Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Khám phá văn hóa ẩm thực miền Tây Nam Bộ

Thứ năm, 10/09/2020, 03:57 GMT+7

Miền Tây Việt Nam với cảnh đẹp hiền hòa, thanh bình cùng con người nồng hậu, nhiệt tình, xởi lởi từ lâu đã là những điều thu hút du khách bốn phương. Với khí hậu “mưa thuận gió hòa” quanh năm, tạo điều kiện cho cây lá tốt tươi, sông ngòi tràn đầy phù sa bồi đắp. Chính vì lẽ đó đã hình thành nên nền ẩm thực miền Tây rất phong phú và đa dạng. Hầu như du khách nào đến miền Tây, ngoài mục đích tham quan ngoại cảnh còn để thưởng thức những đặc sản và món ngon nổi tiếng của ẩm thực miền Tây. Văn hóa ẩm thực miền Tây từ đó cũng trở nên hiền hòa và phong phú lạ. Cùng Gonatour điểm qua những món ăn dân dã hút hồn thực khách của miền Tây nhé.

Du lịch miền TâyDu lịch miền Tây

1. Lẩu mắm miền Tây

  • Đúng như tên của nó, lẩu mắm được chế biến từ mắm, đặc sản xứ này. Một nồi lẩu mắm đúng điệu miền Tây sẽ gồm có mực, tôm, cá biển, các loại rau dân dã, mắm cá sặc và mắm cá linh. Mắm cá được ủ trong những chiếc lu sành trong khoảng thời gian dài để dậy vị và ngấm mùi. Lúc nấu lẩu thì pha loãng mắm cho vào hầm cùng phần nước súp được ninh từ xương heo. Vị nước dùng ngọt ngào, thanh mát cùng mùi mắm đặc trưng.
  • Trong nồi lẩu đúng điệu miền Tây còn có cà tím, khổ qua, nấm… làm cho màu sắc thêm phần hấp dẫn và ăn không ngấy.
  • Món lẩu mắm là món ăn dân dã nên chẳng kiêng loại thực phẩm nào. Thịt ba rọi, cá, tôm, tép, mực đều có thể bỏ chung vào một nồi lẩu. Rau củ thì có thể là bông súng, bông bí, rau đắng, bắp chuối, mùa nào thức đó. Giản dị mà hào phóng hệt như tính cách người miền Tây vậy.
  • Người miền Tây thường nấu lẩu mắm để tiếp đãi bạn phương xa ghé chơi. Hương vị độc đáo của món ăn này khiến thực khách xiêu lòng không ít, đi rồi vẫn quyến luyến bồi hồi. Nếu bạn có dịp du lịch đến các tỉnh miền Tây sông nước, đừng quên thưởng thức món ăn này nhé.
Lẩu mắm miền TâyLẩu mắm miền Tây

2. Cá lóc hấp bầu

  • Nghe lạ ghê, nhưng mà món này cùng với cá lóc nướng trui được coi là hai món ngon nhất chế biến từ cá lóc – nguyên liệu quen thuộc của miền Tây. Cá lóc thì độ tươi ngon chẳng còn lạ gì, thịt ngọt thanh, mềm đem hấp với bầu thơm tạo thành món ăn dân dã quen thuộc nhưng hương vị thật khó quên.
  • Cá lóc hấp bầu là món ăn chơi. Khi ăn thì ăn kèm với bánh tráng, rau xà lách, rau thơm, húng quế… chấm cùng nước mắm chua cay. Vì ngọt của bầu hòa quyện cùng vị ngọt thanh của thịt cá sẽ khiến thực khách hài lòng.
Cá lóc hấp bầuCá lóc hấp bầu

3. Lẩu cháo cua đồng

  • Món lẩu cháo được nấu từ nguyên liệu chính là gạo và cua đồng miền Tây. Món ăn có hương vị đặc trưng của cua, rất thanh và mát, ăn vào ngày hè oi nóng là lựa chọn rất tuyệt vời.
  • Nấu món cháo cua đồng nhìn vậy chứ cũng rất công phu. Chọn cua phải còn sống, bóc vỏ yếm đi, gỡ mai cạo lấy gạch cua để riêng ra, phần còn lại đem giã nát hoặc xay nhuyễn, ướp muối, hạt nêm với tiêu. Gạo thì phải rang hơi ửng vàng để khi nấu thành cháo có mùi thơm hơn. Món ăn sẽ càng hấp dẫn hơn nếu kết hợp với các loại rau như rau ngót, rau má, rau mồng tới. Nước chấm cay thơm vị gừng cùng ớt sẽ khiến vị cháo đậm đà hơn nữa.
Cháo cua đồngCháo cua đồng

4. Lẩu cá linh bông điên điển Miền Tây

  • Nguyên liệu toàn là những thứ có sẵn của miền quê sông nước. Đây là món ăn tiêu biểu cho Đồng bằng Sông Cửu Long. Cá linh ngon là cá lúc đầu mùa nước nổi, xương chưa cứng và bụng cá có mỡ ăn rất béo. Bông điên điển là loại bông gắn liền với miền Tây với màu vàng tươi, mọc tràn ngập khắp các đầm lầy, mé sông, ruộng nước. Bông điên điển có vị vừa giòn vừa thơm, lại bùi bùi béo béo nên người miền Tây rất thích.
  • Hai nguyên liệu này kết hợp với nhau tạo thành nồi lẩu cá linh bông điên điển với vị mềm béo, ngọt ngào, lại hơi lạ miệng. Nước dùng thường được ninh từ xương cá, xương heo hoặc nấu bằng nước dừa nên có màu trong, vị lại ngọt thanh. Ngoài ra, món này còn có thêm các loại rau như bông súng, ngò gai, rau nhút… Có thể ăn kèm với cơm trắng hoặc bún tươi. Lẩu cá linh bông điên điển rất dễ ăn kể cả cho những thực khách khó tính nhất. Chỉ khi đến miền Tây bạn mới có cơ hội nếm đúng vị món ăn này.
Lẩu cá linh bông điên điểnLẩu cá linh bông điên điển

5. Chuột đồng nướng

  • Nghe tên là đã thấy đủ sự dân dã rồi. Ở miền Tây, chuột đồng được coi là đặc sản nổi tiếng. Chuột đồng xuất hiện nhiều ở các đồng lúa, người dân bẫy được đem về làm món ăn. Chuột đồng ở đây chủ yếu ăn lúa nên thịt béo ngọt, giống thịt gà. Món được yêu thích nhất phải kể đến là chuột đồng nướng muối ớt.
  • Thịt chuột làm kỹ, khử hết mùi tanh bằng gừng với muối rồi đem ướp muối, đường, tỏi, ớt. Đợi thịt thấp thì đem nướng trên lửa than. Phải là lửa than thì vị mới ngon được. Khi thịt chuyển sang màu đỏ vàng là lúc hương thơm tỏa ra khiến thực khách không thể không thử. Khi ăn, thực khách có thể xé từng miếng thịt chuột nướng nóng hổi chấm với muối ớt chanh để tăng thêm vị đậm đà. Món ăn được dùng để nhậu hoặc ăn kèm với cơm trắng.
Chuột đồng nướngChuột đồng nướng

6. Cá nướng cuốn lá sen non

  • Lá sen non là nét đặc trưng của ẩm thực vùng Đồng Tháp Mười mà ai đã một lần ghé qua sẽ chẳng thể quên. Lá sen non vừa hái được rửa sạch, cuốn cùng cá nướng, rau rừng, chấm nước mắm sốt me. Vị giòn rụm hơi chát mà thanh mát trung hoà với đạm trong thịt cá đẩy đưa vị giác, nhẹ nhàng mà khó quên.
  • Giòn rụm từng chiếc vảy, da vàng óng thơm lừng, giống cá tai tượng thường được người miền Tây chiên xù để làm nhân món cuốn. Thịt cá ngọt tươi được cuốn chung với rau xanh, chuối chát, bún tươi trong lớp bánh tráng dẻo mỏng, chấm chút nước mắm tỏi ớt cay cay, hương vị vùng sông nước như lấp đầy cả vị giác.
Cá lóc nướng chuiCá lóc nướng chui

Một chiều cuối năm se lạnh hoặc nhiều mưa Sài Gòn, ngồi quây quần bên bạn bè với vài món ngon để trải nghiệm dấu ấn vùng đồng bằng hay tìm lại chút ký ức quê hương để rồi lại ngâm nga câu hát, "Miền Tây gạo trắng nước trong/ Ai đi đến đó lòng không muốn về". Nếu có dịp về thăm miền Tây, bạn đừng quên ghé qua thưởng thức những món ăn dân dã đậm chất ẩm thực miền Tây này nhé.

>> Xem thêm:

 

Ý kiến bạn đọc