự mạnh mẽ của cổ trùng cũng như giúp nó nhận biết được "chủ nhân" của cổ mẫu. Sau khoảng hơn một tháng rưỡi thì cổ trùng sẽ chết, lúc này người luyện sẽ đem xác cổ mẫu đem thời cúng như thời cúng tổ tiên trong gia đình với mong ước cầu mong cho gia chủ được giàu sang phú quý. Vậy tại sao nó lại bị cấm và nếu bị phát hiện việc nuôi cổ trùng sẽ bị xử trọng tội? Do việc thời cúng mang tính chất vô nhân đạo cũng như tác hại của nó mà ở những triều đại thời xưa đã cấm không cho người dân được phép luyện loại cổ trùng này cũng như lưu hành loại tà thuật này và kể từ đó nó cũng không còn xuất hiện và thất truyền cho đến ngày nay. Loại tà thuật này chỉ còn lưu truyền trong một số sách xưa và số người biết về nó chỉ có thể điếm trên đầu ngón tay. 

  • Thuật Cương thi hay Cản thi

Cổ trùng là một loại độc dùng để đối phó lại người khác nhưng cũng có một loại tà thuật khác cũng khá nổi tiếng nhưng chỉ là đối tượng để thực hiển là người chết. Đây cũng là một trong những bí thuật nổi tiếng và đầy bí ẩn của người Miêu. Tương truyền “Thuật Cương thi” cũng là một loại tà thuật cũng đã bí truyền của người Miêu và loại tà thuật này chỉ được lưu truyền cho người nam và phải là người trong cùng huyết thống gia đình. Những người luyện Thuật Cương thi này sẽ được người khác gọi là "Thầy cản thi". 

Đối với loại bí thuật nào cũng vậy cũng có một số nguyên tắc nhất định, như đối với “Thuật cương thi” cũng có quy tắc: “ba cản, ba không cản” (cản ở đây chỉ hành động cõng một vật thể) tức là chỉ chỉ cản đối với những cái chết liên quan đến chém đầu, treo cổ, phạt lồng đứng hay những người lính chết trận vì những người này khi chết đi họ rất muốn được quay về cố hương; còn không cản đối với những nguyên nhân liên quan đến những cái chết như chết do sấm sét đánh trúng, nhảy sông hay do bệnh tật.

Còn lý do chỉ truyền cho nam vì người ta tin rằng chỉ có nam giới mới có sức mạnh để cõng xác chết, di chuyển một đoạn đường khá xa với địa hình nguy hiểm, và hơn hết người nam có lòng can đảm hơn người nữ vì đôi khi những cái xác sẽ không có đầy đủ bộ phận.

Vào thời xưa, khi các anh chồng đi lính chết trận, người thân ở nhà đã nhờ những “Thầy cản thi” này dẫn xác người thân họ về để gia đình có thể chôn cất được tử tế. Thường khi thực hiện việc cản thi như vậy thì họ phải đi đến nhưng nơi chiến trường, rồi dùng thần chú để dẫn cái xác đó theo về, ngày nghỉ đêm đi và họ sẽ lưu trú tại những nơi được gọi là “khách sạn cương thi”.

Ngày nay thì loại thuật này không còn lưu truyền nữa mà chỉ được biết đến qua một số tư liệu còn lưu lại từ xưa.

  • Một loại tà thuật với các tên khá mỹ miều “Lạc hoa động nữ”

Khi nhắc đến các tên “Lạc hoa động nữ” là đã thấy hấp dẫn rồi đúng không các bạn. Đúng vậy “Lạc hoa động nữ” cũng được xem như là một loại tà thuật của người Miêu mà cho đến nay cũng không có nhiều tư liệu nói về loại tà thuật này như thế nào. Cách thức luyện cũng như những thôn tin về nó cũng là truyền miệng lại của thế hệ trước. Loại tà thuật này không sử dụng độc dược hay vũ khí nhưng nó lại làm cho nhiều người khiếp sợ cũng như tôn sùng nó.

Tương truyền thời xưa, thỉnh thoảng sẽ có một số cô gái tầm mười sáu đôi mươi sẽ bị mất tích một cách kỳ lạ, thậm chí là người ta còn tìm thấy xác của các cô giá này tại một vùng núi có tên là "Đại Sơn Cao Lâm Mật". Không ai lý giải được lý do vì sao các cô gái này bị mất tích một cách kỳ bí như vậy. Họ chỉ biết sau một thời gian có khi là vài ngày, vài tháng hay thậm chí là cả năm các cô gái mất tích này lại xuất hiện tại hang động, rồi quay trở lại làng với dáng vẻ còn xinh đẹp hơn trước đó và một điều thật kỳ lạ là họ có thể giúp người dân chữa bệnh như các thầy lang và cũng như trừ tà cho mọi người xung quanh.

Sau khi rời hang động các cô gái này hiển nhiên đã trở thành “tân nương của động chủ”, sau khi quay lại thôn làng họ không gây hại gì cho ai, vẫn sinh hoạt như bình thường nhưng nếu ai đó có tà ý với họ thì sẽ nhận những cái kết rất bi thảm. Ngoài ra, các cô gái này còn có một quy tắc bất thành văn là "không được động tâm" với bất kỳ một nam nhân nào và sau khoảng thời gian một vài năm thì họ lại phải quay về sơn động nếu không bản thân họ sẽ gặp những việc rất bi thảm. Mọi người không thể lý giải được các cô gái đó sau khi quay lại sơn động sẽ như thế nào, kết cục ra sao nhưng chỉ biết được một điều là một khoảng thời gian sau những cô gái này lại xuất hiện trở lại nhưng lạ ở chỗ nhang sắc của các cô gái không thay đổi vẫn xinh đẹp như ngày nào.

Bí ẩn về tà thuật của Người MiêuBí ẩn về tà thuật của Người Miêu

Để tìm hiểu về những nét văn hóa đặc sắc của người Miêu nói chung hay người Miêu sống ở Phượng Hoàng cổ trấn nói riêng thì còn rất nhiều điều kỳ bí mà không phải đến tham quan một lần là có thể khám phá hết. Đó là những nét riêng độc đáo gợi lên sự tò mò, hiếu kỳ và chắc một điều luôn làm ta ngạc nhiên khi khám phá ra một điều mới. Nhưng một điều độc đáo là người Miêu sinh sống tại Phượng Hoàng cổ trấn dù đã tiếp xúc với nền văn minh du lịch hiện đại nhưng họ vẫn luôn gìn giữ được những nét đẹp phi vật thể của dân tộc mình và trường tồn qua nhiều thế hệ lưu truyền cho đến ngày nay.

6. MỘT SỐ ĐIỂM THAM QUAN Ở PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN

Dù rằng Phượng Hoàng cổ trấn có diện tích không lớn, nhưng tại đây có khá nhiều điểm tham quan ấn tượng mà các bạn nên đến cũng như lưu lại những khoảnh khắc ấn tượng như:

  • Đi thuyền trên dòng sông Đà Giang

- Nếu đã đến Phượng Hoàng cổ trấn mà không đi thuyền dạo chơi trên dòng sông Đà Giang là một điều vô cùng thiếu sót. Ngồi trên thuyền được lái đò chở đi dọc theo chiều dài con sông, chúng ta sẽ được dịp ngắm nhìn khung cảnh Phượng Hoàng cổ trấn nó đẹp, bình yên và quyến rũ đến nhường nào.

Dạo thuyền trên sông Đà Giang ở Phượng Hoàng cổ trấnDạo thuyền trên sông Đà Giang ở Phượng Hoàng cổ trấn

- Nếu ngồi dạo thuyền vào ban ngày chúng ta sẽ được ngắm nhìn những căn nhà sàn với lối kiến trúc đặc trưng ở hai bên dòng sông, ngắm nhìn Cung Trường Sinh, Tháp Vạn Ninh, Cầu Hồng Kiều... Phượng Hoàng cổ trấn vào thời gian ban ngày được nhiều người ví như một nàng thơ bước ra từng trong tranh với cái đẹp trong sáng, mang hơi thở của một nàng xuân. Xa xa, thỉnh thoảng chúng ta còn nghe được tiếng hát của những người chèo đò. Cũng không khó bắt gặp được hình ảnh những người phụ nữ giặt đồ theo kiểu xưa với một cái chày gỗ và đập lên trên quần áo, một số người đánh bắt cá... Còn những ai thích trải nghiệm cảm giác đi thuyền trên sông Đà Giang vào buổi tối thì xin mời lên thuyền và xuôi dòng nha!

- Vào ban đêm, Phượng Hoàng cổ trấn như được khoát lên mình chiếc áo khác với đủ sắc màu lung linh từ ánh đèn đến từ những cửa hàng, quầy bán tấp nập ở hai bên dòng sông, kèm theo những âm thanh đa dạng mang đến một không gian đầy náo nhiệt. Ngoài ra các bạn còn sẽ được thấy ở một đoạn trên sông Đà Giang có một sân khấu nhỏ miêu tả lại “chuyện tình của cô gái lái đò bên sông Đà Giang” nữa đấy! Câu chuyện tình này cũng có nhiều tình tiết éo le gây cấn, nếu thuận tiện thì mọi số người lái đò có thể kể về sự tích này cho các bạn nghe nữa đấy!

- Ban đêm dọc theo sông Đà Giang còn có dịch vụ thả đèn hoa đăng. Theo quan niệm của người dân thì thả đèn trên sông với tính chất cầu mong những điều tốt lành sẽ đến với bản thân hay những điều không may cũng theo đó mà trôi đi. Các bạn cũng có thể thử xem như thế nào nhé!

Chi phí cho việc ngồi thuyền dạo chơi trên sông Đà Giang cũng không quá mắc nhưng giá cho việc di chuyển ban ngày và ban đêm sẽ có khác nhé, các bạn nên lưu ý điểm này. Và một điều cần lưu ý nếu các bạn đi thuyền vào ban đêm thì nhớ nên chuẩn bị thêm áo khoát vì ban đêm có thể sẽ lạnh hơn ban ngày nhé đặc biệt là khi thời tiết có những cơn mưa phùn thì sẽ lạnh hơn đấy!

  • Nhóm nhà sàn hay còn gọi là Diaojiaolou

- Đây là lối kiến trúc nổi tiếng và vô cùng độc đáo của những ngôi nhà sàn ở Phượng Hoàng cổ trấn, tập trung ở dọc hai bên dòng sông Đà Giang, được gọi là “ Kiến trúc Điếu Cức Lâu (Diaojiaoloi)”. Nếu có dịp đến Phượng Hoàng cổ trấn các bạn sẽ được dịp quan sát tận mắt lối kiến trúc này độc đáo như thế nào!

- Điếu Cước Lâu là một loại kiểu nhà ở dân gian của người dân tại địa phương, mang đậm bản sắc dân tộc, có phần thiết kế khá độc đáo, giống như kiểu nhà sàn ở nước ta, nhưng căn nhà sẽ được xây dựng có điểm tựa lưng vào núi, có độ dốc nhiều, một phần không gian của nhà sẽ xây lấn chiếm ra bên ngoài với điểm tựa nâng đỡ là những cây gỗ vững chắc. Khi quan sát những ngôi nhà này có khi nào các bạn nghĩ nó không được chắc chắn không ạ? Nhưng thực tế những ngôi nhà này là rất chắc là khác, thậm chí có căn có từng hai đến ba tầng; với tầng dưới cùng chủ nhà thường tận dùng làm nhà kho chứa đồ hay tùy theo nhu cầu sử dụng khác.

- Nếu thích các bạn cũng thể lưu trú lại trong những ngôi nhà này ở dọc hai bên sông Đà Giang để trải nghiệm cảm giác như thế nào nhé.

Nét đặc trưng tại Phượng Hoàng cổ trấnNét đặc trưng tại Phượng Hoàng cổ trấn
  • Check – in tại những cây cầu

- Ở Phượng Hoàng cổ trấn có rất nhiều cây cầu và đây cũng là những dịa điểm thu hút khách du lịch trong nước cũng như nước ngoài đến check in cũng như lưu lại những bức hình sống ảo tuyệt đẹp. Nếu không có một bức ảnh lưu dấu ở một trong những cây cầu nơi đây thì đó là một điều thiếu sót và đáng tiếc cho các bạn đấy.

- Đầu tiên phải kể đến là “Cầu Hồng Kiều”. Nghe tên thì cũng hình dung ra được đặc trưng của cây cầu này sẽ mang màu hồng đúng không ạ? Xin thưa nó không phải màu hồng mà lại có một màu đỏ đặc trưng. Nói sao nhỉ? Các bạn chắc hẳn đã từng một lần xem qua phim cổ trang của Trung Quốc rồi phải không ạ? Vâng nó có cài màu đỏ đặc trưng của gạch, nhưng không đậm mà cũng không nhạt gần như hồng hồng nên người dân ở đây gọi tên là “Cầu Hồng kiều”.

- Tiếp theo “Cầu đá nhảy”. Đã đến Phượng Hoàng cổ trấn là phải có một bức hình lưu lại khoảng khắc được bước trên những phiến đá đó! Phải nói trước là nếu các bạn đi vào dịp mùa du lịch cao điểm của Phượng Hoàng cổ trấn thì việc đứng xếp hàng chờ đến lượt mình chụp hình tại cây cầu này là một điều không thể tránh khỏi hoặc đang chụp mà có cái cảnh người di chuyển trong khung hình của mình là một điều rất bình thường nhé! Có rất nhiều khách du lịch đến nơi đây và cũng muốn có một bức hình lưu lại kỷ niệm mà!

- Kế tiếp là “Cầu gỗ”. Ồ phải nói là cứ cách một đoạn trên sông Đà Giang ở Phượng Hoàng cổ trấn là sẽ có một cây cầu ý. Vào những khi nước lớn, được chụp một tấm hình trên cây cầu gỗ cùng một khung cảnh vừa mờ ảo, vừa có lất phất mưa bay, cộng thêm một bộ trang phục cổ trang hay trang phục của một cô gái người Miêu nữa thì còn gì bằng. Gonatour tin chắc bạn sẽ có một tấm hình vô cùng ấn tượng luôn đấy!

- Rồi đến bốn cây cầu có tên lần lượt là “Tuyết – Vũ – Vụ - Phong”, tượng trưng cho bốn yếu tố của thiên nhiên là “tuyết – mưa – sương – gió” do họa sỹ đương đại Hoàng Vĩnh Ngọc xây dựng từ chính nguồn lực kinh tế của bản thân dành tặng cho chính quê hương ông. Phượng Hoàng cổ trấn là nơi đã lưu giữ những ký ức tuổi thơ tươi đẹp và cũng là nguồn cảm hứng sáng tác cho sự nghiệp phát tiển nghệ thuật của ông.

Tác phẩm của họa sỹ đương đại Hoàng Vĩnh Ngọc dành tặng cho quê hương Phượng Hoàng cổ trấnTác phẩm của họa sỹ đương đại Hoàng Vĩnh Ngọc dành tặng cho quê hương Phượng Hoàng cổ trấn
  • Làng của người Miêu

Đến đây các bạn sẽ được dịp tìm hiểu nhiều hơn về những nét đẹp cũng như những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của người Miêu được gìn gìn và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Nếu đến đây vào đúng mùa dịp lễ hội của người Miêu, các bạn còn được hòa mình vào không khí lễ hội và thưởng thức những món ăn mang đậm bản sắc của người Miêu.

  • Những khu phố cổ ở Phượng Hoàng cổ trấn

Được dạo quanh những khu phố cổ ở Phượng Hoàng cổ trấn, các bạn sẽ cảm nhận được dường như thời gian dường như không chạy qua nơi đây. Nhịp sống của người dân nơi đây rất chậm không hối hả như ở những con phố đô thị khác và họ sống rất hòa đồng thân thiện. Tại đây các ngôi nhà cổ với đèn lồng đỏ treo bên ngoài cửa vói mong ước mang điều may mắn đến cho gia chủ. Rồi những con đường  lát gạch cũ xưa, nếu còn kết hợp với một bộ cổ trang nữa bảo đảm các bạn sẽ có dịp hóa thân thành những lữ khách thời xưa.

7. MỘT VÀI LƯU Ý KHI ĐẾN PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN

- Điều đầu tiên là phải nhớ chuẩn bị tốt một chiếc máy ảnh để sẵn sàng lưu lại những khoảnh khoắc tuyệt vời tại Phượng Hoàng cổ trấn. Các bạn phải chắc một điều là cái máy tác nghiệp tốt để không phải bỏ lỡ bất kỳ một khoảnh khắc nào nhé

- Kế tiếp là nếu có mua đồ lưu niệm, hoặc đặc sản hay bất cứ thứ gì khác thì nên chọn ở những nơi buôn bán lớn, có đầy đủ giấy phép cũng như thông tin cụ thể. Và một điều cần nhớ là các bạn nên lưu ý là không quên việc trả giá nhé!

- Tại Phượng Hoàng cổ trấn cũng khá nổi tiếng về ẩm thực như bánh tép nhảy, lẩu cá cay, thịt xông khói Tương Tây, cá muối của người Miêu....  nhưng không phải ai cũng thích nghi được. Vì ở đây là vùng núi, thời tiết sẽ lạnh hơn so với chỗ khác nên đa phần thức ăn sẽ có vị cay nhiều nên các bạn cần lưu ý khi chọn lựa thực phẩm nhé tránh cơ thể phản đối lại thì sẽ ảnh hưởng đến không khí của chuyến du lịch nhé!

Ẩm thực độc đáo của Phượng Hoàng cổ trấnẨm thực độc đáo của Phượng Hoàng cổ trấn

- Ở Phượng Hoàng cổ trấn nói riêng và Trung Quốc nói chung thì các bạn sẽ không sử dụng được Google, Zalo, Facebook... nên các bạn cần lưu ý khi có kế hoạch du lịch đến Phượng Hoàng cổ trấn hay một nơi khác ở Trung Quốc nhé!

- Như đã đề cập ở phần trên thì chu sa ngoài việc dùng làm thuốc chữa bệnh thì còn có công dụng dùng trừ tà nên người dân nơi đây cũng bầy bán khá nhiều đồ vật trang sức được làm từ chu sa, nếu các bạn muốn biết thì có thể mua thử xem công dụng của nó có như tương truyền hay không nhé!

8. KẾT LUẬN

Phượng Hoàng cổ trấn là một thành phố cổ lâu đời ở Trung Quốc. Nhiều ý kiến đánh giá đây là một thành phố như bước ra từng trong tranh vẽ và là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều người. Những ai đã từng đến với Phượng Hoàng cổ trấn sẽ nhớ mãi những trải nghiệm mà bản thân đã từng có tại nơi đây. Còn những ai chưa có cơ hội để đi thì còn chờ gì nữa hãy cùng Gonatour làm một chuyến hành trình đến với thành phố cổ này nhé!

Phượng Hoàng cổ trấn Phượng Hoàng cổ trấn nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa của Người Miêu

 

Ý kiến bạn đọc