Top 10 thương hiệu du lịch dẫn đầu Việt Nam
i-search

Tháp đôi Quy Nhơn

Thứ sáu, 25/12/2020, 03:31 GMT+7

Bình định trước đây là kinh đô Vijaya (Đồ Bàn) của vương quốc Chăm pa. Chính vì vậy trên mảnh đất này có rất nhiều tháp thờ các vị thần đạo Bà la môn được cho xây dựng. Số lượng các tháp Chăm ở Bình Định (trừ Mỹ Sơn) là lớn nhất Việt Nam, đồng thời mang một phong cách rất riêng trong tiến trình phát triển nghệ thuật của Chăm pa, phong cách Bình Định.

Tháp Đôi Quy Nhơn

I. Đôi nét về Tháp Đôi Quy Nhơn

Tại Quy Nhơn thì chỉ có duy nhất tháp Đôi hay tháp Hưng Thạnh do tháp nằm trên đất làng Hưng Thạnh xưa. Người dân địa phương gọi là tháp Đôi bởi vì đây là một cụm tháp gồm 2 tháp: tháp Nam và tháp Bắc. Hai tháp đều có những yếu tố ảnh hưởng kiến trúc từ nền nghệ thuật Khmer.

1.1 Tên gọi Tháp Đôi Quy Nhơn

Tháp Đôi hay còn có tên gọi khác là Tháp Hưng Thạnh còn trong tiếng J’rai gọi là SRI BANOI là khu tháp của Chăm Pa

1.2 Địa chỉ Tháp Đôi

Tọa lạc tại góc đường Trần Hưng Đạo, đường Tháp Đôi, thuộc phường Đống Đa, thành phố du lịch Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

1.3 Vé tham quan Tháp Đôi Quy Nhơn

Vé thăm quan vào di tích là 8.000 vnd. Có bãi đỗ xe máy và ô tô các loại. Thời gian thăm quan khoảng 30-45 phút. Tháp Đôi đã được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

1.4 Tháp đôi quy nhơn ở đâu? Cách xa trung tâm Quy Nhơn bao xa?

Cách trung tâm thành phố 3 km về phía Tây Bắc, Tháp Đôi gần Cầu Đôi trên quốc lộ 19, bắc trên nhánh sông từ hồ đèo Sơn chảy ra đầm Thị Nại cho nên có thể đi tới đây bằng mọi phương tiện ô tô, xe máy hoặc xe khách. Bạn có thể đi tới đây bằng xe khách Phương Trang – đây là loại xe khách uy tín mà tôi đã tìm hiểu và được nhiều người khuyên chọn với giá vé hợp lý.

Hoặc đi ô tô hay xe máy từ Quy Nhơn tới Tháp Đôi, từ Cầu Đôi theo quốc lộ 19 đi về hướng thành phố khoảng 650 m, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy Tháp Đôi ở phía bên tay trái, nên lưu ý là hãy đổ đầy bình xăng trước khi đi và đi đường thận trọng, nhất là đôi với dân đi phượt. Ngoài ra, với du khách nơi phương xa có thể lựa chọn phương tiện là máy bay tới Quy Nhơn rồi sau đó đi ô tô hoặc xe khách giường nằm hay ghế ngồi tới khám phá vẻ đẹp độc đáo của Tháp Đôi này

Tháp Đôi

II. Tìm hiểu về kiến trúc thì di tích tháp Chăm Bình Định

Tháp nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 6.000 m2 được tô điểm với thảm cỏ xanh và những hàng cây rợp bóng mát, là một nơi lý tưởng cho du khách dừng chân thưởng lãm. Tháp Đôi là một trong tám cụm Tháp Chăm còn lại trên đất Bình Định ngày nay, một trong những di tích kiến trúc văn hóa Chăm mang màu sắc tôn giáo đặc sắc.

2.1 Lịch sử Tháp Chăm Pa

Một công trình tôn giáo của người Chăm xây dựng từ thế kỷ X đến XV, vương quốc Champa gặp nhiều biến động.

2.2 Hình Tháp

Tháp có cấu trúc độc đáo,  gồm hai tháp: Tháp lớn cao khoảng 20 m, Tháp nhỏ cao 18 m nằm liền kề nhau như cặp vợ chồng quấn quýt đầy ân tình. 

2.3 Kiến trúc Chăm pa

Bên trong lòng Tháp Đôi có cối đá xay bột gạo ngày xưa mà sau này người Kinh cũng sử dụng loại cối này để xay bột gạo chế biến các loại bánh. Nhìn lên cửa tháp cao vút như những mũi lao sắc nhọn, đứng trong lòng tháp mà tưởng như thấy cả “vũ trụ bao la”. Cửa chính của hai tháp đểu quay về hướng Nam.

Tháp Đôi được xây bằng gạch nung xếp khít với nhau bằng một thứ chất kết dính đặc biệt, đây là một kỹ thuật xây độc đáo của người Chăm mà ngày nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải mã được. Tháp được cấu trúc thành hai phần chính: Chân tháp là khối đá (tháp lớn) và gạch (tháp nhỏ) được xếp chồng một cách vững chãi, các góc tháp hiện được trang trí những nét riêng nhưng trong tổng thể vẫn là các tượng thần, các phù điêu diễn tả các nhân vật, các vũ công với điệu múa lấy từ truyền thuyết Ấn Độ, những tượng chim thần Garuda  hai tay đưa cao như đang nâng đỡ mái tháp kỳ vỹ này.

Tất cả đều như một bức tranh sinh động chắc chắn sẽ thu hút du khách khi tới đây không thôi tò mò và thật sự ngạc nhiên về cấu trúc Tháp Đôi.
Nếu như để ý kỹ du khách tới đây sẽ thấy trong hai ngôi tháp, tháp lớn đươc tạo dáng khá cân đối, phần thân và mái đều được xử lý tinh tế bằng những đường diềm hơi thắt lại làm bố cục kiến trúc thêm chặt chẽ, hai bên trang trí hoa văn đối xứng kết hợp với 21 hình vũ nữ được chạm khắc tinh tế vòng quanh diềm mái trông rất sống động. Giữa phần ngăn cách mái và thân tháp được trang trí bằng hình tu sĩ ngồi thiền và hai bên là voi châu đối xứng.

Tháp chăm Bình Định

Sự tỉ mỉ của người Chăm sẽ khiến bạn cảm thấy đây thực sự mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc. Với tháp nhỏ cũng có cấu trúc tương tự như tháp lớn nhưng ở phần diềm mái thay vì các hình vũ nữ, hình khắc trang trí lại thể hiện một đàn hươu 13 con với những dáng vẻ rất khác nhau trông rất tinh nghịch và sống động.

2.4 Văn hóa Chăm pa

Trong Tháp Đôi Quy Nhơn có LINGA-YONI. Theo truyền thống kiến trúc tôn giáo của người Chăm trước kia, các tháp Chăm được xây với biểu tượng là núi Meru, nơi ngự trị của thần linh, thờ 3 vị thần chính của Ấn Độ giáo là Brahma (thần Sáng tạo)- Visnu (thần Bảo tồn)- Shiva (thần Hủy diệt).

Trong văn hóa Chăm 3 vị thần này thường được thờ thể hiện dưới dạng ngẫu tượng Linga-Yoni (dương vật-âm hộ), Trong đó Linga thể hiện 3 phần biểu tượng của 3 vị thần: phần đế hình vuông thể hiện thần Brahma; phần giữa hình bát giác thể hiện thần Visnu và phần trên hình trụ tròn thể hiện thần Shiva. Đây là hiện tượng thờ tam vị nhất linh (3 vị thần là một). Không ở đâu hiện tượng thờ Linga-Yoni sâu rộng như ở Chămpa.

Tháp đôi đang ngày càng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế không chỉ bởi kiến trúc độc đáo, tinh tế, sắc sảo của người dân Chăm mà nơi đây còn để lại trong lòng du khách những giá trị văn hóa đặc sắc. Sẽ chẳng cần mất quá nhiều chi phí, bạn chỉ cần bỏ ra 8.000 đồng mua vé tham quan Tháp Đôi Quy Nhơn, du khách cũng có thể liên hệ hướng dẫn viên để được nghe giới thiệu thông tin về nơi này một cách chi tiết. Hơn thế cứ vào tối mùng 2 Tết hàng năm, tại đây diễn ra chương trình Đêm hội Tháp Đôi với nhiều tiết mục văn nghệ văn hóa Chăm đặc sắc, mang đậm nét văn hóa dân tộc

Linga và Yoni

Trong những năm qua, Khu du lịch Bình Định đã trở thành địa chỉ yêu thích của du khách. Số lượng khách du lịch đến du lịch Quy Nhơn, Bình Định để khám phá "Vùng Đất Võ" ngày càng đông, nhất là từ khi Tháp Đôi Quy Nhơn được biết nền văn hóa Chămpa. Cùng với Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng, tuyến du lịch Miền Trung độc đáo “Con đường Di sản Miền Trung” hình thành và lan rộng, tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch.


Xem thêm: 


 

Ý kiến bạn đọc