Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Miền Tây có gì chơi?

Thứ bảy, 12/09/2020, 07:34 GMT+7

Được thiên nhiên ưu đãi cho yếu tố địa hình sông nước với những vườn trái cây trĩu quả, những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, vì thế nên miền Tây luôn là điểm đến lý tưởng để du khách hòa mình vào thiên nhiên, sau những ngày làm việc bận rộn nơi phố thị ồn ào. Vậy Miền Tây có gì chơi, có gì vui? Du lịch Miền Tây có gì hay mà khiến du khách lòng không muốn về. Cùng Gonatour tìm hiểu bài viết dưới đây nhé !

Du lịch miền TâyDu lịch miền Tây

1. Tát mương bắt cá miền Tây

  • Miền Tây nổi tiếng là vùng đất trù phú với nhiều hoa thơm quả ngọt, cá mắm quanh năm.
  • Và có lẽ những ai từng đến miền Tây đều khó lòng quên được hình ảnh cây cầu khỉ bắt ngang đôi bờ, chiếc xuồng ba lá trên những dòng sông nặng phù sa, những chiếc áo bà ba của chàng trai cô gái thanh tú miệt vườn.
  • Sẽ không gì thú vị khi về miền Tây mà không xắn quần lội mương, tát nước bắt cá. Đây được xem là một văn hóa sông nước đặc trưng mà hiếm nơi nào có được. Không chỉ là những phút giây trải nghiệm hồi hộp, gay cấn để “đánh vật” cùng với những con cá lóc, cá rô, cá trê... mà cảnh đánh bắt cá còn được xem là niềm vui lớn nhất của bà con nơi đây sau một mùa nuôi trồng vất vả.
  • Hoá thân thành người nông dân thực thụ, sống hoà nhập với thiên nhiên, sông nước; cùng người thân và bạn bè trải qua những giờ phút thư giãn, tạm gác lại những bộn bề của cuộc sống thường nhật.
  • Sau khi thu thập được một số “chiến lợi phẩm” đáng kể là những con cá lóc, cá rô, cá trê..., bạn có thể tận hưởng thành quả này một cách ngon lành bằng các món dân dã thơm lừng như cá nướng trui hoặc nấu canh chua đúng chất Tây Nam bộ ngay tại nhà vườn.
  • Thưởng thức chính những thành quả lao động của mình, trong không gian chân chất, đơn sơ mà thấm thía tình cảm sẽ là trải nghiệm không thể quên đối với những người đã từng đặt chân lên mảnh đất này, để rồi lưu luyến rời đi.
Tát mương bắt cáTát mương bắt cá

2. Miền Tây mùa nước nổi

  • Có thể bạn chưa biết rằng miền Tây đang bắt đầu bước vào những ngày đầu tiên của “mùa nước nổi”, một trong những thời điểm được mong đợi nhất trong năm và là biểu tượng của một vùng đất hiền hòa, thắm đượm tình cảm. Đây chính là mùa con nước hồi sinh vùng đất này, đem đến cho bà con nơi đây muôn vạn loài cá tôm và sản vật đặc sắc.
  • Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 7 – tháng 10 Âm lịch (tức tháng 8 – tháng 11 Dương lịch), con nước từ thượng nguồn sông Mekong lại đổ về đồng bằng sông Cửa Long tạo thành một biển nước, nhất là tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tứ Giác Long Xuyên. Đây là lúc những cánh đồng xanh mát khi xưa được thay thế bởi cảnh tượng mênh mông sóng nước vô cùng đẹp đẽ. Mùa nước nổi cũng đem về cho người dân miền Tây quanh năm nhọc nhằn một mùa bội thu tôm cá.
  • Không chỉ đem lại một sức sống mới cho bà con nông dân nơi đây, mùa nước nổi miền Tây còn mang lại sức sống mới cho những cây sen, bông súng, cỏ năng, rừng tràm thêm xanh tốt. Mỗi mùa nước nổi về, miền Tây như được thay một màu áo mới, là mùa chim khắp nơi bay về làm tổ đầy đàn. Nói cách khác, đây thời điểm tất cả mọi thứ ở vùng đất này sinh sôi nảy nở.
  • Các điểm đến thú vị, đặc sắc nhất của miền Tây mà du khách có thể ghé thăm lúc này có thể kể đến như: Khu du lịch Gáo Giồng Đồng Tháp Mười, vườn Quốc Gia Tràm Chim, rừng Tràm Trà Sư (An Giang), kênh Vĩnh Tế (An Giang)
  • tại rừng Tràm Trà Sư, bạn sẽ được chiếc xuồng máy chở đi sâu lạc vào giữa rừng tràm hun hút xanh mướt bí ẩn. Đây là khu sinh cảnh tự nhiên tiêu biểu và độc đáo nhất của hệ sinh thái ngập nước, còn gì vui thú hơn ngồi xuồng máy xuyên rừng tận mắt ngắm những sắc hoa tràm trắng lunh linh, những đốm bèo xanh ngắt và chứng kiến những đàn chim quý bay lượn kiếm ăn chỉ cách mình chừng vài mét.
  • nếu có dịp ghé thăm kênh Vĩnh Tế (An Giang), du khách sẽ có một ngày trải nghiệm cuộc sống thực tế của người dân miền Tây sông nước. Bạn có thể sắm vai những người nông dân thực thụ, tự tay bắt cá đồng, cá rô, hái rau muống, bông súng, bông điên điển… và chế biến chúng thành những món ăn ngon miệng, đẹp mắt. Đến với miền Tây mùa nước nổi, ngắm nhìn khung cảnh sinh sôi nảy nở của một vùng đất ngập mặn, chắc chắn bạn sẽ có một khoảng thời gian thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc và học hành căng thẳng.
Miền Tây mùa nước nổiMiền Tây mùa nước nổi

 

3. Tết miền Tây có gì vui

  • Ăn Tết miền Tây, tại sao không? Không chỉ đón bao người con xứ miệt vườn về quê ăn Tết, những năm gần đây, Miền Tây được không ít du khách thập phương lựa chọn du xuân dịp Tết.
  • Bắt đầu từ 20 đến hết ngày 30 tháng Chạp hàng năm, trên khắp cung đường về miền Tây, không khó để bắt gặp chợ Tết sôi nổi buôn bán, nổi bật với hoa xuân, các món thực phẩm ngày tết. Để trải nghiệm không khí chợ hoa Tết miền Tây, bạn có thể ghé thăm Khu bến Ninh Kiều, Chợ nổi dọc sông Tiền, Chợ hoa Cà Mau, Chợ Long Xuyên, Cao Lãnh, Chợ Mỹ Tho, Bến Tre…
  • Đặc sản miền Tây mang một hương vị riêng của đồng chua nước mặn, của sản vật trù phú mà thiên nhiên ban tặng cho nơi đây. Ngoài những món ăn dân dã đã trở thành thương hiệu của miền Tây như Lẩu cá kèo, lẩu mắm, lẩu cá linh, cá tai tượng chiên giòn, bánh xèo,…Ngày Tết ở vùng sông nước không thể thiếu Thịt kho nước dừa, bánh tét – nhiều loại nhân từ mặn đến ngọt, lạp xưởng, khổ qua nhồi thịt, chả giò và hàng chục loại bánh mứt độc đáo khác.
  • Ngày đầu năm mới, người Việt thường có thói quen đi chùa cầu bình an, may mắn tài lộc cho mình và người thân. Ở các tỉnh miền Tây cũng vậy, hơn nữa nơi đây còn sở hữu nhiều ngôi chùa không những linh thiêng mà còn có kiến trúc và khuôn viên đẹp. Trong đó phải kể đến chùa Vĩnh Tràng, Chùa Bửu Lâm – Tiền Giang, Chùa Vạn Phước. Bạch Vân Ni Tự - Bến Tre, Miếu Bà Chúa Xứ, Chùa Hang – An Giang…
  • Ở xứ miệt vườn, bạn sẽ thấy một điều thú vị rằng cũng cô, chú ấy buổi sáng là những nông dân cần mẫn bên ruộng đồng, chiều tối lại là những nghệ sĩ thực thụ với nghệ thuật đờn ca tài tử, ca những bản nhạc của nỗi niềm, của cuộc sống miền sông nước.
Tết miền TâyTết miền Tây

 

 

4. Các món ăn miền Tây

  • Miền tây là vựa cá đồng nổi tiếng khắp cả nước, được thiên nhiên ưu đãi sản vật nơi này vì thế rất phong phú và đa dạng, các món ngon ở miền tây đều liên quan chặt chẽ đến những sản vật đồng quê sẵn có
  • Miền Tây được vun đắp lên mình độ phù sa màu mỡ của đồng bằng sông Cửu Long, mang trong mình sự phong phú và đa dạng của các loại cá nước ngọt như cá lóc, cá kèo, cá lăng, cá chích... cùng với nhiều loại rau đặc biệt khác như rau ngổ,bông điền điền,rau đắng,so đũa,lục bình,..
  • Từ nguyên liệu được vùng đất hoang sơ ấy ban tặng mà những con người phóng khoáng và dân dã ở đây đã tìm tòi,sáng tạo ra nhiều món ngon mang đậm dấu ấn ẩm thực phương Nam.

4.1 Lẩu mắm - món ăn đặc trưng của người miền Tây

  • Lẩu mắm có nước dùng được nấu từ hai loại mắm chỉ có ở vùng đất này. Lẩu mắm kích thích vị giác của người ăn bởi hương thơm đậm đà, thịt thà phong phú cùng nhiều loại rau đặc trưng vùng sông nước như điên điển, cọng bông súng, rau đắng, hoa so đũa, thèo nèo...
  • Tuy chỉ là món ăn hương đồng gió nội của miền Tây nhưng những ai thưởng thức qua đều không thể nào quên được nét đặc biệt của nó.
  • Bún mắm chinh phục người ăn ngay từ hương thơm thoang thoảng của nước lèo cùng với vị ngọt từ cá,vị mặn từ mắm và vị chua từ me và các loại rau ăn kèm.
  • Tuy chỉ là món ăn hương đồng gió nội của miền Tây nhưng những ai thưởng thức qua đều không thể nào quên được nét đặc biệt của nó.
  • Bún mắm chinh phục người ăn ngay từ hương thơm thoang thoảng của nước lèo cùng với vị ngọt từ cá,vị mặn từ mắm và vị chua từ me và các loại rau ăn kèm.
Lẩu cá linh bông điên điểnLẩu cá linh bông điên điển

4.2 Đuông dừa - Món ăn đậm chất miệt vườn Miền Tây

  • Những ai có dịp ghé về miền Tây, đều nghe qua món ăn từ ấu trùng bọ – đuông dừa. Đuông dừa tắm mắm là một trong những món ăn tuy tiêu biểu nhưng lại có rất ít người dám ăn. Chỉ có ai đủ can đảm thì mới sẵn sàng cho một con đuông dừa sống đang ngoe nguẩy trong bát nước mắm cay mặn vào miệng của mình một cách ngon lành được.
  • Tuy vậy chất dinh dưỡng cũng như vị mà đuông dừa đem lại thì rất ấn tượng. Nó làm tổ trong phần cổ hũ mềm của cây dừa và hút chất dinh dưỡng trong đó, tất cả những gì tinh túy, bổ dưỡng nhất của cây dừa đều được nó hấp thụ.
  • Món đuông dừa có vị béo của đuông như kiểu nước cốt dừa, hòa với vị mặn cùng với mùi hương độc đáo của mắm nhĩ, vị cay của ớt đã nhanh chóng lấy lòng cả những vị khách khó tính nhất khi đến với miền Tây mặc dù cách thưởng thức có phần hơi ”kinh dị”.
Đuông dừa miền TâyĐuông dừa miền Tây

04.3 Gỏi sầu đâu - món ăn dân dã Miền Tây

  • Nhắc đến những món ăn vừa có tên nghe "lạ tai", vừa có thể "gây thương nhớ" ở miền Tây, không thể bỏ qua gỏi sầu đâu. Muốn thưởng thức đặc sản này, bạn có thể tìm về vùng đất An Giang. Người ta sử dụng lá non và hoa của cây sầu đâu để chế biến nên một món gỏi độc đáo.
  • Người miền Tây thường trộn gỏi sầu đâu với khô cá lóc hoặc khô cá sặc nướng xé nhỏ, thêm ít thịt ba rọi luộc thái mỏng. Để thêm vị giòn thanh mát cho món ăn, nhất thiết phải có dưa leo. Sầu đâu có vị đăng đắng, chan chát, nhẫn nhẫn, nếu không quen có thể thấy khó ăn. Tuy nhiên, khi nhai thật kỹ, bạn sẽ cảm thấy hậu vị ngọt thanh trong cuống họng, càng ăn lại càng nghiện.
Gỏi sầu đâuGỏi sầu đâu

4.4 Bánh tai yến - Ngọc ngào hương vị miền Tây

  • Không chỉ có tên gọi lạ lẫm, bánh tai yến còn có hình dáng ấn tượng, dễ gây chú ý. Bánh làm từ đường, nước cốt dừa, bột gạo, bột năng, sữa... Khi cho bột vào chảo dầu nóng để chiên giòn, người chế biến phải thật khéo léo và nhanh tay, động tác dứt khoát mới có thể tạo ra chiếc bánh có hình nón úp ngược độc đáo.
  • Có người cho rằng vì hình dạng giống tổ chim yến, nên ban đầu món ăn nổi tiếng ở miền Tây này gọi là bánh tổ yến, sau đọc chệch thành bánh tai yến. Bánh tai yến có thể thưởng thức lúc mới chiên xong, còn nóng hổi. Vành ngoài bánh giòn rụm, trong khi phần giữa bánh lại mềm mềm, dai dai, ăn rất thú vị.
Bánh tai yếnBánh tai yến

4.5 Bánh xèo miền Tây 

  • Bánh xèo là món ăn dân dã có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Gốc tích của bánh xèo xuất hiện đầu tiên ở miền Trung vùng đất đầy nắng và gió, sau đó được lan truyền ra nhiều nơi khác trên cả nước. Ở mỗi miền bánh xèo lại được biến tấu theo nhiều cách khác nhau nhưng luôn mang hương vị đậm đà, khó cưỡng lại được.
  • Bánh xèo có mặt ở miền Tây đã từ rất lâu đời, đến nay đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong những buổi hội hè, vui chơi của người dân nơi đây. Bánh xèo miền Tây mang trong mình những nét rất riêng, cái "hồn cốt" của ẩm thực miền Tây Nam Bộ mà không thể lẫn vào đâu được.
  • Điểm khác biệt ở bánh xèo miền Tây đó là kích thước rất lớn và mỏng hơn so với bánh xèo ở những nơi khác. Đặc điểm này tượng trưng cho lối sống thoải mái, phóng khoáng đặc trưng của người dân miền Tây. Thưởng thức một đĩa bánh xèo ở đây thì no nê quên lối về.
  • Bánh xèo miền Tây là sự kết hợp hài hòa giữa thứ bột gạo quen thuộc cùng thịt ba chỉ béo ngậy, tôm tươi sống, đậu xanh thơm ngon và giá sạch. Sau đó, hỗn hợp bột này được tráng trên những chảo nóng tạo ra một âm thanh "xèo xèo" rất vui tai, nghe thôi cũng đã đủ thèm thuồng.
  • Sau khi chế biến xong, món bánh xèo nóng hổi sẽ được bày ra đĩa, cắt thành từng miếng vừa ăn và được ăn cùng với rau rừng và nước mắm chua chua, ngọt ngọt. Bánh xèo có một hương vị hết sức hấp dẫn, thật không hổ danh là thứ đặc sản "nức tiếng" miền sông nước.
Bánh xèo miền TâyBánh xèo miền Tây

5. Trái cây miền Tây

  • Miền Tây chính là thiên đường của cây trái 4 mùa. Từ lâu miền Tây đã nổi danh là vựa trái cây của cả nước Việt Nam. Do được phù sa bồi đắp nên vùng đất màu mỡ, trù phú này sở hữu không ít nguồn sản vật vô cùng phong phú. Sự đa dạng của các loại trái cây cùng vị thơm ngon luôn là điều níu giữ bước chân du khách khi đến với miền Tây Nam Bộ.

5.1 Sầu riêng Ri6 - loại sầu riêng cao cấp miền Tây

  • Một loại đặc sản trái cây miền Tây mà bất cứ ai cũng đều nhớ mãi hương vị chính là sầu riêng Ri6. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Vĩnh Long nổi tiếng là nơi cung cấp sầu riêng có chất lượng hàng đầu cả nước.
  • Xung quanh đặc sản này là những chiếc gai chi chít, sắc nhọn, khi chín sẽ rơi xuống đất và không cần phải hái giống các loại quả khác. Thật nguy hiểm nếu bạn bị sầu riêng rơi vào người, tuy nhiên, người dân địa phương cho biết loại quả này rất nhân từ với người trồng vì nó chỉ thường rơi vào ban đêm.
  • Đến với Vĩnh Long mà bạn không thưởng thức sầu riêng Ri6 thì đó quả là một thiếu sót lớn. Khi bóc tách lớp vỏ bên ngoài bạn sẽ có cảm giác như đang khám phá hộp pandora thần kỳ.
  • Phần vỏ vô cùng xấu xí nhưng phần cùi lại vàng óng tươi mát, các múi rất khô ráo, cầm không bị dính tay. Thịt có vị ngọt và béo vừa phải, hương thơm quyến rũ, say lòng người khiến bạn không thể nào quên.
  • Ngoài ra, trong sầu riêng có rất nhiều hàm lượng các vi chất, đặc biệt là vitamin B6 giúp kích thích sự sản sinh serotonin có khả năng chống trầm cảm tự nhiên. Vì vậy, sầu riêng không chỉ là loại quả có hương vị hấp dẫn mà còn có thể thường xuyên ăn để chữa bệnh cho con người.
Sầu riêng ri 6Sầu riêng ri 6

5.2 Dừa sáp Trà Vinh Miền Tây

  • Dừa sáp là trái cây lạ miền Tây chỉ có ở Trà Vinh, không một tỉnh nào khác có thể trồng được loại cây này. Điều thu hút du khách nhất của loại dừa này chính là lớp thịt mềm xốp, cùng với đó là vị thơm, ngon, sền sệt của nước dừa tinh khiết.
  • Khá nhiều người hiểu nhầm rằng tất cả số lượng quả trên cây đều là dừa sáp. Nhưng thực tế cho thấy có tới 75% số quả là dừa bình thường và số ít còn lại mới có chất lượng dừa sáp đặc biệt. Điều này chúng minh rằng thứ quả này vô cùng khan hiếm và đặc biệt.
  • Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng nghiên cứu và cho kết quả các thành phần có trong dừa sáp vô cùng phong phú. Có thể kể đến các chất dinh dưỡng như axit amin, đường, photpho, magie, mangan. Những vi chất này có lợi cho việc cấu tạo nên các tế bào xương khớp, tăng cường chuyển hóa đạm và đường trong máu một cách tích cực.
  • Các chị em phụ nữ nên thường xuyên uống nước dừa và ăn cùi để thải độc trong cơ thể, giúp thanh lọc hoàn toàn các chất gây hại. Từ đó đem lại làn da mịn màng, trắng bóng cho bạn.
Dừa sáp Trà VinhDừa sáp Trà Vinh

5.3 Chôm Chôm Miền Tây

  • Về miền Tây trong những ngày tháng 6 tháng 7, Chôm Chôm rực rỡ khắp các miệt vườn Cần Thơ. Quả sai trĩu cành, đỏ mọng vô cùng thích mắt. Chôm Chôm trồng trên đất miền Tây quả to, mọng nước, cùi dày, ngọt thịt, hạt không dính. Trái Chôm Chôm là loại quả phổ biến và nổi tiếng số một miền Tây.
Chôm chômChôm chôm

5.4 Dừa nước miền Tây

  • Các vùng cửa biển Cần Giờ, Gò Công, cửa sông Tiền, sông Cổ Chiên, Hàm Luông, Vàm Cỏ…là nơi trồng nhiều Dừa Nước nhất. Dừa Nước là loại quả đặc trưng của sông nước miền Tây. Thay vì những cây Dừa cao lêu nghêu thì Dừa Nước thấp hơn rất nhiều. Hình dáng quả cũng có sự khác biệt hoàn toàn. Quả Dừa Nước trông như bông hoa chùm màu nâu đậm. Gọi là Dừa Nước nhưng lại chẳng có nước chỉ có cùi. Phần cùi siêu nhỏ nhắn chỉ bằng ngón chân cái, màu trắng trong trong. Cùi dừa ăn rất ngọt, mát và hơi mềm. Đây là món ăn giải khát mùa hè đầy thú vị.
Dừa nước miền TâyDừa nước miền Tây

5.5 Bình Bát

  • Bình Bát có trái to bằng 2 nắm tay chắp lại. Trái Bình Bát khi chín có màu vàng ngả dần sang nâu hơn sạm. Mùi quả chín thơm nhẹ rất dễ chịu. Trái cây lạ miệng với vị chua nổi bật. Bình Bát ngon nhất là dầm đường và bỏ thêm đá. Món ăn giải nhiệt rất tốt lại giàu vitamin. Loại quả bình dân nhưng chứa đựng hồn quê và những giá trị truyền thống lâu đời.
Trái bình bátTrái bình bát

5.6 Thanh Trà

  • Đến Vĩnh Long không ai không biết đến quả Thanh Trà. Quả có kích thước nhỏ, chín có màu vàng ươm như nắng. Thanh Trà có vị hơi chua, thanh mát, nhâm nhi với chút trà lại càng tuyệt vời hơn. Mặc dù có nguồn gốc từ An Giang nhưng vùng đất Vĩnh Long mới làm nên tên tuổi và phát triển sự nổi tiếng của loại quả này. Thanh Trà có thể ăn tươi cũng có thể ngâm đường để cất giữ. Về Vĩnh Long những ngày tháng 3 âm lịch, khắp vùng đất ngập trong sắc vàng óng của Thanh Trà.
Thanh trà Vĩnh LongThanh trà Vĩnh Long

 

 

6. Đám cưới miền Tây

  • Đám cưới là một sự kiện trọng đại nhất trong cuộc đời của những đôi lứa yêu nhau ở bất kì nơi đâu chứ không phải riêng mảnh đất miền Tây sông nước. Như chúng ta đã biết thì cưới hỏi là một trong những nghi thức vô cùng quan trọng của các cặp đối trước khi bắt đầu nước vào cuộc sống hôn nhân, gia đình. Vì thế, khâu chuẩn bị mâm quả trong 1 đám cưới truyền thống được người dân miền Tây vô cùng chú ý.
  • Bàn về lễ cưới của người Nam Bộ ngày xưa, ta nghĩ ngay đến lục lễ, bao gồm: giáp lời, lễ dạm, thông gia, cầu thân, đính hôn, lễ cưới. Ngày nay, người Nam Bộ không còn giữ lục lễ truyền thống nữa do nhiều yếu tố khách quan, mà quan trọng nhất chính là lối sống vội vã, bận bịu. Lễ cưới được thu gọn lại làm 3 lễ chính, bao gồm: dạm ngõ, lễ hỏi và lễ cưới.
  • Đám cưới miền Tây có những nét riêng vô cùng độc đáo. Sau khi sui gia gặp mặt bàn chuyện hôn sự cho con, định ngày tổ chức đám cưới và nạp tài (vàng bạc, tiền cưới), cuối cùng đám cưới diễn ra. Lễ cưới của người miền Tây xưa lâu hơn, vui hơn thời bây giờ. Lễ cưới được tổ chức ở nhà trai (treo biển “Tân hôn”) và nhà gái (treo biển “Vu quy”). Trước lễ cưới, người miền Tây chuẩn bị chu đáo, từ thịt cá, rau củ quả, bánh kẹo, rượu, trà… và quan trọng không kém chính là dựng rạp. Rạp cưới xưa công phu vô cùng, được dựng bằng cây, mái che lá dừa hoặc vải ni-lon, cổng cưới được trang hoàng bằng lá cây, chỉ màu đẹp. So với rạp cưới bây giờ - loại rạp thuê, cổng cưới cũng được thuê, không tốn nhiều thời gian để dựng - thì rạp cưới xưa thú vị hơn rất nhiều. Lễ cưới được diễn ra trong 2 ngày, nhóm họ và ngày chính thức, đàng trai rước dâu, đàng gái đưa dâu.
  • Nhóm họ có lẽ là ngày vui nhất của đám cưới miền Tây. Bà con khắp nơi tề tựu về chung vui cùng đôi trẻ. Sáng sớm người nhà đi chợ mua thịt cá, đồ tươi, đồ khô về rồi bày ra vừa làm vừa rôm rả chuyện trò.
  • Rước dâu miền Tây là một nét đẹp đáng nói. Người miền Tây thường rước dâu bằng 2 con đường, gần thì đi bộ, xa thì đi bằng ghe, xuồng, vỏ lãi… Những chiếc vỏ lãi đón đưa dâu thường được cột nơ đỏ ở mũi ghe trông rất đẹp. Những chiếc vỏ đón dâu về náo nhiệt một đoạn sông.
  • Sau 3 ngày cô gái về nhà trai làm dâu, đôi vợ chồng trẻ trở về nhà gái một lần nữa theo nghi thức phản bái. Phản bái là lễ mà đến nay người miền Tây vẫn còn giữ lấy. Chú rể mang khay trầu rượu cùng đôi nến sang nhà gái làm thủ tục mời trầu, rượu, thắp đèn lên bàn thờ gia tiên tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành dưỡng dục vợ anh. Ngay sau đó, cặp vịt đôi vợ chồng trẻ mang sang được giết làm món thết đãi người trong nhà và bà con thân cận.
  • Đám cưới miền Tây vui vô cùng. Đây là ngày vui nhất, trọng đại nhất trong cuộc đời của mỗi người. Tuy hiện nay, nhịp sống hiện đại lắm bộn bề lo toan, song, người miền Tây vẫn giữ lại những nét đẹp trong ngày đại hỷ, để lễ cưới trở thành dấu ấn đậm nét nhất trong tim mỗi người
  • Mâm quả là một phần không thể thiếu trong đám cưới miền Tây. Mâm quả đám cưới miền Tây thường chỉ có 6 mâm nhưng mâm nào cũng có ý nghĩa riêng của nó. Tuy nhiên, ngày nay, hầu như vùng miền nào cũng ít nhiều có sự thay đổi cho phù hợp và tiện lợi cho cuộc sống, không nhất thiết phải đủ số lượng như xưa nhưng cơ bản mâm quả đám cưới vẫn luôn phải có trong các lễ cưới.
    • Mâm trầu cau

      • Theo quan niệm tâm linh của người miền Tây thì “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Chính vì thế, trong mâm quả đám cưới của người dân miền Tây thì bắt buộc phải có 1 mâm quả đựng trầu cau. Trầu và cau trong mâm cỗ sẽ được rửa thật sạch và đặt gọn gàng trong mâm quả. Chùm cau sẽ đặt ở giữa mâm và lá trầu xung quanh. Số cau trong mâm cũng được chỉ định rõ ràng là 105 quả, không thêm cũng không bớt.
    • Mâm trà, rượu và nến

      • Trà, rượu và nến không chỉ là lễ vật hỏi cưới đơn thuần mà đây còn là sự hiếu kính của người con rể, con dâu dành cho các bậc bề trên và ông bà tổ tiên 2 họ. Trà là lễ vật thể hiện sự hiếu thảo của cô dâu chú rể với các bậc sinh thành. Trà và trầu cau trong 2 mâm quả đầu sẽ được sử dụng trong lúc người đại diện 2 họ nói chuyện xin cưới và rước dâu. Còn lại rượu và nến là lễ vật dâng lên ông bà tổ tiên, mời ông bà tổ tiên chứng giám và chúc lành cho cặp đôi sắp nên vợ nên chồng.
    • Mâm bánh xu xê

      • Trong mâm cỗ đám cưới miền Bắc, miền Nam hay miền Tây đều không thể thiếu món bánh xu xê. Bánh xu xê còn được ông bà ta gọi là bánh phu thê hay bánh âm dương (tượng trưng cho trời đất). Theo phong tục đám cưới ở miền Tây, bánh xu xê sẽ được nặn vuông vức, sau đó gói lại trong lá dừa.
    • Mâm xôi

      • Xôi là món ăn rất quen thuộc với người dân miền Tây nói riêng và Việt Nam nói chung. Món xôi có đặc điểm là no lâu. Mâm quả đựng xôi trong đám cưới miền Tây thay cho lời chúc đôi lứa ấm no, hạnh phúc bền chặt của các bậc sinh thành. Người miền Tây họ thích chọn xôi gấc làm mâm xôi trong 6 mâm cỗ đám cưới vì quan niệm màu đỏ của xôi gấc là màu sẽ mang lại may mắn và hạnh phúc.
    • Mâm hoa quả

      • Trong 6 mâm quả đám cưới được nhà trai ở miền Tây mang đi hỏi cưới thì mâm hoa quả là mâm cỗ đa dạng và có nhiều chủng loại nhất. Trong một mâm hoa quả đúng kiểu miền Tây thường sẽ có những loại trái cây đặc trưng của miền Tây sông nước như mãng cầu, măng cụt, đu đủ, xoài, táo, nho… Với người dân miền Tây thì sự ngọt ngào của mâm hoa quả “cầu đủ xài” sẽ mang đến cho cặp đôi 1 cuộc sống hôn nhân ngọt ngào nhất, cầu gì được nấy.
    • Heo quay

      • Người miền Tây họ quan niệm rằng heo quay sẽ mang lại hạnh phúc và sự may mắn, “vị mặn” cho cuộc sống hôn nhân sau này của hai người. Thường trong các nghi lễ long trọng đặc biệt là cưới hỏi thì phần vật phẩm heo quay là không thể thiếu. Heo quay ngày xưa làm đơn giản thì ngày nay được làm vô cùng cầu kỳ, có gắn hoa và để vào trong cái khay đẹp được bọc bằng giấy màu đỏ.

Nét đẹp văn hóa mâm quả đám cưới còn mang ý nghĩa cầu chúc tốt lành nên cần phải được bảo tồn và phát huy.

Đám cưới miền TâyĐám cưới miền Tây

 

Ý kiến bạn đọc